Truyện Ngắn & Phóng Sự
SÓC TRĂNG – KHÔNG QUÂN TẮM BÚNG *
Khoảng giữa năm 1970 các quân nhân thuộc nhiều ngành nghề trong quân chủng Không Quân như: Phi công trực thăng, cơ phi, xạ thủ phi hành, kỹ thuật, tiếp liệu
Cầu tiêu công cộng bị tắc nghẽn, không có nước xả. Thỉnh thoảng ban kiến tạo cho xe vòi rồng xuống xịt rửa. Trời nóng, không có nước tắm, nên lính tráng bị ngứa, lác tùm lum.
Khoảng
giữa năm 1970 các quân nhân thuộc nhiều ngành nghề trong quân chủng
Không Quân như: Phi công trực thăng, cơ phi, xạ thủ phi hành, kỹ thuật,
tiếp liệu, kiến tạo được thuyên chuyển từ khắp các Không Đoàn, trên 4
vùng chiến thuật về thành lập căn cứ Không Quân Sóc Trăng do quân đội Mỹ
vừa bàn giao.
Căn cứ KQ Sóc Trăng mới được thành
lập, Đại tá Trần Minh Thiện được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, Trung tá
Nguyễn Hồng Tuyền liên đoàn trưởng Liên Đoàn 84 Yểm Cứ.
Phi trường Sóc Trăng
có hai phi đoàn trực thăng tân lập là: Phi đoàn 225 Ác Điểu do Th/tá Lê
Văn Châu phi đoàn trưởng và Phi đoàn 227 Hải Âu do Th/tá Trần Châu Rết
phi đoàn trưởng.
Phi đoàn 225 đồn trú ở
khoảng gần đầu phi đạo, hướng về thành phố Sóc Trăng, còn phi đoàn 227
đồn trú phía cuối phi đạo hướng đi Bạc Liêu.
PĐ225 được thành lập
trước. Quân số của PĐ225 đã được bổ sung tạm đủ, nhân viên phi hành của
phi đoàn, gửi đi bay xuyên huấn ở các căn cứ Bộ Binh Hoa Kỳ như: Đồng
Tâm Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và ngay cả tại Sóc Trăng được gọi về phi
đoàn để bắt đầu nhận lệnh tham gia hành quân.
PĐ225 được may mắn là
BTL/KQ thuyên chuyển nhiều nhân viên phi hành kỳ cựu, kinh nghiệm, gan
dạ trên chiến trường từ 4 vùng chiến thuật, xuống Sóc Trăng thành lập
PĐ225. Vì thế PĐ225 được ưu tiên tham gia hành quân trước cùng với 2 phi
đoàn trực thăng kỳ cựu của SĐ4KQ là: PĐ211 và PĐ217, yểm trợ cho quân
đoàn IV, quân khu IV.
Trong khi đó PĐ227 chỉ
có 5 sĩ quan trong Ban Chỉ Huy (Staffs) của phi đoàn là kỳ cựu thâm
niên như: Th/tá Trần Châu Rết Phi Đoàn Trưởng (cựu 217), Đ/ú Nguyễn
Hoàng Sơn (cựu 211) Phi Đoàn Phó, Đ/ú Lê Công Quân (cựu 217)Trưởng Phòng
Hành Quân; Đ/ú Huỳnh Văn Minh (cựu 211) Trưởng Phòng Huấn Luyện; Đ/ú
Nguyễn Chính Tâm (cựu 217) Sĩ quan An Phi. Các vị Staffs này được thuyên
chuyển từ hai PĐ211 và 217 xuống Sóc Trăng thành lập tân phi đoàn 227,
các phi công còn lại của phi đoàn toàn là những tân Pilots mới ra lò,
vừa từ Mỹ về.
Ngay lập tức PĐ227 đã gửi đa số các tân phi công sang các phi đoàn BB Hoa Kỳ (US Army) để bay xuyên huấn hành quân.
Một số ít được giữ lại huấn luyện tại chỗ và tham gia các phi vụ liên lạc, tiếp tế cho các đơn vị bộ binh và tiểu khu.
Từ đó, các quân nhân
thuyên chuyển về căn cứ Sóc Trăng ngày càng thêm đông. Các phương tiện
an sinh như: cư xá, nước dùng cung cấp cho các quân lính trong căn cứ
ngày càng trở nên thiếu hụt. Nạn thiếu nước sạch để xử dụng hàng ngày
là một vấn đề nan giải. Nhất là nước uống và nước tắm giặt. (Xin phép dài dòng một tí cho có đầu có đuôi)
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Sóc Trăng. Các bồn chứa nước, các ống dẫn nước, vòi cung cấp nước bị hư hỏng và sút giảm.
Các cư xá độc thân của
anh em PĐ225 kể cả cư xá kỹ thuật, toạ lạc gần đầu phi đạo hướng về TP
Sóc Trăng, thì một số ít vòi nước còn hoạt động tương đối, chảy nhỏ
giọt, nhưng tạm đủ dùng.
Các cư xá của PĐ227
thì ôi thôi! Các vòi nước đã bị tịt hết 60%, chỉ còn lại vài vòi nước
gần nhà Th/tá Rết và Đ/ú Tâm là còn hoạt động, chảy rỉ rỉ như thằng bé
đi tè.
Khu cư xá Sĩ quan, Cơ
Phi, Xạ Thủ PĐ227 thì gần như mậu thủy… Mỗi lần, sau khi đi bay hành
quân về, anh em cơ phi và xạ thủ phải lén ra phi đạo chôm nước, từ bồn
chứa nước rửa phi cơ về tắm giặt.
Cầu tiêu công cộng bị tắc nghẽn, không có nước xả. Thỉnh thoảng ban kiến tạo cho xe vòi rồng xuống xịt rửa. Trời nóng, không có nước tắm, nên lính tráng bị ngứa, lác tùm lum.
Hàng ngày, sau giờ làm
việc và giờ xuống ca. Đại tá Thiện cho hai chuyến xe GMC, còn gọi là xe
buýt chở lính ra phố, mua sắm vật dụng cần thiết và tiện ghé nhà quen
tắm giặt cho mát.
Khi Trời có mưa, chúng
tôi phải lấy các thùng chứa đạn đại liên size lớn chứa đạn M60 của
Gunships, đặt dưới máng xối mái nhà, hứng nước mưa để tích trữ cho dịch
vụ nấu ăn và uống.
Trời mưa anh em hay rủ nhau cởi trần xếp hàng dưới mái hiên tắm mưa, cho sạch hèm.
Trời mưa anh em hay rủ nhau cởi trần xếp hàng dưới mái hiên tắm mưa, cho sạch hèm.
Các câu lạc bộ thì được ban kiến tạo và tiếp liệu đem xe bồn đến cung cấp nước hàng ngày.
Mùa hè nóng bức, không có nước tắm, nên nhiều anh em bị lác, ngứa gãi như chơi đàn classic.
Chúng tôi rủ nhau ra tỉnh Sóc Trăng, ghé tiệm thuốc bắc mua thuốc xức lác hiệu “Ông Già” về xức cho bớt ngứa.
Quí bác KaQu nào, từng
có kinh nghiệm về tiết mục “Lác nhẩy Disco” ở quân trường, thì biết
được cái xót, cái rát khi bôi thuốc xức lác trên chỗ ngứa, nó sẽ thấm
thía và đã như thế nào???
Với kinh nghiệm chiến
đấu cho cái màn xức thuốc “Lác nhẩy Disco”, nên chúng tôi rủ nhau ra
tiệm bán đồ điện ngoài phố mua vài cái quạt điện cổ lỗ sĩ Belair, loại
để bàn đem về cư xá trị bệnh “Lác nhẩy Disco”
Trước khi xức thuốc lác, “vũ công” bệnh nhân phải chuẩn bị kỹ lưỡng:
-Quạt điện mở số 3 Maximum để sẵn trên bàn, nếu không có quạt điện, thì chuẩn bị sẵn một cái quạt tay.
-Sexy không quần toàn bộ phía dưới (đúng là dân Không Quần), dùng khăn tắm rằn ri quấn quanh eo ếch.
-Giai đoạn linh thiêng về chữa trị Lác thì thật là hấp dẫn, bắt đầu:
- Mở nắp chai thuốc Lác, lấy cây tăm quấn bông gòn, chấm vào chai thuốc.
- Vén khăn tắm, chê thằng cu lên cao
- Lấy cây tăm quấn bông gòn đã nhúng thuốc, quét đều trên lớp da, nơi chỗ bị lác, 2 bên háng.
- Khi quét thuốc xức lác trên chỗ da bị ngứa, thì màn nhảy Disco bắt đầu, miệng xuýt xoa úi cha!! Quá đã.
- Quạt số 3 thổi vù vù, người nhẩy tưng tưng….
Thằng bạn tôi nhìn thấy hoạt cảnh “Xức Thuốc Lác” bèn hứng khẩu, nhái lên bài ca KQ Hành Khúc
Không Quân Việt Nam có thêm thằng cu lác
Ù! U! U! U! Ủ! U! Ú….
Ôi! Không Quân chua léc, chua lè
Không có nước tắm nên các chàng KaQu Sóc Trăng bị lác
Không có nước tắm, nên KaQu Sóc Trăng chua léc, chua lè, đành phải TẮM BÚNG.
Nói đến tắm búng, thì có nhiều vị hỏi “Tắm Búng” là tắm cách nào?
Xin thưa! Tắm Búng,
không cần nước, chỉ cần cởi áo, ở trần, sau đó xè bàn tay 5 ngón ra, lấy
ngón giữa chà sát trên thân mình, cho tới khi nào bụi dơ và các tế bào
khô cuộn với mồ hôi, vo tròn thành sợi chỉ, giống con trùng, rồi dùng
ngón tay cái và ngón giữa bấu lại, búng một phát, cho cái cục hèm dơ
văng ra ngoài không khí.
Người tắm búng dùng
ngón tay, chà đi chà lại nhiều lần trên thân thể, rồi cứ thế búng hèm dơ
bay lên không trung, cho tới khi chà lại, không còn hèm nữa…
Sóc
Trăng thiếu nước uống, nước nấu ăn và tắm giặt. Lính tráng ca thán
hoài. Nên cuối năm 1972, quân đội Mỹ rút khỏi VN. SĐ4KQ tiếp nhận phi
trường 31st Cần Thơ gần lộ 20.
Hai PĐ225 và 227 ngay lập tức rút về Cần Thơ. Căn cứ Sóc Trăng bỏ ngõ, trao lại cho công binh tiểu khu Ba Xuyên.
Đáng lẽ hai phi đoàn
225 và 227 thuộc KĐ84CT phải rời về phi trường Trà Nóc đóng chung với
phi đoàn 211 Thần Chùy cùng thuộc KĐ84CT.
Nhưng vì lý do bên phi
trường Trà Nóc không đủ Ụ Đậu phi cơ (Parking) cho 3 phi đoàn trực
thăng, nên phi đoàn 227 được rời về đóng đô trong phi trường 31st Cần Thơ, chung với các phi đoàn: 217, 249 Chinook, 255 và hai phi đội tản thương 259H & I – KĐ64CT…
Phi trường Cần Thơ đổi tên thành căn cứ 40CT do Đại tá Nguyễn Văn Bá từ Pleiku về làm Chi Huy Trưởng.
PĐ227 vẫn trực thuộc KĐ84CT. Bộ Chỉ Huy KĐ84CT đóng đô bên phi trường Trà Nóc, cách xa phi trường 31st Cần Thơ khoảng 15 – 20 cây số.
Các phi đoàn: 217, 249 và 255 + Phi Đội 259H Dust Off trực thuộc KĐ64CT đóng đô trong CC40CT Cần Thơ.
PĐ227 ở Sóc Trăng là
phi đoàn gặp nhiều khó khăn về nước dùng hàng ngày. Nhưng lại hên và may
mắn hơn PĐ225, sau khi rời từ Sóc Trăng về phi trường Cần Thơ, được ở
gần thành phố.
Trong khi đó PĐ225 bad
luck, phải rời về đóng đô trong phi trường Trà Nóc – Bình Thủy gần
BTL/SĐ4KQ, gần BCH/KĐ84CT là gần mặt Trời.
Cư xá độc thân bên Trà Nóc là nhà trệt, ở tập thể, tường vách bằng gạch xi măng không tô vữa, không phòng riêng.
Từ Trà Nóc ra phố Cần Thơ khoảng 15 – 20 cây số, phải đón xe Daihatshu, Lambretta hoặc xe lôi.
Từ cư xá của các phi đoàn trực thăng, ra tới cổng chính, khá xa gần 2 cây số để đón xe, lên phố.
Các cư xá gần cổng PT
Trà Nóc thì ưu tiên dành cho các phi đoàn quan sát và A37 Fixed Wing, vì
các phi đoàn này có Ụ đậu máy bay gần cổng.
Trong khi đó, các VNAF đồn trú tại phi trường 31st
Cần Thơ gần phố, cổng phi trường có nhiều quán xá, ra ngao du, phè
phỡn, vì trước kia Mỹ đóng đô ở đây nên có nhiều quán và bar.
Nhất là các bác phi
hành nhà ta. Buổi chiều nào cũng vậy, sau khi hành quân về, bà con tắm
rửa, sạch sẽ, quần áo láng coóng, lội bộ ra bát phố Cần Thơ, xuống bến
Ninh Kiều thả dê, dẫn đào vào Vườn ổi du hí, không cần phải
xe cộ, cũng lội bộ ra phố được. Quân cảnh phi trường 31st cũng dễ dãi hơn bên Trà Nóc.
PĐ227 về phi trường 31st xa
mặt trời BCH/KĐ84CT, cư xá khang trang, rộng rãi, có phòng cá nhân
riêng, nước nôi đẩy đủ. Lại còn dư nước dùng để tưới cây, trồng cỏ nữa.
Trong phi trường Cần
Thơ. BCH và Phòng Hành Quân của các phi đoàn trực thăng đóng đô ngay
trước trạm Hàng Không dân sự Air Việt Nam.
Phòng họp của các phi
đoàn đều ở trên lầu của các dẫy barrack, đối diện trạm hàng không VN Air
lines. Bà con muốn thư giãn cứ lên phòng họp trên lầu của phi đoàn,
ngồi nhìn ngắm khách thập phương đến Cần Thơ, nhất là được ngắm các Dì
Tiếp Viên Air Rồng Lộn để rửa mắt.
Các cư xá trong phi
trường Cần Thơ toàn là Barrack có lầu, xây cất thành từng hàng thẳng
tắp, phòng ốc rộng rãi. Khoảng cách giữa các barrack của cư xá đều có
lập sân bóng chuyền, cho anh em phi đoàn chơi thể thao, giải trí.
Kể từ ngày rời về phi trường 31st Cần Thơ, anh em PĐ 227 không còn phải Tắm Búng nữa.
Nhìn ai nấy đều sạch sẽ, thơm tho và hào hoa, đẹp trai hơn, không còn mùi chua hèm như lúc đóng ở Sóc Trăng trước kia.
Do đó anh em có thêm bài ca: “Có nước, thì thôi Tắm Búng”
Jovi Hải Âu xứ Sóc
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/-kq-miet-duoi
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/22/phiem-luan-hoi-ky-soc-trang-khong-quan-tam-bung/
Sinh Tồn chuyển
SÓC TRĂNG – KHÔNG QUÂN TẮM BÚNG *
Khoảng giữa năm 1970 các quân nhân thuộc nhiều ngành nghề trong quân chủng Không Quân như: Phi công trực thăng, cơ phi, xạ thủ phi hành, kỹ thuật, tiếp liệu
Khoảng
giữa năm 1970 các quân nhân thuộc nhiều ngành nghề trong quân chủng
Không Quân như: Phi công trực thăng, cơ phi, xạ thủ phi hành, kỹ thuật,
tiếp liệu, kiến tạo được thuyên chuyển từ khắp các Không Đoàn, trên 4
vùng chiến thuật về thành lập căn cứ Không Quân Sóc Trăng do quân đội Mỹ
vừa bàn giao.
Căn cứ KQ Sóc Trăng mới được thành
lập, Đại tá Trần Minh Thiện được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng, Trung tá
Nguyễn Hồng Tuyền liên đoàn trưởng Liên Đoàn 84 Yểm Cứ.
Phi trường Sóc Trăng
có hai phi đoàn trực thăng tân lập là: Phi đoàn 225 Ác Điểu do Th/tá Lê
Văn Châu phi đoàn trưởng và Phi đoàn 227 Hải Âu do Th/tá Trần Châu Rết
phi đoàn trưởng.
Phi đoàn 225 đồn trú ở
khoảng gần đầu phi đạo, hướng về thành phố Sóc Trăng, còn phi đoàn 227
đồn trú phía cuối phi đạo hướng đi Bạc Liêu.
PĐ225 được thành lập
trước. Quân số của PĐ225 đã được bổ sung tạm đủ, nhân viên phi hành của
phi đoàn, gửi đi bay xuyên huấn ở các căn cứ Bộ Binh Hoa Kỳ như: Đồng
Tâm Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ và ngay cả tại Sóc Trăng được gọi về phi
đoàn để bắt đầu nhận lệnh tham gia hành quân.
PĐ225 được may mắn là
BTL/KQ thuyên chuyển nhiều nhân viên phi hành kỳ cựu, kinh nghiệm, gan
dạ trên chiến trường từ 4 vùng chiến thuật, xuống Sóc Trăng thành lập
PĐ225. Vì thế PĐ225 được ưu tiên tham gia hành quân trước cùng với 2 phi
đoàn trực thăng kỳ cựu của SĐ4KQ là: PĐ211 và PĐ217, yểm trợ cho quân
đoàn IV, quân khu IV.
Trong khi đó PĐ227 chỉ
có 5 sĩ quan trong Ban Chỉ Huy (Staffs) của phi đoàn là kỳ cựu thâm
niên như: Th/tá Trần Châu Rết Phi Đoàn Trưởng (cựu 217), Đ/ú Nguyễn
Hoàng Sơn (cựu 211) Phi Đoàn Phó, Đ/ú Lê Công Quân (cựu 217)Trưởng Phòng
Hành Quân; Đ/ú Huỳnh Văn Minh (cựu 211) Trưởng Phòng Huấn Luyện; Đ/ú
Nguyễn Chính Tâm (cựu 217) Sĩ quan An Phi. Các vị Staffs này được thuyên
chuyển từ hai PĐ211 và 217 xuống Sóc Trăng thành lập tân phi đoàn 227,
các phi công còn lại của phi đoàn toàn là những tân Pilots mới ra lò,
vừa từ Mỹ về.
Ngay lập tức PĐ227 đã gửi đa số các tân phi công sang các phi đoàn BB Hoa Kỳ (US Army) để bay xuyên huấn hành quân.
Một số ít được giữ lại huấn luyện tại chỗ và tham gia các phi vụ liên lạc, tiếp tế cho các đơn vị bộ binh và tiểu khu.
Từ đó, các quân nhân
thuyên chuyển về căn cứ Sóc Trăng ngày càng thêm đông. Các phương tiện
an sinh như: cư xá, nước dùng cung cấp cho các quân lính trong căn cứ
ngày càng trở nên thiếu hụt. Nạn thiếu nước sạch để xử dụng hàng ngày
là một vấn đề nan giải. Nhất là nước uống và nước tắm giặt. (Xin phép dài dòng một tí cho có đầu có đuôi)
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Sóc Trăng. Các bồn chứa nước, các ống dẫn nước, vòi cung cấp nước bị hư hỏng và sút giảm.
Các cư xá độc thân của
anh em PĐ225 kể cả cư xá kỹ thuật, toạ lạc gần đầu phi đạo hướng về TP
Sóc Trăng, thì một số ít vòi nước còn hoạt động tương đối, chảy nhỏ
giọt, nhưng tạm đủ dùng.
Các cư xá của PĐ227
thì ôi thôi! Các vòi nước đã bị tịt hết 60%, chỉ còn lại vài vòi nước
gần nhà Th/tá Rết và Đ/ú Tâm là còn hoạt động, chảy rỉ rỉ như thằng bé
đi tè.
Khu cư xá Sĩ quan, Cơ
Phi, Xạ Thủ PĐ227 thì gần như mậu thủy… Mỗi lần, sau khi đi bay hành
quân về, anh em cơ phi và xạ thủ phải lén ra phi đạo chôm nước, từ bồn
chứa nước rửa phi cơ về tắm giặt.
Cầu tiêu công cộng bị tắc nghẽn, không có nước xả. Thỉnh thoảng ban kiến tạo cho xe vòi rồng xuống xịt rửa. Trời nóng, không có nước tắm, nên lính tráng bị ngứa, lác tùm lum.
Hàng ngày, sau giờ làm
việc và giờ xuống ca. Đại tá Thiện cho hai chuyến xe GMC, còn gọi là xe
buýt chở lính ra phố, mua sắm vật dụng cần thiết và tiện ghé nhà quen
tắm giặt cho mát.
Khi Trời có mưa, chúng
tôi phải lấy các thùng chứa đạn đại liên size lớn chứa đạn M60 của
Gunships, đặt dưới máng xối mái nhà, hứng nước mưa để tích trữ cho dịch
vụ nấu ăn và uống.
Trời mưa anh em hay rủ nhau cởi trần xếp hàng dưới mái hiên tắm mưa, cho sạch hèm.
Trời mưa anh em hay rủ nhau cởi trần xếp hàng dưới mái hiên tắm mưa, cho sạch hèm.
Các câu lạc bộ thì được ban kiến tạo và tiếp liệu đem xe bồn đến cung cấp nước hàng ngày.
Mùa hè nóng bức, không có nước tắm, nên nhiều anh em bị lác, ngứa gãi như chơi đàn classic.
Chúng tôi rủ nhau ra tỉnh Sóc Trăng, ghé tiệm thuốc bắc mua thuốc xức lác hiệu “Ông Già” về xức cho bớt ngứa.
Quí bác KaQu nào, từng
có kinh nghiệm về tiết mục “Lác nhẩy Disco” ở quân trường, thì biết
được cái xót, cái rát khi bôi thuốc xức lác trên chỗ ngứa, nó sẽ thấm
thía và đã như thế nào???
Với kinh nghiệm chiến
đấu cho cái màn xức thuốc “Lác nhẩy Disco”, nên chúng tôi rủ nhau ra
tiệm bán đồ điện ngoài phố mua vài cái quạt điện cổ lỗ sĩ Belair, loại
để bàn đem về cư xá trị bệnh “Lác nhẩy Disco”
Trước khi xức thuốc lác, “vũ công” bệnh nhân phải chuẩn bị kỹ lưỡng:
-Quạt điện mở số 3 Maximum để sẵn trên bàn, nếu không có quạt điện, thì chuẩn bị sẵn một cái quạt tay.
-Sexy không quần toàn bộ phía dưới (đúng là dân Không Quần), dùng khăn tắm rằn ri quấn quanh eo ếch.
-Giai đoạn linh thiêng về chữa trị Lác thì thật là hấp dẫn, bắt đầu:
- Mở nắp chai thuốc Lác, lấy cây tăm quấn bông gòn, chấm vào chai thuốc.
- Vén khăn tắm, chê thằng cu lên cao
- Lấy cây tăm quấn bông gòn đã nhúng thuốc, quét đều trên lớp da, nơi chỗ bị lác, 2 bên háng.
- Khi quét thuốc xức lác trên chỗ da bị ngứa, thì màn nhảy Disco bắt đầu, miệng xuýt xoa úi cha!! Quá đã.
- Quạt số 3 thổi vù vù, người nhẩy tưng tưng….
Thằng bạn tôi nhìn thấy hoạt cảnh “Xức Thuốc Lác” bèn hứng khẩu, nhái lên bài ca KQ Hành Khúc
Không Quân Việt Nam có thêm thằng cu lác
Ù! U! U! U! Ủ! U! Ú….
Ôi! Không Quân chua léc, chua lè
Không có nước tắm nên các chàng KaQu Sóc Trăng bị lác
Không có nước tắm, nên KaQu Sóc Trăng chua léc, chua lè, đành phải TẮM BÚNG.
Nói đến tắm búng, thì có nhiều vị hỏi “Tắm Búng” là tắm cách nào?
Xin thưa! Tắm Búng,
không cần nước, chỉ cần cởi áo, ở trần, sau đó xè bàn tay 5 ngón ra, lấy
ngón giữa chà sát trên thân mình, cho tới khi nào bụi dơ và các tế bào
khô cuộn với mồ hôi, vo tròn thành sợi chỉ, giống con trùng, rồi dùng
ngón tay cái và ngón giữa bấu lại, búng một phát, cho cái cục hèm dơ
văng ra ngoài không khí.
Người tắm búng dùng
ngón tay, chà đi chà lại nhiều lần trên thân thể, rồi cứ thế búng hèm dơ
bay lên không trung, cho tới khi chà lại, không còn hèm nữa…
Sóc
Trăng thiếu nước uống, nước nấu ăn và tắm giặt. Lính tráng ca thán
hoài. Nên cuối năm 1972, quân đội Mỹ rút khỏi VN. SĐ4KQ tiếp nhận phi
trường 31st Cần Thơ gần lộ 20.
Hai PĐ225 và 227 ngay lập tức rút về Cần Thơ. Căn cứ Sóc Trăng bỏ ngõ, trao lại cho công binh tiểu khu Ba Xuyên.
Đáng lẽ hai phi đoàn
225 và 227 thuộc KĐ84CT phải rời về phi trường Trà Nóc đóng chung với
phi đoàn 211 Thần Chùy cùng thuộc KĐ84CT.
Nhưng vì lý do bên phi
trường Trà Nóc không đủ Ụ Đậu phi cơ (Parking) cho 3 phi đoàn trực
thăng, nên phi đoàn 227 được rời về đóng đô trong phi trường 31st Cần Thơ, chung với các phi đoàn: 217, 249 Chinook, 255 và hai phi đội tản thương 259H & I – KĐ64CT…
Phi trường Cần Thơ đổi tên thành căn cứ 40CT do Đại tá Nguyễn Văn Bá từ Pleiku về làm Chi Huy Trưởng.
PĐ227 vẫn trực thuộc KĐ84CT. Bộ Chỉ Huy KĐ84CT đóng đô bên phi trường Trà Nóc, cách xa phi trường 31st Cần Thơ khoảng 15 – 20 cây số.
Các phi đoàn: 217, 249 và 255 + Phi Đội 259H Dust Off trực thuộc KĐ64CT đóng đô trong CC40CT Cần Thơ.
PĐ227 ở Sóc Trăng là
phi đoàn gặp nhiều khó khăn về nước dùng hàng ngày. Nhưng lại hên và may
mắn hơn PĐ225, sau khi rời từ Sóc Trăng về phi trường Cần Thơ, được ở
gần thành phố.
Trong khi đó PĐ225 bad
luck, phải rời về đóng đô trong phi trường Trà Nóc – Bình Thủy gần
BTL/SĐ4KQ, gần BCH/KĐ84CT là gần mặt Trời.
Cư xá độc thân bên Trà Nóc là nhà trệt, ở tập thể, tường vách bằng gạch xi măng không tô vữa, không phòng riêng.
Từ Trà Nóc ra phố Cần Thơ khoảng 15 – 20 cây số, phải đón xe Daihatshu, Lambretta hoặc xe lôi.
Từ cư xá của các phi đoàn trực thăng, ra tới cổng chính, khá xa gần 2 cây số để đón xe, lên phố.
Các cư xá gần cổng PT
Trà Nóc thì ưu tiên dành cho các phi đoàn quan sát và A37 Fixed Wing, vì
các phi đoàn này có Ụ đậu máy bay gần cổng.
Trong khi đó, các VNAF đồn trú tại phi trường 31st
Cần Thơ gần phố, cổng phi trường có nhiều quán xá, ra ngao du, phè
phỡn, vì trước kia Mỹ đóng đô ở đây nên có nhiều quán và bar.
Nhất là các bác phi
hành nhà ta. Buổi chiều nào cũng vậy, sau khi hành quân về, bà con tắm
rửa, sạch sẽ, quần áo láng coóng, lội bộ ra bát phố Cần Thơ, xuống bến
Ninh Kiều thả dê, dẫn đào vào Vườn ổi du hí, không cần phải
xe cộ, cũng lội bộ ra phố được. Quân cảnh phi trường 31st cũng dễ dãi hơn bên Trà Nóc.
PĐ227 về phi trường 31st xa
mặt trời BCH/KĐ84CT, cư xá khang trang, rộng rãi, có phòng cá nhân
riêng, nước nôi đẩy đủ. Lại còn dư nước dùng để tưới cây, trồng cỏ nữa.
Trong phi trường Cần
Thơ. BCH và Phòng Hành Quân của các phi đoàn trực thăng đóng đô ngay
trước trạm Hàng Không dân sự Air Việt Nam.
Phòng họp của các phi
đoàn đều ở trên lầu của các dẫy barrack, đối diện trạm hàng không VN Air
lines. Bà con muốn thư giãn cứ lên phòng họp trên lầu của phi đoàn,
ngồi nhìn ngắm khách thập phương đến Cần Thơ, nhất là được ngắm các Dì
Tiếp Viên Air Rồng Lộn để rửa mắt.
Các cư xá trong phi
trường Cần Thơ toàn là Barrack có lầu, xây cất thành từng hàng thẳng
tắp, phòng ốc rộng rãi. Khoảng cách giữa các barrack của cư xá đều có
lập sân bóng chuyền, cho anh em phi đoàn chơi thể thao, giải trí.
Kể từ ngày rời về phi trường 31st Cần Thơ, anh em PĐ 227 không còn phải Tắm Búng nữa.
Nhìn ai nấy đều sạch sẽ, thơm tho và hào hoa, đẹp trai hơn, không còn mùi chua hèm như lúc đóng ở Sóc Trăng trước kia.
Do đó anh em có thêm bài ca: “Có nước, thì thôi Tắm Búng”
Jovi Hải Âu xứ Sóc
https://sites.google.com/site/giadinhkqvnch/-kq-miet-duoi
https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/22/phiem-luan-hoi-ky-soc-trang-khong-quan-tam-bung/
Sinh Tồn chuyển