Cà Kê Dê Ngỗng
Sinh viên ‘Cách mạng Ô’ không được phép vào Đại Lục
Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông
Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hương Cảng vào ngày 7/11/2014. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images) |
Viên chức hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hồng Kông, hôm 7/11 đã
từ chối cấp thị thực cho một thành viên thuộc Nhóm học giả (Scholarism),
tổ chức dẫn đầu cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ (Cách mạng Ô) ở Hồng
Kông.
Vào ngày 8/11, Nhóm học giả đã đăng tải trên mạng xã hội Facebook về
việc các cán bộ hải quan cáo buộc một học sinh trung học “tham gia các
hoạt động vi phạm an ninh quốc gia” và từ chối cho anh nhập cảnh vào
Thâm Quyến hôm 7/11.
Học sinh này là một tình nguyện viên của Nhóm học giả và là người không
nổi tiếng cũng như không được bất kỳ phương tiện truyền thông nào phỏng
vấn. Chuyến đi của sinh viên này tới Trung Quốc đại lục có mục đích đơn
giản cho cá nhân chứ không liên quan gì tới chính trị, Nhóm học giả cho
biết.
Lãnh đạo nhóm học giả Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bày tỏ quan ngại sâu
sắc rằng, thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ. Anh cho biết trong
một bài viết trên Facebook, danh sách tên các thành viên của nhóm chưa
bao giờ được công khai và chỉ có vài người trong tổ chức nắm danh sách.
Hoàng Chi Phong nhấn mạnh, tổ chức của anh sẽ quan tâm và thận trọng hơn khi tuyển dụng các tình nguyện viên trong tương lai.
Hoàng Chi Phong lãnh đạo nhóm học giả bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ
Phó thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) là Sầm Ngao Huy
(Lester Shum) bày tỏ sự thất vọng về hành động của chính quyền đại lục
trong việc cấm nhập cảnh đối với người ủng hộ dân chủ của phong trào
Chiếm Trung Tâm, theo báo ủng hộ dân chủ Apple Daily ở Hồng Kông đưa
tin.
Anh Sầm tin rằng, việc ngăn chặn chuyến đi của thành viên trong Nhóm học
giả tới đại lục có liên quan đến kế hoạch của các nhà hoạt động ủng hộ
dân chủ đến thăm Bắc Kinh. Các sinh viên có kế hoạch tới kêu gọi giới
chức trách Quốc gia cho phép người dân Hương Cảng được toàn quyền bầu
chọn ứng cử viên lãnh đạo đặc khu.
Theo quyết định mới vào cuối Tháng Tám của Ủy ban Thường vụ, cơ quan
điều hành lập pháp của chính quyền Trung Quốc, những ứng cử viên cho
chức lãnh đạo này sẽ được lựa chọn thông qua một ủy ban thân Bắc Kinh.
HKFS tuyên bố hồi tuần trước, liên đoàn cùng với Nhóm học giả và những
thành viên của Mặt trận Nhân quyền Dân sự ủng hộ dân chủ đã lên kế hoạch
diễu hành tới Bắc Kinh. Liên đoàn này đã yêu cầu ông Đổng Kiến Hoa, cựu
lãnh đạo đặc khu và hiện đang là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị
Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa, sắp xếp một cuộc họp với lãnh đạo trung
ương.
Ông Đổng đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, ông còn kêu
gọi các sinh viên chấm dứt các cuộc biểu tình và quay trở lại việc học
tập.
Apple Daily dẫn lời anh Sầm cho biết, kế hoạch đi đến Bắc Kinh của liên
đoàn HKFS sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù các quan chức hải quan đại lục đã
từ chối cho phép thành viên Nhóm học giả được nhập cảnh. Thêm vào đó,
anh cũng kêu gọi ông Đổng sớm thu xếp một cuộc họp.
Các Tổ chức Ân xá và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế báo cáo hôm
7/11, có ít nhất 76 người Trung Quốc đại lục đã bị bắt giữ vì ủng hộ
phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Các tổ chức trên kêu gọi chính quyền
Bắc Kinh thả ngay lập tức và vô điều kiện các nhà ủng hộ dân chủ.
Lu Chen
(Đại Kỷ Nguyên)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sinh viên ‘Cách mạng Ô’ không được phép vào Đại Lục
Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông
Những sinh viên hoạt động dân chủ ngồi học trong một căn lều bên ngoài trụ sở Phức hợp của Chính quyền tại quận Admiralty, Hồng Kông, vào ngày 26/10/2014. Một thành viên của nhóm học giả Hồng Kông bị từ chối nhập cảnh hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hương Cảng vào ngày 7/11/2014. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images) |
Viên chức hải quan ở thành phố Thâm Quyến, giáp Hồng Kông, hôm 7/11 đã
từ chối cấp thị thực cho một thành viên thuộc Nhóm học giả (Scholarism),
tổ chức dẫn đầu cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ (Cách mạng Ô) ở Hồng
Kông.
Vào ngày 8/11, Nhóm học giả đã đăng tải trên mạng xã hội Facebook về
việc các cán bộ hải quan cáo buộc một học sinh trung học “tham gia các
hoạt động vi phạm an ninh quốc gia” và từ chối cho anh nhập cảnh vào
Thâm Quyến hôm 7/11.
Học sinh này là một tình nguyện viên của Nhóm học giả và là người không
nổi tiếng cũng như không được bất kỳ phương tiện truyền thông nào phỏng
vấn. Chuyến đi của sinh viên này tới Trung Quốc đại lục có mục đích đơn
giản cho cá nhân chứ không liên quan gì tới chính trị, Nhóm học giả cho
biết.
Lãnh đạo nhóm học giả Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) bày tỏ quan ngại sâu
sắc rằng, thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ. Anh cho biết trong
một bài viết trên Facebook, danh sách tên các thành viên của nhóm chưa
bao giờ được công khai và chỉ có vài người trong tổ chức nắm danh sách.
Hoàng Chi Phong nhấn mạnh, tổ chức của anh sẽ quan tâm và thận trọng hơn khi tuyển dụng các tình nguyện viên trong tương lai.
Hoàng Chi Phong lãnh đạo nhóm học giả bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng thông tin của các thành viên đã bị rò rỉ
Phó thư ký của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) là Sầm Ngao Huy
(Lester Shum) bày tỏ sự thất vọng về hành động của chính quyền đại lục
trong việc cấm nhập cảnh đối với người ủng hộ dân chủ của phong trào
Chiếm Trung Tâm, theo báo ủng hộ dân chủ Apple Daily ở Hồng Kông đưa
tin.
Anh Sầm tin rằng, việc ngăn chặn chuyến đi của thành viên trong Nhóm học
giả tới đại lục có liên quan đến kế hoạch của các nhà hoạt động ủng hộ
dân chủ đến thăm Bắc Kinh. Các sinh viên có kế hoạch tới kêu gọi giới
chức trách Quốc gia cho phép người dân Hương Cảng được toàn quyền bầu
chọn ứng cử viên lãnh đạo đặc khu.
Theo quyết định mới vào cuối Tháng Tám của Ủy ban Thường vụ, cơ quan
điều hành lập pháp của chính quyền Trung Quốc, những ứng cử viên cho
chức lãnh đạo này sẽ được lựa chọn thông qua một ủy ban thân Bắc Kinh.
HKFS tuyên bố hồi tuần trước, liên đoàn cùng với Nhóm học giả và những
thành viên của Mặt trận Nhân quyền Dân sự ủng hộ dân chủ đã lên kế hoạch
diễu hành tới Bắc Kinh. Liên đoàn này đã yêu cầu ông Đổng Kiến Hoa, cựu
lãnh đạo đặc khu và hiện đang là Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội nghị
Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa, sắp xếp một cuộc họp với lãnh đạo trung
ương.
Ông Đổng đã không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Thêm vào đó, ông còn kêu
gọi các sinh viên chấm dứt các cuộc biểu tình và quay trở lại việc học
tập.
Apple Daily dẫn lời anh Sầm cho biết, kế hoạch đi đến Bắc Kinh của liên
đoàn HKFS sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù các quan chức hải quan đại lục đã
từ chối cho phép thành viên Nhóm học giả được nhập cảnh. Thêm vào đó,
anh cũng kêu gọi ông Đổng sớm thu xếp một cuộc họp.
Các Tổ chức Ân xá và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế báo cáo hôm
7/11, có ít nhất 76 người Trung Quốc đại lục đã bị bắt giữ vì ủng hộ
phong trào dân chủ tại Hồng Kông. Các tổ chức trên kêu gọi chính quyền
Bắc Kinh thả ngay lập tức và vô điều kiện các nhà ủng hộ dân chủ.
Lu Chen
(Đại Kỷ Nguyên)