Kinh Đời
Song Chi - Ấu dâm,loại tội phạm vẫn chưa được xử lý đúng mức ở VN ( Lên án Bác Hồ trước tiên )
Những ngày gần đây báo chí và mạng xã hội facebook Việt Nam bỗng “nóng” lên với những vụ ấu dâm gây bức xúc dư luận. Cụ thể là gia đình 3 bé gái từ 6 đến 8 tuổi ở Vũng Tàu
Những ngày gần đây báo chí và mạng xã hội facebook Việt Nam bỗng “nóng”
lên với những vụ ấu dâm gây bức xúc dư luận. Cụ thể là gia đình 3 bé gái
từ 6 đến 8 tuổi ở Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội đã gửi đơn đến công an tố
cáo việc con họ bị kẻ xấu xâm hại, nhưng cho đến nay chưa có vụ nào được
làm sáng tỏ và thủ phạm vẫn nhởn nhơ.
Trong đó vụ ông cụ 76 tuổi nhà ở phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu bị
nghi đã có hành vi dâm ô ít nhất từ 6 tới 9 đứa trẻ ở cùng chung cư,
nhưng chỉ có một gia đình lên tiếng và quyết tâm theo đuổi vụ việc đến
cùng, đã điều tra kéo dài hơn 8 tháng. Hãng luật thuộc Đoàn Luật sư
TP.HCM chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bé gái này đã phải
gửi thư đến Quỹ Nhi đồng LHQ cũng như ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang
để vụ án khỏi bị “chìm xuồng”.
Trước câu hỏi của báo chí “Vì sao vụ dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu chưa thể
khởi tố sau gần 1 năm?” (Zing.vn), phía bên điều tra đã trả lời do chưa
đủ chứng cứ nên không thể khởi tố: “Viện trưởng VKSND TP Vũng Tàu nói
rằng khi hết thời hạn 3 tháng điều tra, cơ quan chức năng đã gia hạn lần
đầu là 3 tháng và lần thứ 2 là 2 tháng. Đến tháng 4/2017, nếu việc điều
tra không mang lại kết quả thì lực lượng chức năng buộc phải đình chỉ
vụ án theo quy định của pháp luật.”
Vụ dâm ô này vì không để lại vết tích rõ ràng trên thân thể các em nên
việc điều tra có thể hơi khó khăn hơn. Nhưng 2 vụ còn lại, một em bé 8
tuổi ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã có kết quả khám
nghiệm pháp y, kẻ bị tình nghi là người quen với gia đình cũng đã thừa
nhận, có băng ghi âm; vụ em bé 7 tuổi nghi bị xâm hại tại trường tiểu
học ở quận Thủ Đức, TP.HCM cũng có dấu vết thương tích, có kết quả khám
nghiệm y tế, có nêu tên kẻ tình nghi, nhưng vẫn đang trong vòng điều tra
dù một vụ đã xảy ra hơn 2 tháng, vụ kia hơn 1 tháng.
Nếu thử google chúng ta sẽ giật mình khi thấy những vụ từ dâm ô cho tới
xâm hại, cưỡng bức trẻ em ở VN không phải là ít. Thậm chí, theo báo Tuổi
Trẻ:
“Số vụ xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng. Trong ba năm gần đây,
trung bình mỗi năm ở nước ta có trên 1.000 vụ được ghi nhận, cứ 8 giờ
lại có thêm một trẻ bị xâm hại tình dục.
Trẻ bị xâm hại tình dục đang chiếm tới trên 70% trẻ bị xâm hại nói chung
và đang ở mức báo động…” (“Cứ 8 giờ có 1 trẻ bị xâm hại tình dục nhưng
khó điều tra”).
Bài báo cũng nêu lên thực trạng nhiều vụ bị “chìm xuồng” hoặc bị xử lý
theo hướng làm nhẹ, vì “quy định hiện hành còn chưa rõ ràng, trong khi
tìm chứng cứ những vụ dâm ô trẻ em khó khăn nên nhiều nghi can dâm ô trẻ
em chậm bị điều tra, xử lý.”
Theo dõi báo chí và cả thực tế ở VN một thời gian dài, chúng ta sẽ hiểu
tại sao nạn ấu dâm ngày càng gia tăng, càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với việc nạn nhân có thể ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả một, hai, ba
tuổi; kẻ phạm tội có thể là bất cứ ai từ trẻ vị thành niên không hiểu
biết về pháp luật cho tới ông già gần đất xa trời, từ những con người ít
học, thiếu hiểu biết cho tới những nhân vật có học, có địa vị trong xã
hội, từ người lạ cho tới những con người lẽ ra phải đáng tin cậy, đáng
kính nhất, ví dụ như thầy giáo, hiệu trưởng, thầy thuốc…Hoặc là những
người thân trong gia đình như cha ruột, cha dượng, chú, bác, ông…
Có những vụ để lại hậu quả nghiêm trọng như có mang khi còn ít tuổi: ở
Vĩnh Phúc “Bé gái lớp 9 bị bác rể cưỡng hiếp: 10 ngày trước khi sinh bố
mẹ mới biết con mang bầu” (Đời Sống Việt Nam), “Thanh Hóa: Bé gái bị
cưỡng bức, mang thai tới tháng thứ 7 gia đình mới phát hiện ra” (Báo
Mới), “Nỗi cay đắng của những bé gái phải "lên chức mẹ" vì bị cưỡng
hiếp” (Tin tức Việt Nam)…Hoặc tự sát: Yên Bái “Vụ bé gái 11 tuổi tự tử
vì bị cưỡng hiếp: Điều gia đình lo sợ...” (Phụ Nữ), Cà Mau “Thiếu nữ 13
tuổi tự tử sau khi tố bị hàng xóm xâm hại” (Zing.vn)…Hoặc để lại những
tổn thương nặng nề cả thể xác lẫn tinh thần, khó hồi phục.
Có nhiều nguyên nhân. Ở các quốc gia văn minh, luật pháp nghiêm ngặt,
tất cả các hành vi tình dục có liên quan tới trẻ em bao gồm dâm ô, xâm
hại, cưỡng bức hay kể cả quan hệ tình dục có sự đồng ý của trẻ, đều bị
xếp vào loại tội nặng và bị pháp luật trừng phạt rất nghiêm khắc. Không
chỉ bị phạt tù nhiều năm mà sau khi ra tù người phạm tội còn bị đưa vào
danh sách theo dõi suốt đời, bị cấm sinh sống tại những khu vực có nhiều
trẻ con, hoặc làm những công việc có thể có cơ hội tiếp xúc với trẻ, và
nhiều biện pháp kiểm tra, đề phòng tái phạm khác.
Tại một số quốc gia tội phạm này còn bị “thiến hóa học” để làm giảm
thiểu tới mức thấp nhất nhu cầu về tình dục. Ở VN, điều này cũng mới
được nêu lên nhưng chắc chắn chuyện thực thi sẽ còn rất xa vời (“Luật sư
đề nghị “thiến” hoá học tội phạm tình dục trẻ em”, Người Lao Động).
Trong khi đó, như bài báo trên báo Tuổi Trẻ đã nêu ở trên, nhiều vụ ấu
dâm bị “chìm xuồng” hoặc bị xử lý theo hướng làm nhẹ. Thường gặp nhất là
việc điều tra kéo dài khiến gia đình nạn nhân mệt mỏi, nhiều lúc buông
luôn, còn nhiều kẻ phạm tội vẫn ung dung không bị trừng phạt khiến những
kẻ khác chưa biết sợ.
Đó là chưa nói những vụ đưa lên báo chỉ là phần nổi của tảng băng, còn
biết bao nhiêu vụ khác do nạn nhân không biết hoặc không muốn nói ra,
gia đình cũng không muốn tố cáo sợ làm lớn chuyện thì nhiều người biết,
con mình thêm xấu hổ, nhục nhã và ảnh hưởng tới tương lai của con sau
này (!).
Bên cạnh sự chậm trễ, quan liêu, thậm chí có những vụ có dấu hiệu bao
che, lấp liếm từ phía cơ quan điều tra, pháp luật, là thái độ, cách ứng
xử của xã hội đối với những loại tội phạm này. Có hai thái cực: trên
báo, trên mạng khi có một câu chuyện như vậy xảy ra chúng ta thấy người
đọc thường có thái độ phẫn nộ, lên án nặng nề, đòi xử lý thật nặng, thậm
chí đề nghị những biện pháp trừng phạt rất kinh, chẳng khác nào
thời…Trung cổ!
Nhưng trong thực tế thì lắm khi nạn nhân và gia đình lại phải đối mặt
với những sự vô cảm đến tàn nhẫn, từ gia đình của thủ phạm không có một
lời xin lỗi, một hành động thích đáng. Hay trong trường hợp của em bé 7
tuổi nghi bị xâm hại ngay tại trường học thì từ hiệu trưởng, cô chủ
nhiệm, cô bảo mẫu đều lảng tránh trách nhiệm, khẳng định không thể có
chuyện xâm hại xảy ra. “Sự im lặng đáng sợ trong nghi án bé gái lớp 1 bị
xâm hại ngay tại trường” (Infonet). Cô bảo mẫu hay ngay cán bộ điều tra
còn nói những điều khó nghe, làm tổn thương thêm cho trẻ và gia đình
"Tôi sốc khi họ nói con tôi xem phim đen nên tưởng tượng ra vụ việc"
(Tin tức online).
Các cơ quan như Hội phụ nữ, Hội bảo vệ trẻ em…cũng không mấy khi lên tiếng.
Cuối cùng là trách nhiệm của gia đình. Chúng ta thấy phần lớn những vụ
xâm hại trẻ em là từ những người có quen biết, thậm chí có quan hệ gần
gũi với trẻ và gia đình nên bản thân gia đình và trẻ không đề phòng.
Nhiều gia đình rất “hồn nhiên” khi gửi gắm trẻ cho hàng xóm, chú bác,
anh họ…trông coi giùm, nhiều bậc phụ huynh do ít học, bận rộn với viêc
mưu sinh nên không để ý canh chừng con sát sao, có những bậc phụ huynh
khác thì lại ngần ngại khi phải đề cập đến những chuyện có liên quan đến
tình dục nên không giáo dục cho trẻ cách tự bảo vệ mình từ khi còn nhỏ.
Lại phải so sánh với nhiều nước phương Tây, cha mẹ rất cẩn thận, cảnh
giác với sự an toàn của con và họ thường dạy con cách tự bảo vệ mình từ
khi còn rất nhỏ. Ví dụ như có những bộ phận trên cơ thể trẻ tuyệt đối
không cho phép ai đụng chạm vào và cũng không đụng vào của người khác
nếu họ có bảo trẻ làm như vậy, khi có ai đụng chạm vào những chỗ đó thì
phải phản ứng ra sao; không nói chuyện với người lạ, không nhận quà, kẹo
bánh, leo lên xe hay đi theo người lạ; nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra
phải kể lại với cha mẹ, thầy cô chứ không nghe theo lời người khác rằng
đây là “bí mật chỉ có hai chúng ta biết” v.v…
Xã hội VN ngày càng trở nên không an toàn khi chính những môi trường lẽ
ra phải an toàn nhất như nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học hay
bệnh viện cũng xảy ra chuyện, luật pháp thì không phải bao giờ cũng hiệu
quả, nên cha mẹ đành phải để mắt đến con và dạy cho con cách tự bảo vệ
mình. Khi con lớn hơn một chút thì nên nói chuyện thẳng thắn với con về
giới tính, tình dục để con biết những gì nên, không nên làm.
Và trước thực tế có nhiều chuyện xâm hại trẻ em bị điều tra chậm chạp,
thậm chí “chìm xuồng”, nhiều người chỉ còn biết trông cậy vào báo chí,
vào mạng xã hội để góp phần vạch mặt kẻ phạm tội ra trước ánh sáng, đòi
lại công lý cho nạn nhân. Đừng trách báo chí, nhất là mạng xã hội lắm
lúc đã quá hăng hái làm thay nhiệm vụ của tòa án, mà chính các cơ quan
điều tra, pháp luật phải nhìn vào đó để có trách nhiệm thông tin nhanh
chóng, xử lý vụ việc hiệu quả hơn.
Song Chi
(RFA)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
KÔNG LỤC TIỂU LINH ĐỒNG
*
Không CAM thì quýt Formosa
Bụng làm dạ chịu Mafia
Casa Cà Ná ca Vũng Áng
Hoàng Sa bãi cứt tại Cát Bà
*
Ngư ông tưởng niệm Gạc Ma Đống Đa Các Chú thậm thà thậm thụt bi
Bắc Kinh phân hoá bắc kì
Thăng Long lộn phẩn Củ Chi chia hồng lầu
Tam nương đại hán thanh lâu Cao Toàn Mỹ Pháp tặc cầu viện Phương Nga
*
Lê Hồng Phong độc dược la đà
Hồ Quang tình địch vẫn lão gia
Thích Chân Quang cẳng Tô Huy Rứa
Đinh Thế Huynh đệ muội nhập nha
*
Ấu dâm còn chẳng hầu toà huống chi vua khỉ đào hoa đảo luân thường
Nguyễn Sinh Sắc dục chủ trương
Nay Hồ Sỹ Tạo mai nhường Tôn Ngộ Không
Việt Kông sáng bế tối bồng Việt kiều Lục Tiểu Linh Đồng ôn Ké vô
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Song Chi - Ấu dâm,loại tội phạm vẫn chưa được xử lý đúng mức ở VN ( Lên án Bác Hồ trước tiên )
Những ngày gần đây báo chí và mạng xã hội facebook Việt Nam bỗng “nóng” lên với những vụ ấu dâm gây bức xúc dư luận. Cụ thể là gia đình 3 bé gái từ 6 đến 8 tuổi ở Vũng Tàu
Những ngày gần đây báo chí và mạng xã hội facebook Việt Nam bỗng “nóng”
lên với những vụ ấu dâm gây bức xúc dư luận. Cụ thể là gia đình 3 bé gái
từ 6 đến 8 tuổi ở Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội đã gửi đơn đến công an tố
cáo việc con họ bị kẻ xấu xâm hại, nhưng cho đến nay chưa có vụ nào được
làm sáng tỏ và thủ phạm vẫn nhởn nhơ.
Trong đó vụ ông cụ 76 tuổi nhà ở phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu bị
nghi đã có hành vi dâm ô ít nhất từ 6 tới 9 đứa trẻ ở cùng chung cư,
nhưng chỉ có một gia đình lên tiếng và quyết tâm theo đuổi vụ việc đến
cùng, đã điều tra kéo dài hơn 8 tháng. Hãng luật thuộc Đoàn Luật sư
TP.HCM chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bé gái này đã phải
gửi thư đến Quỹ Nhi đồng LHQ cũng như ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang
để vụ án khỏi bị “chìm xuồng”.
Trước câu hỏi của báo chí “Vì sao vụ dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu chưa thể
khởi tố sau gần 1 năm?” (Zing.vn), phía bên điều tra đã trả lời do chưa
đủ chứng cứ nên không thể khởi tố: “Viện trưởng VKSND TP Vũng Tàu nói
rằng khi hết thời hạn 3 tháng điều tra, cơ quan chức năng đã gia hạn lần
đầu là 3 tháng và lần thứ 2 là 2 tháng. Đến tháng 4/2017, nếu việc điều
tra không mang lại kết quả thì lực lượng chức năng buộc phải đình chỉ
vụ án theo quy định của pháp luật.”
Vụ dâm ô này vì không để lại vết tích rõ ràng trên thân thể các em nên
việc điều tra có thể hơi khó khăn hơn. Nhưng 2 vụ còn lại, một em bé 8
tuổi ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã có kết quả khám
nghiệm pháp y, kẻ bị tình nghi là người quen với gia đình cũng đã thừa
nhận, có băng ghi âm; vụ em bé 7 tuổi nghi bị xâm hại tại trường tiểu
học ở quận Thủ Đức, TP.HCM cũng có dấu vết thương tích, có kết quả khám
nghiệm y tế, có nêu tên kẻ tình nghi, nhưng vẫn đang trong vòng điều tra
dù một vụ đã xảy ra hơn 2 tháng, vụ kia hơn 1 tháng.
Nếu thử google chúng ta sẽ giật mình khi thấy những vụ từ dâm ô cho tới
xâm hại, cưỡng bức trẻ em ở VN không phải là ít. Thậm chí, theo báo Tuổi
Trẻ:
“Số vụ xâm hại tình dục trẻ em đang gia tăng. Trong ba năm gần đây,
trung bình mỗi năm ở nước ta có trên 1.000 vụ được ghi nhận, cứ 8 giờ
lại có thêm một trẻ bị xâm hại tình dục.
Trẻ bị xâm hại tình dục đang chiếm tới trên 70% trẻ bị xâm hại nói chung
và đang ở mức báo động…” (“Cứ 8 giờ có 1 trẻ bị xâm hại tình dục nhưng
khó điều tra”).
Bài báo cũng nêu lên thực trạng nhiều vụ bị “chìm xuồng” hoặc bị xử lý
theo hướng làm nhẹ, vì “quy định hiện hành còn chưa rõ ràng, trong khi
tìm chứng cứ những vụ dâm ô trẻ em khó khăn nên nhiều nghi can dâm ô trẻ
em chậm bị điều tra, xử lý.”
Theo dõi báo chí và cả thực tế ở VN một thời gian dài, chúng ta sẽ hiểu
tại sao nạn ấu dâm ngày càng gia tăng, càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với việc nạn nhân có thể ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả một, hai, ba
tuổi; kẻ phạm tội có thể là bất cứ ai từ trẻ vị thành niên không hiểu
biết về pháp luật cho tới ông già gần đất xa trời, từ những con người ít
học, thiếu hiểu biết cho tới những nhân vật có học, có địa vị trong xã
hội, từ người lạ cho tới những con người lẽ ra phải đáng tin cậy, đáng
kính nhất, ví dụ như thầy giáo, hiệu trưởng, thầy thuốc…Hoặc là những
người thân trong gia đình như cha ruột, cha dượng, chú, bác, ông…
Có những vụ để lại hậu quả nghiêm trọng như có mang khi còn ít tuổi: ở
Vĩnh Phúc “Bé gái lớp 9 bị bác rể cưỡng hiếp: 10 ngày trước khi sinh bố
mẹ mới biết con mang bầu” (Đời Sống Việt Nam), “Thanh Hóa: Bé gái bị
cưỡng bức, mang thai tới tháng thứ 7 gia đình mới phát hiện ra” (Báo
Mới), “Nỗi cay đắng của những bé gái phải "lên chức mẹ" vì bị cưỡng
hiếp” (Tin tức Việt Nam)…Hoặc tự sát: Yên Bái “Vụ bé gái 11 tuổi tự tử
vì bị cưỡng hiếp: Điều gia đình lo sợ...” (Phụ Nữ), Cà Mau “Thiếu nữ 13
tuổi tự tử sau khi tố bị hàng xóm xâm hại” (Zing.vn)…Hoặc để lại những
tổn thương nặng nề cả thể xác lẫn tinh thần, khó hồi phục.
Có nhiều nguyên nhân. Ở các quốc gia văn minh, luật pháp nghiêm ngặt,
tất cả các hành vi tình dục có liên quan tới trẻ em bao gồm dâm ô, xâm
hại, cưỡng bức hay kể cả quan hệ tình dục có sự đồng ý của trẻ, đều bị
xếp vào loại tội nặng và bị pháp luật trừng phạt rất nghiêm khắc. Không
chỉ bị phạt tù nhiều năm mà sau khi ra tù người phạm tội còn bị đưa vào
danh sách theo dõi suốt đời, bị cấm sinh sống tại những khu vực có nhiều
trẻ con, hoặc làm những công việc có thể có cơ hội tiếp xúc với trẻ, và
nhiều biện pháp kiểm tra, đề phòng tái phạm khác.
Tại một số quốc gia tội phạm này còn bị “thiến hóa học” để làm giảm
thiểu tới mức thấp nhất nhu cầu về tình dục. Ở VN, điều này cũng mới
được nêu lên nhưng chắc chắn chuyện thực thi sẽ còn rất xa vời (“Luật sư
đề nghị “thiến” hoá học tội phạm tình dục trẻ em”, Người Lao Động).
Trong khi đó, như bài báo trên báo Tuổi Trẻ đã nêu ở trên, nhiều vụ ấu
dâm bị “chìm xuồng” hoặc bị xử lý theo hướng làm nhẹ. Thường gặp nhất là
việc điều tra kéo dài khiến gia đình nạn nhân mệt mỏi, nhiều lúc buông
luôn, còn nhiều kẻ phạm tội vẫn ung dung không bị trừng phạt khiến những
kẻ khác chưa biết sợ.
Đó là chưa nói những vụ đưa lên báo chỉ là phần nổi của tảng băng, còn
biết bao nhiêu vụ khác do nạn nhân không biết hoặc không muốn nói ra,
gia đình cũng không muốn tố cáo sợ làm lớn chuyện thì nhiều người biết,
con mình thêm xấu hổ, nhục nhã và ảnh hưởng tới tương lai của con sau
này (!).
Bên cạnh sự chậm trễ, quan liêu, thậm chí có những vụ có dấu hiệu bao
che, lấp liếm từ phía cơ quan điều tra, pháp luật, là thái độ, cách ứng
xử của xã hội đối với những loại tội phạm này. Có hai thái cực: trên
báo, trên mạng khi có một câu chuyện như vậy xảy ra chúng ta thấy người
đọc thường có thái độ phẫn nộ, lên án nặng nề, đòi xử lý thật nặng, thậm
chí đề nghị những biện pháp trừng phạt rất kinh, chẳng khác nào
thời…Trung cổ!
Nhưng trong thực tế thì lắm khi nạn nhân và gia đình lại phải đối mặt
với những sự vô cảm đến tàn nhẫn, từ gia đình của thủ phạm không có một
lời xin lỗi, một hành động thích đáng. Hay trong trường hợp của em bé 7
tuổi nghi bị xâm hại ngay tại trường học thì từ hiệu trưởng, cô chủ
nhiệm, cô bảo mẫu đều lảng tránh trách nhiệm, khẳng định không thể có
chuyện xâm hại xảy ra. “Sự im lặng đáng sợ trong nghi án bé gái lớp 1 bị
xâm hại ngay tại trường” (Infonet). Cô bảo mẫu hay ngay cán bộ điều tra
còn nói những điều khó nghe, làm tổn thương thêm cho trẻ và gia đình
"Tôi sốc khi họ nói con tôi xem phim đen nên tưởng tượng ra vụ việc"
(Tin tức online).
Các cơ quan như Hội phụ nữ, Hội bảo vệ trẻ em…cũng không mấy khi lên tiếng.
Cuối cùng là trách nhiệm của gia đình. Chúng ta thấy phần lớn những vụ
xâm hại trẻ em là từ những người có quen biết, thậm chí có quan hệ gần
gũi với trẻ và gia đình nên bản thân gia đình và trẻ không đề phòng.
Nhiều gia đình rất “hồn nhiên” khi gửi gắm trẻ cho hàng xóm, chú bác,
anh họ…trông coi giùm, nhiều bậc phụ huynh do ít học, bận rộn với viêc
mưu sinh nên không để ý canh chừng con sát sao, có những bậc phụ huynh
khác thì lại ngần ngại khi phải đề cập đến những chuyện có liên quan đến
tình dục nên không giáo dục cho trẻ cách tự bảo vệ mình từ khi còn nhỏ.
Lại phải so sánh với nhiều nước phương Tây, cha mẹ rất cẩn thận, cảnh
giác với sự an toàn của con và họ thường dạy con cách tự bảo vệ mình từ
khi còn rất nhỏ. Ví dụ như có những bộ phận trên cơ thể trẻ tuyệt đối
không cho phép ai đụng chạm vào và cũng không đụng vào của người khác
nếu họ có bảo trẻ làm như vậy, khi có ai đụng chạm vào những chỗ đó thì
phải phản ứng ra sao; không nói chuyện với người lạ, không nhận quà, kẹo
bánh, leo lên xe hay đi theo người lạ; nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra
phải kể lại với cha mẹ, thầy cô chứ không nghe theo lời người khác rằng
đây là “bí mật chỉ có hai chúng ta biết” v.v…
Xã hội VN ngày càng trở nên không an toàn khi chính những môi trường lẽ
ra phải an toàn nhất như nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học hay
bệnh viện cũng xảy ra chuyện, luật pháp thì không phải bao giờ cũng hiệu
quả, nên cha mẹ đành phải để mắt đến con và dạy cho con cách tự bảo vệ
mình. Khi con lớn hơn một chút thì nên nói chuyện thẳng thắn với con về
giới tính, tình dục để con biết những gì nên, không nên làm.
Và trước thực tế có nhiều chuyện xâm hại trẻ em bị điều tra chậm chạp,
thậm chí “chìm xuồng”, nhiều người chỉ còn biết trông cậy vào báo chí,
vào mạng xã hội để góp phần vạch mặt kẻ phạm tội ra trước ánh sáng, đòi
lại công lý cho nạn nhân. Đừng trách báo chí, nhất là mạng xã hội lắm
lúc đã quá hăng hái làm thay nhiệm vụ của tòa án, mà chính các cơ quan
điều tra, pháp luật phải nhìn vào đó để có trách nhiệm thông tin nhanh
chóng, xử lý vụ việc hiệu quả hơn.
Song Chi
(RFA)