Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
SÀI GÒN XƯA - Việt Nhân
(HNPĐ) Anh chủ nhà mà mỗ tôi share phòng, vừa từ xứ xã nghĩa về tới hôm nay, anh là dân Nam sống xứ Nam, mỗ tôi gặp anh hỏi chuyện bên nhà dân Sài gòn làm lễ quốc táng ra làm sao? Anh lắc đầu quầy quậy nói hổng thấy gì, lạ thiệt báo chí nhà nước đăng tin nói làm lễ ì xèo lắm mà sao anh lại không thấy, hỏi rằng bên đó anh có đọc báo không, anh toét miệng cười nói thì giờ đi lo công chuyện, với lại đi chơi còn không có, dư đâu mà ngồi đọc báo... Anh bạn trẻ này là loại không mặn với chuyện thời sự!
Với cái gốc của một người, đã sống từ những năm trước 50 biết chút chút về Sài gòn, vả lại cũng cần lấy cảm tình láng giềng gần, mà mỗ tôi muốn nói chuyện như một người Sài gòn cùng anh, tên đường mới không rành nhưng nói sơ qua các khu vực có thể tôi không đến nổi dốt. Biết về một Sài gòn xưa được như cụ Vương Hồng Sển thì tôi còn phải học nhiều, nhưng những gì đã thấy ở tuổi bắt đầu nhận biết đến nay, thì trong trí mỗ tôi vẫn còn nhớ đôi phần, nhớ khi từ Sài gòn đi Chợ lớn, con đường lộ giữa còn xe điện chạy leng keng. Con lộ giữa nói đây tức đại lộ Gallieni tên thời Pháp, và là con đường Trần Hưng Đạo thời Ông Diệm đặt tên, riêng dân Bắc di cư thì không biết chuyện này, vì xe điện bị dẹp năm 1952... –Nhà tui ở khu ‘Ngã tư quốc tế’ chú có biết chỗ đó không?
Anh chủ nhà hỏi tôi khu đó, tôi biết chứ, lại còn có nhiều kỷ niệm nữa à nghen! Nói đến khu “ngã tư quốc tế” thì đó là nói chung cho khu Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, một thời là khu sinh hoạt nhộn nhịp nhất của làng ca hát cải lương Sài Gòn. Còn với mỗ tôi nó có nhiều kỷ niệm, vì tiểu học mỗ tôi học ở trường Trương Minh Ký, kế bên rạp Đại Nam, tấm hình minh họa là cái trường đó. Con nít mà, sau tan trường ghé các rạp hát chỉ để xem hình hay xin tờ ‘brồ gam’. Mà các rạp hát xung quanh thì cả lô cả lốc, làm mỏi chân những thằng nhóc chúng tôi, nào là Nguyễn Văn Hảo, Thanh Bình, Khải Hoàn... Rồi lớn lên biết chút ít ăn chơi làm sao quên được, vũ trường Côte d’Ivoire giờ tan sau nửa đêm, các cô ca ve tụ quanh các gánh hàng ăn khuya, húp sì sụp các tô bún, tô cháo... ở ngả tư Đề Thám - Bùi Viện.
Ngả tư quốc tế nơi anh vừa về cũng là khu mỗ tôi chạy chơi lung tung khi còn bé! Tạm gọi đây là tha hương gặp được người cùng phố, mỗ tôi hỏi anh rằng đi chơi bên đó vui chứ, anh len lén nhìn quanh canh chừng vợ rồi mới trả lời, đi chơi thì hẳn vui rồi nhưng vừa chơi vừa run. Sài gòn bây giờ cướp và đĩ đâu cũng có, đó là cái thực của thành Hồ xứ xã nghĩa hôm nay, cướp ngay giữa ban ngày ban mặt, cướp trên tay du khách, chặt tay người mình để lấy của, còn đĩ ư, gái cho người mình, cho người ngoại, giá bèo từ vài đô đến chục đô. Đĩ đực cho các bà cũng không ngại ngần góp mặt, hàng nội tự quảng cáo trên mạng, có chú em post cả hình ổ bánh mì bự chảng của mình chào hàng, để cho các bà ai có nhu cầu cứ gọi đến.
