Truyện Ngắn & Phóng Sự
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè. Lời Nói Đầu. - Topa
( HNPĐ ) Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lãnh đạo của đạo Cao Đài.
Các quý độc giả thân mến,
( HNPĐ ) Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.
Tắc-Kè sinh năm 1952. Năm 1961 ba của Tắc-Kè bị Việt Cộng ban đêm đến nhà lôi ông ra sau nhà và bắn vào đầu. Chỉ còn hai mẹ con, nhưng mẹ của Tắc-Kè quyết định đưa Tắc-Kè vào một nhà dòng do các vị Linh mục ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia cai quản; phần đông đến từ Ý Quốc. Tắc-Kè được hoãn dịch vì học vấn… Cho đến năm mất miền Nam thì Tắc-Kè được hai mươi ba tuổi.
Tắc-Kè từ giã cõi đời đúng vào mười giờ ba mươi phút sáng ngày 30 tháng tư năm 2016, thọ sáu mươi bốn tuổi. Tắc-Kè mất đúng vào thời điểm bốn mươi mốt năm trước ông “Tổng thống cơ hội” (lời của Tắc-Kè) Dương Văn Minh đầu hàng cộng sản.
Quen thân với nhau ba mươi tám năm, nhưng, chỉ đến khi Tắc-Kè qua đời vì bạo bệnh tôi mới biết vì sao anh sống độc thân và vì sao anh tự nhận mình là Tắc-Kè. Tắc-Kè ít khi nói về mình. Vì vậy, khi đọc xong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè, tôi mới biết anh là người suốt hơn bốn mươi năm đã âm thầm chống nhà cầm quyền Việt Nam. Chống bền bỉ bằng đủ mọi cách, kể cả cách giả làm bạn với ông Đại sứ Việt Cộng đầu tiên của miền đất thấp tên là Đinh Hoàng Thắng, mà, ông này thì cứ tưởng mình đã thu phục được một tên chống cộng – tuy chỉ là loại cắc ké. Đối với ông Đại sứ, Tắc-Kè rất xem thường nên anh thường cho ông tiền; khoảng năm ba trăm đô la Mỹ một tuần, để, khi có dịp thì Tắc-Kè sẽ sử dụng ông. Chuyện sử dụng ông Đại sứ đã xảy ra khi có một người đồng hương gặp tai nạn với nhá cầm quyền Việt Nam, và, chính người đồng hương này đã gọi điện thoại nhờ đến sự giúp đỡ của Tắc-Kè. Người đồng hương này rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ông tên là Trịnh Vĩnh Bình; nổi danh là “vua chả giò”. Bình đã gom toàn bộ tài sản đem về Việt Nam làm ăn. Bình tưởng phen này nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải vinh danh, sẽ phải mang ơn… sẽ dựng tượng mình là Việt kiều yêu nước. Tại Việt Nam Bình luôn ủng hộ mọi dự án của nhà cầm quyền trung ương lẫn địa phương, nhất là tự mình giúp cho dân nghèo với những số tiền thật lớn… để lấy điểm với nhà cầm quyền hơn là vì lòng nhân đạo. Nhưng, Bình có ngờ đâu nhà cầm quyền Việt Nam đã không vinh danh mình mà lại “sắc phong” mình là: “Bình Hà Lan” cho có vẻ là tay chơi, cho có vẻ là tên tôi phạm quốc tế nguy hiểm hầu có cớ để cướp hết tài sản của Bình. Trịnh Vĩnh Bình là người có thật tài về kinh doanh. Về chính trị thì Bình không hiểu cộng sản hay, hiểu nhưng vẫn cứ lao đầu trở về với mục đích mà bọn Trung Quốc từ bao ngàn năm qua vẫn muốn thôn tính quê hương hình chữ S của chúng ta. Để có sự hậu thuẫn mạnh của chính giới Hòa Lan, Bình đã khôn khéo gia nhập vào một đảng lớn của Hòa Lan.
Có thật sự Bình giàu đến độ mang về Việt Nam chín mươi ký (90) vàng và nhiểu triệu đô la Mỹ không? Hay có một thế lực nào đó yểm trợ tiền cho Bình với mục đích đen tối của nhóm? Chúng ta nên nhớ: Bình là người Việt gốc Hoa. Khi Bình tỵ nạn ở Hòa Lan Bình chỉ giao thiệp với người Hoa mà thôi, ngoại trừ những khi buôn bán lẻ tẻ thì với người Việt Nam…
Vì lời khẩn nài của Bình, Tắc-Kè nhận giúp đỡ mà, việc trước tiên là dàn xếp cho người em trai của Bình là Trịnh Vĩnh Phát gặp ông Đại sứ Đinh Hoàng Thắng. Phát đã đưa tận tay cho Đinh Hoàng Thắng năm ngàn (5.000) đô la Mỹ. Từ đây Tắc-Kè đã sử dụng Thắng cho mục đích của mình là buộc Thắng phải nhúng tay vào việc giải cứu Trịnh Vĩnh Bình. Việc giải cứu Bình tiếp đang diễn ra suôn sẽ cho đến khi Tắc-Kè thông báo cho người đại diện của Bình là Trịnh Vĩnh Phát biết, công việc đã giải quyết xong. Trịnh Vĩnh Bình sẽ nhận lại được năm mươi (50) phần trăm toàn bộ tài sản đã mất. Nhưng, nhóm người lo công việc này sẽ lấy hai mươi (20) phần trăm. Và như vậy thì toàn bộ tài sản của Bình sẽ còn lại ba mươi (30) phần trăm. Khi nghe Tắc-Kè nói như vậy thì Trịnh Vĩnh Phát đã đứng lên tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lại một trăm (100) phần trăm chứ chín mươi chín phần trăm cũng không nhận.” Nói xong Phát bỏ đi thẳng và chấm dứt mọi liên lạc với Tắc-Kè. Tắc-Kè đã vì giúp cho Trịnh Vĩnh Bình mà bị khốn đốn nhưng lại không dám khai phá sản. Lúc đó Tắc-Kè đang làm Giám đốc một công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em.
Cho đến hôm nay, tháng 9 năm 2016, Trịnh Vĩnh Bình vẫn đang nhờ tổ hợp luật sư Covington & Burling của Mỹ đưa nội vụ ra tòa án quốc tế thưa nhà cầm quyền Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam nghi Bình trở về là do một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ với mục đích chính trị. Nhưng, cộng sản vốn là những tên ngu dốt và tham lam với nội bộ năm ba phe phái nên phe nào cũng nghĩ mình có quyền nên đã hành động bộp chộp để đưa đến hệ lụy cho đến tận ngày nay.
Theo tôi, Trịnh Vĩnh Bình và gia đình là những người “ăn cháo đái bát” vì, cho đến khi nhắm mắt, Tắc-Kè vẫn hối hận là đã không đặt điều kiện từ lúc đầu khi đống ý nhúng tay vào giúp Bình.
Có thật là có một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ cho Bình về Việt Nam với mục đích chính trị không? Những tên tài phiệt đó là ai? Người “Việt kiều” nào đã cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam diệt Trịnh Vĩnh Bình? Tên an ninh nào đã cầm đầu nhóm theo dõi Trịnh Vĩnh Bình và lần lượt triệt hạ hết những người của Bình tại Việt Nam?
Tất cả những thắc mắc trên đây đều nằm trong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè và sẽ lần lượt được tôi gởi đến các quý độc giả.
Tắc-Kè rất muốn tham gia vào một tổ chức chính trị nào đó để cùng nhau tranh đấu, nên, tổ chức đầu tiên mà Tắc-kè tìm đến là của ông kỷ sư mang tiếng nhiều về một quyển sách được ông viết và xuất bản. Trong khi Tắc-Kè tỏ thái độ xem thường viên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng thì ông kỷ sư lại tỏ ra “hồ hởi phấn khởi” và hãnh diện mỗi khi nói: “ Viên Đại sứ đã đích thân đến thăm tôi và còn ngủ lại nhà tôi nữa.” Ông kỷ sư học cao và nhiều tham vọng nhưng lại có tính lãng mạn nên, theo Tắc-Kè thì ông không phải là người để làm chính trị vì ông đã không nhìn ra được cái dã tâm của viên đại diện của nhà cầm quyền là, chỉ muốn lợi dụng ông kỷ sư giúp cho hai người con của ông ở lại Pháp mà thôi. Tắc-Kè thất vọng và từ giã ông kỷ sư để không bao giờ còn gặp lại nhau.
Từ đầu quyển nhật ký cho đến kết thúc, Tắc-Kè luôn gọi Hồ Chí Minh và nhóm người của ông là bọn cộng phỉ, là bọn lật lọng, là bọn xảo trá, là bọn dã man, là bọn dâm đãng, là bọn hèn hạ… nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Một trong những tên đó hiện đang làm Thiếu tướng Phó giám đốc công an thành phố Saigon cũ, tên Phan Anh Minh.
Trước khi Tắc-Kè bị hôn mê, anh đã kịp để lại quyển nhật ký tặng tôi nên tôi mới được biết Tắc-Kè có một lần thoát khỏi địa ngục cộng sản Việt Nam đúng vào ngày 30 tháng tư. Tình bạn giữa Tắc-Kè và tôi không dính dáng gì đến chuyện chính trị vì đó là điều tôi không có khả năng. Nhưng, tiền bạc của hai người thì “vô tư.”
Tôi gặp Tắc-Kè ngày 15 tháng 5 năm 1978, để rồi sau đó không bao lâu chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết cho đến nay. Ngày tôi gặp Tắc-Kè hôm đó là buổi trưa có nắng gắt. Khi đó Tắc-Kè làm công việc mua bán quần áo cũ ở chợ trời Saigon. Còn tôi là người đi lang thang vì không có việc gỉ để làm. Thấy Tắc-Kè cầm trong tay ba cái quần và vài cái áo, tôi lựa một cái quần màu nâu đen và muốn mua nhưng lại không đủ tiền. Tắc-Kè nhìn cái quần tôi đang mặc với vẻ ái ngại nên Tắc-Kè hỏi: “ Anh có bao nhiêu?”- “Chỉ bằng phân nửa giá tiền anh nói.” Tắc-Kè nhìn ngay mắt tôi chằm chằm – Tắc-Kè luôn nhìn thẳng mắt người đối diện. Sau này Tắc-Kè tâm sự: “Con mắt là cửa sổ của linh hồn. Người ngay thẳng thì khi nói chuyện với người đối diện sẽ không bao giờ nhìn láo liên như những thằng cộng sản, vốn là những thằng ba que xỏ lá.” – Tắc-Kè ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Như vậy thì chưa đủ vốn anh à.” – “Tôi cũng nghĩ vậy nhưng…” Tôi lắc đầu tỏ vẻ tiếc nuối rồi bỏ đi, thì, bất ngờ Tắc-Kè nói với theo: “Anh à.” Tôi quay lại nhìn Tắc-Kè. “Tôi nghĩ anh là người thành thật chứ không như bọn rừng rú mới đạp đất Saigon nên tôi bán thiếu cho anh. Mặc cái quần như vầy thì… cũng như không mặc.” Tắc-Kè lấy cái quần đưa cho tôi, và anh nắm nhẹ tay áo tôi kéo đi theo vào trong một quán nước gần đó để cho tôi thay quần. Cái quần của tôi đang mặc là cái quần vốn đã bị phai màu và sờn rách nhiều chỗ nên đã được thợ may lộn từ bề trong ra bề ngoài cho thấy mới hơn, nhưng, lâu ngày bị sờn ở hai bên mông đến nhìn thấy cả cái quần lót.Tôi đưa hết số tiền trong túi cho Tắc-Kè với lời cảm ơn chân tình. “Thà chịu nhịn đói chứ mặc cái quần rách như vậy thì quả là quá mắc cở nếu như chẳng may gặp người quen, nhất là những bạn gái năm xưa mà bây giờ cũng đang đứng đâu đó nơi đầu đường xó chợ để kiếm sống như… anh vậy.” Tôi nhìn Tắc-Kè mà vô cùng biết ơn xen lẫn xúc động. Chúng tôi trở thành đôi bạn kể từ hôm đó. Mấy tháng sau tôi chứng kiến Tắc-Kè giúp đỡ một người phụ nữ có chồng đang bị tập trung cải tạo. Nhìn người phụ nữ phải đem bán từng quyển sách thuộc loại khoa học của chồng, Tắc-Kè nói với tôi: “Người Saigon đang bị trăm ngàn điều khổ đau cùng với sự thiếu ăn thiếu uống đến làm cho con người phải keo kiệt, phải tính toán chi li từng đồng từng cắc… vốn không phải là bản tính của người Saigon. Người Bắc khi theo đoàn quân chiến thắng vào Saigon vốn cũng là bọn người tham lam quỷ quyệt và nhiều thủ đoạn. Tôi giúp chị ấy vì chúng ta là mẫu người chính gốc Saigon còn giữ lại được nhân tính và tình thương đồng loại. Nếu tôi không nhờ ở sự cứu giúp của Thượng Đế thì rồi cuộc sống của tôi cũng không khá hơn chị ấy đâu. Tôi cũng có cha có mẹ có anh chị em cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà êm ấm. Chỉ đến khi chế độ văn minh và tự do của miền Nam bị thay thế bởi chế độ man rợ của bọn người Hồ Chí Minh thì gia đình tôi mới bị chia ly, mà nay chỉ còn mình tôi hiện diện trên cõi đời này thôi. Tôi hy vọng, tôi tin tưởng những người đã bỏ chạy rồi sẽ trở về quang phục lại quê hương. Nếu không, thì ít ra những người đó cũng sẽ làm một việc gì đó để cho bọn man rợ Hồ Chí Minh phải chùn tay lại mà không còn vấy máu đồng bào miền Nam vô tội nữa. Đến nay anh, tôi, và người miền Nam đã sống năm thứ ba trên cái đất rệu rã bởi bọn người không biết một chút gì về làm kinh tế nên người người bị biến dạng vì đói ăn và thiếu uống. Mới chỉ có ba năm mà từ một đất nước phồn thịnh thật sự nay đã bị phá sản hoàn toàn. Các bạn tôi đã anh dũng đứng lên chống lại bọn người man rợ Hồ Chí Minh với những vũ khí ít ỏi còn sót lại để mong làm được một việc gì đó cho quê hương cho đồng bào. Tiếc thay… tất cả đều đã bị tiêu diệt vì mạng lưới tình báo của bọn cộng phỉ Hồ Chí Minh giăng đầy khắp mọi nơi. Tôi thoát được chỉ nhờ ở một sự may mắn...”
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Các quý độc giả thân mến,
( HNPĐ ) Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.
Tắc-Kè sinh năm 1952. Năm 1961 ba của Tắc-Kè bị Việt Cộng ban đêm đến nhà lôi ông ra sau nhà và bắn vào đầu. Chỉ còn hai mẹ con, nhưng mẹ của Tắc-Kè quyết định đưa Tắc-Kè vào một nhà dòng do các vị Linh mục ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia cai quản; phần đông đến từ Ý Quốc. Tắc-Kè được hoãn dịch vì học vấn… Cho đến năm mất miền Nam thì Tắc-Kè được hai mươi ba tuổi.
Tắc-Kè từ giã cõi đời đúng vào mười giờ ba mươi phút sáng ngày 30 tháng tư năm 2016, thọ sáu mươi bốn tuổi. Tắc-Kè mất đúng vào thời điểm bốn mươi mốt năm trước ông “Tổng thống cơ hội” (lời của Tắc-Kè) Dương Văn Minh đầu hàng cộng sản.
Quen thân với nhau ba mươi tám năm, nhưng, chỉ đến khi Tắc-Kè qua đời vì bạo bệnh tôi mới biết vì sao anh sống độc thân và vì sao anh tự nhận mình là Tắc-Kè. Tắc-Kè ít khi nói về mình. Vì vậy, khi đọc xong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè, tôi mới biết anh là người suốt hơn bốn mươi năm đã âm thầm chống nhà cầm quyền Việt Nam. Chống bền bỉ bằng đủ mọi cách, kể cả cách giả làm bạn với ông Đại sứ Việt Cộng đầu tiên của miền đất thấp tên là Đinh Hoàng Thắng, mà, ông này thì cứ tưởng mình đã thu phục được một tên chống cộng – tuy chỉ là loại cắc ké. Đối với ông Đại sứ, Tắc-Kè rất xem thường nên anh thường cho ông tiền; khoảng năm ba trăm đô la Mỹ một tuần, để, khi có dịp thì Tắc-Kè sẽ sử dụng ông. Chuyện sử dụng ông Đại sứ đã xảy ra khi có một người đồng hương gặp tai nạn với nhá cầm quyền Việt Nam, và, chính người đồng hương này đã gọi điện thoại nhờ đến sự giúp đỡ của Tắc-Kè. Người đồng hương này rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ông tên là Trịnh Vĩnh Bình; nổi danh là “vua chả giò”. Bình đã gom toàn bộ tài sản đem về Việt Nam làm ăn. Bình tưởng phen này nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải vinh danh, sẽ phải mang ơn… sẽ dựng tượng mình là Việt kiều yêu nước. Tại Việt Nam Bình luôn ủng hộ mọi dự án của nhà cầm quyền trung ương lẫn địa phương, nhất là tự mình giúp cho dân nghèo với những số tiền thật lớn… để lấy điểm với nhà cầm quyền hơn là vì lòng nhân đạo. Nhưng, Bình có ngờ đâu nhà cầm quyền Việt Nam đã không vinh danh mình mà lại “sắc phong” mình là: “Bình Hà Lan” cho có vẻ là tay chơi, cho có vẻ là tên tôi phạm quốc tế nguy hiểm hầu có cớ để cướp hết tài sản của Bình. Trịnh Vĩnh Bình là người có thật tài về kinh doanh. Về chính trị thì Bình không hiểu cộng sản hay, hiểu nhưng vẫn cứ lao đầu trở về với mục đích mà bọn Trung Quốc từ bao ngàn năm qua vẫn muốn thôn tính quê hương hình chữ S của chúng ta. Để có sự hậu thuẫn mạnh của chính giới Hòa Lan, Bình đã khôn khéo gia nhập vào một đảng lớn của Hòa Lan.
Có thật sự Bình giàu đến độ mang về Việt Nam chín mươi ký (90) vàng và nhiểu triệu đô la Mỹ không? Hay có một thế lực nào đó yểm trợ tiền cho Bình với mục đích đen tối của nhóm? Chúng ta nên nhớ: Bình là người Việt gốc Hoa. Khi Bình tỵ nạn ở Hòa Lan Bình chỉ giao thiệp với người Hoa mà thôi, ngoại trừ những khi buôn bán lẻ tẻ thì với người Việt Nam…
Vì lời khẩn nài của Bình, Tắc-Kè nhận giúp đỡ mà, việc trước tiên là dàn xếp cho người em trai của Bình là Trịnh Vĩnh Phát gặp ông Đại sứ Đinh Hoàng Thắng. Phát đã đưa tận tay cho Đinh Hoàng Thắng năm ngàn (5.000) đô la Mỹ. Từ đây Tắc-Kè đã sử dụng Thắng cho mục đích của mình là buộc Thắng phải nhúng tay vào việc giải cứu Trịnh Vĩnh Bình. Việc giải cứu Bình tiếp đang diễn ra suôn sẽ cho đến khi Tắc-Kè thông báo cho người đại diện của Bình là Trịnh Vĩnh Phát biết, công việc đã giải quyết xong. Trịnh Vĩnh Bình sẽ nhận lại được năm mươi (50) phần trăm toàn bộ tài sản đã mất. Nhưng, nhóm người lo công việc này sẽ lấy hai mươi (20) phần trăm. Và như vậy thì toàn bộ tài sản của Bình sẽ còn lại ba mươi (30) phần trăm. Khi nghe Tắc-Kè nói như vậy thì Trịnh Vĩnh Phát đã đứng lên tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lại một trăm (100) phần trăm chứ chín mươi chín phần trăm cũng không nhận.” Nói xong Phát bỏ đi thẳng và chấm dứt mọi liên lạc với Tắc-Kè. Tắc-Kè đã vì giúp cho Trịnh Vĩnh Bình mà bị khốn đốn nhưng lại không dám khai phá sản. Lúc đó Tắc-Kè đang làm Giám đốc một công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em.
Cho đến hôm nay, tháng 9 năm 2016, Trịnh Vĩnh Bình vẫn đang nhờ tổ hợp luật sư Covington & Burling của Mỹ đưa nội vụ ra tòa án quốc tế thưa nhà cầm quyền Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam nghi Bình trở về là do một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ với mục đích chính trị. Nhưng, cộng sản vốn là những tên ngu dốt và tham lam với nội bộ năm ba phe phái nên phe nào cũng nghĩ mình có quyền nên đã hành động bộp chộp để đưa đến hệ lụy cho đến tận ngày nay.
Theo tôi, Trịnh Vĩnh Bình và gia đình là những người “ăn cháo đái bát” vì, cho đến khi nhắm mắt, Tắc-Kè vẫn hối hận là đã không đặt điều kiện từ lúc đầu khi đống ý nhúng tay vào giúp Bình.
Có thật là có một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ cho Bình về Việt Nam với mục đích chính trị không? Những tên tài phiệt đó là ai? Người “Việt kiều” nào đã cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam diệt Trịnh Vĩnh Bình? Tên an ninh nào đã cầm đầu nhóm theo dõi Trịnh Vĩnh Bình và lần lượt triệt hạ hết những người của Bình tại Việt Nam?
Tất cả những thắc mắc trên đây đều nằm trong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè và sẽ lần lượt được tôi gởi đến các quý độc giả.
Tắc-Kè rất muốn tham gia vào một tổ chức chính trị nào đó để cùng nhau tranh đấu, nên, tổ chức đầu tiên mà Tắc-kè tìm đến là của ông kỷ sư mang tiếng nhiều về một quyển sách được ông viết và xuất bản. Trong khi Tắc-Kè tỏ thái độ xem thường viên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng thì ông kỷ sư lại tỏ ra “hồ hởi phấn khởi” và hãnh diện mỗi khi nói: “ Viên Đại sứ đã đích thân đến thăm tôi và còn ngủ lại nhà tôi nữa.” Ông kỷ sư học cao và nhiều tham vọng nhưng lại có tính lãng mạn nên, theo Tắc-Kè thì ông không phải là người để làm chính trị vì ông đã không nhìn ra được cái dã tâm của viên đại diện của nhà cầm quyền là, chỉ muốn lợi dụng ông kỷ sư giúp cho hai người con của ông ở lại Pháp mà thôi. Tắc-Kè thất vọng và từ giã ông kỷ sư để không bao giờ còn gặp lại nhau.
Từ đầu quyển nhật ký cho đến kết thúc, Tắc-Kè luôn gọi Hồ Chí Minh và nhóm người của ông là bọn cộng phỉ, là bọn lật lọng, là bọn xảo trá, là bọn dã man, là bọn dâm đãng, là bọn hèn hạ… nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Một trong những tên đó hiện đang làm Thiếu tướng Phó giám đốc công an thành phố Saigon cũ, tên Phan Anh Minh.
Trước khi Tắc-Kè bị hôn mê, anh đã kịp để lại quyển nhật ký tặng tôi nên tôi mới được biết Tắc-Kè có một lần thoát khỏi địa ngục cộng sản Việt Nam đúng vào ngày 30 tháng tư. Tình bạn giữa Tắc-Kè và tôi không dính dáng gì đến chuyện chính trị vì đó là điều tôi không có khả năng. Nhưng, tiền bạc của hai người thì “vô tư.”
Tôi gặp Tắc-Kè ngày 15 tháng 5 năm 1978, để rồi sau đó không bao lâu chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết cho đến nay. Ngày tôi gặp Tắc-Kè hôm đó là buổi trưa có nắng gắt. Khi đó Tắc-Kè làm công việc mua bán quần áo cũ ở chợ trời Saigon. Còn tôi là người đi lang thang vì không có việc gỉ để làm. Thấy Tắc-Kè cầm trong tay ba cái quần và vài cái áo, tôi lựa một cái quần màu nâu đen và muốn mua nhưng lại không đủ tiền. Tắc-Kè nhìn cái quần tôi đang mặc với vẻ ái ngại nên Tắc-Kè hỏi: “ Anh có bao nhiêu?”- “Chỉ bằng phân nửa giá tiền anh nói.” Tắc-Kè nhìn ngay mắt tôi chằm chằm – Tắc-Kè luôn nhìn thẳng mắt người đối diện. Sau này Tắc-Kè tâm sự: “Con mắt là cửa sổ của linh hồn. Người ngay thẳng thì khi nói chuyện với người đối diện sẽ không bao giờ nhìn láo liên như những thằng cộng sản, vốn là những thằng ba que xỏ lá.” – Tắc-Kè ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Như vậy thì chưa đủ vốn anh à.” – “Tôi cũng nghĩ vậy nhưng…” Tôi lắc đầu tỏ vẻ tiếc nuối rồi bỏ đi, thì, bất ngờ Tắc-Kè nói với theo: “Anh à.” Tôi quay lại nhìn Tắc-Kè. “Tôi nghĩ anh là người thành thật chứ không như bọn rừng rú mới đạp đất Saigon nên tôi bán thiếu cho anh. Mặc cái quần như vầy thì… cũng như không mặc.” Tắc-Kè lấy cái quần đưa cho tôi, và anh nắm nhẹ tay áo tôi kéo đi theo vào trong một quán nước gần đó để cho tôi thay quần. Cái quần của tôi đang mặc là cái quần vốn đã bị phai màu và sờn rách nhiều chỗ nên đã được thợ may lộn từ bề trong ra bề ngoài cho thấy mới hơn, nhưng, lâu ngày bị sờn ở hai bên mông đến nhìn thấy cả cái quần lót.Tôi đưa hết số tiền trong túi cho Tắc-Kè với lời cảm ơn chân tình. “Thà chịu nhịn đói chứ mặc cái quần rách như vậy thì quả là quá mắc cở nếu như chẳng may gặp người quen, nhất là những bạn gái năm xưa mà bây giờ cũng đang đứng đâu đó nơi đầu đường xó chợ để kiếm sống như… anh vậy.” Tôi nhìn Tắc-Kè mà vô cùng biết ơn xen lẫn xúc động. Chúng tôi trở thành đôi bạn kể từ hôm đó. Mấy tháng sau tôi chứng kiến Tắc-Kè giúp đỡ một người phụ nữ có chồng đang bị tập trung cải tạo. Nhìn người phụ nữ phải đem bán từng quyển sách thuộc loại khoa học của chồng, Tắc-Kè nói với tôi: “Người Saigon đang bị trăm ngàn điều khổ đau cùng với sự thiếu ăn thiếu uống đến làm cho con người phải keo kiệt, phải tính toán chi li từng đồng từng cắc… vốn không phải là bản tính của người Saigon. Người Bắc khi theo đoàn quân chiến thắng vào Saigon vốn cũng là bọn người tham lam quỷ quyệt và nhiều thủ đoạn. Tôi giúp chị ấy vì chúng ta là mẫu người chính gốc Saigon còn giữ lại được nhân tính và tình thương đồng loại. Nếu tôi không nhờ ở sự cứu giúp của Thượng Đế thì rồi cuộc sống của tôi cũng không khá hơn chị ấy đâu. Tôi cũng có cha có mẹ có anh chị em cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà êm ấm. Chỉ đến khi chế độ văn minh và tự do của miền Nam bị thay thế bởi chế độ man rợ của bọn người Hồ Chí Minh thì gia đình tôi mới bị chia ly, mà nay chỉ còn mình tôi hiện diện trên cõi đời này thôi. Tôi hy vọng, tôi tin tưởng những người đã bỏ chạy rồi sẽ trở về quang phục lại quê hương. Nếu không, thì ít ra những người đó cũng sẽ làm một việc gì đó để cho bọn man rợ Hồ Chí Minh phải chùn tay lại mà không còn vấy máu đồng bào miền Nam vô tội nữa. Đến nay anh, tôi, và người miền Nam đã sống năm thứ ba trên cái đất rệu rã bởi bọn người không biết một chút gì về làm kinh tế nên người người bị biến dạng vì đói ăn và thiếu uống. Mới chỉ có ba năm mà từ một đất nước phồn thịnh thật sự nay đã bị phá sản hoàn toàn. Các bạn tôi đã anh dũng đứng lên chống lại bọn người man rợ Hồ Chí Minh với những vũ khí ít ỏi còn sót lại để mong làm được một việc gì đó cho quê hương cho đồng bào. Tiếc thay… tất cả đều đã bị tiêu diệt vì mạng lưới tình báo của bọn cộng phỉ Hồ Chí Minh giăng đầy khắp mọi nơi. Tôi thoát được chỉ nhờ ở một sự may mắn...”
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè. Lời Nói Đầu. - Topa
( HNPĐ ) Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lãnh đạo của đạo Cao Đài.
Các quý độc giả thân mến,
( HNPĐ ) Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lãnh đạo quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.
Tắc-Kè sinh năm 1952. Năm 1961 ba của Tắc-Kè bị Việt Cộng ban đêm đến nhà lôi ông ra sau nhà và bắn vào đầu. Chỉ còn hai mẹ con, nhưng mẹ của Tắc-Kè quyết định đưa Tắc-Kè vào một nhà dòng do các vị Linh mục ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia cai quản; phần đông đến từ Ý Quốc. Tắc-Kè được hoãn dịch vì học vấn… Cho đến năm mất miền Nam thì Tắc-Kè được hai mươi ba tuổi.
Tắc-Kè từ giã cõi đời đúng vào mười giờ ba mươi phút sáng ngày 30 tháng tư năm 2016, thọ sáu mươi bốn tuổi. Tắc-Kè mất đúng vào thời điểm bốn mươi mốt năm trước ông “Tổng thống cơ hội” (lời của Tắc-Kè) Dương Văn Minh đầu hàng cộng sản.
Quen thân với nhau ba mươi tám năm, nhưng, chỉ đến khi Tắc-Kè qua đời vì bạo bệnh tôi mới biết vì sao anh sống độc thân và vì sao anh tự nhận mình là Tắc-Kè. Tắc-Kè ít khi nói về mình. Vì vậy, khi đọc xong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè, tôi mới biết anh là người suốt hơn bốn mươi năm đã âm thầm chống nhà cầm quyền Việt Nam. Chống bền bỉ bằng đủ mọi cách, kể cả cách giả làm bạn với ông Đại sứ Việt Cộng đầu tiên của miền đất thấp tên là Đinh Hoàng Thắng, mà, ông này thì cứ tưởng mình đã thu phục được một tên chống cộng – tuy chỉ là loại cắc ké. Đối với ông Đại sứ, Tắc-Kè rất xem thường nên anh thường cho ông tiền; khoảng năm ba trăm đô la Mỹ một tuần, để, khi có dịp thì Tắc-Kè sẽ sử dụng ông. Chuyện sử dụng ông Đại sứ đã xảy ra khi có một người đồng hương gặp tai nạn với nhá cầm quyền Việt Nam, và, chính người đồng hương này đã gọi điện thoại nhờ đến sự giúp đỡ của Tắc-Kè. Người đồng hương này rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ông tên là Trịnh Vĩnh Bình; nổi danh là “vua chả giò”. Bình đã gom toàn bộ tài sản đem về Việt Nam làm ăn. Bình tưởng phen này nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải vinh danh, sẽ phải mang ơn… sẽ dựng tượng mình là Việt kiều yêu nước. Tại Việt Nam Bình luôn ủng hộ mọi dự án của nhà cầm quyền trung ương lẫn địa phương, nhất là tự mình giúp cho dân nghèo với những số tiền thật lớn… để lấy điểm với nhà cầm quyền hơn là vì lòng nhân đạo. Nhưng, Bình có ngờ đâu nhà cầm quyền Việt Nam đã không vinh danh mình mà lại “sắc phong” mình là: “Bình Hà Lan” cho có vẻ là tay chơi, cho có vẻ là tên tôi phạm quốc tế nguy hiểm hầu có cớ để cướp hết tài sản của Bình. Trịnh Vĩnh Bình là người có thật tài về kinh doanh. Về chính trị thì Bình không hiểu cộng sản hay, hiểu nhưng vẫn cứ lao đầu trở về với mục đích mà bọn Trung Quốc từ bao ngàn năm qua vẫn muốn thôn tính quê hương hình chữ S của chúng ta. Để có sự hậu thuẫn mạnh của chính giới Hòa Lan, Bình đã khôn khéo gia nhập vào một đảng lớn của Hòa Lan.
Có thật sự Bình giàu đến độ mang về Việt Nam chín mươi ký (90) vàng và nhiểu triệu đô la Mỹ không? Hay có một thế lực nào đó yểm trợ tiền cho Bình với mục đích đen tối của nhóm? Chúng ta nên nhớ: Bình là người Việt gốc Hoa. Khi Bình tỵ nạn ở Hòa Lan Bình chỉ giao thiệp với người Hoa mà thôi, ngoại trừ những khi buôn bán lẻ tẻ thì với người Việt Nam…
Vì lời khẩn nài của Bình, Tắc-Kè nhận giúp đỡ mà, việc trước tiên là dàn xếp cho người em trai của Bình là Trịnh Vĩnh Phát gặp ông Đại sứ Đinh Hoàng Thắng. Phát đã đưa tận tay cho Đinh Hoàng Thắng năm ngàn (5.000) đô la Mỹ. Từ đây Tắc-Kè đã sử dụng Thắng cho mục đích của mình là buộc Thắng phải nhúng tay vào việc giải cứu Trịnh Vĩnh Bình. Việc giải cứu Bình tiếp đang diễn ra suôn sẽ cho đến khi Tắc-Kè thông báo cho người đại diện của Bình là Trịnh Vĩnh Phát biết, công việc đã giải quyết xong. Trịnh Vĩnh Bình sẽ nhận lại được năm mươi (50) phần trăm toàn bộ tài sản đã mất. Nhưng, nhóm người lo công việc này sẽ lấy hai mươi (20) phần trăm. Và như vậy thì toàn bộ tài sản của Bình sẽ còn lại ba mươi (30) phần trăm. Khi nghe Tắc-Kè nói như vậy thì Trịnh Vĩnh Phát đã đứng lên tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lại một trăm (100) phần trăm chứ chín mươi chín phần trăm cũng không nhận.” Nói xong Phát bỏ đi thẳng và chấm dứt mọi liên lạc với Tắc-Kè. Tắc-Kè đã vì giúp cho Trịnh Vĩnh Bình mà bị khốn đốn nhưng lại không dám khai phá sản. Lúc đó Tắc-Kè đang làm Giám đốc một công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em.
Cho đến hôm nay, tháng 9 năm 2016, Trịnh Vĩnh Bình vẫn đang nhờ tổ hợp luật sư Covington & Burling của Mỹ đưa nội vụ ra tòa án quốc tế thưa nhà cầm quyền Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam nghi Bình trở về là do một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ với mục đích chính trị. Nhưng, cộng sản vốn là những tên ngu dốt và tham lam với nội bộ năm ba phe phái nên phe nào cũng nghĩ mình có quyền nên đã hành động bộp chộp để đưa đến hệ lụy cho đến tận ngày nay.
Theo tôi, Trịnh Vĩnh Bình và gia đình là những người “ăn cháo đái bát” vì, cho đến khi nhắm mắt, Tắc-Kè vẫn hối hận là đã không đặt điều kiện từ lúc đầu khi đống ý nhúng tay vào giúp Bình.
Có thật là có một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ cho Bình về Việt Nam với mục đích chính trị không? Những tên tài phiệt đó là ai? Người “Việt kiều” nào đã cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam diệt Trịnh Vĩnh Bình? Tên an ninh nào đã cầm đầu nhóm theo dõi Trịnh Vĩnh Bình và lần lượt triệt hạ hết những người của Bình tại Việt Nam?
Tất cả những thắc mắc trên đây đều nằm trong Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè và sẽ lần lượt được tôi gởi đến các quý độc giả.
Tắc-Kè rất muốn tham gia vào một tổ chức chính trị nào đó để cùng nhau tranh đấu, nên, tổ chức đầu tiên mà Tắc-kè tìm đến là của ông kỷ sư mang tiếng nhiều về một quyển sách được ông viết và xuất bản. Trong khi Tắc-Kè tỏ thái độ xem thường viên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng thì ông kỷ sư lại tỏ ra “hồ hởi phấn khởi” và hãnh diện mỗi khi nói: “ Viên Đại sứ đã đích thân đến thăm tôi và còn ngủ lại nhà tôi nữa.” Ông kỷ sư học cao và nhiều tham vọng nhưng lại có tính lãng mạn nên, theo Tắc-Kè thì ông không phải là người để làm chính trị vì ông đã không nhìn ra được cái dã tâm của viên đại diện của nhà cầm quyền là, chỉ muốn lợi dụng ông kỷ sư giúp cho hai người con của ông ở lại Pháp mà thôi. Tắc-Kè thất vọng và từ giã ông kỷ sư để không bao giờ còn gặp lại nhau.
Từ đầu quyển nhật ký cho đến kết thúc, Tắc-Kè luôn gọi Hồ Chí Minh và nhóm người của ông là bọn cộng phỉ, là bọn lật lọng, là bọn xảo trá, là bọn dã man, là bọn dâm đãng, là bọn hèn hạ… nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Một trong những tên đó hiện đang làm Thiếu tướng Phó giám đốc công an thành phố Saigon cũ, tên Phan Anh Minh.
Trước khi Tắc-Kè bị hôn mê, anh đã kịp để lại quyển nhật ký tặng tôi nên tôi mới được biết Tắc-Kè có một lần thoát khỏi địa ngục cộng sản Việt Nam đúng vào ngày 30 tháng tư. Tình bạn giữa Tắc-Kè và tôi không dính dáng gì đến chuyện chính trị vì đó là điều tôi không có khả năng. Nhưng, tiền bạc của hai người thì “vô tư.”
Tôi gặp Tắc-Kè ngày 15 tháng 5 năm 1978, để rồi sau đó không bao lâu chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết cho đến nay. Ngày tôi gặp Tắc-Kè hôm đó là buổi trưa có nắng gắt. Khi đó Tắc-Kè làm công việc mua bán quần áo cũ ở chợ trời Saigon. Còn tôi là người đi lang thang vì không có việc gỉ để làm. Thấy Tắc-Kè cầm trong tay ba cái quần và vài cái áo, tôi lựa một cái quần màu nâu đen và muốn mua nhưng lại không đủ tiền. Tắc-Kè nhìn cái quần tôi đang mặc với vẻ ái ngại nên Tắc-Kè hỏi: “ Anh có bao nhiêu?”- “Chỉ bằng phân nửa giá tiền anh nói.” Tắc-Kè nhìn ngay mắt tôi chằm chằm – Tắc-Kè luôn nhìn thẳng mắt người đối diện. Sau này Tắc-Kè tâm sự: “Con mắt là cửa sổ của linh hồn. Người ngay thẳng thì khi nói chuyện với người đối diện sẽ không bao giờ nhìn láo liên như những thằng cộng sản, vốn là những thằng ba que xỏ lá.” – Tắc-Kè ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Như vậy thì chưa đủ vốn anh à.” – “Tôi cũng nghĩ vậy nhưng…” Tôi lắc đầu tỏ vẻ tiếc nuối rồi bỏ đi, thì, bất ngờ Tắc-Kè nói với theo: “Anh à.” Tôi quay lại nhìn Tắc-Kè. “Tôi nghĩ anh là người thành thật chứ không như bọn rừng rú mới đạp đất Saigon nên tôi bán thiếu cho anh. Mặc cái quần như vầy thì… cũng như không mặc.” Tắc-Kè lấy cái quần đưa cho tôi, và anh nắm nhẹ tay áo tôi kéo đi theo vào trong một quán nước gần đó để cho tôi thay quần. Cái quần của tôi đang mặc là cái quần vốn đã bị phai màu và sờn rách nhiều chỗ nên đã được thợ may lộn từ bề trong ra bề ngoài cho thấy mới hơn, nhưng, lâu ngày bị sờn ở hai bên mông đến nhìn thấy cả cái quần lót.Tôi đưa hết số tiền trong túi cho Tắc-Kè với lời cảm ơn chân tình. “Thà chịu nhịn đói chứ mặc cái quần rách như vậy thì quả là quá mắc cở nếu như chẳng may gặp người quen, nhất là những bạn gái năm xưa mà bây giờ cũng đang đứng đâu đó nơi đầu đường xó chợ để kiếm sống như… anh vậy.” Tôi nhìn Tắc-Kè mà vô cùng biết ơn xen lẫn xúc động. Chúng tôi trở thành đôi bạn kể từ hôm đó. Mấy tháng sau tôi chứng kiến Tắc-Kè giúp đỡ một người phụ nữ có chồng đang bị tập trung cải tạo. Nhìn người phụ nữ phải đem bán từng quyển sách thuộc loại khoa học của chồng, Tắc-Kè nói với tôi: “Người Saigon đang bị trăm ngàn điều khổ đau cùng với sự thiếu ăn thiếu uống đến làm cho con người phải keo kiệt, phải tính toán chi li từng đồng từng cắc… vốn không phải là bản tính của người Saigon. Người Bắc khi theo đoàn quân chiến thắng vào Saigon vốn cũng là bọn người tham lam quỷ quyệt và nhiều thủ đoạn. Tôi giúp chị ấy vì chúng ta là mẫu người chính gốc Saigon còn giữ lại được nhân tính và tình thương đồng loại. Nếu tôi không nhờ ở sự cứu giúp của Thượng Đế thì rồi cuộc sống của tôi cũng không khá hơn chị ấy đâu. Tôi cũng có cha có mẹ có anh chị em cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà êm ấm. Chỉ đến khi chế độ văn minh và tự do của miền Nam bị thay thế bởi chế độ man rợ của bọn người Hồ Chí Minh thì gia đình tôi mới bị chia ly, mà nay chỉ còn mình tôi hiện diện trên cõi đời này thôi. Tôi hy vọng, tôi tin tưởng những người đã bỏ chạy rồi sẽ trở về quang phục lại quê hương. Nếu không, thì ít ra những người đó cũng sẽ làm một việc gì đó để cho bọn man rợ Hồ Chí Minh phải chùn tay lại mà không còn vấy máu đồng bào miền Nam vô tội nữa. Đến nay anh, tôi, và người miền Nam đã sống năm thứ ba trên cái đất rệu rã bởi bọn người không biết một chút gì về làm kinh tế nên người người bị biến dạng vì đói ăn và thiếu uống. Mới chỉ có ba năm mà từ một đất nước phồn thịnh thật sự nay đã bị phá sản hoàn toàn. Các bạn tôi đã anh dũng đứng lên chống lại bọn người man rợ Hồ Chí Minh với những vũ khí ít ỏi còn sót lại để mong làm được một việc gì đó cho quê hương cho đồng bào. Tiếc thay… tất cả đều đã bị tiêu diệt vì mạng lưới tình báo của bọn cộng phỉ Hồ Chí Minh giăng đầy khắp mọi nơi. Tôi thoát được chỉ nhờ ở một sự may mắn...”
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )