Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG
Mồng 1 tháng 5 - 1972 là ngày kinh hoàng với quân và dân phía bắc đèo Hải vân. Sư đoàn 3 bộ binh bỏ Quảng Trị, các đơn vị tăng cường mặt trận đó cũng vội vã "di tản chiến thuật" về phía nam, bỏ lại hay phá hủy hầu hết quân dụng nặng. Dân chúng Quảng Trị hốt hoảng ùa theo đoàn quân tháo lui. Ðể gây thêm hỗn loạn, Cộng quân pháo kích, tấn công, tàn sát đoàn người vô tội di tản, mắc nghẽn nheo nhóc dọc quốc lộ 1. Ðoạn đường từ Mai lĩnh chạy về Mỹ Chánh đã được mệnh danh là "đại lộ kinh hoàng", cái tên sẽ còn mãi trong sử sách cuộc chiến quốc-cộng VN. Ðoàn quân và dân chạy giặc đã khiến thành phố Huế không còn trật tự. Sự rối loạn và tranh cướp các phẩm vật khan hiếm đã khiến chợ Ðông Ba bị đốt phá. Kinh thành xưa cũ này cũng đang được suy đoán sẽ là mục tiêu kế tiếp của cuộc tổng tấn công CS. Hình ảnh tang tóc Mậu Thân 1968 đã xua dân Huế bỏ chạy trong một không khí hốt hoảng tột cùng.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bắt tay Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai.
Trước tình hình toàn quốc nặng nề với các cuộc tấn công dồn dập của CS tại An Lộc, Kontum và các tin chẳng lành từ Quảng Trị gởi về, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lấy một quyết định không dễ dàng nhưng cần thiết: thay thế Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật (QÐI & VICT). Sáng ngày 3-5-72, có lệnh triệu tập trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh QÐIV&V4CT về Sài-gòn họp gấp. Ông được lệnh ra nắm Quân đoàn I và ngay sau trưa ngày đó, đã rời Cần Thơ và đồng bằng Cửu Long êm ả, đáo nhậm vùng hỏa tuyến cùng tư lệnh phó Quân khu, Chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh với vài ba sĩ quan tham mưu chọn lựa khác.
Ngay chiều đó, sau buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy Quân đoàn dản dị đến tối đa, trung tướng Trưởng và bộ tham mưu bắt tay làm việc không ngừng nghỉ. Chuẩn tướng Hinh được chỉ định làm Tham mưu trưởng Hành Quân. Bộ Tham mưu Hành quân QÐI tại Mang Cá được uốn nắn lại. Những cơ cấu cần thiết cho sự điều hành và phối hợp tác chiến, sưu tầm và phối hợp tình báo, xử dụng hỏa lực được đặc biệt chú trọng.
Phải chặn địch trước tuyến Mỹ Chánh và cuộc phản công lớn được toan tính ngay từ những giờ phút đầu. Tân tư lệnh Quân đoàn đã đem lại sự an lòng cho cả quân và dân giới tuyến nhưng các đơn vị chiến đấu đã sứt mẻ cần được chấn chỉnh và cần thời giờ chuẩn bị để phản công. Thời giờ quí báu ấy, phe ta như đã giành được vì sức tấn công của Cộng quân đã chựng lại trước tuyến Mỹ Chánh của Thủy quân Lục chiến (TQLC) oai hùng và bên kia vòng đai phòng thủ Huế của Sư đoàn 1 BB kiên cường. Ðồng thời với các đợt tấn công trên toàn quốc, đối phương đang ngạo mạn đưa ra nhiều đòi hỏi hỗn xược trước hòa hội Paris. Quân lực VNCH và Ðồng minh phải đập tan các âm mưu "đánh và đàm" đó. Sư đoàn Nhảy dù đang dần dần được tăng cường đầy đủ ra mặt trận bắc Huế. Trong khi chờ đợi cuộc phản công sắp đến, mưu lược áp dụng là tiêu hao tối đa sinh lực địch bằng mọi phương tiện phi pháo vốn là ưu thế của chính ta và của Ðồng minh. Những trận bom và pháo tập trung mệnh danh là "lôi phong" đã tỏ ra rất hữu hiệu theo các báo cáo tới tấp của các đơn vị địch tại tiền tuyến và các cung từ của tù hay hàng binh cùng các tài liệu thâu lượm được về sau.
Ngoài nỗ lực thiết kế và sửa soạn cho kế hoạch tái chiếm Quảng Trị, Quân đoàn I còn đẩy mạnh một cố gắng khác không kém phần quan trọng: đó là công tác chỉnh trang các đơn vị thiệt hại vì chiến trận vừa qua. Với sự trợ lực tận tình của bộ Tổng Tham mưu và các bộ Chỉ huy Binh chủng, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh, biệt động quân ... đã được bổ xung tổn thất và tân trang mau lẹ. Công tác hệ trọng khác là tổ chức và huấn luyện Ðịa phương quân tỉnh Quảng Trị và nhất là việc tái tổ chức Sư đoàn 3 Bộ Binh là đơn vị coi như sa sút, mất mát nặng nề nhất nhưng sẽ phải đứng dậy càng mau lẹ càng tốt.
Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh.
Ðã có nhiều tranh luận về sự tái lập Sư đoàn 3 Bộ Binh. Có ý kiến đưa ra là nên sửa đổi danh hiệu sư đoàn. Việc đề cử người tân tư lệnh cũng đã gây ra nhiều trao đổi đắn đo giữa các giới chức trách nhiệm. Sau cùng thì ý kiến của tân tư lệnh Quân đoàn I đã được tôn trọng: Sư đoàn sẽ giữ số hiệu cũ và vị tư lệnh được chấp nhận là chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh. Chuẩn tướng Hinh là một sĩ quan cấp tướng có bề thế xứng đáng với công tác nhiều đòi hỏi này: thủ khoa khoá Sĩ quan Trừ bị đầu tiên (Nam Ðịnh 1951-52), đậu đầu khóa Chi đội trưởng Thiết Giáp tại Trung Tâm Thiết Giáp Binh Viễn Ðông của quân đội Pháp (Vũng Tầu 1953) và cũng là sĩ quan đậu hàng đầu của một trong những khóa Cao đẳng Quốc Phòng đầu tiên (Sàigòn 1969-70). Ông đã được đào luyện thêm tại Pháp và nhiều lần tại Hoa Kỳ, đã dự chiến tại Bắc Việt, đã làm Trung đoàn trưởng Thiết giáp và đã giữ nhiều trách vụ về tham mưu cùng huấn luyện ở nhiều cấp. Ngày 9 tháng 6-1972, thiếu tướng Hoàng Văn Lạc mới đáo nhậm Quân đoàn I được đề cử thay thế CT. Hinh ở chức vụ Tham mưu trưởng Hành quân và CT. Hinh đi lãnh nhiệm vụ mới, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh lúc đó đang gom quân tại Phú Bài, phía nam Huế. Trung tuần tháng 6 - 1972, Sư đoàn với hai trung đoàn khập khiễng mang số 2 và 56 đã được lệnh di chuyển vào nhận trách nhiệm mới tại Quảng Nam lo vòng đai hỏa tiễn thành phố và phi trường Ðà Nẵng thay thế Lữ đoàn 196 Hoa Kỳ lên đường về nước. Sư đoàn sẽ phải vừa hoạt động vừa tự củng cố.
Vùng Quảng Nam là đất nhiều thách đố. Trước đây khi đầy đủ quân chính qui đồn trú, quân số Ðồng minh tại đó là một Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, một lữ đoàn Ðại Hàn và, phía VN, một trung đoàn Bộ binh. Lực lượng địch ngày nay lớn hơn trước kia: Mặt Trận Quảng Ðà (hay Mặt Trận 4 hay 44) có 10 tiểu đoàn chủ lực tăng cường đặc công, tất cả dày dạn về du kích chiến, lại am tường địa phương rồi thêm hai đơn vị Pháo cấp tiểu đoàn chuyên bắn hỏa tiễn vào Ðà Nẵng. Cơ động của quân khu 5 Cộng sản tại chỗ là Sư đoàn 711 chính qui yểm trợ bởi đặc công cùng hai trung đoàn tăng và pháo. Với lực lượng địch như vậy, tình hình chiến sự không thể là ít đe dọa.