Riêng cho các bà thích hàng ngoại phương xa đạt ‘chất lượng’, thì có trai da đen gốc người Phi châu lưu lạc tới thành Hồ đang cần tiền, giá thương lượng không quá hai chục đô, bao trọn gói cho hơn tiếng đồng hồ phục vụ, thứ này làm các bà mê với danh gọi ‘chín củi đen’. Muốn gặp chúng thì đêm đến cứ ra khu công viên 23-9 tức nhà ga Sài gòn cũ, nghe nói đám mãi dâm này có côn an bảo kê, khu chúng đứng bắt mối sát đường Phạm Ngũ Lão luôn có các bà dập dìu đến rước các chàng về dinh. Vậy ra cái tên cũng vận vào nó, chả biết lý do gì ngày xưa người ta đặt tên cho nó là ngã tư quốc tế, thì nay đủ mọi sắc da tụ về đây làm nên ‘khu phố Tây’ đa dạng.
Chia tay, tôi nói chuyện anh về tận quê nhà để thấy đĩ và cướp như rươi, thì đâu có gì là mới, các cây bút còn kẹt lại trong nước, đã viết về chuyện quê nhà mà quê người chúng ta cũng đã được đọc, nhưng cám ơn anh, những gì anh nói đã đưa mỗ tôi về lại một Sài gòn xưa. Gần nhất là nó gợi cho mỗ tôi cái thời lính tráng, cái thú lai rai tại đất Sài gòn cũ, mà nhớ nhất cái quán nhậu trên con đường phố nhỏ Bùi Viện, với cái món đưa cay nổi tiếng ếch chiên bơ – Xứ người giàu có, cái ăn là cái không ai phải bận tâm, nó thừa mứa đầy tràn ra đấy, có thiếu món gì đâu mà gọi là thèm, nên nói nhớ ở đây không là nhớ vì miếng ăn, mà nhớ vì cái không gian êm đềm lúc đó ta sống, cái thời gian của thuở tóc ta hãy còn xanh.
Cũng như nhìn đĩa gỏi gà có lá chanh thái chỉ của vợ làm, ông cụ Fugitive không có cái thèm được ăn, mà nó mang nỗi nhớ đến quê ông, nơi lũ trẻ lên năm lên ba đã ê a câu đồng dao con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi... Cái quán nhậu mỗ tôi ưa đến, cái tên không còn nhớ chắc lắm, hình như nó là Thanh Hải thì phải, thời gian chưa tới năm mươi năm sao lại dễ quên thế, có lẽ quên vì sóng gió mình mang trong những năm tháng sau này, làm mình già gấp đôi? Quán khá được khách vì mồi ngon, dân ‘ve chai’ chiều đến í ới bên đĩa đùi ếch chiên bơ, giòng họ nhà ếch bị lột da cho bơi trong bơ nóng dòn rụm cả xương.
Chất cay là những ly rượu ngoại, loại thường thôi St Remy, vì phần lớn đây là dân nhà binh họp mặt, nhưng chuyện có chàng đem rượu Martell xe duyên cùng ếch chiên bơ không phải là hiếm. Lại có cả anh chơi cùng la ve, mỗ tôi chưa từng thử qua, mồi đưa cay này là thứ nhâm nhi, chất cay đi chung phải là đậm, còn la ve thì loãng lại mau no nước. Dân Sài gòn mình khoái nhậu la ve, nhưng theo mỗ tôi nó chỉ để giải khát, giữa trưa hè mà làm một chai ướp lạnh thì số dzách. Còn lai rai vài sợi thì khác – Trước 75, mỗ tôi biết chuyện một ông Tây hàng xóm, đã qua rồi thời thuộc địa nhưng ông khoái đất Sài gòn mà ở lại, sống bằng tiền hưu của hãng thuốc lá MIC đầu phố mỗ tôi. Ông gửi lại quán nước chú Cỏn ngay góc đường Nguyễn Trãi chai Martell Cognac, để lúc buồn ông lại ra đó ngồi bên đĩa đậu phọng da cá, mỗ tôi đôi lúc đi ngang qua, phải ngừng lại bonjour cùng ông một ly cho ông vui.
Tôi đóng cái vai độc ẩm của ông Tây xa xứ lúc đời về chiều này, khi tuổi chưa tới ba mươi, đó là lúc được về làm lính văn phòng, sáng xách nón đi chiều xách về, quen tay cầm súng chưa hợp lắm cái nghề cạo giấy, mà thấy như tù túng gò bó. Chiều đến như một thói quen, tự cho phép mình trước khi về nhà, được quyền la cà để gọi là nhẹ đầu, vài ly con con cũng đủ thấy sảng khoái lâng lâng, vả đĩa ếch chiên bơ thì đâu no nê gì đến phải về nhà bỏ cơm. Từ Bộ Tư Lệnh, lúc ông lính kèn thổi tò te tiếng kèn tan hàng của ông, thì chỉ mươi lăm phút sau mỗ tôi lại có mặt nơi chốn quen thuộc của mình, mở cốp xe lôi chai rượu leo lên gác quán, ngồi ngoài ban công nhìn xuống phố.
Trong trí tôi, Sài gòn cũ của tôi, con đường Bùi viện nó là con đường nhỏ chật hẹp, hai chiếc taxi ngược chiều nhau là phải chạy chậm lại, nó là con đường chỉ đủ cho xe gắn máy và scooter thôi, vậy mà màn đêm vừa buông, đằng đầu phía kia nó bỗng rực rỡ ánh đèn của phòng trà Anh Vũ. Quán cơm bán cho học trò nghèo ngày nào nay nó là phòng trà, Anh Vũ là một trong những phòng trà có nhiều ca sĩ nổi danh khởi nghiệp từ đây, một đoạn đường thôi có quán nhậu với nhiều màu áo lính, rồi có phòng trà với những con bướm đêm lượn lờ, tạo nên cảnh người xe tấp nập đông vui.
Ngày xưa kiếp lính thú, xong ba năm trấn thủ lưu đồn được về làm dân – Mỗ tôi cũng sau ba năm làm thằng chiến binh trôi sông lạc chợ, được trở về làm lính đất Sàigòn, đất phồn hoa đêm đêm có đèn ngọn xanh, ngọn đỏ. Trong cái rộn ràng thành đô, nhưng không bao giờ quên được ngày tháng khó, cùng với những thằng em sống chết hằng đêm cùng mình - Ngày đó mỗ tôi như được trở về mái nhà xưa sau những ngày phiêu bạt.
Nay anh chủ nhà có việc về xứ, anh nói chuyện ngã tư quốc tế xưa, nay là khu phố Tây ba lô, anh nói chuyện cướp ở thành Hồ, chuyện làm đĩ gái đi bán cái bánh bèo, trai đem bánh mì đi bán, anh về nhà cảnh không còn như anh nghĩ, bước ra cửa những da trắng, da đỏ, da đen. Chúng xí xô, xí xào, người mình cũng quên hết tiếng Việt mà xí xào, xí xô cùng chúng, anh nghe mình lạc trên chính quê mình – Lại một bài gõ trong lúc đầu óc lan man nhớ về quê nhà, như người say mơ đến hương xưa, mong lắm nó lại mang về cho chúng ta ít nhiều hình ảnh cũ một quê nhà đã xa.
Việt Nhân (HNPĐ)
SÀI GÒN XƯA - Việt Nhân
(HNPĐ) Anh chủ nhà mà mỗ tôi share phòng, vừa từ xứ xã nghĩa về tới hôm nay, anh là dân Nam sống xứ Nam, mỗ tôi gặp anh hỏi chuyện bên nhà dân Sài gòn làm lễ quốc táng ra làm sao? Anh lắc đầu quầy quậy nói hổng thấy gì, lạ thiệt báo chí nhà nước đăng tin nói làm lễ ì xèo lắm mà sao anh lại không thấy, hỏi rằng bên đó anh có đọc báo không, anh toét miệng cười nói thì giờ đi lo công chuyện, với lại đi chơi còn không có, dư đâu mà ngồi đọc báo... Anh bạn trẻ này là loại không mặn với chuyện thời sự!
Với cái gốc của một người, đã sống từ những năm trước 50 biết chút chút về Sài gòn, vả lại cũng cần lấy cảm tình láng giềng gần, mà mỗ tôi muốn nói chuyện như một người Sài gòn cùng anh, tên đường mới không rành nhưng nói sơ qua các khu vực có thể tôi không đến nổi dốt. Biết về một Sài gòn xưa được như cụ Vương Hồng Sển thì tôi còn phải học nhiều, nhưng những gì đã thấy ở tuổi bắt đầu nhận biết đến nay, thì trong trí mỗ tôi vẫn còn nhớ đôi phần, nhớ khi từ Sài gòn đi Chợ lớn, con đường lộ giữa còn xe điện chạy leng keng. Con lộ giữa nói đây tức đại lộ Gallieni tên thời Pháp, và là con đường Trần Hưng Đạo thời Ông Diệm đặt tên, riêng dân Bắc di cư thì không biết chuyện này, vì xe điện bị dẹp năm 1952... –Nhà tui ở khu ‘Ngã tư quốc tế’ chú có biết chỗ đó không?
Anh chủ nhà hỏi tôi khu đó, tôi biết chứ, lại còn có nhiều kỷ niệm nữa à nghen! Nói đến khu “ngã tư quốc tế” thì đó là nói chung cho khu Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, một thời là khu sinh hoạt nhộn nhịp nhất của làng ca hát cải lương Sài Gòn. Còn với mỗ tôi nó có nhiều kỷ niệm, vì tiểu học mỗ tôi học ở trường Trương Minh Ký, kế bên rạp Đại Nam, tấm hình minh họa là cái trường đó. Con nít mà, sau tan trường ghé các rạp hát chỉ để xem hình hay xin tờ ‘brồ gam’. Mà các rạp hát xung quanh thì cả lô cả lốc, làm mỏi chân những thằng nhóc chúng tôi, nào là Nguyễn Văn Hảo, Thanh Bình, Khải Hoàn... Rồi lớn lên biết chút ít ăn chơi làm sao quên được, vũ trường Côte d’Ivoire giờ tan sau nửa đêm, các cô ca ve tụ quanh các gánh hàng ăn khuya, húp sì sụp các tô bún, tô cháo... ở ngả tư Đề Thám - Bùi Viện.
Ngả tư quốc tế nơi anh vừa về cũng là khu mỗ tôi chạy chơi lung tung khi còn bé! Tạm gọi đây là tha hương gặp được người cùng phố, mỗ tôi hỏi anh rằng đi chơi bên đó vui chứ, anh len lén nhìn quanh canh chừng vợ rồi mới trả lời, đi chơi thì hẳn vui rồi nhưng vừa chơi vừa run. Sài gòn bây giờ cướp và đĩ đâu cũng có, đó là cái thực của thành Hồ xứ xã nghĩa hôm nay, cướp ngay giữa ban ngày ban mặt, cướp trên tay du khách, chặt tay người mình để lấy của, còn đĩ ư, gái cho người mình, cho người ngoại, giá bèo từ vài đô đến chục đô. Đĩ đực cho các bà cũng không ngại ngần góp mặt, hàng nội tự quảng cáo trên mạng, có chú em post cả hình ổ bánh mì bự chảng của mình chào hàng, để cho các bà ai có nhu cầu cứ gọi đến.
Riêng cho các bà thích hàng ngoại phương xa đạt ‘chất lượng’, thì có trai da đen gốc người Phi châu lưu lạc tới thành Hồ đang cần tiền, giá thương lượng không quá hai chục đô, bao trọn gói cho hơn tiếng đồng hồ phục vụ, thứ này làm các bà mê với danh gọi ‘chín củi đen’. Muốn gặp chúng thì đêm đến cứ ra khu công viên 23-9 tức nhà ga Sài gòn cũ, nghe nói đám mãi dâm này có côn an bảo kê, khu chúng đứng bắt mối sát đường Phạm Ngũ Lão luôn có các bà dập dìu đến rước các chàng về dinh. Vậy ra cái tên cũng vận vào nó, chả biết lý do gì ngày xưa người ta đặt tên cho nó là ngã tư quốc tế, thì nay đủ mọi sắc da tụ về đây làm nên ‘khu phố Tây’ đa dạng.
Chia tay, tôi nói chuyện anh về tận quê nhà để thấy đĩ và cướp như rươi, thì đâu có gì là mới, các cây bút còn kẹt lại trong nước, đã viết về chuyện quê nhà mà quê người chúng ta cũng đã được đọc, nhưng cám ơn anh, những gì anh nói đã đưa mỗ tôi về lại một Sài gòn xưa. Gần nhất là nó gợi cho mỗ tôi cái thời lính tráng, cái thú lai rai tại đất Sài gòn cũ, mà nhớ nhất cái quán nhậu trên con đường phố nhỏ Bùi Viện, với cái món đưa cay nổi tiếng ếch chiên bơ – Xứ người giàu có, cái ăn là cái không ai phải bận tâm, nó thừa mứa đầy tràn ra đấy, có thiếu món gì đâu mà gọi là thèm, nên nói nhớ ở đây không là nhớ vì miếng ăn, mà nhớ vì cái không gian êm đềm lúc đó ta sống, cái thời gian của thuở tóc ta hãy còn xanh.
Cũng như nhìn đĩa gỏi gà có lá chanh thái chỉ của vợ làm, ông cụ Fugitive không có cái thèm được ăn, mà nó mang nỗi nhớ đến quê ông, nơi lũ trẻ lên năm lên ba đã ê a câu đồng dao con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi... Cái quán nhậu mỗ tôi ưa đến, cái tên không còn nhớ chắc lắm, hình như nó là Thanh Hải thì phải, thời gian chưa tới năm mươi năm sao lại dễ quên thế, có lẽ quên vì sóng gió mình mang trong những năm tháng sau này, làm mình già gấp đôi? Quán khá được khách vì mồi ngon, dân ‘ve chai’ chiều đến í ới bên đĩa đùi ếch chiên bơ, giòng họ nhà ếch bị lột da cho bơi trong bơ nóng dòn rụm cả xương.
Chất cay là những ly rượu ngoại, loại thường thôi St Remy, vì phần lớn đây là dân nhà binh họp mặt, nhưng chuyện có chàng đem rượu Martell xe duyên cùng ếch chiên bơ không phải là hiếm. Lại có cả anh chơi cùng la ve, mỗ tôi chưa từng thử qua, mồi đưa cay này là thứ nhâm nhi, chất cay đi chung phải là đậm, còn la ve thì loãng lại mau no nước. Dân Sài gòn mình khoái nhậu la ve, nhưng theo mỗ tôi nó chỉ để giải khát, giữa trưa hè mà làm một chai ướp lạnh thì số dzách. Còn lai rai vài sợi thì khác – Trước 75, mỗ tôi biết chuyện một ông Tây hàng xóm, đã qua rồi thời thuộc địa nhưng ông khoái đất Sài gòn mà ở lại, sống bằng tiền hưu của hãng thuốc lá MIC đầu phố mỗ tôi. Ông gửi lại quán nước chú Cỏn ngay góc đường Nguyễn Trãi chai Martell Cognac, để lúc buồn ông lại ra đó ngồi bên đĩa đậu phọng da cá, mỗ tôi đôi lúc đi ngang qua, phải ngừng lại bonjour cùng ông một ly cho ông vui.
Tôi đóng cái vai độc ẩm của ông Tây xa xứ lúc đời về chiều này, khi tuổi chưa tới ba mươi, đó là lúc được về làm lính văn phòng, sáng xách nón đi chiều xách về, quen tay cầm súng chưa hợp lắm cái nghề cạo giấy, mà thấy như tù túng gò bó. Chiều đến như một thói quen, tự cho phép mình trước khi về nhà, được quyền la cà để gọi là nhẹ đầu, vài ly con con cũng đủ thấy sảng khoái lâng lâng, vả đĩa ếch chiên bơ thì đâu no nê gì đến phải về nhà bỏ cơm. Từ Bộ Tư Lệnh, lúc ông lính kèn thổi tò te tiếng kèn tan hàng của ông, thì chỉ mươi lăm phút sau mỗ tôi lại có mặt nơi chốn quen thuộc của mình, mở cốp xe lôi chai rượu leo lên gác quán, ngồi ngoài ban công nhìn xuống phố.
Trong trí tôi, Sài gòn cũ của tôi, con đường Bùi viện nó là con đường nhỏ chật hẹp, hai chiếc taxi ngược chiều nhau là phải chạy chậm lại, nó là con đường chỉ đủ cho xe gắn máy và scooter thôi, vậy mà màn đêm vừa buông, đằng đầu phía kia nó bỗng rực rỡ ánh đèn của phòng trà Anh Vũ. Quán cơm bán cho học trò nghèo ngày nào nay nó là phòng trà, Anh Vũ là một trong những phòng trà có nhiều ca sĩ nổi danh khởi nghiệp từ đây, một đoạn đường thôi có quán nhậu với nhiều màu áo lính, rồi có phòng trà với những con bướm đêm lượn lờ, tạo nên cảnh người xe tấp nập đông vui.
Ngày xưa kiếp lính thú, xong ba năm trấn thủ lưu đồn được về làm dân – Mỗ tôi cũng sau ba năm làm thằng chiến binh trôi sông lạc chợ, được trở về làm lính đất Sàigòn, đất phồn hoa đêm đêm có đèn ngọn xanh, ngọn đỏ. Trong cái rộn ràng thành đô, nhưng không bao giờ quên được ngày tháng khó, cùng với những thằng em sống chết hằng đêm cùng mình - Ngày đó mỗ tôi như được trở về mái nhà xưa sau những ngày phiêu bạt.
Nay anh chủ nhà có việc về xứ, anh nói chuyện ngã tư quốc tế xưa, nay là khu phố Tây ba lô, anh nói chuyện cướp ở thành Hồ, chuyện làm đĩ gái đi bán cái bánh bèo, trai đem bánh mì đi bán, anh về nhà cảnh không còn như anh nghĩ, bước ra cửa những da trắng, da đỏ, da đen. Chúng xí xô, xí xào, người mình cũng quên hết tiếng Việt mà xí xào, xí xô cùng chúng, anh nghe mình lạc trên chính quê mình – Lại một bài gõ trong lúc đầu óc lan man nhớ về quê nhà, như người say mơ đến hương xưa, mong lắm nó lại mang về cho chúng ta ít nhiều hình ảnh cũ một quê nhà đã xa.
Việt Nhân (HNPĐ)