Truyện Ngắn & Phóng Sự
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 1
( HNPĐ ) 19/3/75 . Sáng hôm nay, Linh mục Chung người Hồng-Kông, với gương mặt thật buồn khi thuyết giảng cho năm mươi bảy chủng sinh trong buổi tĩnh tâm thường ngày.
( HNPĐ ) 19/3/75 . Sáng hôm nay, Linh mục Chung người Hồng-Kông, với gương mặt thật buồn khi thuyết giảng cho năm mươi bảy chủng sinh trong buổi tĩnh tâm thường ngày. Đang thuyết giảng, bỗng Ngài ngưng lại một lúc rồi chuyển qua đề tài khác. Ngài nói: “Cha yêu nước Việt Nam nên cha đã xin cho được đến đây. Thời gian hơn sáu năm đã cho cha cái cảm nhận như chính cha là người Việt Nam chứ không còn là người Hồng-Kông nữa. Cha thật sự không bao giờ muốn rời bỏ mảnh đất thương yêu nhưng đầy đau thương này. Sự thù hận người miền Nam và gây ra cuộc chiến tranh xâm lăng của ông Hồ Chí Minh là một sự sai lầm. Rồi đây cộng sản Trung Quốc sẽ làm chủ các nước Đông Dương và số phận các thế hệ sau sẽ không còn biết về lịch sử nước Việt Nam nữa. Cha nghĩ… Cha nghĩ không còn bao lâu nữa Cha phải rời khỏi nơi đây làm cho trái tim của Cha như đang rướm máu…”
Tôi nhìn ngay vị Linh mục mà tôi hằng yêu thương và kính trọng. Ngài thông minh và am tường về thời cuộc quốc tế cũng như thời cuộc Việt Nam. Trước khi bọn cộng phỉ Bắc Việt tiến đánh và chiếm Ban mê Thuột khoảng bốn ngày, Ngài đã nói với chúng tôi cũng trong buổi tĩnh tâm như hôm nay, “… Mọi việc thật sự đã được bắt đầu. Nó sẽ tàn khốc hơn Mậu Thân và kinh hoàng hơn Mùa hè đỏ lửa. Miền Nam Việt Nam của chúng ta (Ngài nói chúng ta chứ không khác) rồi sẽ chẳng còn được như ngày nào nữa. Chúng ta còn được bên nhau ngày nào thì hãy tận hưởng niềm thương yêu đó đến tận cùng.” Sau đó Ngài kêu gọi các chủng sinh cầu nguyện cho đồng bào có sức mạnh để chịu đựng được cho qua cơn đại hồng thủy; thay vì cầu nguyện cho đất thái dân an như mọi khi. Ngài từ Trung Hoa chạy sang Hồng-Kông khi Ngài được mười bốn tuổi, ắt Ngài phải hiểu bọn cộng phỉ hơn ai hết, và, hiểu cái mục đích mà Trung Quốc đã chịu yểm trợ không giới hạn về vũ khí và lương thực cho quân đội miền Bắc để tiến đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Ngài đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để ra đi tìm tự do, thì, lời của Ngài hôm nay như báo trước số phận của hơn hai mươi mốt triệu người dân miền Nam, mà, trong đó có năm mươi bảy chủng sinh chúng tôi đang hiện diện… rồi có lẽ cũng sẽ phải tìm đường chạy như Ngài năm xưa chăng? Lịch sử thế giới ghi lại là cho đến hôm nay chưa từng có một người nào đang sinh sống ở một quốc gia tự do lại chạy về với bọn cộng phỉ cả.
Cha Chung ngồi im lặng thật lâu mắt nhìn xuống mặt bàn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Cha buồn vì Cha luôn cười nói mỗi khi gặp bất cứ người nào. Nhưng, hiện tại Cha buồn quá. Có phải Cha buồn vì Cha sắp rời khỏi quê hương mà Cha nói là rất thương yêu? Tôi không tin như vậy. Với sự hiểu biết hạn hẹp của tôi và qua câu nói của Ngài thì, tôi hiểu là, rồi đây miền Nam Việt Nam sẽ không còn và sau đó là toàn cõi nước Việt Nam cũng không còn của người Việt Nam nữa. Có thể lắm. Một khi toàn cõi Đông Dương đã bị bọn cộng phỉ thôn tính để cùng tôn thờ một chủ nghĩa thì biên giới cũng sẽ không còn, và như vậy các nước nhỏ sẽ chịu dưới sự cai trị của quốc gia lớn nào đã bỏ tiền ra viện trợ súng đạn và kinh tế. Miền Nam đã may mắn được nước Mỹ viện trợ, nhưng, Mỹ là quốc gia thực dụng và không có tham vọng đất đai nên khi cần rút đi là Mỹ rút đi ngay.
Bất giác, tôi nhớ đến ba tôi. Người sĩ quan Đại uý cảnh sát phụ trách điều tra tên Phạm Công Kiếm đã bị bọn cộng phỉ đang đêm đến nhà lôi ông ra và bắn vào đầu ngay trước cửa nhà sau. Ông bị giết chỉ vì ông đã khám phá ra một hầm chôn giấu vũ khí trong một tiệm buôn bán lớn ngay giữa thành phố và bắt được bốn tên cán bộ. Nếu ba tôi không bị giết thì tôi đâu phải xa gia đình để đến đây học hành mà mục đích là để trở thành tu sĩ. Tôi chưa bao giờ nghĩ sau này mình sẽ là ông Linh mục. Tôi vốn thích tự do nên muốn đi đây đi đó chứ không muốn ở một chỗ. Nhưng, với lòng quyết tâm và vì thương ba, tôi đã vượt mọi thử thách để chỉ một thời gian gần một năm thôi – và cho đến bây giờ – tôi luôn luôn đứng nhất trong mọi môn học và luôn cả những công việc như cuốc đất để trồng trọt.
