Văn Học & Nghệ Thuật
Quyển Sách Giáo Khoa Cũ Cho Thấy Sự Thụt Lùi về Văn Hóa Trung Quốc
Những năm gần đây, một quyển sách giáo khoa cũ đã trở nên được chú ý rộng rãi tại Trung Quốc Đại Lục, cư dân mạng đăng những bức hình của quyển sách kèm theo những tình cảm sâu sắc của họ. Liền sau đó, nó đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, so với những quyển sách giáo khoa ngày nay, thật khiến người ta muôn phần tiếc nuối.
《Sách giáo khoa Trung Văn》bên trong có đạo lý, có hình minh họa, rõ ràng, dễ hiểu. (Hình lấy từ Internet)
Quyển sách giáo khoa nhỏ thời Trung Hoa Dân Quốc giảng luân lý, nói về thẩm mỹ, khuyến khích những thói quen tốt, không chỉ chú trọng vào giáo dục đạo đức cá nhân mà còn đánh giá cao việc bồi dưỡng đạo đức xã hội.
Kiến thức hiến pháp chiếm một vị trí quan trọng trong quyển sách giáo khoa tiểu học Trung Hoa Dân Quốc, nó nêu rõ ràng về “chủ quyền mạnh mẽ, không một ai có thể đe dọa. Vì vậy chính phủ phải phục vụ đất nước”.
Nội dung của mỗi bài học không nhiều, nhưng những điều về cuộc sống, nghi thức, tri thức bách khoa, …, dung hợp cùng nhau, kết hợp với những hình minh họa súc tích, tựa như những khúc đồng dao bình dị mà thanh nhã.
Nhìn bên ngoài thì là công cụ, nhưng bên trong nhìn thấu tình cảnh
(Hình lấy từ Internet)
“Từ mẫu thủ trung tuyến, du tử thân thượng y”
Quần áo kẻ lang thang đang mặc là do mẹ hiền may cho
(Hình lấy từ Internet)
Lộ hữu bất bình, nhân thi vu thủ; tiên cứu nhược tiểu, tái tự cứu
Trên đường có chuyện bất bình, người cần giúp đỡ; giúp kẻ yếu nhược trước, sau tự giúp mình. (Hình lấy từ Internet)
Dạ bất bế hộ, lộ bất thiệp di
Đêm không đóng cửa, không có ai nhặt của rơi trên đường
Ý nói: xã hội ổn định, thiên hạ thái bình
(Hình lấy từ Internet)
Giảng quân chủ, dân chủ, chuyên chế, lập hiến, chuyên chế đã lỗi thời
(Hình lấy từ Internet)
Theo báo 《Nam Phương Đô Thị》, nhà báo tự do Phó Quốc Dũng cho biết, trong nửa thế kỷ từ 1902-1949, Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn: triều Thanh, thời đại Bắc Dương, phục hồi chức vị cho Viên Thế Khải, đến thời kỳ Bắc Dương, sau đó đến thời kỳ Quốc Dân Đảng thống trị, bất kể thời vận có chuyển biến thế nào, sách giáo khoa của Trung Quốc vẫn duy trì được tính độc lập và hoàn chỉnh tương đối; hơn nữa, không xóa mất “Trung Văn”, “thường thức”, “công dân”, “lịch sử”, … và các đề tài khác có giá trị phổ quát. Nữa thế kỷ này gần như là khởi điểm của nền giáo dục tân tiến của Trung Quốc, cũng là thời kỳ hưng thịnh nhất.
Mục đích của những quyển sách giáo khoa cũ này là để nuôi dưỡng con người thành nhân, kiến tạo nên con người, nó trước sau vẫn luôn xoay quanh bản chất của con người mà biên soạn, đó là đặc tính cơ bản. Vì vậy, nó đặc biệt đề cao mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quan hệ con người với xã hội, quan hệ con người với thế giới.
Thời bấy giờ, cơ quan Báo chí Thương mại và bốn nhà xuất bản tư nhân khác, về cơ bản là phân chia toàn bộ thị trường sách giáo khoa. Trong một thời gian dài, chính phủ không can thiệp vào, thậm chí không giữ độc quyền sách giáo khoa. Cho đến năm 1942, Quốc Dân Đảng rút về Trùng Khánh, mới thành lập cơ quan quản lý nhà xuất bản, bắt đầu can thiệp vào việc biên soạn sách giáo khoa, thêm vào đó ý thức hệ của nó, chẳng hạn như “Chủ nghĩa Tam dân” , …, nhưng thời đó có thể chọn lựa giáo trình, các trường học có thể từ chối việc sử dụng sách do nhà nước quy định.
Ngược lại, đối với sách giáo khoa của Trung Quốc Đại Lục ngày nay thì đầy rẫy văn hóa đảng cộng sản “Giả, Ác, Đấu”, cốt lõi của nó là “chủ nghĩa vô thần” và “đấu tranh giai cấp”, nó khiến cho việc yêu đảng và yêu nước bị lẫn lộn, tự biến nó thành một “vị cứu tinh”. Người Trung Quốc từ nhỏ đã vô tình bị tẩy não bởi văn hóa đảng, bị nó thuần hóa trở thành những kẻ “vâng lời, bợ đỡ”.
Độ tuổi của người dân Trung Quốc giờ đây chỉ có thể nhớ đến những quyển sách giáo khoa với các câu chuyện như “Bán Dạ Kê Khiếu (Nữa đêm gà kêu)”, “Bạch Mao Nữ”, “Tiểu Tỷ Muội Anh Hùng Thảo Nguyên”, “Địa Lôi Chiến”, và giờ đây đã có những vết tích ngụy tạo quá rõ ràng, hợp lý cũng như không hợp lý ĐCSTQ loại bỏ chính nó ra khỏi sách giáo khoa.
(Chịu trách nhiệm biên tập: Dương Vĩ Xương)
http://vietdaikynguyen.com/v3/9437-quyen-sach-giao-khoa-cu-cho-thay-su-thut-lui-ve-van-hoa-trung-quoc/Bàn ra tán vào (0)
Quyển Sách Giáo Khoa Cũ Cho Thấy Sự Thụt Lùi về Văn Hóa Trung Quốc
Những năm gần đây, một quyển sách giáo khoa cũ đã trở nên được chú ý rộng rãi tại Trung Quốc Đại Lục, cư dân mạng đăng những bức hình của quyển sách kèm theo những tình cảm sâu sắc của họ. Liền sau đó, nó đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, so với những quyển sách giáo khoa ngày nay, thật khiến người ta muôn phần tiếc nuối.
《Sách giáo khoa Trung Văn》bên trong có đạo lý, có hình minh họa, rõ ràng, dễ hiểu. (Hình lấy từ Internet)
Quyển sách giáo khoa nhỏ thời Trung Hoa Dân Quốc giảng luân lý, nói về thẩm mỹ, khuyến khích những thói quen tốt, không chỉ chú trọng vào giáo dục đạo đức cá nhân mà còn đánh giá cao việc bồi dưỡng đạo đức xã hội.
Kiến thức hiến pháp chiếm một vị trí quan trọng trong quyển sách giáo khoa tiểu học Trung Hoa Dân Quốc, nó nêu rõ ràng về “chủ quyền mạnh mẽ, không một ai có thể đe dọa. Vì vậy chính phủ phải phục vụ đất nước”.
Nội dung của mỗi bài học không nhiều, nhưng những điều về cuộc sống, nghi thức, tri thức bách khoa, …, dung hợp cùng nhau, kết hợp với những hình minh họa súc tích, tựa như những khúc đồng dao bình dị mà thanh nhã.
Nhìn bên ngoài thì là công cụ, nhưng bên trong nhìn thấu tình cảnh
(Hình lấy từ Internet)
“Từ mẫu thủ trung tuyến, du tử thân thượng y”
Quần áo kẻ lang thang đang mặc là do mẹ hiền may cho
(Hình lấy từ Internet)
Lộ hữu bất bình, nhân thi vu thủ; tiên cứu nhược tiểu, tái tự cứu
Trên đường có chuyện bất bình, người cần giúp đỡ; giúp kẻ yếu nhược trước, sau tự giúp mình. (Hình lấy từ Internet)
Dạ bất bế hộ, lộ bất thiệp di
Đêm không đóng cửa, không có ai nhặt của rơi trên đường
Ý nói: xã hội ổn định, thiên hạ thái bình
(Hình lấy từ Internet)
Giảng quân chủ, dân chủ, chuyên chế, lập hiến, chuyên chế đã lỗi thời
(Hình lấy từ Internet)
Theo báo 《Nam Phương Đô Thị》, nhà báo tự do Phó Quốc Dũng cho biết, trong nửa thế kỷ từ 1902-1949, Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn: triều Thanh, thời đại Bắc Dương, phục hồi chức vị cho Viên Thế Khải, đến thời kỳ Bắc Dương, sau đó đến thời kỳ Quốc Dân Đảng thống trị, bất kể thời vận có chuyển biến thế nào, sách giáo khoa của Trung Quốc vẫn duy trì được tính độc lập và hoàn chỉnh tương đối; hơn nữa, không xóa mất “Trung Văn”, “thường thức”, “công dân”, “lịch sử”, … và các đề tài khác có giá trị phổ quát. Nữa thế kỷ này gần như là khởi điểm của nền giáo dục tân tiến của Trung Quốc, cũng là thời kỳ hưng thịnh nhất.
Mục đích của những quyển sách giáo khoa cũ này là để nuôi dưỡng con người thành nhân, kiến tạo nên con người, nó trước sau vẫn luôn xoay quanh bản chất của con người mà biên soạn, đó là đặc tính cơ bản. Vì vậy, nó đặc biệt đề cao mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, quan hệ con người với xã hội, quan hệ con người với thế giới.
Thời bấy giờ, cơ quan Báo chí Thương mại và bốn nhà xuất bản tư nhân khác, về cơ bản là phân chia toàn bộ thị trường sách giáo khoa. Trong một thời gian dài, chính phủ không can thiệp vào, thậm chí không giữ độc quyền sách giáo khoa. Cho đến năm 1942, Quốc Dân Đảng rút về Trùng Khánh, mới thành lập cơ quan quản lý nhà xuất bản, bắt đầu can thiệp vào việc biên soạn sách giáo khoa, thêm vào đó ý thức hệ của nó, chẳng hạn như “Chủ nghĩa Tam dân” , …, nhưng thời đó có thể chọn lựa giáo trình, các trường học có thể từ chối việc sử dụng sách do nhà nước quy định.
Ngược lại, đối với sách giáo khoa của Trung Quốc Đại Lục ngày nay thì đầy rẫy văn hóa đảng cộng sản “Giả, Ác, Đấu”, cốt lõi của nó là “chủ nghĩa vô thần” và “đấu tranh giai cấp”, nó khiến cho việc yêu đảng và yêu nước bị lẫn lộn, tự biến nó thành một “vị cứu tinh”. Người Trung Quốc từ nhỏ đã vô tình bị tẩy não bởi văn hóa đảng, bị nó thuần hóa trở thành những kẻ “vâng lời, bợ đỡ”.
Độ tuổi của người dân Trung Quốc giờ đây chỉ có thể nhớ đến những quyển sách giáo khoa với các câu chuyện như “Bán Dạ Kê Khiếu (Nữa đêm gà kêu)”, “Bạch Mao Nữ”, “Tiểu Tỷ Muội Anh Hùng Thảo Nguyên”, “Địa Lôi Chiến”, và giờ đây đã có những vết tích ngụy tạo quá rõ ràng, hợp lý cũng như không hợp lý ĐCSTQ loại bỏ chính nó ra khỏi sách giáo khoa.
(Chịu trách nhiệm biên tập: Dương Vĩ Xương)
http://vietdaikynguyen.com/v3/9437-quyen-sach-giao-khoa-cu-cho-thay-su-thut-lui-ve-van-hoa-trung-quoc/