Cuối tháng 8 sang đầu tháng 9 - 1972, Sư đoàn 711 ra quân, đánh chiếm quận Quế Sơn (Quảng Nam) và quận Tiên Phước (Quảng Tín). Các đơn vị của Sư đoàn 2 BB ta cần được tiếp sức. Phía bắc Hải Vân, cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị đang ở giai đoạn quyết liệt. Phía nam Hải Vân, Sư đoàn 2 BB có nhiệm vụ quá nặng với hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng tín và vùng Quế Sơn (Quảng Nam). Lực lượng khả dụng khác chỉ còn Sư đoàn 3 BB chưa đầy đủ và chưa hoàn tất chỉnh trang. Vì nhu cầu chiến trường, trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó QÐ I, phụ trách nam Hải Vân, thấy bắt buộc phải giao nhiệm vụ tăng dần cho Sư đoàn em út long đong này của quân đội.
Ðợt đầu được trao trọng nhiệm, Sư đoàn 3 phụ trách thêm khu Quế Sơn và quận Thăng Bình (bắc Quảng Tín) kể từ 13 tháng 9-72. Công tác đòi hỏi đầu tiên sẽ là chiếm lại quận Quế Sơn. Ngoài trung đoàn 56 phải để lại giữ vòng đai hỏa tiễn Ðà Nẵng, CT. Hinh chỉ còn Trung đoàn 2 BB và Thiết đoàn 11 Kỵ binh. Trung đoàn này được chọn làm mũi tiên phong đi sâu thêm vào chiến trường Quảng Nam với Thiết giáp trừ bị phía sau. Cuộc tiến quân không có nhiều trở ngại. Lực lượng 711 đã thoái lui để lại nhiều toán trì hoãn lẻ tẻ, Trung đoàn 2 BB đã tiến vào quận cũ Quế Sơn vài ngày sau tương đối dễ dàng. Sư đoàn 711 CS dường như không sẵn sàng hay còn e dè, tránh chạm trán với Sư đoàn 3 BB của ta.
Sau Quế Sơn đến Tiên Phước là mục tiêu phải tới. Tiên liệu tình hình sẽ nặng thêm, Tư lệnh Sư đoàn 3 quyết định rút ngắn huấn luyện chỉnh trang Trung đoàn 57 BB ở Phú Bài để có toàn bộ sư đoàn tại Quảng Nam. Sự việc xảy ra đã đúng như tiên liệu: ngày 28-9-72, Sư đoàn 3 phải trách nhiệm thêm tỉnh Quảng Tín (trừ quận Lý Tín, nơi có bản doanh của Sư đoàn 2 bạn). Nhiệm vụ đã rõ rệt: lấy lại quận Tiên Phước.
Ðịch phía trước mặt hầu như là đại bộ phận của Sư đoàn 711 CS ở quanh vùng Tiên Phước: trung đoàn 38 trấn giữ mặt nam, ngay tại Tiên Phước là trung đoàn Ðặc công E5, trung đoàn 31 trải theo chiều sâu về phía tây. Phi cơ quan sát báo thấy có Thiết giáp địch lảng vảng trong vùng.
Trung đoàn 2 của trung tá Nguyễn Thanh Hoành với tiểu đoàn 2/56 và Thiết giáp tăng cường là lực lượng xung kích của Sư đoàn. Trung đoàn 6/2 vốn sẵn hiện diện trong khu vực được tăng phái Sư đoàn 3 sẽ tiếp tục nhiệm vụ chiếm lại tỉnh lộ Tam Kỳ đi Tiên Phước.
Ngày 30-9, hai tiểu đoàn 3/2 (thiếu tá Nguyễn Tri Tấn) và 2/56 (thiếu tá Võ văn Ðạt) được trực thăng vận vào phía đông Tiên Phước. Hai tiểu đoàn này sẽ là mũi tấn công chính vào Tiên Phước. Tiểu đoàn 2/2 (thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn) được hai chi đoàn thiết vận xa chuyên chở vượt rừng mau lẹ chiếm lãnh dãy núi để áp lực và làm nghi binh ở hướng bắc Tiên Phước trong khi các chuẩn bị phi pháo kể cả B-52 được thực hiện.
Các cánh quân tiến lên đều gặp địch cản đường. Sớm ngày 2-10-72, tiểu đoàn 2/56 đụng nặng cùng một đơn vị cấp tiểu đoàn địch, phía ta hai chết, 14 bị thương, địch để lại 52 xác cùng hai chục võ khí gồm cả 2 B 40 và một đại liên 12 ly 7 phòng không. Theo các tin kỹ thuật, bộ chỉ huy địch gay gắt ra lệnh các trung đoàn phản công. Thành tích cao nhất của phản ứng địch là tấn công và bắn súng không dật 75 ly cùng hỏa tiễn AT- 3 phá hai xe vận tải tại bộ chỉ huy Trung đoàn 2. Chiều ngày 6 - 10, tiểu đoàn 2/56 chiếm núi Tú sơn, đỉnh cao 211 thước ngự trị thung lũng Tiên Phước. Chiếm được quả núi chế ngự địa thế này có nghĩa là quận Tiên Phước là một vật trong túi. Do đó trưa ngày hôm sau, các chiến sĩ 2/56 đã dễ dàng trở thành chủ nhân của Tiên Phước. Xác địch cùng súng ống bỏ lại ngổn ngang khắp nơi. Thu dọn chiến trường , tiểu đoàn 2/56 khám phá được tử thi hai cán bộ chỉ huy quan trọng của Sư đoàn 711 : đại uý Phùng ngọc Uyển , tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 480 Phòng Không và thiếu tá Trương Bảy , trung đoàn trưởng trung đoàn 38 . Các chiến lợi phẩm thu về , gần 300 võ khí cá nhân và 4 chục súng cộng đồng (gồm cả 12 cỗ đại liên phòng không 12 ly 8) được đem trưng bày trong một buổi lễ mừng chiến thắng tại tỉnh lỵ Tam Kỳ ngày 10-10-72 do đại tá Ðào Mộng Xuân, tỉnh trưởng Quảng Tín tổ chức và khao quân. Trong các chiến lợi phẩm mà Sư đoàn đem về có một xe tăng lội nước PT - 76 nguyên vẹn mà địch quân đã bỏ lại trong lúc rút lui vội vã.
Chiến thắng Quế Sơn rồi đến Tiên Phước và gián tiếp giải tỏa quận Hậu Ðức đã có nhiều ý nghĩa riêng đối với Sư đoàn 3 BB ngoài sự kiện báo chí và các đài phát thanh đã nói nhiều đến sự trở lại chiến trường một cách hùng dũng của đại đơn vị này,sau thất bại Quảng Trị và chỉ bốn tháng từ khi tập hợp lại. Công tác chỉnh trang huấn luyện đã có kết quả hiển nhiên. Các đơn vị tác chiến đã tương đối ổn định, có cán bộ khá vững chãi và đã tỏ ra có khả năng điều động chiến thuật, đủ sức đối phó với đơn vị chính qui lớn nhất của CS trong vùng. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong một cuộc viếng thăm Sư đoàn vào cuối tháng 9-72 đã đặt câu hỏi và thắc mắc nhiều về vấn đề bổ xung Sư đoàn 3 bằng thật nhiều quân phạm và đào binh. Chiến dịch "Cải tiến Quản trị Ðơn vị" đặc biệt chấn chỉnh sự quản trị, chăm sóc đơn vị và quân sĩ đã tỏ ra có hiệu quả. Nỗ lực vượt thắng để tự cải tiến gấp rút tự nó đã là một chiến thắng ngoạn mục thực hiện bởi toàn thể chiến sĩ của Sư đoàn !
Ðầu tháng 12-1972, các tin tình báo ghi nhận sự xuất hiện của toàn bộ Sư đoàn 711 di chuyển lên ranh giới Quảng Nam; đó là một chỉ dấu bất thường cho phép suy đoán về một mưu mô hoạt động không xa. Mặt khác tin tức chung cho thấy Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn tiếp tục cuộc chiến. Từng đoàn B-52 đánh phá Hà Nội và Hải Phòng thì cũng chỉ là để mau có ký kết tại hòa đàm Paris. Cuộc ngưng bắn có thể rất gần. CT. Hinh thấy không thể để cho đối phương nắm được chủ động.
Một chương trình hành động được phác họa. Các đơn vị của Sư đoàn 3 BB đã thêm vững vàng và đã phần nào được thử thách. CT. Hinh tin ở quân mình. Kế hoạch hành quân sắp tới sẽ mạnh bạo hơn. Ðịch đang ở tây-nam Quế Sơn. Phải đánh vào đó để nới rộng vòng đai Quế Sơn, tấn công Sư đoàn 711 nắm lấy chủ động chiến trường, diệt địch và tăng thêm an ninh cho Quảng Nam và Quảng Tín
Hành quân Quang Trung 81 khai diễn ba ngày sau lễ Giáng Sinh 1972, xử dụng hai Trung đoàn 2 và 56 tiến lên với Thiết giáp tăng cường và hầu hết Pháo binh sư đoàn tập trung. Hai ngày sau tiểu đoàn 2/56 hùng dũng báo cáo đã chiếm xong đỉnh Hòn Chiêng (căn cứ Lion cũ của TQLC Hoa Kỳ) với thiệt hại rất ít và diệt được nhiều địch. Hòn Chiêng trong quá khứ đã là một cái gai khó nhổ với nhiều đơn vị khác. Chiếm Hòn Chiêng bằng một cách đánh gan dạ , phối hợp chặt chẽ các loại hỏa lực yểm trợ và mau lẹ tiếp cận thanh toán đỉnh nuí trơ trụi nổi tiếng này đã làm giới quân sự Vùng 1 Chiến Thuật ngạc nhiên , tiểu đoàn 2/56 với thiếu tá Võ Văn Ðạt xứng đáng được gắn danh hiệu "Dũng sĩ đánh Núi Cao" (sau khi đã ghi danh với núi Tú Sơn , Tiên Phước , vài tháng trước đây). Ít ngày sau, anh dũng không kém , tiểu đoàn 2/2 (của thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn) chiếm núi Lạc Sơn, nam Quế Sơn đẩy lui các thành phần 711 về phía tây-nam.
Thích thú về thành tích mới của Sư đoàn 3 BB, trung tướng Ngô Quang Trưởng, sau khi chiếm lại Quảng Trị và , giờ đây đã trở về bản doanh chính tại Ðà Nẵng, ra lệnh đưa Trung đoàn 51 BB từ Sư đoàn tăng cường cho CT. Hinh. Có thêm quân, tướng Hinh bắt đầu giai đoạn 2 của hành quân Quang Trung 81, ngày 4 - 1 - 73, tiếp tục tiến lên về phía Hiệp Ðức và truy diệt Sư đoàn 711 CS. Trung đoàn 51 (vốn gốc từ Quảng Nam) được ủy nhiệm đánh chiếm núi Liệt Kiểm (căn cứ West cũ) trong khi các Trung đoàn 2 và 56 tiếp tục nhằm dãy cao điểm chế ngự đường vô Hiệp Ðức.
Ðịch quân rõ rệt đã tăng cường bảo vệ núi Liệt Kiểm vì là ngọn núi cao nhất, lớn nhất trong khu vực, đóng khóa con đường đi Hiệp Ðức qua thung lũng Việt An. Trung đoàn 51 của đại tá Trương tấn Thục sẽ mất nhiều thì giờ vì chướng ngại này. Trung đoàn 2 BB giờ dưới quyền trung tá Vũ Ngọc Hướng tiếp tục tiến lên. Tiểu đoàn 3/2 với thiếu tá Tấn chiếm núi Ðá Khảm (đỉnh 441) giết nhiều địch, tịch thu 31 súng. Ðịch cố cản đường tiến của các đơn vị Sư đoàn 3. Ðó là khôn hay dại? CT. Hinh có dịp áp dụng chiến pháp ưa dùng: gần sáu chục khẩu pháo đã kiếm được nhiều mục tiêu để phát huy uy lực tập trung. Ðể làm lung lay hệ thống núi Liệt Kiểm, Trung đoàn 56 BB của trung tá Vĩnh Dác được lệnh thọc sâu về phía tây chiếm đèo Răm là cửa ngõ của Quế Sơn trông xuống thung lũng Hiệp Ðức. Bộ chỉ huy địch hò các đơn vị Trung đoàn 31, Trung đoàn 38 ráo riết chặn cho bằng được các cánh quân của "Sư 3". Tiểu đoàn 2/57 bốc từ vòng đai Ðà nẵng được đưa tới thêm sức cho 56. Các trận pháo tập trung tăng cường B. 52 có dịp chứng tỏ năng lực và các tiểu đoàn của "Sư 3" vẫn tiến lên. Luồn khe núi trong đêm , gây bất ngờ hoàn toàn cho đơn vị địch đóng chốt , tiểu đoàn 3/2 (thiếu tá Tấn) chiếm nuí Châu Sơn (cao điểm 381m) thâu nhiều võ khí kể cả súng phòng không. Như cùng thi đua , thiếu tá Ðạt dẫn 2/56 tràn tới mau lẹ đẩy địch khỏi đèo Răm.
Dường như giờ đây, trước hướng tiến của hai trung đoàn bộ binh VNCH từ phía đèo Răm trông xuống Hiệp Ðức, địch đã thấy ý định của Tư lệnh Sư đoàn 3, chúng gay gắt buộc các đơn vị cương quyết "chống càn" và đặc biệt phải cản cánh quân 2/56. Ðịch đánh chặn tiểu đoàn 1/2 bằng bộ binh có chiến xa và pháo binh hỗ trợ. Thiếu tá Tuấn chỉ huy tiểu đoàn 2/2, một tiểu đoàn trưởng rất giỏi, hi sinh vì pháo kích trong đợt địch phản ứng này (cũng nên nói thêm là mấy tháng trước, trong trận tái chiếm Quế Sơn, Th.tá Tuấn đã bị thương khá nặng và mới trở lại đơn vị không lâu !)
Chiếm được dải núi đèo Răm, con đường xuống thung lũng và quận cũ Hiệp Ðức đã mở rộng đối với bộ binh. Nhưng muốn đi sâu xuống Hiệp Ðức hay khai thác chiến quả xa hơn nữa, lục soát các khu hậu cần của địch thì cần kiểm soát được tỉnh lộ Thăng Bình - Hiệp Ðức; đường này đi ngang qua chân núi Liệt Kiểm. Chưa chiếm được Liệt Kiểm để có thể chuyển tiếp vận và nhất là pháo cùng thiết giáp thì đẩy quân xuống Hiệp Ðức là liều lĩnh. Mặt khác rất ít khi nắm bắt được một đại đơn vị CS trong thế kẹt bảo vệ lãnh thổ, địch quân đang cống hiến một số mục tiêu hấp dẫn. Trong khi chưa nhổ được Liệt Kiểm, tướng Hinh không vội vàng. Hầu như toàn bộ pháo Sư đoàn 3 cùng với bộ phận pháo Sư đoàn 1 (đi theo yểm trợ Trung đoàn 51) được tập trung và xử dụng khéo léo bởi trung tá Nguyễn Hữu Cam, chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 3. Tướng Hinh muốn làm tê liệt Sư đoàn 711 bằng hỏa lực trong tay. Năm ba ô B. 52 và Sư đoàn 1 Không quân từ Ðà Nẵng đã giúp thêm uy lực công phá.
Tranh giành núi Liệt Kiểm và diệt địch bằng phi pháo cũng không thể kéo dài. Tình hình chung biến chuyển mau lẹ. Hòa đàm tại Pháp đã đi tới kết thúc. Ngưng bắn chính thức được ấn định vào 8 giờ sáng ngày 28 - 1 - 1973. Ngăn ngừa địch giành dân lấn đất cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Sớm ngày 26 - 1 - 73, hành quân Quang Trung 81 chấm dứt, Trung đoàn 2 được rút về. Sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái phải phối trí để nắm chắc việc kiểm soát lãnh thổ trách nhiệm.
Ðồng bằng Quảng Nam có hai dải đất phì nhiêu nhất nằm nối nhau giữa hai nhánh chính và phụ của sông Thu Bồn (và sông Vu Gia), đã bị bỏ hoang vì hai cuộc chiến bắt đầu từ 1945 tới nay nên đã trở thành hai mật khu du kích CS rùng rợn với thật nhiều huyền thoại, đó là Gò Nổi và Lộc Hiệp (hay Arizona do TQLC Hoa Kỳ đặt tên). Trong quá khứ, kiểm soát hai dải đất đầy địa đạo và mìn bẫy này là một điều chưa bao giờ thực hiện được. Ðể khống chế nó, quân lực Ðồng minh và binh đội ta đặt nó là những vùng "Oanh kích tự do". Tuy vậy hai dải cấm địa này trải dài từ khu tiền sơn Quảng Nam, chạy dọc theo sông Thu Bồn tới gần sát quận lỵ Ðiện Bàn trên quốc lộ 1, không xa tỉnh lỵ Hội An vẫn là một hành lang thường trực đe dọa an ninh của Quảng Nam và cả Ðà Nẵng.
Theo hiệp định Ba-Lê 1973 thì khi ngưng bắn, nơi nào có quân ta, cờ ta thì đó là đất của ta (gọi là ngưng bắn đâu ở đó hay ngưng bắn da beo). Sau khi đã chiếm được chủ động trên chiến trường, lợi dụng ưu thế tạo được, Sư đoàn 3 thấy phải nắm trọn vẹn đồng bằng Quảng Nam. Một ngày trước ngưng bắn, hai tiểu đoàn bộ binh được đưa vào Gò Nổi và Lộc Hiệp. Sau ít ngày bị bất ngờ, Mặt Trận Quảng Ðà bắt đầu phản ứng quyết liệt. Mười tiểu đoàn cơ động của Mặt Trận này đã lăn vào tìm cách áp dụng du kích chiến, bao vây, đánh tỉa nên đã gây thật nhiều lúng túng cho hai đơn vị của Sư đoàn 3.
Không thể để Việt Cộng đẩy hai tiểu đoàn của mình ra khỏi hai vùng đất quan trọng ấy, CT. Hinh đề ra một kế hoạch mạnh tay, " cạo trắng Lộc Hiệp và Gò Nổi ", triệt tiêu cả hai chiến khu du kích tiền phương của Mặt Trận Quảng Ðà. Các yêu cầu đặc biệt của Tư lệnh Sư đoàn 3 đều được Trung Tướng Trưởng chấp thuận. Một chục xe M. 42 cơ động (đại bác 40 ly hai nòng tự động) của tiểu đoàn 1 Phòng Không vẫn được phối trí bảo vệ không phận Ðà Nẵng và 6 xe ủi đất hạng nặng có lá chắn chống mìn (thường được gọi là xe cày La-Mã, Rome plow) của Liên đoàn 1 Công Binh được đưa vào Lộc Hiệp. Có thêm Bộ binh tăng cường, Công binh bắc cầu qua sông Thu Bồn và chiến xa M. 41 của Thiết đoàn 11 Kỵ binh yểm trợ, những người lính đeo số 3 trên tay áo sả thân bạch hóa Lộc Hiệp và Gò Nổi.
Bản đồ: Quảng Nam - Quảng Tín
Không vẽ theo tỷ lệ
Gần ba tháng kiên trì, san bằng hết các địa đạo chằng chịt, hầm chông, bãi mìn dày đặc, khai quang các làng xóm cũ đã thành rừng rậm che giấu du kích CS, tiến bước chậm chạp nhưng thật vững chắc theo nhịp đoàn xe ủi không mệt mỏi, các chiến sĩ Sư đoàn 3 đã biến cải địa hình, chuyển hóa hai dải đất dữ Gò Nổi và Lộc Hiệp thành hai vùng đất phì nhiêu, hiền hòa sẵn sàng đón dân bốn quận Ðại Lộc, Ðức Dục, Duy Xuyên, Ðiện Bàn trở lại trồng trọt, cày cấy. Ðây là một chiến thắng ngọt ngào, có giá trị thật cao với nhân dân và tương lai kinh tế đất Quảng và là một đòn đánh thấm thía cho Mặt Trận Quảng Ðà. Trong bản kiểm thảo 1973, họ đã thảm thiết tự trách rằng đó là một thất bại quá đau đớn, chưa từng phải chịu trong suốt hai cuộc chiến !
Giữa năm 1973, phòng nhì Sư đoàn 3 được tin rằng Trung đoàn 270 cơ hữu của 711 đã bị giải thể vì tan nát bởi các trận đánh trước Ngưng Bắn. Từ đó tới cuối 1973, các tin tình báo mang tới thêm nhiều hiểu biết quan trọng và liên tiếp được kiểm chứng bởi nhiều hồi chánh viên. Tất cả đã xác nhận nhiều xáo trộn và thay đổi trong lực lượng địch tại ba tỉnh Nam, Tín, Ngãi thuộc Quân Khu 5 CS. Tháng 9 sang tháng 10, 1973 liên tiếp 4 hồi chánh viên (trong số có một thiếu úy đại đội phó và một thượng sĩ cùng thuộc Trung đoàn 31/711) cho hay rằng Trung đoàn 1 của Nông trường 2 từ Quảng Ngãi sẽ gia nhập Sư đoàn 711 và cũng báo cáo việc giải tán Trung đoàn 270. Tháng 11-73, một hồi chánh viên khác (thuộc Trung đoàn 1) xác nhận đơn vị y mới lên tăng cường Sư đoàn 711 tại Hiệp Ðức. Cuối 11-73 một trung đội trưởng của tiểu đoàn 10 Ðặc công / Sư đoàn 711 còn cho hay rằng Sư đoàn (Nông trường) 2 từ Quảng Ngãi sẽ ra thay Sư đoàn 711 và sau Trung đoàn 1 thì một trung đoàn khác sẽ tới Quảng Ðà. Trung đoàn 38 còn lại của 711 sẽ trực thuộc Mặt Trận 44 (Quảng Ðà). Các nguồn tin không cho biết rõ về số phận các thành phần khác của Sư đoàn 711. Chúng ta chỉ biết qua nhận xét thực tế chiến trường là từ sau Ngưng Bắn cuối 1-1973, Sư đoàn này im lìm, không còn thấy bóng dáng hoạt động! Nó đã bị xóa sổ hoàn toàn hay nằm chết dần trong hang sâu như một con thú bị thương quá nặng ? Ðó cũng là lý do tại sao lực lượng Mặt Trận Quảng Ðà đã bị Sư đoàn 3 BB trấn áp dễ dàng. Chiến công nọ đưa tới chiến thắng kia, là hiệu lực của sự khai thác chiến quả mà cũng chính là kết quả của những hi sinh vô ngần của các chiến sĩ Sư đoàn 3!
Hành quân Quang Trung 81 trước Ngưng Bắn đã thâu hoạch như ý muốn, nhưng là thành quả thầm lặng, không có phơi bày xác chết, không có triển lãm chiến lợi phẩm, là chiến thắng thực sự, khó thấy rõ mà ảnh hưởng sâu và xa, kín đáo. Những chiến tích này Tôn Tử bàn (ở thiên Quân Hình) và luận là "thiện chiến", những thành tích ẩn giấu, như thật dễ dàng, không thấy mùi sắt máu mà hiệu quả khó lường, phải có quan sát sắc bén mới nhận và hiểu được.
Tiếp theo những thực hiện tốt 1972 sang 73, Sư đoàn 3 BB đã có trên một năm tương đối ổn định (dù trong khi nhiều nơi khác trên đất nước ngụp lặn trong cảnh "phi hòa bình, phi chiến tranh"). Chuẩn tướng Hinh là vị tư lệnh sư đoàn duy nhất được tiếp nhận ngôi sao thứ nhì trên cổ áo trong năm 1973 và các trung đoàn trưởng liên hệ, các trung tá Nguyễn Thanh Hoành, Vĩnh Dác, Vũ Ngọc Hướng, Phạm Thế Vinh đều được vinh thăng cùng nhiều quân sĩ các cấp khác. Quân kỳ Sư đoàn 3 hai lần được tuyên dương công trạng trước Quân Ðội và được gắn giây biểu chương mầu anh dũng bội tinh.
Sư đoàn ra công cải tiến và xây dựng với các chương trình mới (Ba Giỏi: tác xạ giỏi, cận chiến giỏi, đi bộ giỏi; Ba Ðẹp: quân sĩ đẹp, quân dụng đẹp, đồn trại đẹp) cùng các kế hoạch nông mục được bắt đầu là những nỗ lực nhằm gia tăng khả năng đối phó với hoàn cảnh "chiến tranh nhà nghèo" (hậu quả trực tiếp của sự sút giảm quân viện từ phía Hoa Kỳ !) Năm 1973 - 74, Sư đoàn 3 BB được lượng giá như một trong những đại đơn vị đứng hàng đầu Quân Lực về mọi khía cạnh, thành tích, tổ chức, điều hành và quản trị. Nhưng một con én lẻ loi và cả năm ba cánh én cô đơn khác cũng không thể nào đơn phương mang lại được "mùa xuân". Ðôi ba thành tựu nhỏ, cục bộ ở một vài địa phương không thể nào tháo gỡ được sự thất thế chung của toàn đại cuộc và những gì đau đớn nhất phải đến sau cùng cũng đã đến với nước Việt miền Nam!
Phóng viên Hoà Khánh
( Sinh Tồn chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG
Mồng 1 tháng 5 - 1972 là ngày kinh hoàng với quân và dân phía bắc đèo Hải vân. Sư đoàn 3 bộ binh bỏ Quảng Trị, các đơn vị tăng cường mặt trận đó cũng vội vã "di tản chiến thuật" về phía nam, bỏ lại hay phá hủy hầu hết quân dụng nặng. Dân chúng Quảng Trị hốt hoảng ùa theo đoàn quân tháo lui. Ðể gây thêm hỗn loạn, Cộng quân pháo kích, tấn công, tàn sát đoàn người vô tội di tản, mắc nghẽn nheo nhóc dọc quốc lộ 1. Ðoạn đường từ Mai lĩnh chạy về Mỹ Chánh đã được mệnh danh là "đại lộ kinh hoàng", cái tên sẽ còn mãi trong sử sách cuộc chiến quốc-cộng VN. Ðoàn quân và dân chạy giặc đã khiến thành phố Huế không còn trật tự. Sự rối loạn và tranh cướp các phẩm vật khan hiếm đã khiến chợ Ðông Ba bị đốt phá. Kinh thành xưa cũ này cũng đang được suy đoán sẽ là mục tiêu kế tiếp của cuộc tổng tấn công CS. Hình ảnh tang tóc Mậu Thân 1968 đã xua dân Huế bỏ chạy trong một không khí hốt hoảng tột cùng.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bắt tay Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai.
Trước tình hình toàn quốc nặng nề với các cuộc tấn công dồn dập của CS tại An Lộc, Kontum và các tin chẳng lành từ Quảng Trị gởi về, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lấy một quyết định không dễ dàng nhưng cần thiết: thay thế Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật (QÐI & VICT). Sáng ngày 3-5-72, có lệnh triệu tập trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh QÐIV&V4CT về Sài-gòn họp gấp. Ông được lệnh ra nắm Quân đoàn I và ngay sau trưa ngày đó, đã rời Cần Thơ và đồng bằng Cửu Long êm ả, đáo nhậm vùng hỏa tuyến cùng tư lệnh phó Quân khu, Chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh với vài ba sĩ quan tham mưu chọn lựa khác.
Ngay chiều đó, sau buổi lễ bàn giao quyền chỉ huy Quân đoàn dản dị đến tối đa, trung tướng Trưởng và bộ tham mưu bắt tay làm việc không ngừng nghỉ. Chuẩn tướng Hinh được chỉ định làm Tham mưu trưởng Hành Quân. Bộ Tham mưu Hành quân QÐI tại Mang Cá được uốn nắn lại. Những cơ cấu cần thiết cho sự điều hành và phối hợp tác chiến, sưu tầm và phối hợp tình báo, xử dụng hỏa lực được đặc biệt chú trọng.
Phải chặn địch trước tuyến Mỹ Chánh và cuộc phản công lớn được toan tính ngay từ những giờ phút đầu. Tân tư lệnh Quân đoàn đã đem lại sự an lòng cho cả quân và dân giới tuyến nhưng các đơn vị chiến đấu đã sứt mẻ cần được chấn chỉnh và cần thời giờ chuẩn bị để phản công. Thời giờ quí báu ấy, phe ta như đã giành được vì sức tấn công của Cộng quân đã chựng lại trước tuyến Mỹ Chánh của Thủy quân Lục chiến (TQLC) oai hùng và bên kia vòng đai phòng thủ Huế của Sư đoàn 1 BB kiên cường. Ðồng thời với các đợt tấn công trên toàn quốc, đối phương đang ngạo mạn đưa ra nhiều đòi hỏi hỗn xược trước hòa hội Paris. Quân lực VNCH và Ðồng minh phải đập tan các âm mưu "đánh và đàm" đó. Sư đoàn Nhảy dù đang dần dần được tăng cường đầy đủ ra mặt trận bắc Huế. Trong khi chờ đợi cuộc phản công sắp đến, mưu lược áp dụng là tiêu hao tối đa sinh lực địch bằng mọi phương tiện phi pháo vốn là ưu thế của chính ta và của Ðồng minh. Những trận bom và pháo tập trung mệnh danh là "lôi phong" đã tỏ ra rất hữu hiệu theo các báo cáo tới tấp của các đơn vị địch tại tiền tuyến và các cung từ của tù hay hàng binh cùng các tài liệu thâu lượm được về sau.
Ngoài nỗ lực thiết kế và sửa soạn cho kế hoạch tái chiếm Quảng Trị, Quân đoàn I còn đẩy mạnh một cố gắng khác không kém phần quan trọng: đó là công tác chỉnh trang các đơn vị thiệt hại vì chiến trận vừa qua. Với sự trợ lực tận tình của bộ Tổng Tham mưu và các bộ Chỉ huy Binh chủng, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, công binh, biệt động quân ... đã được bổ xung tổn thất và tân trang mau lẹ. Công tác hệ trọng khác là tổ chức và huấn luyện Ðịa phương quân tỉnh Quảng Trị và nhất là việc tái tổ chức Sư đoàn 3 Bộ Binh là đơn vị coi như sa sút, mất mát nặng nề nhất nhưng sẽ phải đứng dậy càng mau lẹ càng tốt.
Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh.
Ðã có nhiều tranh luận về sự tái lập Sư đoàn 3 Bộ Binh. Có ý kiến đưa ra là nên sửa đổi danh hiệu sư đoàn. Việc đề cử người tân tư lệnh cũng đã gây ra nhiều trao đổi đắn đo giữa các giới chức trách nhiệm. Sau cùng thì ý kiến của tân tư lệnh Quân đoàn I đã được tôn trọng: Sư đoàn sẽ giữ số hiệu cũ và vị tư lệnh được chấp nhận là chuẩn tướng Nguyễn Duy Hinh. Chuẩn tướng Hinh là một sĩ quan cấp tướng có bề thế xứng đáng với công tác nhiều đòi hỏi này: thủ khoa khoá Sĩ quan Trừ bị đầu tiên (Nam Ðịnh 1951-52), đậu đầu khóa Chi đội trưởng Thiết Giáp tại Trung Tâm Thiết Giáp Binh Viễn Ðông của quân đội Pháp (Vũng Tầu 1953) và cũng là sĩ quan đậu hàng đầu của một trong những khóa Cao đẳng Quốc Phòng đầu tiên (Sàigòn 1969-70). Ông đã được đào luyện thêm tại Pháp và nhiều lần tại Hoa Kỳ, đã dự chiến tại Bắc Việt, đã làm Trung đoàn trưởng Thiết giáp và đã giữ nhiều trách vụ về tham mưu cùng huấn luyện ở nhiều cấp. Ngày 9 tháng 6-1972, thiếu tướng Hoàng Văn Lạc mới đáo nhậm Quân đoàn I được đề cử thay thế CT. Hinh ở chức vụ Tham mưu trưởng Hành quân và CT. Hinh đi lãnh nhiệm vụ mới, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh lúc đó đang gom quân tại Phú Bài, phía nam Huế. Trung tuần tháng 6 - 1972, Sư đoàn với hai trung đoàn khập khiễng mang số 2 và 56 đã được lệnh di chuyển vào nhận trách nhiệm mới tại Quảng Nam lo vòng đai hỏa tiễn thành phố và phi trường Ðà Nẵng thay thế Lữ đoàn 196 Hoa Kỳ lên đường về nước. Sư đoàn sẽ phải vừa hoạt động vừa tự củng cố.
Vùng Quảng Nam là đất nhiều thách đố. Trước đây khi đầy đủ quân chính qui đồn trú, quân số Ðồng minh tại đó là một Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, một lữ đoàn Ðại Hàn và, phía VN, một trung đoàn Bộ binh. Lực lượng địch ngày nay lớn hơn trước kia: Mặt Trận Quảng Ðà (hay Mặt Trận 4 hay 44) có 10 tiểu đoàn chủ lực tăng cường đặc công, tất cả dày dạn về du kích chiến, lại am tường địa phương rồi thêm hai đơn vị Pháo cấp tiểu đoàn chuyên bắn hỏa tiễn vào Ðà Nẵng. Cơ động của quân khu 5 Cộng sản tại chỗ là Sư đoàn 711 chính qui yểm trợ bởi đặc công cùng hai trung đoàn tăng và pháo. Với lực lượng địch như vậy, tình hình chiến sự không thể là ít đe dọa.
Cuối tháng 8 sang đầu tháng 9 - 1972, Sư đoàn 711 ra quân, đánh chiếm quận Quế Sơn (Quảng Nam) và quận Tiên Phước (Quảng Tín). Các đơn vị của Sư đoàn 2 BB ta cần được tiếp sức. Phía bắc Hải Vân, cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị đang ở giai đoạn quyết liệt. Phía nam Hải Vân, Sư đoàn 2 BB có nhiệm vụ quá nặng với hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng tín và vùng Quế Sơn (Quảng Nam). Lực lượng khả dụng khác chỉ còn Sư đoàn 3 BB chưa đầy đủ và chưa hoàn tất chỉnh trang. Vì nhu cầu chiến trường, trung tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó QÐ I, phụ trách nam Hải Vân, thấy bắt buộc phải giao nhiệm vụ tăng dần cho Sư đoàn em út long đong này của quân đội.
Ðợt đầu được trao trọng nhiệm, Sư đoàn 3 phụ trách thêm khu Quế Sơn và quận Thăng Bình (bắc Quảng Tín) kể từ 13 tháng 9-72. Công tác đòi hỏi đầu tiên sẽ là chiếm lại quận Quế Sơn. Ngoài trung đoàn 56 phải để lại giữ vòng đai hỏa tiễn Ðà Nẵng, CT. Hinh chỉ còn Trung đoàn 2 BB và Thiết đoàn 11 Kỵ binh. Trung đoàn này được chọn làm mũi tiên phong đi sâu thêm vào chiến trường Quảng Nam với Thiết giáp trừ bị phía sau. Cuộc tiến quân không có nhiều trở ngại. Lực lượng 711 đã thoái lui để lại nhiều toán trì hoãn lẻ tẻ, Trung đoàn 2 BB đã tiến vào quận cũ Quế Sơn vài ngày sau tương đối dễ dàng. Sư đoàn 711 CS dường như không sẵn sàng hay còn e dè, tránh chạm trán với Sư đoàn 3 BB của ta.
Sau Quế Sơn đến Tiên Phước là mục tiêu phải tới. Tiên liệu tình hình sẽ nặng thêm, Tư lệnh Sư đoàn 3 quyết định rút ngắn huấn luyện chỉnh trang Trung đoàn 57 BB ở Phú Bài để có toàn bộ sư đoàn tại Quảng Nam. Sự việc xảy ra đã đúng như tiên liệu: ngày 28-9-72, Sư đoàn 3 phải trách nhiệm thêm tỉnh Quảng Tín (trừ quận Lý Tín, nơi có bản doanh của Sư đoàn 2 bạn). Nhiệm vụ đã rõ rệt: lấy lại quận Tiên Phước.
Ðịch phía trước mặt hầu như là đại bộ phận của Sư đoàn 711 CS ở quanh vùng Tiên Phước: trung đoàn 38 trấn giữ mặt nam, ngay tại Tiên Phước là trung đoàn Ðặc công E5, trung đoàn 31 trải theo chiều sâu về phía tây. Phi cơ quan sát báo thấy có Thiết giáp địch lảng vảng trong vùng.
Trung đoàn 2 của trung tá Nguyễn Thanh Hoành với tiểu đoàn 2/56 và Thiết giáp tăng cường là lực lượng xung kích của Sư đoàn. Trung đoàn 6/2 vốn sẵn hiện diện trong khu vực được tăng phái Sư đoàn 3 sẽ tiếp tục nhiệm vụ chiếm lại tỉnh lộ Tam Kỳ đi Tiên Phước.
Ngày 30-9, hai tiểu đoàn 3/2 (thiếu tá Nguyễn Tri Tấn) và 2/56 (thiếu tá Võ văn Ðạt) được trực thăng vận vào phía đông Tiên Phước. Hai tiểu đoàn này sẽ là mũi tấn công chính vào Tiên Phước. Tiểu đoàn 2/2 (thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn) được hai chi đoàn thiết vận xa chuyên chở vượt rừng mau lẹ chiếm lãnh dãy núi để áp lực và làm nghi binh ở hướng bắc Tiên Phước trong khi các chuẩn bị phi pháo kể cả B-52 được thực hiện.
Các cánh quân tiến lên đều gặp địch cản đường. Sớm ngày 2-10-72, tiểu đoàn 2/56 đụng nặng cùng một đơn vị cấp tiểu đoàn địch, phía ta hai chết, 14 bị thương, địch để lại 52 xác cùng hai chục võ khí gồm cả 2 B 40 và một đại liên 12 ly 7 phòng không. Theo các tin kỹ thuật, bộ chỉ huy địch gay gắt ra lệnh các trung đoàn phản công. Thành tích cao nhất của phản ứng địch là tấn công và bắn súng không dật 75 ly cùng hỏa tiễn AT- 3 phá hai xe vận tải tại bộ chỉ huy Trung đoàn 2. Chiều ngày 6 - 10, tiểu đoàn 2/56 chiếm núi Tú sơn, đỉnh cao 211 thước ngự trị thung lũng Tiên Phước. Chiếm được quả núi chế ngự địa thế này có nghĩa là quận Tiên Phước là một vật trong túi. Do đó trưa ngày hôm sau, các chiến sĩ 2/56 đã dễ dàng trở thành chủ nhân của Tiên Phước. Xác địch cùng súng ống bỏ lại ngổn ngang khắp nơi. Thu dọn chiến trường , tiểu đoàn 2/56 khám phá được tử thi hai cán bộ chỉ huy quan trọng của Sư đoàn 711 : đại uý Phùng ngọc Uyển , tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 480 Phòng Không và thiếu tá Trương Bảy , trung đoàn trưởng trung đoàn 38 . Các chiến lợi phẩm thu về , gần 300 võ khí cá nhân và 4 chục súng cộng đồng (gồm cả 12 cỗ đại liên phòng không 12 ly 8) được đem trưng bày trong một buổi lễ mừng chiến thắng tại tỉnh lỵ Tam Kỳ ngày 10-10-72 do đại tá Ðào Mộng Xuân, tỉnh trưởng Quảng Tín tổ chức và khao quân. Trong các chiến lợi phẩm mà Sư đoàn đem về có một xe tăng lội nước PT - 76 nguyên vẹn mà địch quân đã bỏ lại trong lúc rút lui vội vã.
Chiến thắng Quế Sơn rồi đến Tiên Phước và gián tiếp giải tỏa quận Hậu Ðức đã có nhiều ý nghĩa riêng đối với Sư đoàn 3 BB ngoài sự kiện báo chí và các đài phát thanh đã nói nhiều đến sự trở lại chiến trường một cách hùng dũng của đại đơn vị này,sau thất bại Quảng Trị và chỉ bốn tháng từ khi tập hợp lại. Công tác chỉnh trang huấn luyện đã có kết quả hiển nhiên. Các đơn vị tác chiến đã tương đối ổn định, có cán bộ khá vững chãi và đã tỏ ra có khả năng điều động chiến thuật, đủ sức đối phó với đơn vị chính qui lớn nhất của CS trong vùng. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong một cuộc viếng thăm Sư đoàn vào cuối tháng 9-72 đã đặt câu hỏi và thắc mắc nhiều về vấn đề bổ xung Sư đoàn 3 bằng thật nhiều quân phạm và đào binh. Chiến dịch "Cải tiến Quản trị Ðơn vị" đặc biệt chấn chỉnh sự quản trị, chăm sóc đơn vị và quân sĩ đã tỏ ra có hiệu quả. Nỗ lực vượt thắng để tự cải tiến gấp rút tự nó đã là một chiến thắng ngoạn mục thực hiện bởi toàn thể chiến sĩ của Sư đoàn !
Ðầu tháng 12-1972, các tin tình báo ghi nhận sự xuất hiện của toàn bộ Sư đoàn 711 di chuyển lên ranh giới Quảng Nam; đó là một chỉ dấu bất thường cho phép suy đoán về một mưu mô hoạt động không xa. Mặt khác tin tức chung cho thấy Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn tiếp tục cuộc chiến. Từng đoàn B-52 đánh phá Hà Nội và Hải Phòng thì cũng chỉ là để mau có ký kết tại hòa đàm Paris. Cuộc ngưng bắn có thể rất gần. CT. Hinh thấy không thể để cho đối phương nắm được chủ động.
Một chương trình hành động được phác họa. Các đơn vị của Sư đoàn 3 BB đã thêm vững vàng và đã phần nào được thử thách. CT. Hinh tin ở quân mình. Kế hoạch hành quân sắp tới sẽ mạnh bạo hơn. Ðịch đang ở tây-nam Quế Sơn. Phải đánh vào đó để nới rộng vòng đai Quế Sơn, tấn công Sư đoàn 711 nắm lấy chủ động chiến trường, diệt địch và tăng thêm an ninh cho Quảng Nam và Quảng Tín
Hành quân Quang Trung 81 khai diễn ba ngày sau lễ Giáng Sinh 1972, xử dụng hai Trung đoàn 2 và 56 tiến lên với Thiết giáp tăng cường và hầu hết Pháo binh sư đoàn tập trung. Hai ngày sau tiểu đoàn 2/56 hùng dũng báo cáo đã chiếm xong đỉnh Hòn Chiêng (căn cứ Lion cũ của TQLC Hoa Kỳ) với thiệt hại rất ít và diệt được nhiều địch. Hòn Chiêng trong quá khứ đã là một cái gai khó nhổ với nhiều đơn vị khác. Chiếm Hòn Chiêng bằng một cách đánh gan dạ , phối hợp chặt chẽ các loại hỏa lực yểm trợ và mau lẹ tiếp cận thanh toán đỉnh nuí trơ trụi nổi tiếng này đã làm giới quân sự Vùng 1 Chiến Thuật ngạc nhiên , tiểu đoàn 2/56 với thiếu tá Võ Văn Ðạt xứng đáng được gắn danh hiệu "Dũng sĩ đánh Núi Cao" (sau khi đã ghi danh với núi Tú Sơn , Tiên Phước , vài tháng trước đây). Ít ngày sau, anh dũng không kém , tiểu đoàn 2/2 (của thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn) chiếm núi Lạc Sơn, nam Quế Sơn đẩy lui các thành phần 711 về phía tây-nam.
Thích thú về thành tích mới của Sư đoàn 3 BB, trung tướng Ngô Quang Trưởng, sau khi chiếm lại Quảng Trị và , giờ đây đã trở về bản doanh chính tại Ðà Nẵng, ra lệnh đưa Trung đoàn 51 BB từ Sư đoàn tăng cường cho CT. Hinh. Có thêm quân, tướng Hinh bắt đầu giai đoạn 2 của hành quân Quang Trung 81, ngày 4 - 1 - 73, tiếp tục tiến lên về phía Hiệp Ðức và truy diệt Sư đoàn 711 CS. Trung đoàn 51 (vốn gốc từ Quảng Nam) được ủy nhiệm đánh chiếm núi Liệt Kiểm (căn cứ West cũ) trong khi các Trung đoàn 2 và 56 tiếp tục nhằm dãy cao điểm chế ngự đường vô Hiệp Ðức.
Ðịch quân rõ rệt đã tăng cường bảo vệ núi Liệt Kiểm vì là ngọn núi cao nhất, lớn nhất trong khu vực, đóng khóa con đường đi Hiệp Ðức qua thung lũng Việt An. Trung đoàn 51 của đại tá Trương tấn Thục sẽ mất nhiều thì giờ vì chướng ngại này. Trung đoàn 2 BB giờ dưới quyền trung tá Vũ Ngọc Hướng tiếp tục tiến lên. Tiểu đoàn 3/2 với thiếu tá Tấn chiếm núi Ðá Khảm (đỉnh 441) giết nhiều địch, tịch thu 31 súng. Ðịch cố cản đường tiến của các đơn vị Sư đoàn 3. Ðó là khôn hay dại? CT. Hinh có dịp áp dụng chiến pháp ưa dùng: gần sáu chục khẩu pháo đã kiếm được nhiều mục tiêu để phát huy uy lực tập trung. Ðể làm lung lay hệ thống núi Liệt Kiểm, Trung đoàn 56 BB của trung tá Vĩnh Dác được lệnh thọc sâu về phía tây chiếm đèo Răm là cửa ngõ của Quế Sơn trông xuống thung lũng Hiệp Ðức. Bộ chỉ huy địch hò các đơn vị Trung đoàn 31, Trung đoàn 38 ráo riết chặn cho bằng được các cánh quân của "Sư 3". Tiểu đoàn 2/57 bốc từ vòng đai Ðà nẵng được đưa tới thêm sức cho 56. Các trận pháo tập trung tăng cường B. 52 có dịp chứng tỏ năng lực và các tiểu đoàn của "Sư 3" vẫn tiến lên. Luồn khe núi trong đêm , gây bất ngờ hoàn toàn cho đơn vị địch đóng chốt , tiểu đoàn 3/2 (thiếu tá Tấn) chiếm nuí Châu Sơn (cao điểm 381m) thâu nhiều võ khí kể cả súng phòng không. Như cùng thi đua , thiếu tá Ðạt dẫn 2/56 tràn tới mau lẹ đẩy địch khỏi đèo Răm.
Dường như giờ đây, trước hướng tiến của hai trung đoàn bộ binh VNCH từ phía đèo Răm trông xuống Hiệp Ðức, địch đã thấy ý định của Tư lệnh Sư đoàn 3, chúng gay gắt buộc các đơn vị cương quyết "chống càn" và đặc biệt phải cản cánh quân 2/56. Ðịch đánh chặn tiểu đoàn 1/2 bằng bộ binh có chiến xa và pháo binh hỗ trợ. Thiếu tá Tuấn chỉ huy tiểu đoàn 2/2, một tiểu đoàn trưởng rất giỏi, hi sinh vì pháo kích trong đợt địch phản ứng này (cũng nên nói thêm là mấy tháng trước, trong trận tái chiếm Quế Sơn, Th.tá Tuấn đã bị thương khá nặng và mới trở lại đơn vị không lâu !)
Chiếm được dải núi đèo Răm, con đường xuống thung lũng và quận cũ Hiệp Ðức đã mở rộng đối với bộ binh. Nhưng muốn đi sâu xuống Hiệp Ðức hay khai thác chiến quả xa hơn nữa, lục soát các khu hậu cần của địch thì cần kiểm soát được tỉnh lộ Thăng Bình - Hiệp Ðức; đường này đi ngang qua chân núi Liệt Kiểm. Chưa chiếm được Liệt Kiểm để có thể chuyển tiếp vận và nhất là pháo cùng thiết giáp thì đẩy quân xuống Hiệp Ðức là liều lĩnh. Mặt khác rất ít khi nắm bắt được một đại đơn vị CS trong thế kẹt bảo vệ lãnh thổ, địch quân đang cống hiến một số mục tiêu hấp dẫn. Trong khi chưa nhổ được Liệt Kiểm, tướng Hinh không vội vàng. Hầu như toàn bộ pháo Sư đoàn 3 cùng với bộ phận pháo Sư đoàn 1 (đi theo yểm trợ Trung đoàn 51) được tập trung và xử dụng khéo léo bởi trung tá Nguyễn Hữu Cam, chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 3. Tướng Hinh muốn làm tê liệt Sư đoàn 711 bằng hỏa lực trong tay. Năm ba ô B. 52 và Sư đoàn 1 Không quân từ Ðà Nẵng đã giúp thêm uy lực công phá.
Tranh giành núi Liệt Kiểm và diệt địch bằng phi pháo cũng không thể kéo dài. Tình hình chung biến chuyển mau lẹ. Hòa đàm tại Pháp đã đi tới kết thúc. Ngưng bắn chính thức được ấn định vào 8 giờ sáng ngày 28 - 1 - 1973. Ngăn ngừa địch giành dân lấn đất cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Sớm ngày 26 - 1 - 73, hành quân Quang Trung 81 chấm dứt, Trung đoàn 2 được rút về. Sư đoàn 3 và các lực lượng tăng phái phải phối trí để nắm chắc việc kiểm soát lãnh thổ trách nhiệm.
Ðồng bằng Quảng Nam có hai dải đất phì nhiêu nhất nằm nối nhau giữa hai nhánh chính và phụ của sông Thu Bồn (và sông Vu Gia), đã bị bỏ hoang vì hai cuộc chiến bắt đầu từ 1945 tới nay nên đã trở thành hai mật khu du kích CS rùng rợn với thật nhiều huyền thoại, đó là Gò Nổi và Lộc Hiệp (hay Arizona do TQLC Hoa Kỳ đặt tên). Trong quá khứ, kiểm soát hai dải đất đầy địa đạo và mìn bẫy này là một điều chưa bao giờ thực hiện được. Ðể khống chế nó, quân lực Ðồng minh và binh đội ta đặt nó là những vùng "Oanh kích tự do". Tuy vậy hai dải cấm địa này trải dài từ khu tiền sơn Quảng Nam, chạy dọc theo sông Thu Bồn tới gần sát quận lỵ Ðiện Bàn trên quốc lộ 1, không xa tỉnh lỵ Hội An vẫn là một hành lang thường trực đe dọa an ninh của Quảng Nam và cả Ðà Nẵng.
Theo hiệp định Ba-Lê 1973 thì khi ngưng bắn, nơi nào có quân ta, cờ ta thì đó là đất của ta (gọi là ngưng bắn đâu ở đó hay ngưng bắn da beo). Sau khi đã chiếm được chủ động trên chiến trường, lợi dụng ưu thế tạo được, Sư đoàn 3 thấy phải nắm trọn vẹn đồng bằng Quảng Nam. Một ngày trước ngưng bắn, hai tiểu đoàn bộ binh được đưa vào Gò Nổi và Lộc Hiệp. Sau ít ngày bị bất ngờ, Mặt Trận Quảng Ðà bắt đầu phản ứng quyết liệt. Mười tiểu đoàn cơ động của Mặt Trận này đã lăn vào tìm cách áp dụng du kích chiến, bao vây, đánh tỉa nên đã gây thật nhiều lúng túng cho hai đơn vị của Sư đoàn 3.
Không thể để Việt Cộng đẩy hai tiểu đoàn của mình ra khỏi hai vùng đất quan trọng ấy, CT. Hinh đề ra một kế hoạch mạnh tay, " cạo trắng Lộc Hiệp và Gò Nổi ", triệt tiêu cả hai chiến khu du kích tiền phương của Mặt Trận Quảng Ðà. Các yêu cầu đặc biệt của Tư lệnh Sư đoàn 3 đều được Trung Tướng Trưởng chấp thuận. Một chục xe M. 42 cơ động (đại bác 40 ly hai nòng tự động) của tiểu đoàn 1 Phòng Không vẫn được phối trí bảo vệ không phận Ðà Nẵng và 6 xe ủi đất hạng nặng có lá chắn chống mìn (thường được gọi là xe cày La-Mã, Rome plow) của Liên đoàn 1 Công Binh được đưa vào Lộc Hiệp. Có thêm Bộ binh tăng cường, Công binh bắc cầu qua sông Thu Bồn và chiến xa M. 41 của Thiết đoàn 11 Kỵ binh yểm trợ, những người lính đeo số 3 trên tay áo sả thân bạch hóa Lộc Hiệp và Gò Nổi.
Bản đồ: Quảng Nam - Quảng Tín
Không vẽ theo tỷ lệ
Gần ba tháng kiên trì, san bằng hết các địa đạo chằng chịt, hầm chông, bãi mìn dày đặc, khai quang các làng xóm cũ đã thành rừng rậm che giấu du kích CS, tiến bước chậm chạp nhưng thật vững chắc theo nhịp đoàn xe ủi không mệt mỏi, các chiến sĩ Sư đoàn 3 đã biến cải địa hình, chuyển hóa hai dải đất dữ Gò Nổi và Lộc Hiệp thành hai vùng đất phì nhiêu, hiền hòa sẵn sàng đón dân bốn quận Ðại Lộc, Ðức Dục, Duy Xuyên, Ðiện Bàn trở lại trồng trọt, cày cấy. Ðây là một chiến thắng ngọt ngào, có giá trị thật cao với nhân dân và tương lai kinh tế đất Quảng và là một đòn đánh thấm thía cho Mặt Trận Quảng Ðà. Trong bản kiểm thảo 1973, họ đã thảm thiết tự trách rằng đó là một thất bại quá đau đớn, chưa từng phải chịu trong suốt hai cuộc chiến !
Giữa năm 1973, phòng nhì Sư đoàn 3 được tin rằng Trung đoàn 270 cơ hữu của 711 đã bị giải thể vì tan nát bởi các trận đánh trước Ngưng Bắn. Từ đó tới cuối 1973, các tin tình báo mang tới thêm nhiều hiểu biết quan trọng và liên tiếp được kiểm chứng bởi nhiều hồi chánh viên. Tất cả đã xác nhận nhiều xáo trộn và thay đổi trong lực lượng địch tại ba tỉnh Nam, Tín, Ngãi thuộc Quân Khu 5 CS. Tháng 9 sang tháng 10, 1973 liên tiếp 4 hồi chánh viên (trong số có một thiếu úy đại đội phó và một thượng sĩ cùng thuộc Trung đoàn 31/711) cho hay rằng Trung đoàn 1 của Nông trường 2 từ Quảng Ngãi sẽ gia nhập Sư đoàn 711 và cũng báo cáo việc giải tán Trung đoàn 270. Tháng 11-73, một hồi chánh viên khác (thuộc Trung đoàn 1) xác nhận đơn vị y mới lên tăng cường Sư đoàn 711 tại Hiệp Ðức. Cuối 11-73 một trung đội trưởng của tiểu đoàn 10 Ðặc công / Sư đoàn 711 còn cho hay rằng Sư đoàn (Nông trường) 2 từ Quảng Ngãi sẽ ra thay Sư đoàn 711 và sau Trung đoàn 1 thì một trung đoàn khác sẽ tới Quảng Ðà. Trung đoàn 38 còn lại của 711 sẽ trực thuộc Mặt Trận 44 (Quảng Ðà). Các nguồn tin không cho biết rõ về số phận các thành phần khác của Sư đoàn 711. Chúng ta chỉ biết qua nhận xét thực tế chiến trường là từ sau Ngưng Bắn cuối 1-1973, Sư đoàn này im lìm, không còn thấy bóng dáng hoạt động! Nó đã bị xóa sổ hoàn toàn hay nằm chết dần trong hang sâu như một con thú bị thương quá nặng ? Ðó cũng là lý do tại sao lực lượng Mặt Trận Quảng Ðà đã bị Sư đoàn 3 BB trấn áp dễ dàng. Chiến công nọ đưa tới chiến thắng kia, là hiệu lực của sự khai thác chiến quả mà cũng chính là kết quả của những hi sinh vô ngần của các chiến sĩ Sư đoàn 3!
Hành quân Quang Trung 81 trước Ngưng Bắn đã thâu hoạch như ý muốn, nhưng là thành quả thầm lặng, không có phơi bày xác chết, không có triển lãm chiến lợi phẩm, là chiến thắng thực sự, khó thấy rõ mà ảnh hưởng sâu và xa, kín đáo. Những chiến tích này Tôn Tử bàn (ở thiên Quân Hình) và luận là "thiện chiến", những thành tích ẩn giấu, như thật dễ dàng, không thấy mùi sắt máu mà hiệu quả khó lường, phải có quan sát sắc bén mới nhận và hiểu được.
Tiếp theo những thực hiện tốt 1972 sang 73, Sư đoàn 3 BB đã có trên một năm tương đối ổn định (dù trong khi nhiều nơi khác trên đất nước ngụp lặn trong cảnh "phi hòa bình, phi chiến tranh"). Chuẩn tướng Hinh là vị tư lệnh sư đoàn duy nhất được tiếp nhận ngôi sao thứ nhì trên cổ áo trong năm 1973 và các trung đoàn trưởng liên hệ, các trung tá Nguyễn Thanh Hoành, Vĩnh Dác, Vũ Ngọc Hướng, Phạm Thế Vinh đều được vinh thăng cùng nhiều quân sĩ các cấp khác. Quân kỳ Sư đoàn 3 hai lần được tuyên dương công trạng trước Quân Ðội và được gắn giây biểu chương mầu anh dũng bội tinh.
Sư đoàn ra công cải tiến và xây dựng với các chương trình mới (Ba Giỏi: tác xạ giỏi, cận chiến giỏi, đi bộ giỏi; Ba Ðẹp: quân sĩ đẹp, quân dụng đẹp, đồn trại đẹp) cùng các kế hoạch nông mục được bắt đầu là những nỗ lực nhằm gia tăng khả năng đối phó với hoàn cảnh "chiến tranh nhà nghèo" (hậu quả trực tiếp của sự sút giảm quân viện từ phía Hoa Kỳ !) Năm 1973 - 74, Sư đoàn 3 BB được lượng giá như một trong những đại đơn vị đứng hàng đầu Quân Lực về mọi khía cạnh, thành tích, tổ chức, điều hành và quản trị. Nhưng một con én lẻ loi và cả năm ba cánh én cô đơn khác cũng không thể nào đơn phương mang lại được "mùa xuân". Ðôi ba thành tựu nhỏ, cục bộ ở một vài địa phương không thể nào tháo gỡ được sự thất thế chung của toàn đại cuộc và những gì đau đớn nhất phải đến sau cùng cũng đã đến với nước Việt miền Nam!
Phóng viên Hoà Khánh
( Sinh Tồn chuyển )