29/3/1975. Cha Chung quyết định gởi tôi đến với một Linh mục Việt Nam, bạn thân của Cha; tên Lương Tấn Hoàng. LM. Hoàng là Tổng giám đốc “Chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Gồm có sáu trụ sở, mỗi một trụ sở do một cán bộ trông coi và trong đó có ít, hoặc nhiều nhân viên phụ giúp theo tỉ lệ các em ở đó nhiều hay ít. Mỗi trụ sở được mang tên: “Gia đình hy vọng” và mang số thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi một “Gia đình hy vọng” có khoảng từ bốn mươi đến một trăm em. Tuổi trung bình của các em từ chín tuổi đến mười bảy tuổi. Quá tuổi đó thì sẽ tùy theo trình độ mà được sắp xếp công việc cho hợp với khả năng, hoặc sẽ tham gia vào quân đội. Các em là những đứa trẻ bụi đời sống lang thang ngoài hè phố và kiếm sống với đủ mọi công việc từ đánh giầy, bán báo, rửa xe, và ăn cắp vặt.
Phụ giúp mọi công việc cho LM Hoàng có ông Đỗ Ngọc Long, làm Giám đốc của chương trình. Khi tôi đến đây tôi thật sự chưa hiểu mục đích của LM Chung là gì. Là chủng sinh thì các Ngài bảo làm gì hay đưa đi đâu chúng tôi đều phải tuân lời tuyệt đối. Sau này tôi mới hiểu là tôi được đưa đến đây để LM Hoàng giúp thoát khỏi Việt Nam mà, LM Chung thì không có khả năng đó.
Sau khi ăn cơm tối xong, Linh mục Lương Tấn Hoàng, vị Linh mục cao lớn với dáng đi khoan thai, nhàn hạ, nói với tôi: “Mọi việc chuẩn bị như vậy xem như đã đầy đủ lắm rồi.” Ngưng một lúc Ngài nói tiếp với vẻ mặt như lo âu: “Thời thế sẽ thay đổi. Thay đổi nhanh lắm. Việt Nam sẽ thay đổi toàn bộ vào cuối tháng 5 năm nay. Cha đã sắp xếp cho con cùng ông Long và vài người nữa ra đi vào giữa tháng 5. Con không cần chuẩn bị gì cả nhưng cũng không nên nói cho ai biết.” Tôi sững sờ nhìn Linh mục khả kính có sự giao thiệp rộng rãi với chính quyền Việt cũng như Mỹ. Tôi vẫn đứng với dáng vẻ ngẩn ngơ nhìn Ngài đang cầm ly nước trà nhưng không uống mà cứ nhìn thẳng vào đó. Tôi quá xúc động về những gì Ngài vừa nói với tôi. Mỗi lời của Ngài thấm sâu vào từng thớ thịt, từng mạch máu của tôi, một người chưa từng có một ngày phải kiếm sống ngoài xã hội.
Mặc dù sống trong sự che chở của các Linh mục, nhưng, tôi cũng theo dõi thời sự và thật sự lo sợ cho sự sụp đổ của miền Nam. Hình ảnh tàn ác của bọn cộng phỉ vẫn luôn ám ảnh tôi. Tôi không bao giờ quên được tiếng súng bắn vào đầu ba tôi trong đêm, tôi không biết người bắn là ai nhưng tôi biết đó là bọn cộng phỉ; mẹ tôi nói vậy. Sự lo lắng trong tôi thời gian qua bỗng chốc như tan biến dần đi khi biết được số phận của mình đã được vị Linh mục Tổng giám đốc định sẵn rồi.
Im lặng một lát, Linh mục Hoàng nói tiếp với gương mặt đanh lại: “Tình hình hiện nay xem như đã được định đoạt kể từ khi mất Ban Mê Thuột. Mất Miền Nam… chỉ là tạm thời thôi vì, hai mươi năm sau người Mỹ sẽ trở lại nơi này. Bọn cộng sản ngu dốt tưởng rằng với vũ khí mạnh trong tay là họ sẽ có thể chiến thắng ở nơi nào họ muốn. Nhưng, rồi chính cộng sản sẽ đánh cộng sản. Cộng sản Việt sẽ đánh cộng sản Miên và rồi cộng sản Tàu sẽ đánh cộng sản Việt.” Nói đến đây Linh mục Hoàng nhếch mép cười và nhìn tôi trong khi cái mặt của tôi cứ dài ra vì thật sự tôi có hiểu gì về chính trị đâu.
Tôi xin mở ngoặc ở đây để viết ra một điều: Khi “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản thì tôi đang trông coi “Gia đình hy vọng 5” tọa lạc trên đường Lương Van Can quận 7. Năm 1993 ông Giám đốc Long vẫn còn đang bị nhốt tù ở số 2 Bạch Đằng Saigon; lúc này là trụ sở Cơ quan điều tra do Trung tá Nguyễn Hải Phận cai quản và, phó của ông là tên cộng phỉ tham lam, Đại úy Phan Anh Minh. Cũng trong năm 1993 có một Chuẩn tướng Mỹ qua Saigon xin cho ông Long được tự do và sau đó bay qua Mỹ cùng vị Chuẩn tướng. Hai năm sau, tức năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam để bắt đầu trở lại Việt Nam như lời Linh mục Hoàng đã nói với tôi năm xưa. Còn việc mấy nước cộng sản đánh với nhau thì… đã chứng minh đúng như Linh mục Hoàng đã nói. Ngài có phải là CIA như bọn cộng phỉ nói với ông Giám đốc Long và tôi không? Hỏi tức là đã trả lời rồi.
10/4/1975. Cha Chung người Hồng-Kông đến thăm Cha Hoàng và thăm tôi. Cha Chung với nước da trắng và với khuôn mặt in hằn những nỗi buồn, nhưng, đôi mắt của Cha vẫn long lanh và nụ cười cố tỏ ra vui tươi nhưng sao tôi thấy nó héo úa quá. Cha cười như mếu chứ không như những ngày xưa. Kể từ hôm cha đưa tôi đến với Cha Hoàng thì hôm nay tôi mói gặp lại Cha. “Bọn chúng chiếm nhà dòng để làm bộ chỉ huy và đuổi các Cha ra khỏi đó. Các Cha đang tạm trú tại Tòa Tổng Giám Mục.” Khi Cha Chung nói câu này vẻ mặt của Cha đầy nét khổ đau.
Ngôi nhà dòng mà tôi đã được mẹ tôi đưa đến ngay sau khi ba tôi bị bọn cộng phỉ bắn vào đầu, có tên là, nhà dòng Don Bossco; vốn trước đó là một trại binh của quân đội Pháp. Đây là địa điểm chiến lược nằm trên ngọn đồi cao nhất thuộc xã Trạm Hành Dalat nên bọn cộng phỉ phải chiếm ngay để có thể khống chế được vùng Đơn Dương, Sông Pha, Tháp Chàm… Vân. Vân… Nhà dòng mua lại bằng tiền mặt của chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhưng, theo Cha Chung thì những gì mà cộng sản muốn là họ lấy chứ không có chuyện khiếu nại vì tất cả đều là của cộng sản cả. Cộng sản Việt hay cộng sảnTàu cũng là cộng phỉ giống nhau thôi. Cha Chung nói: “Một buổi chiều kia, có một đoàn quân ăn mặc lếch thếch khoảng hơn trăm người với đầy đủ súng ống, họ đến trước nhà dòng và cái tấm bảng trên cái cổng có ba chữ, Dòng Don Bossco; bị hạ trước khi họ vào gặp Cha bề trên. Hơn sáu năm sống tại đó nên Cha rất đau lòng khi phải xa nơi đó; chắc chắn là vĩnh viễn rồi.” Bất ngờ Cha đặt bàn tay mềm mại như bàn tay phụ nữ lên vai tôi và ngài nói: “Tắc à! Nếu vì lý do gì mà con không đi được thì con phải như con tắc kè. Con phải như con tắc kè vì con là Tắc, tức là, Tắc-Kè.” Tôi hỏi: “Cha ở lại Saigon luôn chứ Cha?” – “Cha muốn lắm, nhưng ai cho Cha ở? Họ căm thù tôn giáo và nhất là Thiên Chúa Giáo.” – “Rồi Cha đi về đâu?” – “Mấy ngày nữa Cha về lại Hồng-Kông. Để Cha ghi địa chỉ cho con và nếu có dịp thì con ghé thăm Cha nhé.” – “Dạ, con sẽ đến thăm Cha.”
Tôi vẫn nghĩ là tôi sẽ đi vào thời điểm mà Cha Hoàng đã tính. Có lẽ số của tôi, và của những người miền Nam phải bị một thời gian sống với bọn cộng phỉ để thấy tận mắt những trò man rợ của những người cùng màu da cùng tiếng nói đối xử như thế nào với những người ở lại. Để chứng kiến những trò ăn cướp như bọn thảo khấu đã cướp của của dân lành. Chỉ khi chứng kiến những việc làm của bọn cộng phỉ tôi mới hiểu ra lời Cha Chung đã nói với tôi: “Con phải như con tắc kè.” Và, tôi đã hủy hết giấy tờ cá nhân. Từ đó tôi lấy tên Phạm Công Tắc-Kè. Khi tôi đến khai lý lịch tại quận ba. Tên cộng phỉ với hàm răng cải mả đã giương hai con mắt lên mà tròng trắng thì nhiều hơn tròng đen; nhìn ngay tôi xem tôi có giởn mặt hắn không. Khi thấy tôi có vẻ nghiêm trang, hắn hỏi: “Tên gì mà kỳ vậy?” – “Tôi nghe mẹ tôi nói là hôm sinh tôi ra mẹ tôi nhìn thấy con tắc kè trên tường nhà bảo sanh nên đặt tên tôi như vậy. Giấy tờ hộ tịch của tôi… có lẽ còn ở Phòng Tư Pháp thành phố Pleiku. Đó là sự thật và tôi cam đoan…” Tên cộng phỉ ngu dốt tin lời tôi nên hắn nắn nót ký tên vào tờ xác nhận như đứa trẻ lên năm học mẫu giáo và học ký tên.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
( HNPĐ ) 19/3/75 . Sáng hôm nay, Linh mục Chung người Hồng-Kông, với gương mặt thật buồn khi thuyết giảng cho năm mươi bảy chủng sinh trong buổi tĩnh tâm thường ngày. Đang thuyết giảng, bỗng Ngài ngưng lại một lúc rồi chuyển qua đề tài khác. Ngài nói: “Cha yêu nước Việt Nam nên cha đã xin cho được đến đây. Thời gian hơn sáu năm đã cho cha cái cảm nhận như chính cha là người Việt Nam chứ không còn là người Hồng-Kông nữa. Cha thật sự không bao giờ muốn rời bỏ mảnh đất thương yêu nhưng đầy đau thương này. Sự thù hận người miền Nam và gây ra cuộc chiến tranh xâm lăng của ông Hồ Chí Minh là một sự sai lầm. Rồi đây cộng sản Trung Quốc sẽ làm chủ các nước Đông Dương và số phận các thế hệ sau sẽ không còn biết về lịch sử nước Việt Nam nữa. Cha nghĩ… Cha nghĩ không còn bao lâu nữa Cha phải rời khỏi nơi đây làm cho trái tim của Cha như đang rướm máu…”
Tôi nhìn ngay vị Linh mục mà tôi hằng yêu thương và kính trọng. Ngài thông minh và am tường về thời cuộc quốc tế cũng như thời cuộc Việt Nam. Trước khi bọn cộng phỉ Bắc Việt tiến đánh và chiếm Ban mê Thuột khoảng bốn ngày, Ngài đã nói với chúng tôi cũng trong buổi tĩnh tâm như hôm nay, “… Mọi việc thật sự đã được bắt đầu. Nó sẽ tàn khốc hơn Mậu Thân và kinh hoàng hơn Mùa hè đỏ lửa. Miền Nam Việt Nam của chúng ta (Ngài nói chúng ta chứ không khác) rồi sẽ chẳng còn được như ngày nào nữa. Chúng ta còn được bên nhau ngày nào thì hãy tận hưởng niềm thương yêu đó đến tận cùng.” Sau đó Ngài kêu gọi các chủng sinh cầu nguyện cho đồng bào có sức mạnh để chịu đựng được cho qua cơn đại hồng thủy; thay vì cầu nguyện cho đất thái dân an như mọi khi. Ngài từ Trung Hoa chạy sang Hồng-Kông khi Ngài được mười bốn tuổi, ắt Ngài phải hiểu bọn cộng phỉ hơn ai hết, và, hiểu cái mục đích mà Trung Quốc đã chịu yểm trợ không giới hạn về vũ khí và lương thực cho quân đội miền Bắc để tiến đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Ngài đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để ra đi tìm tự do, thì, lời của Ngài hôm nay như báo trước số phận của hơn hai mươi mốt triệu người dân miền Nam, mà, trong đó có năm mươi bảy chủng sinh chúng tôi đang hiện diện… rồi có lẽ cũng sẽ phải tìm đường chạy như Ngài năm xưa chăng? Lịch sử thế giới ghi lại là cho đến hôm nay chưa từng có một người nào đang sinh sống ở một quốc gia tự do lại chạy về với bọn cộng phỉ cả.
Cha Chung ngồi im lặng thật lâu mắt nhìn xuống mặt bàn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Cha buồn vì Cha luôn cười nói mỗi khi gặp bất cứ người nào. Nhưng, hiện tại Cha buồn quá. Có phải Cha buồn vì Cha sắp rời khỏi quê hương mà Cha nói là rất thương yêu? Tôi không tin như vậy. Với sự hiểu biết hạn hẹp của tôi và qua câu nói của Ngài thì, tôi hiểu là, rồi đây miền Nam Việt Nam sẽ không còn và sau đó là toàn cõi nước Việt Nam cũng không còn của người Việt Nam nữa. Có thể lắm. Một khi toàn cõi Đông Dương đã bị bọn cộng phỉ thôn tính để cùng tôn thờ một chủ nghĩa thì biên giới cũng sẽ không còn, và như vậy các nước nhỏ sẽ chịu dưới sự cai trị của quốc gia lớn nào đã bỏ tiền ra viện trợ súng đạn và kinh tế. Miền Nam đã may mắn được nước Mỹ viện trợ, nhưng, Mỹ là quốc gia thực dụng và không có tham vọng đất đai nên khi cần rút đi là Mỹ rút đi ngay.
Bất giác, tôi nhớ đến ba tôi. Người sĩ quan Đại uý cảnh sát phụ trách điều tra tên Phạm Công Kiếm đã bị bọn cộng phỉ đang đêm đến nhà lôi ông ra và bắn vào đầu ngay trước cửa nhà sau. Ông bị giết chỉ vì ông đã khám phá ra một hầm chôn giấu vũ khí trong một tiệm buôn bán lớn ngay giữa thành phố và bắt được bốn tên cán bộ. Nếu ba tôi không bị giết thì tôi đâu phải xa gia đình để đến đây học hành mà mục đích là để trở thành tu sĩ. Tôi chưa bao giờ nghĩ sau này mình sẽ là ông Linh mục. Tôi vốn thích tự do nên muốn đi đây đi đó chứ không muốn ở một chỗ. Nhưng, với lòng quyết tâm và vì thương ba, tôi đã vượt mọi thử thách để chỉ một thời gian gần một năm thôi – và cho đến bây giờ – tôi luôn luôn đứng nhất trong mọi môn học và luôn cả những công việc như cuốc đất để trồng trọt.
29/3/1975. Cha Chung quyết định gởi tôi đến với một Linh mục Việt Nam, bạn thân của Cha; tên Lương Tấn Hoàng. LM. Hoàng là Tổng giám đốc “Chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Gồm có sáu trụ sở, mỗi một trụ sở do một cán bộ trông coi và trong đó có ít, hoặc nhiều nhân viên phụ giúp theo tỉ lệ các em ở đó nhiều hay ít. Mỗi trụ sở được mang tên: “Gia đình hy vọng” và mang số thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi một “Gia đình hy vọng” có khoảng từ bốn mươi đến một trăm em. Tuổi trung bình của các em từ chín tuổi đến mười bảy tuổi. Quá tuổi đó thì sẽ tùy theo trình độ mà được sắp xếp công việc cho hợp với khả năng, hoặc sẽ tham gia vào quân đội. Các em là những đứa trẻ bụi đời sống lang thang ngoài hè phố và kiếm sống với đủ mọi công việc từ đánh giầy, bán báo, rửa xe, và ăn cắp vặt.
Phụ giúp mọi công việc cho LM Hoàng có ông Đỗ Ngọc Long, làm Giám đốc của chương trình. Khi tôi đến đây tôi thật sự chưa hiểu mục đích của LM Chung là gì. Là chủng sinh thì các Ngài bảo làm gì hay đưa đi đâu chúng tôi đều phải tuân lời tuyệt đối. Sau này tôi mới hiểu là tôi được đưa đến đây để LM Hoàng giúp thoát khỏi Việt Nam mà, LM Chung thì không có khả năng đó.
Sau khi ăn cơm tối xong, Linh mục Lương Tấn Hoàng, vị Linh mục cao lớn với dáng đi khoan thai, nhàn hạ, nói với tôi: “Mọi việc chuẩn bị như vậy xem như đã đầy đủ lắm rồi.” Ngưng một lúc Ngài nói tiếp với vẻ mặt như lo âu: “Thời thế sẽ thay đổi. Thay đổi nhanh lắm. Việt Nam sẽ thay đổi toàn bộ vào cuối tháng 5 năm nay. Cha đã sắp xếp cho con cùng ông Long và vài người nữa ra đi vào giữa tháng 5. Con không cần chuẩn bị gì cả nhưng cũng không nên nói cho ai biết.” Tôi sững sờ nhìn Linh mục khả kính có sự giao thiệp rộng rãi với chính quyền Việt cũng như Mỹ. Tôi vẫn đứng với dáng vẻ ngẩn ngơ nhìn Ngài đang cầm ly nước trà nhưng không uống mà cứ nhìn thẳng vào đó. Tôi quá xúc động về những gì Ngài vừa nói với tôi. Mỗi lời của Ngài thấm sâu vào từng thớ thịt, từng mạch máu của tôi, một người chưa từng có một ngày phải kiếm sống ngoài xã hội.
Mặc dù sống trong sự che chở của các Linh mục, nhưng, tôi cũng theo dõi thời sự và thật sự lo sợ cho sự sụp đổ của miền Nam. Hình ảnh tàn ác của bọn cộng phỉ vẫn luôn ám ảnh tôi. Tôi không bao giờ quên được tiếng súng bắn vào đầu ba tôi trong đêm, tôi không biết người bắn là ai nhưng tôi biết đó là bọn cộng phỉ; mẹ tôi nói vậy. Sự lo lắng trong tôi thời gian qua bỗng chốc như tan biến dần đi khi biết được số phận của mình đã được vị Linh mục Tổng giám đốc định sẵn rồi.
Im lặng một lát, Linh mục Hoàng nói tiếp với gương mặt đanh lại: “Tình hình hiện nay xem như đã được định đoạt kể từ khi mất Ban Mê Thuột. Mất Miền Nam… chỉ là tạm thời thôi vì, hai mươi năm sau người Mỹ sẽ trở lại nơi này. Bọn cộng sản ngu dốt tưởng rằng với vũ khí mạnh trong tay là họ sẽ có thể chiến thắng ở nơi nào họ muốn. Nhưng, rồi chính cộng sản sẽ đánh cộng sản. Cộng sản Việt sẽ đánh cộng sản Miên và rồi cộng sản Tàu sẽ đánh cộng sản Việt.” Nói đến đây Linh mục Hoàng nhếch mép cười và nhìn tôi trong khi cái mặt của tôi cứ dài ra vì thật sự tôi có hiểu gì về chính trị đâu.
Tôi xin mở ngoặc ở đây để viết ra một điều: Khi “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản thì tôi đang trông coi “Gia đình hy vọng 5” tọa lạc trên đường Lương Van Can quận 7. Năm 1993 ông Giám đốc Long vẫn còn đang bị nhốt tù ở số 2 Bạch Đằng Saigon; lúc này là trụ sở Cơ quan điều tra do Trung tá Nguyễn Hải Phận cai quản và, phó của ông là tên cộng phỉ tham lam, Đại úy Phan Anh Minh. Cũng trong năm 1993 có một Chuẩn tướng Mỹ qua Saigon xin cho ông Long được tự do và sau đó bay qua Mỹ cùng vị Chuẩn tướng. Hai năm sau, tức năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam để bắt đầu trở lại Việt Nam như lời Linh mục Hoàng đã nói với tôi năm xưa. Còn việc mấy nước cộng sản đánh với nhau thì… đã chứng minh đúng như Linh mục Hoàng đã nói. Ngài có phải là CIA như bọn cộng phỉ nói với ông Giám đốc Long và tôi không? Hỏi tức là đã trả lời rồi.
10/4/1975. Cha Chung người Hồng-Kông đến thăm Cha Hoàng và thăm tôi. Cha Chung với nước da trắng và với khuôn mặt in hằn những nỗi buồn, nhưng, đôi mắt của Cha vẫn long lanh và nụ cười cố tỏ ra vui tươi nhưng sao tôi thấy nó héo úa quá. Cha cười như mếu chứ không như những ngày xưa. Kể từ hôm cha đưa tôi đến với Cha Hoàng thì hôm nay tôi mói gặp lại Cha. “Bọn chúng chiếm nhà dòng để làm bộ chỉ huy và đuổi các Cha ra khỏi đó. Các Cha đang tạm trú tại Tòa Tổng Giám Mục.” Khi Cha Chung nói câu này vẻ mặt của Cha đầy nét khổ đau.
Ngôi nhà dòng mà tôi đã được mẹ tôi đưa đến ngay sau khi ba tôi bị bọn cộng phỉ bắn vào đầu, có tên là, nhà dòng Don Bossco; vốn trước đó là một trại binh của quân đội Pháp. Đây là địa điểm chiến lược nằm trên ngọn đồi cao nhất thuộc xã Trạm Hành Dalat nên bọn cộng phỉ phải chiếm ngay để có thể khống chế được vùng Đơn Dương, Sông Pha, Tháp Chàm… Vân. Vân… Nhà dòng mua lại bằng tiền mặt của chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhưng, theo Cha Chung thì những gì mà cộng sản muốn là họ lấy chứ không có chuyện khiếu nại vì tất cả đều là của cộng sản cả. Cộng sản Việt hay cộng sảnTàu cũng là cộng phỉ giống nhau thôi. Cha Chung nói: “Một buổi chiều kia, có một đoàn quân ăn mặc lếch thếch khoảng hơn trăm người với đầy đủ súng ống, họ đến trước nhà dòng và cái tấm bảng trên cái cổng có ba chữ, Dòng Don Bossco; bị hạ trước khi họ vào gặp Cha bề trên. Hơn sáu năm sống tại đó nên Cha rất đau lòng khi phải xa nơi đó; chắc chắn là vĩnh viễn rồi.” Bất ngờ Cha đặt bàn tay mềm mại như bàn tay phụ nữ lên vai tôi và ngài nói: “Tắc à! Nếu vì lý do gì mà con không đi được thì con phải như con tắc kè. Con phải như con tắc kè vì con là Tắc, tức là, Tắc-Kè.” Tôi hỏi: “Cha ở lại Saigon luôn chứ Cha?” – “Cha muốn lắm, nhưng ai cho Cha ở? Họ căm thù tôn giáo và nhất là Thiên Chúa Giáo.” – “Rồi Cha đi về đâu?” – “Mấy ngày nữa Cha về lại Hồng-Kông. Để Cha ghi địa chỉ cho con và nếu có dịp thì con ghé thăm Cha nhé.” – “Dạ, con sẽ đến thăm Cha.”
