Nhân Vật
Shirley Temple – một ngôi sao vừa tắt
Ngày 10 tháng 2 vừa qua đã vĩnh viễn ra đi một người phụ nữ nổi tiếng suốt hơn 80 năm: SHIRLEY TEMPLE, diễn viên điện ảnh và phim truyền hình, ca sĩ, vũ công và nhà hoạt động chính trị – xã hội Hoa Kỳ.
Shirley Temple sinh ngày 23 tháng 4 năm 1928 tại Santa Monica, California. Mẹ bà là Gertrude Amelia Krieger, cả đời làm nội trợ. Cha bà là George Francis Temple, một nhân viên ngân hàng. Họ có gốc gác pha trộn 3 dòng máu: Anh, Đức và Hà Lan. Shirley có hai anh em trai.
Từ nhỏ, Shirley đã được người mẹ nội trợ dạy hát, múa và các kỹ năng sống một cách bài bản. Năm 1931, cô bé được mẹ gửi đến trường múa Meglin ở Los Angeles. Do có năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật, ngay trong năm sau, cô bé được hãng phim Educational Pictures mời ký hợp đồng đóng trong Baby Burlesks, loạt phim châm biếm về đề tài chính trị nhưng hoàn toàn do trẻ em thủ vai. Tiếp sau đó, Shirley đóng nhân vật chính trong loạt phim Frolics of Youth. Cuối năm 1932, đầu 1933, cô đóng phim cho 4 hãng: Tower Productions, Universal, Paramount và Warner Bros.
Tháng 4 năm 1934, Stand Up and Cheer! (Hãy đứng dậy và hoan hô) trở thành bộ phim gây tiếng vang lớn cho Shirley. Trong nhiều tháng trời, cô là nhân vật chính đem lại niềm vui cho mọi gia đình ở Mỹ. Thu nhập hàng tuần của cô lên đến 1250 dollars, còn mẹ cô thì nhận 150 dollars cho vai trò người huấn luyện và trang điểm. Tháng 6 năm đó, Shirley đóng loạt phim Little Miss Marker cho Paramount.
Ngày 28 tháng 12 năm 1934, bộ phim Bright Eyes (Mắt sáng) bắt đầu được trình chiếu. Đây là bộ phim truyện được viết cho chính Shirley để cô thể hiện tài năng. Trong phần giới thiệu của phim này, cái tên Shirley Temple được đặt trên tên phim. Bài hát trong phim “On the Good Ship Lollipop” coi như được viết riêng cho Shirley và được phổ biến rộng rãi. Thông qua bộ phim này, Shirley được dịp thể hiện một tài năng xuất chúng trong việc sắm vai một nhân vật có tính cách phức tạp, đa chiều.
Tháng 1 năm 1935, Shirley Temple trở thành đứa trẻ đầu tiên được tặng giải Juvenile Oscar (Oscar vị thành niên). Một tháng sau đó, cô được vinh dự mời lưu giữ vĩnh viễn dấu chân và tay trên nền bê tông ở sân trước Nhà Hát Trung Hoa Grauman.
Trong năm 1934, hai hãng Fox Films và Twentieth Century Pictures hợp nhất để trở thành hãng Twentieth Century Fox. Chủ hãng mới này là Darryl F. Zanuck quyết định tập trung nguồn lực vào việc xây dựng địa vị và danh tiếng cho siêu sao Shirley Temple. Với 4 bộ phim liên tiếp sau đó do cô thủ vai chính, Shirley trở thành tên tuổi lớn nhất của trường quay nước Mỹ. 19 nhà văn được biết đến như những thành viên của Đội Viết Truyện Shirley Temple đã cùng tạo ra 11 thiên truyện phim kinh điển dành cho cô.
Những bộ phim của Shirley không chỉ nổi tiếng về tính nghệ thuật cao và sự hấp dẫn mà còn có tác dụng giáo dục mà khó có bộ phim nào sánh nổi. Nữ văn sĩ Anne Edwards từng viết: “Những nhân vật được xây dựng choTemple làm thay đổi cuộc sống của những con người vốn lạnh lùng, hà khắc, thậm chí tội lỗi, theo chiều hướng tốt lên.” Edwards cũng trích lời một nhà làm phim: “Cô (Shirley) tấn công, thâm nhập và mở toang tâm hồn những nhân vật lạnh lùng… Năng lực yêu thương của cô là vô hạn… Đó là một động lực xã hội, thậm chí là động lực chính trị hướng tới nền dân chủ.” Còn tổng thống Franklin D. Roosevelt thì thốt lên: “Thật kỳ diệu, chỉ với 15 xu mà một người Mỹ có thể vào rạp, nhìn gương mặt tươi cười của một đứa trẻ và quên đi mọi nỗi ưu phiền.”
Mặc dù cuốn hút và có giá trị cao như vậy, chi phí cho các bộ phim của Shirley thường khá thấp, chỉ khoảng từ 200-300 ngàn dollars mỗi tập.
Trong các năm 1935-1937, Shirley đóng mỗi năm 4 bộ phim.
Năm 1937, Shirley thủ vai trong phim Wee Willie Winkie cùng với những “sao nhí” khác như Victor McLaglen, C. Aubrey Smith, and Cesar Romero. Bộ phim tiếp tục thành công vang dội. Tuy nhiên, nhà phê bình người Anh Graham Greene đã làm vẩn đục dư luận bằng những lời thóa mạ nặng nề. Ông gọi Shirley là “con ranh”, kết tội cô bé là “khiêu dâm quá đáng ở tuổi lên 9”. Twentieth Century Fox đã đâm đơn kiện Greene tội phỉ báng và thắng kiện.
Cũng trong năm đó, một ngân hàng ở Anh đã mở một quỹ từ thiện mang tên Shirley Temple. Quỹ này tồn tại đến năm Shirley 11 tuổi và đã xây dựng được một trung tâm văn hóa cho thanh thiếu niên ở Anh.
Shirley ngày càng ham thích và bộc lộ năng khiếu ca múa. Phát hiện ra điều này, Allan Dwan, một huấn luyện viên vũ đạo nghĩ ra một cách để khắc phục việc bọn trẻ trong đội múa múa không đều: ông cho mỗi đứa trẻ khi bắt đầu vào tập đeo một tấm biển ghi: “Theo Shirley Temple” và tuyên thệ làm theo mọi động tác của Shirley. Chính Shirley thì đeo biển ghi “Chief” (thủ lĩnh). Kết quả thành công mỹ mãn.
Tháng 5 năm 1938, Hiệp Hội Chủ Nhà Hát Độc Lập trả tiền để được quảng cáo chương trình trên tờ báo Hollywood Reporter với tên Shirley Temple trong danh sách các diễn viên được nhận lương của Hiệp Hội. Trong năm đó, 3 phim của Shirrley được xuất xưởng; đó là Rebecca of Sunnybrook Farm, Little Miss Broadway, and Just Around the Corner. Hai phim sau bị giới phê bình chê khá nặng nề, và Just Around the Corner trở thành phim đầu tiên phải bán hạ giá vé.
Năm 1939, Zanuck mua được bản quyền tiểu thuyết A Little Princess của Frances Hudgson Burnett và đầu tư khoảng 1 triệu rưỡi dollars để làm bộ phim cùng tên, vẫn với Shirley thủ vai chính. Phim tiếp theo của Shirley là Susannah of the Mounties, bộ phim cuối cùng của cô đem lại doanh thu lớn cho Twentieth Century Fox.
Cũng trong năm 1939, danh họa Salvador Dalí cho ra đời tác phẩm có cái tên dài và giật gân Shirley Temple, The Youngest, Most Sacred Monster of the Cinema in Her Time (Shirley Temple, con quỷ trẻ tuổi nhất và linh thiêng nhất của nền điện ảnh vào thời hoàng kim của mình).
Năm 1940, Shirley tham gia vào hai thất bại của Twentieth Century Fox, The Blue Bird và Young People. Ngay sau đó, cha mẹ cô bé bồi thường phần còn lại của hợp đồng cho hãng phim này và gửi cô tới Los Angeles theo học trường Westlake School dành cho các bé gái.
Trong vài năm sau đó, Shirley vẫn nhận lời mời đóng phim cho các hãng Twentieth Century Fox, MGM và United Artists, nhưng đều kém thành công. Cuối năm 1942, cô dành hết tâm sức cho việc học tập và sinh hoạt ở trường.
Năm 1944, David O. Selznick ký với Shirley một hợp đồng 4 năm, và cô đã đóng hai phim khá thành công: Since You Went Away và I’ll Be Seeing You. Tuy nhiên, sau đó Selznick kết với Jennifer Jones và không chí thú với việc nâng đỡ cho sự nghiệp của Shirley nữa. Cô chuyển sang đóng cho vài hãng khác và cũng khá thành công, nhưng không rõ nét.
Tháng 8 năm 1950, Shirley Temple tuyên bố từ bỏ hẳn phim trường.
Có thể nói trong những năm 1930 và đầu những năm 1940, tất cả những gì liên quan đến Shirley Temple đều được xã hội Mỹ nâng niu trân trọng. Một hãng đồ chơi và đồ trang sức nổi tiếng ở New York City đã phải đàm phán để có được bản quyền cho búp bê mặc bộ đồ giống như của Shirley trong phim Stand Up and Cheer!. Búp bê Shirley Temple này đã đem lại doanh thu 45 triệu dollars cho hãng trong năm 1941. Bình đựng nước, chén cơm có dán hình Shirley Temple là những mặt hàng bán chạy nhất của hãng Wheaties, v. v. Cuối năm 1936, thu nhập từ bản quyền của Shirley đã lên đến 200 ngàn dollars. Những nơi đã phải dùng đến bản quyền do Shirley cho phép gồm có Postal Telegraph, Sperry Drifted Snow Flour, the Grunow Teledial radio, Quaker Puffed Wheat, General Electric, Packard automobiles,…
Năm 1943, ở tuổi 16, Shirley gặp John Agar (1921–2002), một quân nhân phục vụ trong Army Air Corps. Ngày 19 tháng 9 năm 1945, khi Shirley 17 tuổi, họ làm lễ cưới. Ngày 30 tháng 1 năm 1948, Shirley Temple sinh con gái Linda Susan. Agar khi đó trở thành diễn viên, và hai vợ chồng đã cùng làm hai bộ phim với hãng RKO là Fort Apache (1948) và Adventure in Baltimore (1949). Khi cuộc hôn nhân gặp trục trặc, họ ly hôn vào tháng 12 năm 1949 và Shirley đảm nhiệm việc nuôi con.
Đầu 1950, Temple gặp Charles Alden Black, một sỹ quan tình báo, trợ lý của chủ tịch công ty Hawaiian Pineapple và là con trai của chủ tịch hãng Pacific Gas&Electric. Họ làm lễ cưới tại California ngày 16 tháng 12 năm 1950.
Cuối 1951, Black được điều động tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Ngày 28 tháng 4 năm 1952, con trai Charles Alden Black, Jr. của họ ra đời tại Washington, D.C. Năm 1953, Black được xuất ngũ và gia đình trở về California. Black sau đó điều hành trạm truyền hình KABC-TV ở Los Angeles, còn Shirley thì ở nhà làm nội trợ. Ngày 9 tháng 4 năm 1954, con gái Lori của họ ra đời. Tháng 9 năm 1954, Black trở thành giám đốc kinh doanh của Viện Nghiên Cứu Stanford. Cuộc hôn nhân giữa Black và Templekéo dài đến tận khi Black qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2005.
Trong năm 1958, Temple được một kênh truyền hình của hãng NBC mời làm một loạt phóng sự về cuộc đời của bà dưới tên gọi Shirley Temple’s Storybook (Truyện kể về Shirley Temple). Những phóng sự này cũng được in thành sách và đã bán được hàng trăm ngàn bản. Templecũng đóng vai trong loạt phim truyền hình ngắn, trong đó có sự tham gia của con trai bà.
Sự nghiệp làm truyền hình củaTemple kéo dài đến tận năm 2001, khi bà cho ra đời bộ phim tự thuật Child Star: The Shirley Temple Story (Sao nhí: Câu chuyện về Shirley Temple) trên kênh của ABC-TV.
Việc tham gia làm truyền hình đã cho phépTemple trở thành thành viên tích cực của đảng Cộng Hòa. Năm 1969, bà được tổng thống Richard M. Nixon chỉ định làm đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc. Từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 7 năm 1976, bà là đại sứ Hoa Kỳ tại Ghana, theo sự bổ nhiệm của tổng thống Gerald R. Ford. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1976 đến 21 tháng 1 năm 1977, bà là vụ trưởng lễ tân (nữ đầu tiên). Từ tháng 8 năm 1989 đến tháng 7 năm 1992, bà là đại sứ tại Czechoslovakia, thời tổng thống George Bush cha.
Năm 1972, Templebị phát hiện ung thư vú. Người ta đã làm phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bà. Tháng 2 năm sau, bà đã thừa nhận trên các phương tiện truyền thông về căn bệnh của mình, một việc được xem là dũng cảm vào thời kỳ đó.
Shirley Temple còn tham gia ban điều hành của nhiều công ty và tổ chức kinh tế – xã hội như The Walt Disney Company, Del Monte, Ngân Hàng Hoa Kỳ, Ngân Hàng bang California, BANCAL Tri-State, Fireman’s Fund Insurance, Ủy Ban UNESCO Hoa Kỳ, Hiệp Hội Quốc Gia bảo vệ cuộc sống hoang dã,…
Shirley Temple qua đời ở tuổi 86 vì những hội chứng của người già, tại nhà riêng ở California.
NGUYỄN TRẦN SÂM
(Theo dailymail.co.uk, reuters.com và en.wikipedia.org )
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Shirley Temple – một ngôi sao vừa tắt
Ngày 10 tháng 2 vừa qua đã vĩnh viễn ra đi một người phụ nữ nổi tiếng suốt hơn 80 năm: SHIRLEY TEMPLE, diễn viên điện ảnh và phim truyền hình, ca sĩ, vũ công và nhà hoạt động chính trị – xã hội Hoa Kỳ.
Shirley Temple sinh ngày 23 tháng 4 năm 1928 tại Santa Monica, California. Mẹ bà là Gertrude Amelia Krieger, cả đời làm nội trợ. Cha bà là George Francis Temple, một nhân viên ngân hàng. Họ có gốc gác pha trộn 3 dòng máu: Anh, Đức và Hà Lan. Shirley có hai anh em trai.
Từ nhỏ, Shirley đã được người mẹ nội trợ dạy hát, múa và các kỹ năng sống một cách bài bản. Năm 1931, cô bé được mẹ gửi đến trường múa Meglin ở Los Angeles. Do có năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật, ngay trong năm sau, cô bé được hãng phim Educational Pictures mời ký hợp đồng đóng trong Baby Burlesks, loạt phim châm biếm về đề tài chính trị nhưng hoàn toàn do trẻ em thủ vai. Tiếp sau đó, Shirley đóng nhân vật chính trong loạt phim Frolics of Youth. Cuối năm 1932, đầu 1933, cô đóng phim cho 4 hãng: Tower Productions, Universal, Paramount và Warner Bros.
Tháng 4 năm 1934, Stand Up and Cheer! (Hãy đứng dậy và hoan hô) trở thành bộ phim gây tiếng vang lớn cho Shirley. Trong nhiều tháng trời, cô là nhân vật chính đem lại niềm vui cho mọi gia đình ở Mỹ. Thu nhập hàng tuần của cô lên đến 1250 dollars, còn mẹ cô thì nhận 150 dollars cho vai trò người huấn luyện và trang điểm. Tháng 6 năm đó, Shirley đóng loạt phim Little Miss Marker cho Paramount.
Ngày 28 tháng 12 năm 1934, bộ phim Bright Eyes (Mắt sáng) bắt đầu được trình chiếu. Đây là bộ phim truyện được viết cho chính Shirley để cô thể hiện tài năng. Trong phần giới thiệu của phim này, cái tên Shirley Temple được đặt trên tên phim. Bài hát trong phim “On the Good Ship Lollipop” coi như được viết riêng cho Shirley và được phổ biến rộng rãi. Thông qua bộ phim này, Shirley được dịp thể hiện một tài năng xuất chúng trong việc sắm vai một nhân vật có tính cách phức tạp, đa chiều.
Tháng 1 năm 1935, Shirley Temple trở thành đứa trẻ đầu tiên được tặng giải Juvenile Oscar (Oscar vị thành niên). Một tháng sau đó, cô được vinh dự mời lưu giữ vĩnh viễn dấu chân và tay trên nền bê tông ở sân trước Nhà Hát Trung Hoa Grauman.
Trong năm 1934, hai hãng Fox Films và Twentieth Century Pictures hợp nhất để trở thành hãng Twentieth Century Fox. Chủ hãng mới này là Darryl F. Zanuck quyết định tập trung nguồn lực vào việc xây dựng địa vị và danh tiếng cho siêu sao Shirley Temple. Với 4 bộ phim liên tiếp sau đó do cô thủ vai chính, Shirley trở thành tên tuổi lớn nhất của trường quay nước Mỹ. 19 nhà văn được biết đến như những thành viên của Đội Viết Truyện Shirley Temple đã cùng tạo ra 11 thiên truyện phim kinh điển dành cho cô.
Những bộ phim của Shirley không chỉ nổi tiếng về tính nghệ thuật cao và sự hấp dẫn mà còn có tác dụng giáo dục mà khó có bộ phim nào sánh nổi. Nữ văn sĩ Anne Edwards từng viết: “Những nhân vật được xây dựng choTemple làm thay đổi cuộc sống của những con người vốn lạnh lùng, hà khắc, thậm chí tội lỗi, theo chiều hướng tốt lên.” Edwards cũng trích lời một nhà làm phim: “Cô (Shirley) tấn công, thâm nhập và mở toang tâm hồn những nhân vật lạnh lùng… Năng lực yêu thương của cô là vô hạn… Đó là một động lực xã hội, thậm chí là động lực chính trị hướng tới nền dân chủ.” Còn tổng thống Franklin D. Roosevelt thì thốt lên: “Thật kỳ diệu, chỉ với 15 xu mà một người Mỹ có thể vào rạp, nhìn gương mặt tươi cười của một đứa trẻ và quên đi mọi nỗi ưu phiền.”
Mặc dù cuốn hút và có giá trị cao như vậy, chi phí cho các bộ phim của Shirley thường khá thấp, chỉ khoảng từ 200-300 ngàn dollars mỗi tập.
Trong các năm 1935-1937, Shirley đóng mỗi năm 4 bộ phim.
Năm 1937, Shirley thủ vai trong phim Wee Willie Winkie cùng với những “sao nhí” khác như Victor McLaglen, C. Aubrey Smith, and Cesar Romero. Bộ phim tiếp tục thành công vang dội. Tuy nhiên, nhà phê bình người Anh Graham Greene đã làm vẩn đục dư luận bằng những lời thóa mạ nặng nề. Ông gọi Shirley là “con ranh”, kết tội cô bé là “khiêu dâm quá đáng ở tuổi lên 9”. Twentieth Century Fox đã đâm đơn kiện Greene tội phỉ báng và thắng kiện.
Cũng trong năm đó, một ngân hàng ở Anh đã mở một quỹ từ thiện mang tên Shirley Temple. Quỹ này tồn tại đến năm Shirley 11 tuổi và đã xây dựng được một trung tâm văn hóa cho thanh thiếu niên ở Anh.
Shirley ngày càng ham thích và bộc lộ năng khiếu ca múa. Phát hiện ra điều này, Allan Dwan, một huấn luyện viên vũ đạo nghĩ ra một cách để khắc phục việc bọn trẻ trong đội múa múa không đều: ông cho mỗi đứa trẻ khi bắt đầu vào tập đeo một tấm biển ghi: “Theo Shirley Temple” và tuyên thệ làm theo mọi động tác của Shirley. Chính Shirley thì đeo biển ghi “Chief” (thủ lĩnh). Kết quả thành công mỹ mãn.
Tháng 5 năm 1938, Hiệp Hội Chủ Nhà Hát Độc Lập trả tiền để được quảng cáo chương trình trên tờ báo Hollywood Reporter với tên Shirley Temple trong danh sách các diễn viên được nhận lương của Hiệp Hội. Trong năm đó, 3 phim của Shirrley được xuất xưởng; đó là Rebecca of Sunnybrook Farm, Little Miss Broadway, and Just Around the Corner. Hai phim sau bị giới phê bình chê khá nặng nề, và Just Around the Corner trở thành phim đầu tiên phải bán hạ giá vé.
Năm 1939, Zanuck mua được bản quyền tiểu thuyết A Little Princess của Frances Hudgson Burnett và đầu tư khoảng 1 triệu rưỡi dollars để làm bộ phim cùng tên, vẫn với Shirley thủ vai chính. Phim tiếp theo của Shirley là Susannah of the Mounties, bộ phim cuối cùng của cô đem lại doanh thu lớn cho Twentieth Century Fox.
Cũng trong năm 1939, danh họa Salvador Dalí cho ra đời tác phẩm có cái tên dài và giật gân Shirley Temple, The Youngest, Most Sacred Monster of the Cinema in Her Time (Shirley Temple, con quỷ trẻ tuổi nhất và linh thiêng nhất của nền điện ảnh vào thời hoàng kim của mình).
Năm 1940, Shirley tham gia vào hai thất bại của Twentieth Century Fox, The Blue Bird và Young People. Ngay sau đó, cha mẹ cô bé bồi thường phần còn lại của hợp đồng cho hãng phim này và gửi cô tới Los Angeles theo học trường Westlake School dành cho các bé gái.
Trong vài năm sau đó, Shirley vẫn nhận lời mời đóng phim cho các hãng Twentieth Century Fox, MGM và United Artists, nhưng đều kém thành công. Cuối năm 1942, cô dành hết tâm sức cho việc học tập và sinh hoạt ở trường.
Năm 1944, David O. Selznick ký với Shirley một hợp đồng 4 năm, và cô đã đóng hai phim khá thành công: Since You Went Away và I’ll Be Seeing You. Tuy nhiên, sau đó Selznick kết với Jennifer Jones và không chí thú với việc nâng đỡ cho sự nghiệp của Shirley nữa. Cô chuyển sang đóng cho vài hãng khác và cũng khá thành công, nhưng không rõ nét.
Tháng 8 năm 1950, Shirley Temple tuyên bố từ bỏ hẳn phim trường.
Có thể nói trong những năm 1930 và đầu những năm 1940, tất cả những gì liên quan đến Shirley Temple đều được xã hội Mỹ nâng niu trân trọng. Một hãng đồ chơi và đồ trang sức nổi tiếng ở New York City đã phải đàm phán để có được bản quyền cho búp bê mặc bộ đồ giống như của Shirley trong phim Stand Up and Cheer!. Búp bê Shirley Temple này đã đem lại doanh thu 45 triệu dollars cho hãng trong năm 1941. Bình đựng nước, chén cơm có dán hình Shirley Temple là những mặt hàng bán chạy nhất của hãng Wheaties, v. v. Cuối năm 1936, thu nhập từ bản quyền của Shirley đã lên đến 200 ngàn dollars. Những nơi đã phải dùng đến bản quyền do Shirley cho phép gồm có Postal Telegraph, Sperry Drifted Snow Flour, the Grunow Teledial radio, Quaker Puffed Wheat, General Electric, Packard automobiles,…
Năm 1943, ở tuổi 16, Shirley gặp John Agar (1921–2002), một quân nhân phục vụ trong Army Air Corps. Ngày 19 tháng 9 năm 1945, khi Shirley 17 tuổi, họ làm lễ cưới. Ngày 30 tháng 1 năm 1948, Shirley Temple sinh con gái Linda Susan. Agar khi đó trở thành diễn viên, và hai vợ chồng đã cùng làm hai bộ phim với hãng RKO là Fort Apache (1948) và Adventure in Baltimore (1949). Khi cuộc hôn nhân gặp trục trặc, họ ly hôn vào tháng 12 năm 1949 và Shirley đảm nhiệm việc nuôi con.
Đầu 1950, Temple gặp Charles Alden Black, một sỹ quan tình báo, trợ lý của chủ tịch công ty Hawaiian Pineapple và là con trai của chủ tịch hãng Pacific Gas&Electric. Họ làm lễ cưới tại California ngày 16 tháng 12 năm 1950.
Cuối 1951, Black được điều động tham gia cuộc chiến Triều Tiên. Ngày 28 tháng 4 năm 1952, con trai Charles Alden Black, Jr. của họ ra đời tại Washington, D.C. Năm 1953, Black được xuất ngũ và gia đình trở về California. Black sau đó điều hành trạm truyền hình KABC-TV ở Los Angeles, còn Shirley thì ở nhà làm nội trợ. Ngày 9 tháng 4 năm 1954, con gái Lori của họ ra đời. Tháng 9 năm 1954, Black trở thành giám đốc kinh doanh của Viện Nghiên Cứu Stanford. Cuộc hôn nhân giữa Black và Templekéo dài đến tận khi Black qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2005.
Trong năm 1958, Temple được một kênh truyền hình của hãng NBC mời làm một loạt phóng sự về cuộc đời của bà dưới tên gọi Shirley Temple’s Storybook (Truyện kể về Shirley Temple). Những phóng sự này cũng được in thành sách và đã bán được hàng trăm ngàn bản. Templecũng đóng vai trong loạt phim truyền hình ngắn, trong đó có sự tham gia của con trai bà.
Sự nghiệp làm truyền hình củaTemple kéo dài đến tận năm 2001, khi bà cho ra đời bộ phim tự thuật Child Star: The Shirley Temple Story (Sao nhí: Câu chuyện về Shirley Temple) trên kênh của ABC-TV.
Việc tham gia làm truyền hình đã cho phépTemple trở thành thành viên tích cực của đảng Cộng Hòa. Năm 1969, bà được tổng thống Richard M. Nixon chỉ định làm đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc. Từ tháng 12 năm 1974 đến tháng 7 năm 1976, bà là đại sứ Hoa Kỳ tại Ghana, theo sự bổ nhiệm của tổng thống Gerald R. Ford. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1976 đến 21 tháng 1 năm 1977, bà là vụ trưởng lễ tân (nữ đầu tiên). Từ tháng 8 năm 1989 đến tháng 7 năm 1992, bà là đại sứ tại Czechoslovakia, thời tổng thống George Bush cha.
Năm 1972, Templebị phát hiện ung thư vú. Người ta đã làm phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bà. Tháng 2 năm sau, bà đã thừa nhận trên các phương tiện truyền thông về căn bệnh của mình, một việc được xem là dũng cảm vào thời kỳ đó.
Shirley Temple còn tham gia ban điều hành của nhiều công ty và tổ chức kinh tế – xã hội như The Walt Disney Company, Del Monte, Ngân Hàng Hoa Kỳ, Ngân Hàng bang California, BANCAL Tri-State, Fireman’s Fund Insurance, Ủy Ban UNESCO Hoa Kỳ, Hiệp Hội Quốc Gia bảo vệ cuộc sống hoang dã,…
Shirley Temple qua đời ở tuổi 86 vì những hội chứng của người già, tại nhà riêng ở California.
NGUYỄN TRẦN SÂM
(Theo dailymail.co.uk, reuters.com và en.wikipedia.org )
Song Phương chuyển