Cà Kê Dê Ngỗng
Quân khu Nam Kinh là đại hậu phương chiến lược của Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình thị sát đại quân khu Nam Kinh. |
Đa Chiều ngày 17/12 bình luận, nhân chuyến công tác tham dự lễ kỷ niệm ngày thảm sát Nam Kinh, Tập Cận Bình "tiện đường" ghé thăm đại quân khu Nam Kinh. Tuy nhiên, tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông lập luận rằng, trong 7 đại quân khu, 4 tổng cục và 3 quân chủng, chỉ có đại quân khu Nam Kinh là Tập Cận Bình tin tưởng nhất. Đây chính là đại bản doanh, đại hậu phương chiến lược của Tập Cận Bình.
Trong 2 năm kể từ khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình đã đi thăm 6 đại quân khu, 3 quân chủng hải - không - tên lửa chiến lược cũng như cảnh sát vũ trang, chỉ riêng đại quân khu Nam Kinh bây giờ ông mới đến, điều này cho thấy ông Bình đặc biệt yên tâm đối với đại quân khu này. Quân khu Nam Kinh bao gồm 5 tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tây, Phúc Kiến, trong khi "đất phát tích" sự nghiệp chính trị của Tập Cận Bình là Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải.
Theo thông lệ ở cơ sở, mỗi năm đến ngày thành lập quân đội Trung Quốc, lãnh đạo các tỉnh thường đi thăm các đơn vị quân đội trên địa bàn. Tập Cận Bình từng là Tỉnh trưởng Phúc Kiến, Bí thư Chiết Giang và Bí thư Thượng Hải cũng không ngoại lệ. Mặt khác bản thân ông từng là Chính ủy sư đoàn Pháo cao xạ dự bị quân khu tỉnh Phúc Kiến. Ông Bình được cho là rất quen thuộc với tập đoàn quân 31 đóng tại Phúc Kiến, tập đoàn quân 1 đóng ở Chiết Giang, hạm đội Đông Hải, bộ chỉ huy không quân Thượng Hải.
Lần này khi trở lại Nam Kinh, thăm bảo tàng quân sự quân khu Nam Kinh, Tập Cận Bình tỏ ra rất thạo lịch sử đại quân khu này, vừa thăm quan vừa nói chuyện với thuộc cấp. Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh hiện nay là Sái Anh Đĩnh, Thượng tướng, người Tấn Giang, Phúc Kiến. Ông Đĩnh từng làm Tư lệnh Tập đoàn quân 31, 4 năm làm Tham mưu trưởng đại quân khu Nam Kinh, sau đó lên Phó Tổng tham mưu trưởng. Năm 2012 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Đĩnh được điều về làm Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh.
Tuy sau khi nhậm chức Tập Cận Bình chưa về thăm quân khi Nam Kinh, nhưng hội nghị quốc tế lớn đầu tiên ông tổ chức lại không phải ở Bắc Kinh mà là Thượng Hải, hội nghị Xây dựng lòng tin châu Á. Hội nghị công tác chính trị toàn quân đầu tiên, còn gọi là hội nghị Cổ Điền ông Bình vừa triệu tập sau hội nghị Trung ương 4 cũng tại Phúc Kiến mà không phải Bắc Kinh. 2 tỉnh thành này nằm trong phạm vi đại quân khu Nam Kinh cho thấy ông Bình đặc biệt tin tưởng đại quân khu này.
Tài liệu công khai cho thấy, 4 Thượng tướng được Tập Cận Bình thăng hàm tháng 7 năm nay gồm Thích Kiến Quốc - Phó Tổng tham mưu trưởng, Vương Giáo Thành - Tư lệnh đại quân khu Thẩm Dương, Trữ Ích Dân - Chính ủy đại quân khu Thẩm Dương và Ngụy Lượng - Chính ủy đại quân khu Quảng Châu đều từng có thời gian dài làm việc ở đại quân khu Nam Kinh. Ví như Thích Kiến Quốc từ lúc nhập ngũ năm 1970 đến năm 2002 liên tục làm việc tại tập đoàn quân số 1, từ Sư trưởng sư 1 lên Tham mưu trưởng tập đoàn quân số 1 đại quân khu Nam Kinh.
Từ năm 2002 - 2005 Thích Kiến Quốc làm Tư lệnh tập đoàn quân 12 đại quân khu Nam Kinh. Trong thời gian này Ngụy Lượng cũng giữ các vị trí Chủ nhiệm Chính trị, Phó chính ủy tập đoàn quân 12 nơi Thích Kiến Quốc làm Tư lệnh. Vương Giáo Thành được bổ nhiệm Phó Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh năm 2007 còn Trữ Ích Dân làm Chủ nhiệm Chính trị đại quân khu Nam Kinh.
Trong vụ trọng án Từ Tài Hậu, các đại quân khu Thẩm Dương, Tế Nam, Thành Đô, Tứ Xuyên cho đến Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Trang bị đều có liên quan với rất nhiều tướng tá bị bắt và xáo trộn bộ máy lãnh đạo, chỉ có nhân sự đại quân khu Nam Kinh là ổn định nhất.
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quân khu Nam Kinh là đại hậu phương chiến lược của Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình thị sát đại quân khu Nam Kinh. |
Đa Chiều ngày 17/12 bình luận, nhân chuyến công tác tham dự lễ kỷ niệm ngày thảm sát Nam Kinh, Tập Cận Bình "tiện đường" ghé thăm đại quân khu Nam Kinh. Tuy nhiên, tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông lập luận rằng, trong 7 đại quân khu, 4 tổng cục và 3 quân chủng, chỉ có đại quân khu Nam Kinh là Tập Cận Bình tin tưởng nhất. Đây chính là đại bản doanh, đại hậu phương chiến lược của Tập Cận Bình.
Trong 2 năm kể từ khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình đã đi thăm 6 đại quân khu, 3 quân chủng hải - không - tên lửa chiến lược cũng như cảnh sát vũ trang, chỉ riêng đại quân khu Nam Kinh bây giờ ông mới đến, điều này cho thấy ông Bình đặc biệt yên tâm đối với đại quân khu này. Quân khu Nam Kinh bao gồm 5 tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tây, Phúc Kiến, trong khi "đất phát tích" sự nghiệp chính trị của Tập Cận Bình là Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải.
Theo thông lệ ở cơ sở, mỗi năm đến ngày thành lập quân đội Trung Quốc, lãnh đạo các tỉnh thường đi thăm các đơn vị quân đội trên địa bàn. Tập Cận Bình từng là Tỉnh trưởng Phúc Kiến, Bí thư Chiết Giang và Bí thư Thượng Hải cũng không ngoại lệ. Mặt khác bản thân ông từng là Chính ủy sư đoàn Pháo cao xạ dự bị quân khu tỉnh Phúc Kiến. Ông Bình được cho là rất quen thuộc với tập đoàn quân 31 đóng tại Phúc Kiến, tập đoàn quân 1 đóng ở Chiết Giang, hạm đội Đông Hải, bộ chỉ huy không quân Thượng Hải.
Lần này khi trở lại Nam Kinh, thăm bảo tàng quân sự quân khu Nam Kinh, Tập Cận Bình tỏ ra rất thạo lịch sử đại quân khu này, vừa thăm quan vừa nói chuyện với thuộc cấp. Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh hiện nay là Sái Anh Đĩnh, Thượng tướng, người Tấn Giang, Phúc Kiến. Ông Đĩnh từng làm Tư lệnh Tập đoàn quân 31, 4 năm làm Tham mưu trưởng đại quân khu Nam Kinh, sau đó lên Phó Tổng tham mưu trưởng. Năm 2012 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Đĩnh được điều về làm Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh.
Tuy sau khi nhậm chức Tập Cận Bình chưa về thăm quân khi Nam Kinh, nhưng hội nghị quốc tế lớn đầu tiên ông tổ chức lại không phải ở Bắc Kinh mà là Thượng Hải, hội nghị Xây dựng lòng tin châu Á. Hội nghị công tác chính trị toàn quân đầu tiên, còn gọi là hội nghị Cổ Điền ông Bình vừa triệu tập sau hội nghị Trung ương 4 cũng tại Phúc Kiến mà không phải Bắc Kinh. 2 tỉnh thành này nằm trong phạm vi đại quân khu Nam Kinh cho thấy ông Bình đặc biệt tin tưởng đại quân khu này.
Tài liệu công khai cho thấy, 4 Thượng tướng được Tập Cận Bình thăng hàm tháng 7 năm nay gồm Thích Kiến Quốc - Phó Tổng tham mưu trưởng, Vương Giáo Thành - Tư lệnh đại quân khu Thẩm Dương, Trữ Ích Dân - Chính ủy đại quân khu Thẩm Dương và Ngụy Lượng - Chính ủy đại quân khu Quảng Châu đều từng có thời gian dài làm việc ở đại quân khu Nam Kinh. Ví như Thích Kiến Quốc từ lúc nhập ngũ năm 1970 đến năm 2002 liên tục làm việc tại tập đoàn quân số 1, từ Sư trưởng sư 1 lên Tham mưu trưởng tập đoàn quân số 1 đại quân khu Nam Kinh.
Từ năm 2002 - 2005 Thích Kiến Quốc làm Tư lệnh tập đoàn quân 12 đại quân khu Nam Kinh. Trong thời gian này Ngụy Lượng cũng giữ các vị trí Chủ nhiệm Chính trị, Phó chính ủy tập đoàn quân 12 nơi Thích Kiến Quốc làm Tư lệnh. Vương Giáo Thành được bổ nhiệm Phó Tư lệnh đại quân khu Nam Kinh năm 2007 còn Trữ Ích Dân làm Chủ nhiệm Chính trị đại quân khu Nam Kinh.
Trong vụ trọng án Từ Tài Hậu, các đại quân khu Thẩm Dương, Tế Nam, Thành Đô, Tứ Xuyên cho đến Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Trang bị đều có liên quan với rất nhiều tướng tá bị bắt và xáo trộn bộ máy lãnh đạo, chỉ có nhân sự đại quân khu Nam Kinh là ổn định nhất.
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển