Hình Ảnh & Sự Kiện

Sân bay đáng sợ nhất thế giới

Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách lớn với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên phi đạo ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.
 
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách lớn với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên phi đạo ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.

Đường băng ngắn và hẹp, điểm cất và hạ cánh sát một vỉa đá bên dưới là vực sâu hun hút đã biến Tenzing Hillary thành sân bay đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, do thị trấn Lukla là cửa ngõ đến Himalaya, đây lại là sân bay bận rộn nhất Nepal. Các nhà leo núi trước khi bắt đầu hành trình lên đỉnh Everest thường phải bay đến đây trước. Với nhiều người từng chinh phục các đỉnh cao, ngồi trên máy bay khi hạ cánh xuống Tenzing-Hillary đôi khi còn đáng sợ hơn leo lên ngọn Everest, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu.

san-bay-hep-JPG-2439-1381208337.jpg

Đường băng ngắn và hẹp kỷ lục của sân bay Tenzing-Hillary. Ẩnh: Himalayas-trekking-pictures.

Cho dù là một ngày nắng đẹp, sân bay cũng chỉ có thể mở cửa trong vài giờ (sau 6h30 sáng và trước 3h30 chiều) - thời điểm ít sương và không có gió mạnh. Mùa cao điểm khoảng tháng 10, sân bay có thể đón đến 50 chuyến mỗi ngày (gồm cả máy bay dân dụng và trực thăng) với khoảng 500 hành khách.

Nằm trên mình một ngọn núi cách mực nước biển 3.000 m, sân bay này do ngài Edmund Hillary cho xây dựng và khánh thành cuối năm 1964 đầu 1965, 12 năm sau ngày ông trở thành người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Ngày nay, các tay leo núi có thể lên máy bay từ thủ đô Kathmandu và đến Lukla trong vòng 2 giờ thay vì phải ngồi xe buýt cả ngày và sau đó tiếp tục đi bộ 5 ngày như trước.

may-bay-tap-ket-JPG-6919-1381208337.jpg

Chỉ những máy bay cỡ nhỏ mới đáp được xuống sân bay đặc biệt này. Ảnh: Himalayas-trekking-pictures.com

Nhưng bạn sẽ không thấy bất cứ chiếc máy bay loại Boeing hay Airbus xuất hiện tại sân bay này. Đường băng trải nhựa đường rộng khoảng 20 m và dài 420 m chỉ có thể tiếp nhận các máy bay cỡ nhỏ như Twin Otter hay Dronier có sức chứa dưới 20 người. Với độ dốc 12%, đây cũng là sân bay dốc nhất thế giới. Máy bay sẽ phải bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc, qua đó sẽ giúp giảm tốc độ nhưng phi công cũng phải hết sức khéo léo và cẩn thận trong việc điều khiển cánh và động cơ bởi sau khi máy bay tiếp đất, trước mặt họ là vách đá dựng đứng. Việc định vị cũng chỉ được thực hiện bằng các dấu hiệu và đèn báo. Trước khi đến nơi khoảng 35 dặm, các phi công mới có thể biết chính xác về tình trạng thời tiết và họ phải đối phó với những đám mây dày và gió mạnh nhằm đảm bảo an toàn.

Vijay Lama, phi công thường xuyên bay chặng Kathmandu - Lukla cho biết không phải ai cũng có thể hạ cánh tại Tenzing-Hillary, bạn cần rất nhiều thời gian để thực tập và tích lũy kinh nghiệm cho việc đáp xuống đây và không phải ai cũng thành công. Hạ cánh, chỉ cần tính toán sai 1m - 2 m có thể dẫn đến việc máy bay bị trượt qua hàng rào rồi đâm vào núi. Cất cánh, nếu không đạt đủ vận tốc nâng trước khi hết đường băng sẽ khiến máy bay rơi xuống vực.

ngan-nhat-JPG-7772-1381208337.jpg

Nhìn từ buồng lái, sân bay Tenzing-Hillarynằm lọt thỏm giữa rặng núi. Ảnh:wikimedia.

Tenzing-Hillary từng chứng kiến một số tai nạn. Năm 1973 và 1991, hai chiếc máy bay của hãng hàng không Royal Nepal DHC-6 bị rơi khi bay từ Kathmandu đến. Năm 2004, chiếc Twin Otter của Yeti Airlines hạ cánh không thành công làm 3 người thiệt mạng. Tai nạn lớn nhất vào tháng 10 năm 2008 khi chiếc Twin Otter cũng của Yeti Airlines trong thời tiết sương mù dày đặc bị bốc cháy khi hạ cánh làm 18 hành khách tử vong.

Nhiều du khách trong các chuyến bay cho biết họ hoàn toàn không thể tưởng tượng làm cách nào mình có thể hạ cánh vì không hề thấy khu đất bằng phẳng nào xung quanh. Trải nghiệm này rõ ràng là một thử thách không kém phần hồi hộp so với việc leo núi. 

Sân bay Tenzing-Hillary (Mã sân bay: LUA).

Địa điểm: thị trấn Lukla, tỉnh Solukhumbu, Đông Nepal

Sân bay được đổi tên thành Tenzing-Hillary vào năm 2008 để vinh danh Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, những người đầu tiên đã chinh phục đỉnh Everest và góp phần trong việc hình thành nên sân bay ngày nay.

Các máy bay có thể hạ cánh phổ biến nhất là De Havilland Canada DHC-6 Twin Otter, Dornier Do 228 và Pilatus Pc-6 Turbo Porter.

Giá vé máy bay chặng Kathmandu – Lukla: 116 USD một chiều (khoảng 2.450.000 đồng).

Ở Nepal, bạn sẽ phải trả thuế sân bay trước khi cất cánh với giá 170 NRS (NRS – Nepalese Rupee) - khoảng gần 40.000 đồng.

Hoài Nam (Theo India Times)

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sân bay đáng sợ nhất thế giới

Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách lớn với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên phi đạo ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.
 
Sân bay Tenzing-Hillary ở Lukla, Nepal là thử thách lớn với các phi công khi họ phải hạ và cất cánh trên phi đạo ngắn, hẹp và dốc kỷ lục.

Đường băng ngắn và hẹp, điểm cất và hạ cánh sát một vỉa đá bên dưới là vực sâu hun hút đã biến Tenzing Hillary thành sân bay đáng sợ nhất thế giới. Tuy nhiên, do thị trấn Lukla là cửa ngõ đến Himalaya, đây lại là sân bay bận rộn nhất Nepal. Các nhà leo núi trước khi bắt đầu hành trình lên đỉnh Everest thường phải bay đến đây trước. Với nhiều người từng chinh phục các đỉnh cao, ngồi trên máy bay khi hạ cánh xuống Tenzing-Hillary đôi khi còn đáng sợ hơn leo lên ngọn Everest, đặc biệt trong những ngày thời tiết xấu.

san-bay-hep-JPG-2439-1381208337.jpg

Đường băng ngắn và hẹp kỷ lục của sân bay Tenzing-Hillary. Ẩnh: Himalayas-trekking-pictures.

Cho dù là một ngày nắng đẹp, sân bay cũng chỉ có thể mở cửa trong vài giờ (sau 6h30 sáng và trước 3h30 chiều) - thời điểm ít sương và không có gió mạnh. Mùa cao điểm khoảng tháng 10, sân bay có thể đón đến 50 chuyến mỗi ngày (gồm cả máy bay dân dụng và trực thăng) với khoảng 500 hành khách.

Nằm trên mình một ngọn núi cách mực nước biển 3.000 m, sân bay này do ngài Edmund Hillary cho xây dựng và khánh thành cuối năm 1964 đầu 1965, 12 năm sau ngày ông trở thành người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Ngày nay, các tay leo núi có thể lên máy bay từ thủ đô Kathmandu và đến Lukla trong vòng 2 giờ thay vì phải ngồi xe buýt cả ngày và sau đó tiếp tục đi bộ 5 ngày như trước.

may-bay-tap-ket-JPG-6919-1381208337.jpg

Chỉ những máy bay cỡ nhỏ mới đáp được xuống sân bay đặc biệt này. Ảnh: Himalayas-trekking-pictures.com

Nhưng bạn sẽ không thấy bất cứ chiếc máy bay loại Boeing hay Airbus xuất hiện tại sân bay này. Đường băng trải nhựa đường rộng khoảng 20 m và dài 420 m chỉ có thể tiếp nhận các máy bay cỡ nhỏ như Twin Otter hay Dronier có sức chứa dưới 20 người. Với độ dốc 12%, đây cũng là sân bay dốc nhất thế giới. Máy bay sẽ phải bay quanh mỏm núi và hạ cánh theo kiểu leo dốc, qua đó sẽ giúp giảm tốc độ nhưng phi công cũng phải hết sức khéo léo và cẩn thận trong việc điều khiển cánh và động cơ bởi sau khi máy bay tiếp đất, trước mặt họ là vách đá dựng đứng. Việc định vị cũng chỉ được thực hiện bằng các dấu hiệu và đèn báo. Trước khi đến nơi khoảng 35 dặm, các phi công mới có thể biết chính xác về tình trạng thời tiết và họ phải đối phó với những đám mây dày và gió mạnh nhằm đảm bảo an toàn.

Vijay Lama, phi công thường xuyên bay chặng Kathmandu - Lukla cho biết không phải ai cũng có thể hạ cánh tại Tenzing-Hillary, bạn cần rất nhiều thời gian để thực tập và tích lũy kinh nghiệm cho việc đáp xuống đây và không phải ai cũng thành công. Hạ cánh, chỉ cần tính toán sai 1m - 2 m có thể dẫn đến việc máy bay bị trượt qua hàng rào rồi đâm vào núi. Cất cánh, nếu không đạt đủ vận tốc nâng trước khi hết đường băng sẽ khiến máy bay rơi xuống vực.

ngan-nhat-JPG-7772-1381208337.jpg

Nhìn từ buồng lái, sân bay Tenzing-Hillarynằm lọt thỏm giữa rặng núi. Ảnh:wikimedia.

Tenzing-Hillary từng chứng kiến một số tai nạn. Năm 1973 và 1991, hai chiếc máy bay của hãng hàng không Royal Nepal DHC-6 bị rơi khi bay từ Kathmandu đến. Năm 2004, chiếc Twin Otter của Yeti Airlines hạ cánh không thành công làm 3 người thiệt mạng. Tai nạn lớn nhất vào tháng 10 năm 2008 khi chiếc Twin Otter cũng của Yeti Airlines trong thời tiết sương mù dày đặc bị bốc cháy khi hạ cánh làm 18 hành khách tử vong.

Nhiều du khách trong các chuyến bay cho biết họ hoàn toàn không thể tưởng tượng làm cách nào mình có thể hạ cánh vì không hề thấy khu đất bằng phẳng nào xung quanh. Trải nghiệm này rõ ràng là một thử thách không kém phần hồi hộp so với việc leo núi. 

Sân bay Tenzing-Hillary (Mã sân bay: LUA).

Địa điểm: thị trấn Lukla, tỉnh Solukhumbu, Đông Nepal

Sân bay được đổi tên thành Tenzing-Hillary vào năm 2008 để vinh danh Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay, những người đầu tiên đã chinh phục đỉnh Everest và góp phần trong việc hình thành nên sân bay ngày nay.

Các máy bay có thể hạ cánh phổ biến nhất là De Havilland Canada DHC-6 Twin Otter, Dornier Do 228 và Pilatus Pc-6 Turbo Porter.

Giá vé máy bay chặng Kathmandu – Lukla: 116 USD một chiều (khoảng 2.450.000 đồng).

Ở Nepal, bạn sẽ phải trả thuế sân bay trước khi cất cánh với giá 170 NRS (NRS – Nepalese Rupee) - khoảng gần 40.000 đồng.

Hoài Nam (Theo India Times)

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm