Tham Khảo
Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?
Nguồn: “Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.
Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Có vẻ như Nhật Bản đã quá sẵn sàng để đối phó với những mối đe dọa này. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), bất chấp tên gọi có vẻ vô hại này, là một trong những quân đội mạnh nhất thế giới với ngân sách lớn thứ tám, một lực lượng hải quân lớn hơn Pháp và Anh kết hợp lại, hơn 1.600 máy bay và bốn tàu sân bay boong phẳng (flat-top carrier). 300.000 quân của Nhật Bản được trang bị hoàn hảo. Thêm vào đó, Nhật Bản có một hệ thống được cho là vô cùng phức tạp để bảo vệ họ chống lại tên lửa bắn đến nếu chiến tranh với Triều Tiên nổ ra.
Nhưng một số người nói rằng điều này là không đủ. Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng, là một trong những chính trị gia “diều hâu” đang thúc giục mua sắm các thiết bị nhằm tăng cường năng lực ngăn chặn từ xa, chẳng hạn như tên lửa hành trình có khả năng phá hủy tên lửa của kẻ thù trước khi chúng được phóng đi. Điều đó có thể đánh dấu một sự tách rời căn bản khỏi bản hiến pháp hòa bình của Nhật, khi bản hiến pháp cấm các hành vi hiếu chiến – và thậm chí là cả việc duy trì các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân (mặc dù có sự tồn tại của SDF). Shigeru Ishiba, một thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho biết trong tháng này rằng Nhật Bản nên duy trì khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của mình như một yếu tố răn đe.
Tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân của Nhật Bản vẫn còn là vấn đề xa xôi. Vấn đề cấp bách hơn hiện nay là tình trạng sẵn sàng chiến đấu của SDF. Trong nhiều thập niên, lực lượng này chỉ được coi là hợp pháp trong chừng mực duy trì một lực lượng cần thiết tối thiểu để bảo vệ đất nước. Nước Mỹ đã gánh dùm gánh nặng quốc phòng cho Nhật Bản. Đối với hầu hết mọi người, vai trò chính của SDF là cứu trợ thiên tai. Các chuyên gia quân sự vẫn coi đó là một lực lượng trống rỗng. Lực lượng này sẽ phản ứng thế nào nếu được đưa vào thử thách? Một trong số các chuyên gia nói: “Không ai biết được. Và đó không phải là một câu hỏi mà nhiều người thậm chí còn muốn hỏi.”
Chính phủ Nhật Bản đã lưu tâm đến điều này. Vào năm 2015, chính phủ đã thông qua các dự luật nhằm “diễn giải lại” hiến pháp và cho phép SDF trở thành một đối tác mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ. Các nhân viên của SDF giờ đây đang luyện tập với các lực lượng Mỹ, chẳng hạn như trong các đơn vị tấn công đổ bộ được thiết kế để chiếm lại những hòn đảo xa xôi – một hàm ý không hề tế nhị đối với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có một bước đi khác, bằng cách đưa ra một kế hoạch để nhắc đến cụ thể SDF trong Điều 9 Hiến pháp, điều khoản hòa bình mang tính biểu tượng của Nhật Bản, và do đó chấm dứt tình trạng không được hiến định của nó.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của quân đội Nhật Bản có thể không phải là vấn đề pháp lý hay chính trị, mà là vấn đề nhân khẩu học. Số lượng những người Nhật 18 tuổi đã giảm hơn nửa triệu trong hai thập niên qua, và việc tuyển tân binh từ lâu đã là một vấn đề khó. Điều đó có thể tồi tệ hơn nữa khi viễn cảnh phải chiến đấu thật gia tăng. Sau bảy thập niên sống trong hòa bình, Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng tinh thần cho viễn cảnh – dẫu còn xa xôi – về chiến tranh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?
Nguồn: “Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.
Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Có vẻ như Nhật Bản đã quá sẵn sàng để đối phó với những mối đe dọa này. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), bất chấp tên gọi có vẻ vô hại này, là một trong những quân đội mạnh nhất thế giới với ngân sách lớn thứ tám, một lực lượng hải quân lớn hơn Pháp và Anh kết hợp lại, hơn 1.600 máy bay và bốn tàu sân bay boong phẳng (flat-top carrier). 300.000 quân của Nhật Bản được trang bị hoàn hảo. Thêm vào đó, Nhật Bản có một hệ thống được cho là vô cùng phức tạp để bảo vệ họ chống lại tên lửa bắn đến nếu chiến tranh với Triều Tiên nổ ra.
Nhưng một số người nói rằng điều này là không đủ. Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng, là một trong những chính trị gia “diều hâu” đang thúc giục mua sắm các thiết bị nhằm tăng cường năng lực ngăn chặn từ xa, chẳng hạn như tên lửa hành trình có khả năng phá hủy tên lửa của kẻ thù trước khi chúng được phóng đi. Điều đó có thể đánh dấu một sự tách rời căn bản khỏi bản hiến pháp hòa bình của Nhật, khi bản hiến pháp cấm các hành vi hiếu chiến – và thậm chí là cả việc duy trì các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân (mặc dù có sự tồn tại của SDF). Shigeru Ishiba, một thành viên hàng đầu của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền cho biết trong tháng này rằng Nhật Bản nên duy trì khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của mình như một yếu tố răn đe.
Tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân của Nhật Bản vẫn còn là vấn đề xa xôi. Vấn đề cấp bách hơn hiện nay là tình trạng sẵn sàng chiến đấu của SDF. Trong nhiều thập niên, lực lượng này chỉ được coi là hợp pháp trong chừng mực duy trì một lực lượng cần thiết tối thiểu để bảo vệ đất nước. Nước Mỹ đã gánh dùm gánh nặng quốc phòng cho Nhật Bản. Đối với hầu hết mọi người, vai trò chính của SDF là cứu trợ thiên tai. Các chuyên gia quân sự vẫn coi đó là một lực lượng trống rỗng. Lực lượng này sẽ phản ứng thế nào nếu được đưa vào thử thách? Một trong số các chuyên gia nói: “Không ai biết được. Và đó không phải là một câu hỏi mà nhiều người thậm chí còn muốn hỏi.”
Chính phủ Nhật Bản đã lưu tâm đến điều này. Vào năm 2015, chính phủ đã thông qua các dự luật nhằm “diễn giải lại” hiến pháp và cho phép SDF trở thành một đối tác mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ. Các nhân viên của SDF giờ đây đang luyện tập với các lực lượng Mỹ, chẳng hạn như trong các đơn vị tấn công đổ bộ được thiết kế để chiếm lại những hòn đảo xa xôi – một hàm ý không hề tế nhị đối với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có một bước đi khác, bằng cách đưa ra một kế hoạch để nhắc đến cụ thể SDF trong Điều 9 Hiến pháp, điều khoản hòa bình mang tính biểu tượng của Nhật Bản, và do đó chấm dứt tình trạng không được hiến định của nó.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của quân đội Nhật Bản có thể không phải là vấn đề pháp lý hay chính trị, mà là vấn đề nhân khẩu học. Số lượng những người Nhật 18 tuổi đã giảm hơn nửa triệu trong hai thập niên qua, và việc tuyển tân binh từ lâu đã là một vấn đề khó. Điều đó có thể tồi tệ hơn nữa khi viễn cảnh phải chiến đấu thật gia tăng. Sau bảy thập niên sống trong hòa bình, Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng tinh thần cho viễn cảnh – dẫu còn xa xôi – về chiến tranh.