Tham Khảo

Sai lầm thực sự của Obama ở Syria ( Sai lầm của Bà Clinton, ngoại trưởng )

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn

obamasyria-1

Nguồn: Christopher R. Hill, “Obama’s Real Mistake in Syria,” Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn được cuộc tàn sát ở Syria – điều mà nhiều người gọi là “sai lầm nghiêm trọng nhất” của ông. Nhưng những biện pháp thay thế mà những người chỉ trích ông đưa ra cũng có vấn đề không kém.

Những kẻ gièm pha Obama lên án quyết định không can thiệp quân sự mạnh mẽ nhằm hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ đầu cuộc xung đột, khi Mỹ lẽ ra có thể hậu thuẫn cho nhiều lực lượng ôn hòa hơn được cho là đang tham gia cuộc chơi. Những người chỉ trích cho rằng đáng lẽ ít nhất Obama cũng nên thực thi cái gọi là “lằn ranh đỏ” mà ông đã đặt ra, ví dụ như can thiệp trong trường hợp chế độ Assad triển khai vũ khí hoá học.

Không can thiệp sớm và dứt khoát, người ta cho rằng Obama đã trốn tránh “trách nhiệm bảo vệ” dân thường được Liên Hợp Quốc ủng hộ trước những chính phủ phạm tội ác chiến tranh đối với họ. Hơn nữa, Obama đã để ngỏ khoảng trống cho những thế lực bên ngoài vốn ủng hộ Assad – đặc biệt là Nga, nước đã gửi các chuyên gia huấn luyện và máy bay tiêm kích đến giúp đỡ các lực lượng của Assad – can thiệp vào cuộc xung đột.

Chỉ trích này không chính xác. Trong khi Obama chắc chắn đã mắc sai lầm trong chính sách Syria của mình – những sai lầm góp phần làm cuộc khủng hoảng vượt quá tầm kiểm soát – chủ nghĩa can thiệp ngày càng được các học giả tự do chủ nghĩa cũng như tân bảo thủ ủng hộ đã được chứng minh là gây hại không chỉ trong một trường hợp, bao gồm ở cả Iraq lẫn Libya.

Điều mà các học giả, chính trị gia, và công chúng nên ủng hộ là một chính sách đối ngoại tích hợp hơn. Kết hợp các ảnh hưởng và tính toán lợi ích, một cách tiếp cận như vậy sẽ thúc đẩy các mục tiêu ngắn và dài hạn, được lựa chọn và xếp loại ưu tiên theo khả năng mang lại lợi ích một cách bền vững cho nước Mỹ, chưa kể đến phần còn lại của thế giới.

Ở Syria, một yếu tố trung tâm trong cách tiếp cận như trên là  Assad. Quyết định ban đầu nhằm cắt bỏ mọi quan hệ và kêu gọi Assad từ chức đã cho thấy sự thất bại trong phân tích tình hình, và chính quyền Obama chưa bao giờ thoát khỏi những tác động của nó.

Năm 2011, chính quyền Obama quả quyết rằng như ở Tunisia và Ai Cập, cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” ở Syria – được nhìn nhận rộng rãi như một phong trào dân chủ trên diện rộng – sẽ lật đổ được Assad. Ngay cả khi chế độ này tiến hành các cuộc phản công tàn bạo ở những nơi như Hama, Homs, và nặng nề nhất là Aleppo, các quan chức Mỹ có vẻ vẫn tin rằng việc Assad bị lật đổ chỉ còn là vấn đề thời gian. Người ta tin rằng Assad đã bị dồn vào chân tường, và tuyệt vọng vẫy vùng trước cơn thuỷ triều không thể lay chuyển của lịch sử.

Dựa trên đánh giá này, Mỹ và các nước khác đã tìm cách cô lập chế độ Assad. Họ tập hợp các nhóm đối lập, cung cấp sự hỗ trợ đáng kể, và kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời và một cuộc bầu cử dân chủ.

Đánh giá này là sai lầm. Và bởi không thể có chính sách tốt nếu không có phân tích tốt, những chính sách được đưa ra cũng là sai lầm.

Những lỗ hổng trong đánh giá của chính quyền Obama về cuộc khủng hoảng Syria sớm trở nên rõ ràng. Hiển nhiên nhất là việc các phần tử cực đoan dòng Sunni với sự hỗ trợ của nước ngoài đã nhanh chóng thống trị “phong trào dân chủ nhân dân.” Thực thể xuất hiện sau đó – cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (ISIS) – đã không cố gắng hạ bệ một nhà độc tài tàn bạo, mà đàn áp những người không theo đạo và bỏ đạo, và thiết lập một caliphate Hồi giáo Sunni cực đoan.

Chắc chắn, nhiều người ngoài cuộc cho rằng cực đoan hoá là không thể tránh khỏi, và nó xảy ra chính là vì những thế lực bên ngoài như Mỹ đã không can thiệp sớm hơn và mạnh hơn. Nhưng nghiên cứu cho thấy biến chuyển này (cực đoan hóa) đã diễn ra rất sớm. Trên thực tế, có thể phong trào chống Assad chưa bao giờ là một liên minh dân chủ được khai sáng như những người ủng hộ nó trên quốc tế ca ngợi, ít nhất là không hoàn toàn.

Ngoài việc hiểu sai phe đối lập, chính quyền Obama còn phạm một sai lầm định mệnh ở Syria, đó là không tính đến lợi ích của các cường quốc khác. Đặc biệt, Nga có lợi ích chiến lược đáng kể ở Syria và hết sức lo ngại về việc nước này bị tiếp quản bởi các chiến binh thánh chiến, theo nhiều nguồn tin là bao gồm cả những phần tử cực đoan từ Chechnya.

Mỹ đã bỏ qua tất cả những điều này, có vẻ như không thể tiếp nhận bất cứ điều gì mà các thành viên của chính phủ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói. Thay vào đó, các quan chức Mỹ thường giảng giải cho các đồng sự Nga về những tội ác của chế độ Assad. Họ tuyên bố Nga chỉ cần tiếp cận đúng chiều lịch sử.

Nhưng lật đổ một chính phủ có chủ quyền – ngay cả một chế độ độc tài tàn bạo như chế độ Assad – có đặt Mỹ hay Nga vào đúng chiều lịch sử hay không? Ít nhất Syria vẫn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Và nên nhớ những nỗ lực cưỡng chế thay đổi chế độ trước đây, như ở Libya, đã có kết quả ra sao.

Nhưng ở Mỹ và các nơi khác (đáng chú ý là những nơi ở xa các cuộc chiến), giới trí thức vẫn tiếp tục than vãn về những cơ hội bị cho là đã mất nhằm can thiệp quân sự và bảo vệ dân thường. Rất ít người có vẻ sẵn sàng xem xét khả năng là cơ hội bị mất thực sự nằm ở sự thất bại trong việc giúp mở đường cho một cuộc đàm phán về một dàn xếp khả thi và củng cố hoà bình. Có lẽ đây đơn giản chỉ là vấn đề tự bảo tồn lợi ích chính trị của mình: ở Mỹ, có lẽ hơn bất kỳ nơi nào khác, việc thay đổi ý kiến bị chế nhạo, và bị xem là một lựa chọn tồi tệ hơn việc gắn bó với một chính sách thất bại.

Tuy nhiên, có vẻ như một vài sửa đổi đầy hứa hẹn đang được thực hiện. Giờ đây khi ISIS đang gặp bất lợi, Mỹ và Nga đã bắt đầu đào sâu thảo luận về việc hợp tác quân sự chặt chẽ hơn. Hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ mở rộng sang việc lên kế hoạch về cách quản lý một xã hội phức tạp và bị tàn phá trong tương lai.

Dĩ nhiên, ở thời điểm này, không thể nói trước điều gì sẽ xuất hiện từ cuộc khủng hoảng Syria. Một nhà nước mới do người Sunni lãnh đạo? Nhiều nhà nước mới? Ngay cả việc vẽ lại bản đồ Trung Đông cũng là một khả năng. Điều chắc chắn là cục diện sẽ có tác động to lớn đến các nước láng giềng của Syria và cộng đồng quốc tế lớn hơn. Lợi ích của họ, cùng với lợi ích của người dân Syria, phải được tính đến trong bất cứ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc tàn sát và tạo điều kiện cho hoà bình trong dài hạn.

Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á, nguyên là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Kosovo, đàm phán viên Hiệp định Hoà bình Dayton, và trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ với Triều Tiên giai đoạn 2005–09. Ông hiện là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel, Đại học Denver, và tác giả cuốn Outpost.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Obama’s Real Mistake in Syria

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/sai-lam-thuc-su-cua-obama-o-syria/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sai lầm thực sự của Obama ở Syria ( Sai lầm của Bà Clinton, ngoại trưởng )

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn

obamasyria-1

Nguồn: Christopher R. Hill, “Obama’s Real Mistake in Syria,” Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi nhiệm kỳ tám năm sắp kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng nặng nề vì đã không ngăn chặn được cuộc tàn sát ở Syria – điều mà nhiều người gọi là “sai lầm nghiêm trọng nhất” của ông. Nhưng những biện pháp thay thế mà những người chỉ trích ông đưa ra cũng có vấn đề không kém.

Những kẻ gièm pha Obama lên án quyết định không can thiệp quân sự mạnh mẽ nhằm hạ bệ Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ đầu cuộc xung đột, khi Mỹ lẽ ra có thể hậu thuẫn cho nhiều lực lượng ôn hòa hơn được cho là đang tham gia cuộc chơi. Những người chỉ trích cho rằng đáng lẽ ít nhất Obama cũng nên thực thi cái gọi là “lằn ranh đỏ” mà ông đã đặt ra, ví dụ như can thiệp trong trường hợp chế độ Assad triển khai vũ khí hoá học.

Không can thiệp sớm và dứt khoát, người ta cho rằng Obama đã trốn tránh “trách nhiệm bảo vệ” dân thường được Liên Hợp Quốc ủng hộ trước những chính phủ phạm tội ác chiến tranh đối với họ. Hơn nữa, Obama đã để ngỏ khoảng trống cho những thế lực bên ngoài vốn ủng hộ Assad – đặc biệt là Nga, nước đã gửi các chuyên gia huấn luyện và máy bay tiêm kích đến giúp đỡ các lực lượng của Assad – can thiệp vào cuộc xung đột.

Chỉ trích này không chính xác. Trong khi Obama chắc chắn đã mắc sai lầm trong chính sách Syria của mình – những sai lầm góp phần làm cuộc khủng hoảng vượt quá tầm kiểm soát – chủ nghĩa can thiệp ngày càng được các học giả tự do chủ nghĩa cũng như tân bảo thủ ủng hộ đã được chứng minh là gây hại không chỉ trong một trường hợp, bao gồm ở cả Iraq lẫn Libya.

Điều mà các học giả, chính trị gia, và công chúng nên ủng hộ là một chính sách đối ngoại tích hợp hơn. Kết hợp các ảnh hưởng và tính toán lợi ích, một cách tiếp cận như vậy sẽ thúc đẩy các mục tiêu ngắn và dài hạn, được lựa chọn và xếp loại ưu tiên theo khả năng mang lại lợi ích một cách bền vững cho nước Mỹ, chưa kể đến phần còn lại của thế giới.

Ở Syria, một yếu tố trung tâm trong cách tiếp cận như trên là  Assad. Quyết định ban đầu nhằm cắt bỏ mọi quan hệ và kêu gọi Assad từ chức đã cho thấy sự thất bại trong phân tích tình hình, và chính quyền Obama chưa bao giờ thoát khỏi những tác động của nó.

Năm 2011, chính quyền Obama quả quyết rằng như ở Tunisia và Ai Cập, cuộc nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” ở Syria – được nhìn nhận rộng rãi như một phong trào dân chủ trên diện rộng – sẽ lật đổ được Assad. Ngay cả khi chế độ này tiến hành các cuộc phản công tàn bạo ở những nơi như Hama, Homs, và nặng nề nhất là Aleppo, các quan chức Mỹ có vẻ vẫn tin rằng việc Assad bị lật đổ chỉ còn là vấn đề thời gian. Người ta tin rằng Assad đã bị dồn vào chân tường, và tuyệt vọng vẫy vùng trước cơn thuỷ triều không thể lay chuyển của lịch sử.

Dựa trên đánh giá này, Mỹ và các nước khác đã tìm cách cô lập chế độ Assad. Họ tập hợp các nhóm đối lập, cung cấp sự hỗ trợ đáng kể, và kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời và một cuộc bầu cử dân chủ.

Đánh giá này là sai lầm. Và bởi không thể có chính sách tốt nếu không có phân tích tốt, những chính sách được đưa ra cũng là sai lầm.

Những lỗ hổng trong đánh giá của chính quyền Obama về cuộc khủng hoảng Syria sớm trở nên rõ ràng. Hiển nhiên nhất là việc các phần tử cực đoan dòng Sunni với sự hỗ trợ của nước ngoài đã nhanh chóng thống trị “phong trào dân chủ nhân dân.” Thực thể xuất hiện sau đó – cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (ISIS) – đã không cố gắng hạ bệ một nhà độc tài tàn bạo, mà đàn áp những người không theo đạo và bỏ đạo, và thiết lập một caliphate Hồi giáo Sunni cực đoan.

Chắc chắn, nhiều người ngoài cuộc cho rằng cực đoan hoá là không thể tránh khỏi, và nó xảy ra chính là vì những thế lực bên ngoài như Mỹ đã không can thiệp sớm hơn và mạnh hơn. Nhưng nghiên cứu cho thấy biến chuyển này (cực đoan hóa) đã diễn ra rất sớm. Trên thực tế, có thể phong trào chống Assad chưa bao giờ là một liên minh dân chủ được khai sáng như những người ủng hộ nó trên quốc tế ca ngợi, ít nhất là không hoàn toàn.

Ngoài việc hiểu sai phe đối lập, chính quyền Obama còn phạm một sai lầm định mệnh ở Syria, đó là không tính đến lợi ích của các cường quốc khác. Đặc biệt, Nga có lợi ích chiến lược đáng kể ở Syria và hết sức lo ngại về việc nước này bị tiếp quản bởi các chiến binh thánh chiến, theo nhiều nguồn tin là bao gồm cả những phần tử cực đoan từ Chechnya.

Mỹ đã bỏ qua tất cả những điều này, có vẻ như không thể tiếp nhận bất cứ điều gì mà các thành viên của chính phủ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói. Thay vào đó, các quan chức Mỹ thường giảng giải cho các đồng sự Nga về những tội ác của chế độ Assad. Họ tuyên bố Nga chỉ cần tiếp cận đúng chiều lịch sử.

Nhưng lật đổ một chính phủ có chủ quyền – ngay cả một chế độ độc tài tàn bạo như chế độ Assad – có đặt Mỹ hay Nga vào đúng chiều lịch sử hay không? Ít nhất Syria vẫn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Và nên nhớ những nỗ lực cưỡng chế thay đổi chế độ trước đây, như ở Libya, đã có kết quả ra sao.

Nhưng ở Mỹ và các nơi khác (đáng chú ý là những nơi ở xa các cuộc chiến), giới trí thức vẫn tiếp tục than vãn về những cơ hội bị cho là đã mất nhằm can thiệp quân sự và bảo vệ dân thường. Rất ít người có vẻ sẵn sàng xem xét khả năng là cơ hội bị mất thực sự nằm ở sự thất bại trong việc giúp mở đường cho một cuộc đàm phán về một dàn xếp khả thi và củng cố hoà bình. Có lẽ đây đơn giản chỉ là vấn đề tự bảo tồn lợi ích chính trị của mình: ở Mỹ, có lẽ hơn bất kỳ nơi nào khác, việc thay đổi ý kiến bị chế nhạo, và bị xem là một lựa chọn tồi tệ hơn việc gắn bó với một chính sách thất bại.

Tuy nhiên, có vẻ như một vài sửa đổi đầy hứa hẹn đang được thực hiện. Giờ đây khi ISIS đang gặp bất lợi, Mỹ và Nga đã bắt đầu đào sâu thảo luận về việc hợp tác quân sự chặt chẽ hơn. Hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ mở rộng sang việc lên kế hoạch về cách quản lý một xã hội phức tạp và bị tàn phá trong tương lai.

Dĩ nhiên, ở thời điểm này, không thể nói trước điều gì sẽ xuất hiện từ cuộc khủng hoảng Syria. Một nhà nước mới do người Sunni lãnh đạo? Nhiều nhà nước mới? Ngay cả việc vẽ lại bản đồ Trung Đông cũng là một khả năng. Điều chắc chắn là cục diện sẽ có tác động to lớn đến các nước láng giềng của Syria và cộng đồng quốc tế lớn hơn. Lợi ích của họ, cùng với lợi ích của người dân Syria, phải được tính đến trong bất cứ nỗ lực nào nhằm chấm dứt cuộc tàn sát và tạo điều kiện cho hoà bình trong dài hạn.

Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á, nguyên là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Kosovo, đàm phán viên Hiệp định Hoà bình Dayton, và trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ với Triều Tiên giai đoạn 2005–09. Ông hiện là hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel, Đại học Denver, và tác giả cuốn Outpost.

Copyright: Project Syndicate 2016 – Obama’s Real Mistake in Syria

http://nghiencuuquocte.org/2016/10/14/sai-lam-thuc-su-cua-obama-o-syria/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm