Cà Kê Dê Ngỗng
Sân bay mới ở Tây Tạng – sự xâm nhập mới nhất của Trung Quốc
Đảng cộng sản Trung Quốc vừa mở một sân bay mới ở tỉnh Tứ Xuyên hôm thứ hai vừa qua tại một khu vực của người Tây Tạng, nơi một số người đã tự thiêu để phản đối cuộc đàn áp quyền lợi văn hóa trong những năm gần đây.
Nằm ở độ cáo 14,472 feet trên mực nước biển, sân bay Đạo Thành Nha Đinh (Daocheng Yading) ở Garzi sẽ giảm thời gian đi lại từ Thành Đô xuống còn hơn một tiếng đồng hồ so với một chuyến xe khách 02 ngày. Khu hạ tầng mới này thay thế sân bay Qamdo Bampta – cũng ở Tây Tạng – là sân bay dân sự cao nhất thế giới, đưa tổng số sân bay ở Tây Tạng lên 05 cái.
Tổ chức Free Tibet đề cập trên trang web của mình đầu năm nay rằng sự phát triển này là một phần của Chiến lược phát triển phương Tây của chế độ, ám chỉ về một “chuỗi dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trên cao nguyên Tây Tạng, bao gồm một đường ray xe lửa nối liền Tây Tạng với mạng lưới đường sắt chính của Trung Quốc ; các đập và mỏ, và một loạt các sân bay”.
Nhóm nhân quyền cho biết thêm rằng mạng lưới này được thiết kế để giúp tăng tốc sự di cư của người Hán đến Tây Tạng, và cung cấp nhiều cơ hội cho lao động nhập cư người Hán trên mồ hôi nước mắt của người Tây Tạng địa phương.
Người phát ngôn Alistair Currie nói về sân bay mới với tờ Telegraph. “Đây không phải là đích đến nghỉ mát. Những gì Trung Quốc làm ở Tây Tạng là làm cho Trung Quốc, không phải cho Tây Tạng”, ông nói. “…Lợi ích kinh tế của những sự phát triển kiểu này hầu như luôn chảy ra khỏi Tây Tạng. Vì Trung Quốc, mà nền văn hóa và cảnh quan của Tây Tạng trở thành nguồn tài nguyên bị khai thác.”
Sân bay Đạo Thành Nha Đinh có chi phí xây dựng là 1.58 tỉ nhân dân tệ (258 triệu USD), và có thể chuyên chở 280,000 hành khách mỗi năm, những người được trông đợi là các du khách Trung Quốc giàu có. Quân đội có thể sử dụng lối đi mới này trong thời kỳ bất ổn.
Cơ quan ngôn luận chính phủ Tân Hoa Xã cho biết khu hạ tầng sẽ giúp đem ngành du lịch đến với khu bảo tồn thiên nhiên Nha Đinh. Chế độ hy vọng sẽ đem về 15 triệu du khách vào năm 2015, và tạo ra 2 tỉ nhân dân tệ (327 triệu USD) từ các khu vực Tây Tạng.
http://vietdaikynguyen.com/v3/china/chinese-human-rights/san-bay-moi-o-tay-tang-su-xam-nhap-moi-nhat-cua-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Sân bay mới ở Tây Tạng – sự xâm nhập mới nhất của Trung Quốc
Đảng cộng sản Trung Quốc vừa mở một sân bay mới ở tỉnh Tứ Xuyên hôm thứ hai vừa qua tại một khu vực của người Tây Tạng, nơi một số người đã tự thiêu để phản đối cuộc đàn áp quyền lợi văn hóa trong những năm gần đây.
Nằm ở độ cáo 14,472 feet trên mực nước biển, sân bay Đạo Thành Nha Đinh (Daocheng Yading) ở Garzi sẽ giảm thời gian đi lại từ Thành Đô xuống còn hơn một tiếng đồng hồ so với một chuyến xe khách 02 ngày. Khu hạ tầng mới này thay thế sân bay Qamdo Bampta – cũng ở Tây Tạng – là sân bay dân sự cao nhất thế giới, đưa tổng số sân bay ở Tây Tạng lên 05 cái.
Tổ chức Free Tibet đề cập trên trang web của mình đầu năm nay rằng sự phát triển này là một phần của Chiến lược phát triển phương Tây của chế độ, ám chỉ về một “chuỗi dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trên cao nguyên Tây Tạng, bao gồm một đường ray xe lửa nối liền Tây Tạng với mạng lưới đường sắt chính của Trung Quốc ; các đập và mỏ, và một loạt các sân bay”.
Nhóm nhân quyền cho biết thêm rằng mạng lưới này được thiết kế để giúp tăng tốc sự di cư của người Hán đến Tây Tạng, và cung cấp nhiều cơ hội cho lao động nhập cư người Hán trên mồ hôi nước mắt của người Tây Tạng địa phương.
Người phát ngôn Alistair Currie nói về sân bay mới với tờ Telegraph. “Đây không phải là đích đến nghỉ mát. Những gì Trung Quốc làm ở Tây Tạng là làm cho Trung Quốc, không phải cho Tây Tạng”, ông nói. “…Lợi ích kinh tế của những sự phát triển kiểu này hầu như luôn chảy ra khỏi Tây Tạng. Vì Trung Quốc, mà nền văn hóa và cảnh quan của Tây Tạng trở thành nguồn tài nguyên bị khai thác.”
Sân bay Đạo Thành Nha Đinh có chi phí xây dựng là 1.58 tỉ nhân dân tệ (258 triệu USD), và có thể chuyên chở 280,000 hành khách mỗi năm, những người được trông đợi là các du khách Trung Quốc giàu có. Quân đội có thể sử dụng lối đi mới này trong thời kỳ bất ổn.
Cơ quan ngôn luận chính phủ Tân Hoa Xã cho biết khu hạ tầng sẽ giúp đem ngành du lịch đến với khu bảo tồn thiên nhiên Nha Đinh. Chế độ hy vọng sẽ đem về 15 triệu du khách vào năm 2015, và tạo ra 2 tỉ nhân dân tệ (327 triệu USD) từ các khu vực Tây Tạng.
http://vietdaikynguyen.com/v3/china/chinese-human-rights/san-bay-moi-o-tay-tang-su-xam-nhap-moi-nhat-cua-trung-quoc/