Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Robot cảnh sát Mỹ dùng để tiêu diệt kẻ bắn tỉa ở Dallas
Một robot rà phá bom mìn do công ty Northrop Grumman sản xuất. Ảnh: AP |
Các sĩ quan cảnh sát Texas rạng sáng 8/7 quyết định triển khai phương án hành động được cho là chưa từng có tiền lệ đối với giới chức thực thi pháp luật Mỹ. Sử dụng một robot mang bom, họ đã tiêu diệt nghi phạm nã súng vào 12 cảnh sát trong cuộc biểu tình ôn hòa ở Dallas tối 7/7. Nhà chức trách đề xuất kế hoạch trên sau nhiều giờ thương lượng với kẻ tấn công nhưng bất thành.
"Chúng tôi thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài cách dùng một robot dò bom mang vật liệu nổ sau đó kích hoạt thiết bị khi nó tiếp cận đối tượng", AP dẫn lời cảnh sát trưởng Dallas David Brown nói với các phóng viên. "Những phương án khác sẽ đặt các sĩ quan của chúng tôi vào tình thế nguy hiểm".
Giới chuyên gia nhận định đây là lần đầu tiên một robot rà phá bom mìn được sử dụng theo cách tương tự tại Mỹ. Những robot kiểu này thao tác nhờ tín hiệu điều khiển từ xa và thường thực hiện các nhiệm vụ như thăm dò, kiểm tra vật thể nghi là bom.
Một số robot còn trang bị cả hệ thống liên lạc hai chiều hay máy quay, cho phép cảnh sát giao tiếp trực quan hơn với các nghi phạm mà không gặp bất cứ rủi ro nào. Khi phá bom, chúng thường mang theo một lượng nhỏ chất nổ nhằm kích hoạt quả bom lớn hơn.
Theo ông David Klinger, giáo sư Tội phạm học và Hình sự Tư pháp tại Đại học Missouri-St. Louis, Mỹ, việc cảnh sát Dallas dùng robot để ngăn chặn nghi phạm Micah Xavier Johnson là "hoàn toàn đúng đắn".
Micah Xavier Johnson, nghi phạm tấn công cảnh sát trong cuộc biểu tình ôn hòa ở Dallas tối 7/7. Ảnh: AP |
Hiện chưa rõ nhà chức trách dùng loại robot gì và triển khai phương án tiêu diệt nghi phạm ra sao, song các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị không người lái thuộc Đại học Bard đã tổng hợp các thông tin công khai để đi đến kết luận rằng cảnh sát Dallas hiện nắm trong tay ít nhất ba mẫu robot hoạt động trên bộ.
Chúng là kết quả của chương trình 1033 của Bộ Quốc phòng Mỹ, biến các thiết bị dư thừa của quân đội thành các công cụ của lực lượng hành pháp, giúp các cơ quan thực thi pháp luật mua sắm thêm nhiều loại trang bị khác nhau, từ xe bọc thép, vũ khí đến robot hay thiết bị phòng tập, ông Arthur Holland Michel, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị Không người lái, giải thích.
Ông Klinger cho hay robot mà cảnh sát sử dụng trong nhiệm vụ lần này được điều khiển bởi một sĩ quan giàu kinh nghiệm. Thiết bị sở hữu một cánh tay máy tương đối linh hoạt. Cảnh sát có thể dùng nó để mang hàng loạt vật dụng khác nhau, ví dụ như bom, máy quay phim, điện thoại mã hóa, các thiết bị đánh lạc hướng hay thậm chí cả thức ăn.
Trong vòng 5 năm qua, một robot đặc biệt do nhà sản xuất RoboteX chế tạo đã liên tục xuất hiện tại các hội nghị chiến thuật đặc biệt của cảnh sát, ông Rob McCarthy, cựu cố vấn cấp cao kiêm phó chỉ huy đội Chiến thuật và Vũ khí Đặc biệt (SWAT) trực thuộc lực lượng cảnh sát Los Angeles, cho biết. Chúng tương đối nhỏ gọn, chỉ cao khoảng 45 cm, rộng 30 cm, nặng gần 5,5 kg và có khả năng lên xuống cầu thang. Theo ABC News, loại robot mà cảnh sát Dallas triển khai là mẫu C-4 của RoboteX.
Một mẫu robot điều khiển từ xa do hãng RoboteX chế tạo. Ảnh: ABC News |
Tuy nhiên, ông Michel lại cho rằng cảnh sát Dallas có thể sử dụng một trong những loại robot sau trong nhiệm vụ tiêu diệt nghi phạm Johnson: ANDROS và MARCbot. Quân đội Mỹ dùng cả hai mẫu trên để rà phá bom mìn nhưng chúng không được thiết kế để chống lại con người.
Robot điều khiển từ xa đa chức năng linh hoạt (MARCbot) có bánh xe và nặng hơn 13 kg. Nó có giá thành tương đối rẻ, chỉ vài nghìn USD, nếu so với robot ANDROS có giá lên đến hơn 100.000 USD và nặng gần 90 kg.
Các robot kể trên thông thường đều gắn máy quay phim, người điều khiển nhờ thế có thể quan sát từ góc độ của chính phương tiện. Trong vụ việc ở Dallas, những máy quay này cho phép cảnh sát điều khiển robot tiếp cận mục tiêu dễ dàng, đồng thời gây nổ chính xác hơn so với việc quăng lựu đạn về phía đối tượng.
Theo Kelsey Atherton, cây bút chuyên viết về đề tài quốc phòng từ tạp chí Popular Science, điều quan trọng nhất cần đề cập đến trong vụ việc ở Dallas là robot tham gia nhiệm vụ hoàn toàn do con người điều khiển.
Trong những năm gần đây, robot phá bom được sử dụng như một công cụ hữu hiệu giúp các cơ quan thực thi pháp luật đối phó với tội phạm. Hồi tháng 4, lực lượng Tuần tra Đường cao tốc California đã dùng robot phá bom đưa bánh pizza cho một người đàn ông dọa tự tử, qua đó nhanh chóng giải quyết vụ việc. Năm 2013, đội SWAT ở Albuquerque còn dùng robot để di chuyển chiếc chăn phủ kín một người có ý định tự tử cố thủ trong phòng riêng nhằm kiểm tra xem liệu anh ta có mang vũ khí hay không.
Vũ Hoàng
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Robot cảnh sát Mỹ dùng để tiêu diệt kẻ bắn tỉa ở Dallas
Một robot rà phá bom mìn do công ty Northrop Grumman sản xuất. Ảnh: AP |
Các sĩ quan cảnh sát Texas rạng sáng 8/7 quyết định triển khai phương án hành động được cho là chưa từng có tiền lệ đối với giới chức thực thi pháp luật Mỹ. Sử dụng một robot mang bom, họ đã tiêu diệt nghi phạm nã súng vào 12 cảnh sát trong cuộc biểu tình ôn hòa ở Dallas tối 7/7. Nhà chức trách đề xuất kế hoạch trên sau nhiều giờ thương lượng với kẻ tấn công nhưng bất thành.
"Chúng tôi thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài cách dùng một robot dò bom mang vật liệu nổ sau đó kích hoạt thiết bị khi nó tiếp cận đối tượng", AP dẫn lời cảnh sát trưởng Dallas David Brown nói với các phóng viên. "Những phương án khác sẽ đặt các sĩ quan của chúng tôi vào tình thế nguy hiểm".
Giới chuyên gia nhận định đây là lần đầu tiên một robot rà phá bom mìn được sử dụng theo cách tương tự tại Mỹ. Những robot kiểu này thao tác nhờ tín hiệu điều khiển từ xa và thường thực hiện các nhiệm vụ như thăm dò, kiểm tra vật thể nghi là bom.
Một số robot còn trang bị cả hệ thống liên lạc hai chiều hay máy quay, cho phép cảnh sát giao tiếp trực quan hơn với các nghi phạm mà không gặp bất cứ rủi ro nào. Khi phá bom, chúng thường mang theo một lượng nhỏ chất nổ nhằm kích hoạt quả bom lớn hơn.
Theo ông David Klinger, giáo sư Tội phạm học và Hình sự Tư pháp tại Đại học Missouri-St. Louis, Mỹ, việc cảnh sát Dallas dùng robot để ngăn chặn nghi phạm Micah Xavier Johnson là "hoàn toàn đúng đắn".
Micah Xavier Johnson, nghi phạm tấn công cảnh sát trong cuộc biểu tình ôn hòa ở Dallas tối 7/7. Ảnh: AP |
Hiện chưa rõ nhà chức trách dùng loại robot gì và triển khai phương án tiêu diệt nghi phạm ra sao, song các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị không người lái thuộc Đại học Bard đã tổng hợp các thông tin công khai để đi đến kết luận rằng cảnh sát Dallas hiện nắm trong tay ít nhất ba mẫu robot hoạt động trên bộ.
Chúng là kết quả của chương trình 1033 của Bộ Quốc phòng Mỹ, biến các thiết bị dư thừa của quân đội thành các công cụ của lực lượng hành pháp, giúp các cơ quan thực thi pháp luật mua sắm thêm nhiều loại trang bị khác nhau, từ xe bọc thép, vũ khí đến robot hay thiết bị phòng tập, ông Arthur Holland Michel, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị Không người lái, giải thích.
Ông Klinger cho hay robot mà cảnh sát sử dụng trong nhiệm vụ lần này được điều khiển bởi một sĩ quan giàu kinh nghiệm. Thiết bị sở hữu một cánh tay máy tương đối linh hoạt. Cảnh sát có thể dùng nó để mang hàng loạt vật dụng khác nhau, ví dụ như bom, máy quay phim, điện thoại mã hóa, các thiết bị đánh lạc hướng hay thậm chí cả thức ăn.
Trong vòng 5 năm qua, một robot đặc biệt do nhà sản xuất RoboteX chế tạo đã liên tục xuất hiện tại các hội nghị chiến thuật đặc biệt của cảnh sát, ông Rob McCarthy, cựu cố vấn cấp cao kiêm phó chỉ huy đội Chiến thuật và Vũ khí Đặc biệt (SWAT) trực thuộc lực lượng cảnh sát Los Angeles, cho biết. Chúng tương đối nhỏ gọn, chỉ cao khoảng 45 cm, rộng 30 cm, nặng gần 5,5 kg và có khả năng lên xuống cầu thang. Theo ABC News, loại robot mà cảnh sát Dallas triển khai là mẫu C-4 của RoboteX.
Một mẫu robot điều khiển từ xa do hãng RoboteX chế tạo. Ảnh: ABC News |
Tuy nhiên, ông Michel lại cho rằng cảnh sát Dallas có thể sử dụng một trong những loại robot sau trong nhiệm vụ tiêu diệt nghi phạm Johnson: ANDROS và MARCbot. Quân đội Mỹ dùng cả hai mẫu trên để rà phá bom mìn nhưng chúng không được thiết kế để chống lại con người.
Robot điều khiển từ xa đa chức năng linh hoạt (MARCbot) có bánh xe và nặng hơn 13 kg. Nó có giá thành tương đối rẻ, chỉ vài nghìn USD, nếu so với robot ANDROS có giá lên đến hơn 100.000 USD và nặng gần 90 kg.
Các robot kể trên thông thường đều gắn máy quay phim, người điều khiển nhờ thế có thể quan sát từ góc độ của chính phương tiện. Trong vụ việc ở Dallas, những máy quay này cho phép cảnh sát điều khiển robot tiếp cận mục tiêu dễ dàng, đồng thời gây nổ chính xác hơn so với việc quăng lựu đạn về phía đối tượng.
Theo Kelsey Atherton, cây bút chuyên viết về đề tài quốc phòng từ tạp chí Popular Science, điều quan trọng nhất cần đề cập đến trong vụ việc ở Dallas là robot tham gia nhiệm vụ hoàn toàn do con người điều khiển.
Trong những năm gần đây, robot phá bom được sử dụng như một công cụ hữu hiệu giúp các cơ quan thực thi pháp luật đối phó với tội phạm. Hồi tháng 4, lực lượng Tuần tra Đường cao tốc California đã dùng robot phá bom đưa bánh pizza cho một người đàn ông dọa tự tử, qua đó nhanh chóng giải quyết vụ việc. Năm 2013, đội SWAT ở Albuquerque còn dùng robot để di chuyển chiếc chăn phủ kín một người có ý định tự tử cố thủ trong phòng riêng nhằm kiểm tra xem liệu anh ta có mang vũ khí hay không.
Vũ Hoàng
MM chuyển