Tôi vẫn nghĩ là tôi sẽ đi vào thời điểm mà Cha Hoàng đã tính. Có lẽ số của tôi, và của những người miền Nam phải bị một thời gian sống với bọn cộng phỉ để thấy tận mắt những trò man rợ của những người cùng màu da cùng tiếng nói đối xử như thế nào với những người ở lại. Để chứng kiến những trò ăn cướp như bọn thảo khấu đã cướp của của dân lành. Chỉ khi chứng kiến những việc làm của bọn cộng phỉ tôi mới hiểu ra lời Cha Chung đã nói với tôi: “Con phải như con tắc kè.” Và, tôi đã hủy hết giấy tờ cá nhân. Từ đó tôi lấy tên Phạm Công Tắc-Kè. Khi tôi đến khai lý lịch tại quận ba. Tên cộng phỉ với hàm răng cải mả đã giương hai con mắt lên mà tròng trắng thì nhiều hơn tròng đen; nhìn ngay tôi xem tôi có giởn mặt hắn không. Khi thấy tôi có vẻ nghiêm trang, hắn hỏi: “Tên gì mà kỳ vậy?” – “Tôi nghe mẹ tôi nói là hôm sinh tôi ra mẹ tôi nhìn thấy con tắc kè trên tường nhà bảo sanh nên đặt tên tôi như vậy. Giấy tờ hộ tịch của tôi… có lẽ còn ở Phòng Tư Pháp thành phố Pleiku. Đó là sự thật và tôi cam đoan…” Tên cộng phỉ ngu dốt tin lời tôi nên hắn nắn nót ký tên vào tờ xác nhận như đứa trẻ lên năm học mẫu giáo và học ký tên.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Quyển Nhật Ký Của Tắc-Kè - Phần 1
( HNPĐ ) 19/3/75 . Sáng hôm nay, Linh mục Chung người Hồng-Kông, với gương mặt thật buồn khi thuyết giảng cho năm mươi bảy chủng sinh trong buổi tĩnh tâm thường ngày.
( HNPĐ ) 19/3/75 . Sáng hôm nay, Linh mục Chung người Hồng-Kông, với gương mặt thật buồn khi thuyết giảng cho năm mươi bảy chủng sinh trong buổi tĩnh tâm thường ngày. Đang thuyết giảng, bỗng Ngài ngưng lại một lúc rồi chuyển qua đề tài khác. Ngài nói: “Cha yêu nước Việt Nam nên cha đã xin cho được đến đây. Thời gian hơn sáu năm đã cho cha cái cảm nhận như chính cha là người Việt Nam chứ không còn là người Hồng-Kông nữa. Cha thật sự không bao giờ muốn rời bỏ mảnh đất thương yêu nhưng đầy đau thương này. Sự thù hận người miền Nam và gây ra cuộc chiến tranh xâm lăng của ông Hồ Chí Minh là một sự sai lầm. Rồi đây cộng sản Trung Quốc sẽ làm chủ các nước Đông Dương và số phận các thế hệ sau sẽ không còn biết về lịch sử nước Việt Nam nữa. Cha nghĩ… Cha nghĩ không còn bao lâu nữa Cha phải rời khỏi nơi đây làm cho trái tim của Cha như đang rướm máu…”
Tôi nhìn ngay vị Linh mục mà tôi hằng yêu thương và kính trọng. Ngài thông minh và am tường về thời cuộc quốc tế cũng như thời cuộc Việt Nam. Trước khi bọn cộng phỉ Bắc Việt tiến đánh và chiếm Ban mê Thuột khoảng bốn ngày, Ngài đã nói với chúng tôi cũng trong buổi tĩnh tâm như hôm nay, “… Mọi việc thật sự đã được bắt đầu. Nó sẽ tàn khốc hơn Mậu Thân và kinh hoàng hơn Mùa hè đỏ lửa. Miền Nam Việt Nam của chúng ta (Ngài nói chúng ta chứ không khác) rồi sẽ chẳng còn được như ngày nào nữa. Chúng ta còn được bên nhau ngày nào thì hãy tận hưởng niềm thương yêu đó đến tận cùng.” Sau đó Ngài kêu gọi các chủng sinh cầu nguyện cho đồng bào có sức mạnh để chịu đựng được cho qua cơn đại hồng thủy; thay vì cầu nguyện cho đất thái dân an như mọi khi. Ngài từ Trung Hoa chạy sang Hồng-Kông khi Ngài được mười bốn tuổi, ắt Ngài phải hiểu bọn cộng phỉ hơn ai hết, và, hiểu cái mục đích mà Trung Quốc đã chịu yểm trợ không giới hạn về vũ khí và lương thực cho quân đội miền Bắc để tiến đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Ngài đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để ra đi tìm tự do, thì, lời của Ngài hôm nay như báo trước số phận của hơn hai mươi mốt triệu người dân miền Nam, mà, trong đó có năm mươi bảy chủng sinh chúng tôi đang hiện diện… rồi có lẽ cũng sẽ phải tìm đường chạy như Ngài năm xưa chăng? Lịch sử thế giới ghi lại là cho đến hôm nay chưa từng có một người nào đang sinh sống ở một quốc gia tự do lại chạy về với bọn cộng phỉ cả.
Cha Chung ngồi im lặng thật lâu mắt nhìn xuống mặt bàn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Cha buồn vì Cha luôn cười nói mỗi khi gặp bất cứ người nào. Nhưng, hiện tại Cha buồn quá. Có phải Cha buồn vì Cha sắp rời khỏi quê hương mà Cha nói là rất thương yêu? Tôi không tin như vậy. Với sự hiểu biết hạn hẹp của tôi và qua câu nói của Ngài thì, tôi hiểu là, rồi đây miền Nam Việt Nam sẽ không còn và sau đó là toàn cõi nước Việt Nam cũng không còn của người Việt Nam nữa. Có thể lắm. Một khi toàn cõi Đông Dương đã bị bọn cộng phỉ thôn tính để cùng tôn thờ một chủ nghĩa thì biên giới cũng sẽ không còn, và như vậy các nước nhỏ sẽ chịu dưới sự cai trị của quốc gia lớn nào đã bỏ tiền ra viện trợ súng đạn và kinh tế. Miền Nam đã may mắn được nước Mỹ viện trợ, nhưng, Mỹ là quốc gia thực dụng và không có tham vọng đất đai nên khi cần rút đi là Mỹ rút đi ngay.
Bất giác, tôi nhớ đến ba tôi. Người sĩ quan Đại uý cảnh sát phụ trách điều tra tên Phạm Công Kiếm đã bị bọn cộng phỉ đang đêm đến nhà lôi ông ra và bắn vào đầu ngay trước cửa nhà sau. Ông bị giết chỉ vì ông đã khám phá ra một hầm chôn giấu vũ khí trong một tiệm buôn bán lớn ngay giữa thành phố và bắt được bốn tên cán bộ. Nếu ba tôi không bị giết thì tôi đâu phải xa gia đình để đến đây học hành mà mục đích là để trở thành tu sĩ. Tôi chưa bao giờ nghĩ sau này mình sẽ là ông Linh mục. Tôi vốn thích tự do nên muốn đi đây đi đó chứ không muốn ở một chỗ. Nhưng, với lòng quyết tâm và vì thương ba, tôi đã vượt mọi thử thách để chỉ một thời gian gần một năm thôi – và cho đến bây giờ – tôi luôn luôn đứng nhất trong mọi môn học và luôn cả những công việc như cuốc đất để trồng trọt.
29/3/1975. Cha Chung quyết định gởi tôi đến với một Linh mục Việt Nam, bạn thân của Cha; tên Lương Tấn Hoàng. LM. Hoàng là Tổng giám đốc “Chương trình trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Gồm có sáu trụ sở, mỗi một trụ sở do một cán bộ trông coi và trong đó có ít, hoặc nhiều nhân viên phụ giúp theo tỉ lệ các em ở đó nhiều hay ít. Mỗi trụ sở được mang tên: “Gia đình hy vọng” và mang số thứ tự từ 1 đến 6. Mỗi một “Gia đình hy vọng” có khoảng từ bốn mươi đến một trăm em. Tuổi trung bình của các em từ chín tuổi đến mười bảy tuổi. Quá tuổi đó thì sẽ tùy theo trình độ mà được sắp xếp công việc cho hợp với khả năng, hoặc sẽ tham gia vào quân đội. Các em là những đứa trẻ bụi đời sống lang thang ngoài hè phố và kiếm sống với đủ mọi công việc từ đánh giầy, bán báo, rửa xe, và ăn cắp vặt.
Phụ giúp mọi công việc cho LM Hoàng có ông Đỗ Ngọc Long, làm Giám đốc của chương trình. Khi tôi đến đây tôi thật sự chưa hiểu mục đích của LM Chung là gì. Là chủng sinh thì các Ngài bảo làm gì hay đưa đi đâu chúng tôi đều phải tuân lời tuyệt đối. Sau này tôi mới hiểu là tôi được đưa đến đây để LM Hoàng giúp thoát khỏi Việt Nam mà, LM Chung thì không có khả năng đó.
Sau khi ăn cơm tối xong, Linh mục Lương Tấn Hoàng, vị Linh mục cao lớn với dáng đi khoan thai, nhàn hạ, nói với tôi: “Mọi việc chuẩn bị như vậy xem như đã đầy đủ lắm rồi.” Ngưng một lúc Ngài nói tiếp với vẻ mặt như lo âu: “Thời thế sẽ thay đổi. Thay đổi nhanh lắm. Việt Nam sẽ thay đổi toàn bộ vào cuối tháng 5 năm nay. Cha đã sắp xếp cho con cùng ông Long và vài người nữa ra đi vào giữa tháng 5. Con không cần chuẩn bị gì cả nhưng cũng không nên nói cho ai biết.” Tôi sững sờ nhìn Linh mục khả kính có sự giao thiệp rộng rãi với chính quyền Việt cũng như Mỹ. Tôi vẫn đứng với dáng vẻ ngẩn ngơ nhìn Ngài đang cầm ly nước trà nhưng không uống mà cứ nhìn thẳng vào đó. Tôi quá xúc động về những gì Ngài vừa nói với tôi. Mỗi lời của Ngài thấm sâu vào từng thớ thịt, từng mạch máu của tôi, một người chưa từng có một ngày phải kiếm sống ngoài xã hội.
Mặc dù sống trong sự che chở của các Linh mục, nhưng, tôi cũng theo dõi thời sự và thật sự lo sợ cho sự sụp đổ của miền Nam. Hình ảnh tàn ác của bọn cộng phỉ vẫn luôn ám ảnh tôi. Tôi không bao giờ quên được tiếng súng bắn vào đầu ba tôi trong đêm, tôi không biết người bắn là ai nhưng tôi biết đó là bọn cộng phỉ; mẹ tôi nói vậy. Sự lo lắng trong tôi thời gian qua bỗng chốc như tan biến dần đi khi biết được số phận của mình đã được vị Linh mục Tổng giám đốc định sẵn rồi.
Im lặng một lát, Linh mục Hoàng nói tiếp với gương mặt đanh lại: “Tình hình hiện nay xem như đã được định đoạt kể từ khi mất Ban Mê Thuột. Mất Miền Nam… chỉ là tạm thời thôi vì, hai mươi năm sau người Mỹ sẽ trở lại nơi này. Bọn cộng sản ngu dốt tưởng rằng với vũ khí mạnh trong tay là họ sẽ có thể chiến thắng ở nơi nào họ muốn. Nhưng, rồi chính cộng sản sẽ đánh cộng sản. Cộng sản Việt sẽ đánh cộng sản Miên và rồi cộng sản Tàu sẽ đánh cộng sản Việt.” Nói đến đây Linh mục Hoàng nhếch mép cười và nhìn tôi trong khi cái mặt của tôi cứ dài ra vì thật sự tôi có hiểu gì về chính trị đâu.
Tôi xin mở ngoặc ở đây để viết ra một điều: Khi “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản thì tôi đang trông coi “Gia đình hy vọng 5” tọa lạc trên đường Lương Van Can quận 7. Năm 1993 ông Giám đốc Long vẫn còn đang bị nhốt tù ở số 2 Bạch Đằng Saigon; lúc này là trụ sở Cơ quan điều tra do Trung tá Nguyễn Hải Phận cai quản và, phó của ông là tên cộng phỉ tham lam, Đại úy Phan Anh Minh. Cũng trong năm 1993 có một Chuẩn tướng Mỹ qua Saigon xin cho ông Long được tự do và sau đó bay qua Mỹ cùng vị Chuẩn tướng. Hai năm sau, tức năm 1995, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam để bắt đầu trở lại Việt Nam như lời Linh mục Hoàng đã nói với tôi năm xưa. Còn việc mấy nước cộng sản đánh với nhau thì… đã chứng minh đúng như Linh mục Hoàng đã nói. Ngài có phải là CIA như bọn cộng phỉ nói với ông Giám đốc Long và tôi không? Hỏi tức là đã trả lời rồi.
10/4/1975. Cha Chung người Hồng-Kông đến thăm Cha Hoàng và thăm tôi. Cha Chung với nước da trắng và với khuôn mặt in hằn những nỗi buồn, nhưng, đôi mắt của Cha vẫn long lanh và nụ cười cố tỏ ra vui tươi nhưng sao tôi thấy nó héo úa quá. Cha cười như mếu chứ không như những ngày xưa. Kể từ hôm cha đưa tôi đến với Cha Hoàng thì hôm nay tôi mói gặp lại Cha. “Bọn chúng chiếm nhà dòng để làm bộ chỉ huy và đuổi các Cha ra khỏi đó. Các Cha đang tạm trú tại Tòa Tổng Giám Mục.” Khi Cha Chung nói câu này vẻ mặt của Cha đầy nét khổ đau.
Ngôi nhà dòng mà tôi đã được mẹ tôi đưa đến ngay sau khi ba tôi bị bọn cộng phỉ bắn vào đầu, có tên là, nhà dòng Don Bossco; vốn trước đó là một trại binh của quân đội Pháp. Đây là địa điểm chiến lược nằm trên ngọn đồi cao nhất thuộc xã Trạm Hành Dalat nên bọn cộng phỉ phải chiếm ngay để có thể khống chế được vùng Đơn Dương, Sông Pha, Tháp Chàm… Vân. Vân… Nhà dòng mua lại bằng tiền mặt của chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhưng, theo Cha Chung thì những gì mà cộng sản muốn là họ lấy chứ không có chuyện khiếu nại vì tất cả đều là của cộng sản cả. Cộng sản Việt hay cộng sảnTàu cũng là cộng phỉ giống nhau thôi. Cha Chung nói: “Một buổi chiều kia, có một đoàn quân ăn mặc lếch thếch khoảng hơn trăm người với đầy đủ súng ống, họ đến trước nhà dòng và cái tấm bảng trên cái cổng có ba chữ, Dòng Don Bossco; bị hạ trước khi họ vào gặp Cha bề trên. Hơn sáu năm sống tại đó nên Cha rất đau lòng khi phải xa nơi đó; chắc chắn là vĩnh viễn rồi.” Bất ngờ Cha đặt bàn tay mềm mại như bàn tay phụ nữ lên vai tôi và ngài nói: “Tắc à! Nếu vì lý do gì mà con không đi được thì con phải như con tắc kè. Con phải như con tắc kè vì con là Tắc, tức là, Tắc-Kè.” Tôi hỏi: “Cha ở lại Saigon luôn chứ Cha?” – “Cha muốn lắm, nhưng ai cho Cha ở? Họ căm thù tôn giáo và nhất là Thiên Chúa Giáo.” – “Rồi Cha đi về đâu?” – “Mấy ngày nữa Cha về lại Hồng-Kông. Để Cha ghi địa chỉ cho con và nếu có dịp thì con ghé thăm Cha nhé.” – “Dạ, con sẽ đến thăm Cha.”
Tôi vẫn nghĩ là tôi sẽ đi vào thời điểm mà Cha Hoàng đã tính. Có lẽ số của tôi, và của những người miền Nam phải bị một thời gian sống với bọn cộng phỉ để thấy tận mắt những trò man rợ của những người cùng màu da cùng tiếng nói đối xử như thế nào với những người ở lại. Để chứng kiến những trò ăn cướp như bọn thảo khấu đã cướp của của dân lành. Chỉ khi chứng kiến những việc làm của bọn cộng phỉ tôi mới hiểu ra lời Cha Chung đã nói với tôi: “Con phải như con tắc kè.” Và, tôi đã hủy hết giấy tờ cá nhân. Từ đó tôi lấy tên Phạm Công Tắc-Kè. Khi tôi đến khai lý lịch tại quận ba. Tên cộng phỉ với hàm răng cải mả đã giương hai con mắt lên mà tròng trắng thì nhiều hơn tròng đen; nhìn ngay tôi xem tôi có giởn mặt hắn không. Khi thấy tôi có vẻ nghiêm trang, hắn hỏi: “Tên gì mà kỳ vậy?” – “Tôi nghe mẹ tôi nói là hôm sinh tôi ra mẹ tôi nhìn thấy con tắc kè trên tường nhà bảo sanh nên đặt tên tôi như vậy. Giấy tờ hộ tịch của tôi… có lẽ còn ở Phòng Tư Pháp thành phố Pleiku. Đó là sự thật và tôi cam đoan…” Tên cộng phỉ ngu dốt tin lời tôi nên hắn nắn nót ký tên vào tờ xác nhận như đứa trẻ lên năm học mẫu giáo và học ký tên.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )