Truyện Ngắn & Phóng Sự

Sóng Tình Thương - Trần Nguơn Phiêu

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành Hóa học (Chemical Corps). Khóa học thuộc về Chiến tranh Hóa học, Vi trùng và Nguyên tử, nên bộ Quốc Phòng Việt Nam chỉ định Cục Quân Y phụ trách gởi người đi thụ huấn. Triệu được chọn gởi đi học cùng với ba y sĩ khác: hai thuộc Lục quân và một thuộc binh chủng Nhảy dù.

Triệu vốn có khả năng Anh ngữ nhưng đây là lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với dân chúng Mỹ nên đã có những lúc phải bỡ ngỡ. Những câu nói thông thường hằng ngày của người Mỹ không giống như các câu được học qua sách vở. Ðáp máy bay quân sự từ Sài Gòn, khuya sáng mới đến căn cứ Không quân Clark ở Phi Luật Tân. Khi vào quán ăn sáng của căn cứ, xếp hàng để lấy thức ăn, đến lúc chọn trứng chiên ăn sáng, người bếp đứng chiên hỏi khách hàng muốn chiên trứng ra sao, Triệu đã bắt chước theo các quân nhân Mỹ bảo: “Over” để chọn loại chiên hai mặt, thay vì là “easy over” như đã học trong sách. Mua thức ăn để đem ra ngoài thay vì ăn ở quán, người Mỹ thường gọi là loại “to go”, một danh từ chưa thấy sách vở Anh văn đề cập. Trong căn cứ cũng như ngoài phố, trên mặt đường nhiều nơi có kẻ chữ School Xing , hỏi ra mới biết là nơi học sinh băng qua đường, chữ X thay cho cross! Ðúng là thực tế kiểu Mỹ.

Lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, việc làm Triệu khâm phục nhất là việc tổ chức công việc cũng như việc đưa đón. Ðến nơi nào, trong chương trình cũng cho biết sẽ có người đưa đến đâu và người rước sẽ đưa đi đâu, đúng giờ đúng khắc. Triệu nhớ lại lần đầu tiên được gởi đi học ở Pháp, chả có ai đón, ai đưa và chuyện gì cũng phải tự mình thăm hỏi để biết đường đi nước bước.

Trong vài ngày lưu lại thành phố Cựu Kim Sơn để làm các thủ tục nhập cảnh và lấy vé xe lửa đi đến nơi học ở tiểu bang Alabama, tình cờ Triệu được một người Mỹ gốc Việt sinh sống lâu năm ở San Francisco đến thăm. Vì xa xứ lâu năm và đã có phục vụ trong Hải Quân Mỹ thời Ðệ nhị Thế chiến nên Henry Trần - tên anh bạn - hay đến thăm khi có tin các sinh viên từ Việt Nam sang. Chuyện gặp gỡ với anh Henry Trần từ đó về sau đã trở thành một giao kết lâu dài. Việc anh trở thành công dân Mỹ cũng là việc hy hữu. Vào thời Ðệ nhị Thế chiến, anh phục vụ trên một thương thuyền Pháp. Khi tàu cập bến Manila, trong căn cứ Subic Bay của Mỹ, là đúng lúc Thống chế Pétain của Pháp ký thỏa ước đầu hàng Ðức quốc. Sĩ quan Mỹ ở căn cứ Hải Quân lên tàu hỏi: “Những người muốn tiếp tục phục vụ với Pháp Pétain, xin đứng qua một bên. Những ai muốn tiếp tục phục vụ nhưng theo phe Ðồng Minh xin đứng về một phía khác”. Nghĩ thấy mình là dân Việt, anh Henry đã đứng qua phía Ðồng Minh. Kết quả cuối cùng là phía Pháp theo Pétain đã bị coi là tù binh chiến tranh của Mỹ. Các người theo Ðồng Minh được cho thụ huấn để tiếp tục phục vụ trên thương thuyền của Hoa Kỳ. Về sau anh Henry Trần đã trở thành sĩ quan trừ bị trong Hải Quân Mỹ cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Triệu đã đáp xe lửa từ San Francisco đến Alabama, một dịp hi hữu di xuyên từ California đến Arizona, New Mexico, Texas, Louisiana, Georgia... Nơi Triệu theo học ở thị trấn Anniston thuộc tiểu bang Alabama, một tiểu bang ở miền Nam đất Mỹ, tiểu bang có rất nhiều người da màu. Căn cứ là Fort Mc Clelan với hơn mười ngàn học viên Trường Nữ quân nhân và ba ngàn quân nhân của nghành Hóa học.

Ðây là một căn cứ quân sự rất rộng lớn. Di chuyển trong căn cứ có thể lên những chiếc xe bus chuyên chở miễn phí cho quân nhân, chạy hầu như liên tục theo những lộ trình nhất định. Riêng về các rạp chiếu bóng với giá vào cửa rất rẻ cũng đã có đến bốn rạp, chiếu các loại phim khác nhau. Các cửa hàng PX bán giá rẻ vì được miễn thuế đã giúp quân nhân có thể mua sắm khỏi phải ra ngoài phố. Tiểu bang Alabama thuộc loại tiểu bang cấm bán rượu nên dân ghiền muốn uống bia hay các loại rượu khác phải lái xe ra khỏi biên giới tiểu bang đến Georgia chẳng hạn mới có các tiệm rượu!

Ðã từng sống ở quân trường bên Pháp, nay sang đất Mỹ mới thấy những sự khác biệt. Các tiện nghi vật chất dành cho khóa sinh ở Mỹ thật quả dồi dào, quân trường Pháp không thể so bì được. Ngay cả những khi phải thực tập cả ngày ngoài bãi, các bữa ăn vẫn được xe chuyên chở cho khóa sinh đúng giờ và nóng bỏng. Mặc dầu khóa Triệu học là khóa chuyên môn về các loại vũ khí hóa học, sinh học... nhưng các môn căn bản quân sự vẫn được chú trọng giảng dạy. Vào thời đó loại súng trường thay thế Garant M1 là loại mới M14 nên thực tập tháo ráp, sử dụng được huấn luyện kỷ lưỡng. Ðạn ở sân bắn không hề bị hạn chế.

Huấn luyện quân sự theo lối Mỹ rất thực tiễn. Trong buổi thực tập về lựu đạn hơi cay chẳng hạn, khóa sinh đeo mặt nạ chống hơi cay được đưa vào phòng có hơi cay để biết sự an toàn khi có mặt nạ chống hơi độc. Nhưng trước khi đi đến cửa ra, phải tháo mặt nạ xưng tên tuổi cho người đứng ghi để biết ảnh hưởng của hơi cay ra thế nào trước khi phải tháo chạy rời phòng thực tập!

Chu vi căn cứ quân sự rất lớn. Di chuyển ra các bãi thực tập phải có xe đưa đón. Những ngày đầu được tài xế đưa ra bãi, Triệu vẫn thường tự nói: các anh tài xế nhà binh Mỹ này thật là dân lái bạt mạng vì các anh lái xe thật nhanh, hơn cả tốc độ của các xe ngoài xa lộ. Sau hỏi ra mới vỡ lẽ là vì các bãi tập thường vương vãi hóa chất và chất phóng xạ nên các anh tài xế muốn vượt qua thật nhanh các nơi này mặc dầu người nào cũng có mang trên ngực một thẻ đặc biệt ghi tổng số chất phóng xạ và hóa chất. Thẻ này mỗi tuần được kiểm soát để đề phòng nhân viên có thể hứng chịu quá số an toàn đã được ấn định.

Sau khi khóa học kết thúc, trên đường trở về Cựu Kim Sơn để chuẩn bị về lại Việt Nam, Triệu đã chọn lấy xe bus để có dịp biết thêm về miền Nam đất Mỹ. Trên đất Mỹ có xe chuyên chở loại Greyhound rất tiện lợi, chỗ ngồi thoải mái, xe có máy điều hòa không khí và các tiện nghi vệ sinh. Vé xe có thể mua trước rất rẻ nếu muốn băng qua đất Mỹ từ bờ Ðông sang Tây. Vé có giá trị trong vòng một tháng.

Thế là Triệu được cơ hội đi xuyên qua từ miền Ðông sang miền Tây nước Mỹ. Triệu đã đến tiểu bang Louisiana, có lịch sử thuộc Pháp trước kia, nay vẫn còn di tích với các địa danh tiếng Pháp như Bâton Rouge, La Fayette... và tiếng nói biến cải thành tiếng créole. Các món ăn ở đây cũng rất đặc biệt vì ảnh hưởng cách nấu của Pháp. Triệu thích nhất là món crawfish, một loại tôm giống như tôm đất ở Việt Nam nhưng có hương vị ngọt giữa tôm và cua. Gọi món crawfish, nhà hàng dọn cho một tràng tôm, ăn đến chán mới thôi. Miền Nam của tiểu bang này phần lớn đều là những vùng đầm lầy. Xa lộ băng qua đây được xây cất như những chiếc cầu dài hàng chục cây số. Triệu có ý nghĩ: ngày nào Việt Nam có phương tiện xây cất những con đường như thế này ở vùng Ðồng Tháp Mười hay miệt Năm Căn, Cà Mau thì ánh sáng văn minh sẽ đến dễ dàng tới các vùng bỏ quên này của đất nước.

Từ Louisiana băng qua miền Nam của tiểu bang Texas, tiểu bang có tiếng là việc gì cũng to, nhất là diện tích với những cánh đồng cỏ nuôi bò bất tận. Ðây là xứ của cow boys, những người cưỡi ngựa chăn bò được diễn tả trong các phim cao bồi của Mỹ, đầu đội mũ to vành, cổ buộc khăn, súng ngắn lủng lẳng bên hông. Khi đi qua thành phố El Paso, thường thấy những người đi dự tiệc buổi chiều, chưng dọn Âu phục chững chạc nhưng trên đầu vẫn thấy đội mũ cao bồi to vành. Ðây là một tiểu bang giàu, đồng cỏ nuôi bò bát ngàn, lại trồng thêm bông vải, bắp hoặc đậu nành... Ngoài ra dưới lòng đất lại còn thêm khoáng sản dầu lửa. Ở những nơi đây, các máy bôm dầu hình thù giống như những com chim sắt khổng lồ, cổ gật gù suốt đêm ngày để bôm dầu thô từ lòng đất lên các bồn chứa.

Ở tiểu bang New Mexico, có một kỳ quan là hang động Carlsbad sâu dưới lòng đất với các thạch nhũ. Ðộng rất to, dài cả cây số. Du khách tấp nập đến viếng mỗi ngày. Sang đến tiểu bang Arizona, vùng Phenix, ban trưa trời nóng không thua gì ở Việt Nam. Ở vào phía Bắc của tiểu bang là vùng Grand Canyon, một vết nứt lớn làm thành một thung lũng vĩ đại, phong cảnh thật hùng vĩ, hằng năm lôi cuốn cả trăm ngàn du khách.
Trở về California là tiểu bang mà Triệu thích nhất vì khí hậu mát mẻ, cây cối xinh tươi. Hệ thống dẫn thủy để nhà nông có thể làm vườn thật rất vĩ đại. Ở Pháp, Triệu đã có dịp viếng thăm những vườn nho nhưng ở đó mỗi vườn lớn lắm cũng chỉ vài mẫu. Các vườn nho ở Mỹ thì bát ngàn, loại Việt Nam gọi là “cò bay thẳng cánh”. Những vườn cam, quít, những cánh đồng trồng hoa mầu, rau cải diện tích cả ngàn mẫu nhờ có máy tưới điều hòa nên lúc nào cũng xanh tươi. Ðây là một tiểu bang có nông phẩm cung cấp hầu như cho toàn nước Mỹ. Người Trung Hoa nhập cư hằng thế kỷ trước đã khuếch trương ở đây nhiều phố Tàu sầm uất với nhờ sự cần cù và năng khiếu thương mại của họ. Vào khu phố Tàu du khách có cảm tưởng như đi lạc vào một khu phố trên lục địa Trung Hoa.

Sau lần đầu tiên đến nước Mỹ, Triệu đã có được nhiều dịp trở lại thăm viếng miền đất trù phú này, một xứ chỉ có lịch sử hình thành khoảng trên hai trăm năm nhưng đã trở nên một cường quốc trên hoàn vũ. Chuyến viếng thăm nhiều kỷ niệm nhất là vào dịp Triệu được chỉ định tháp tùng thủy thủ đoàn Hải Quân trong công tác nhận lãnh chiến hạm Nhật Tảo HQ 10.

Lúc mới thành lập quân chủng Hải Quân Việt Nam, các chiến hạm đầu tiên đều do Hải Quân Pháp chuyển giao lại. Các chiến hạm này đều là tàu chiến thời Ðệ nhị Thế chiến của Mỹ chuyển nhượng cho Hải Quân Pháp. Theo đà phát triển, Việt Nam đã được Hoa Kỳ trang bị thêm nhiều loại chiến hạm mới. Tuy gọi là mới nhưng đây cũng là những chiến hạm thời Ðệ nhị Thế chiến đã được Mỹ giải giới, cho vào các kho tồn trữ. Chiến hạm được bao bọc trong những ổ plastic vĩ đại để giữ được lâu dài. Khi cần sẽ được tháo ra để trang bị trở lại. Chiếc Nhật Tảo hay HQ 10 là loại trong tình trạng đó, được tháo ra từ vỏ plastic ở quân cảng Nordfolk bên bờ Ðông nước Mỹ. Sau khi được tân trang, thủy thủ đoàn Việt Nam đã được huấn luyện để điều hành chiến hạm. Việc thực tập sử dụng đã tiến hành tốt đẹp, phần lớn do thủy thủ Việt Nam là những người đã được chọn vì tay nghề lão luyện đã có quá trình chuyên môn vững chắc.

Hạm trưởng là Hải quân Thiếu tá Nguyễn Văn Ánh, từng là Tham mưu trưởng của Tư lịnh Lê Quang Mỹ. Ngoài kinh nghiệm chỉ huy, Thiếu tá Ánh lại là người có biệt tài về Anh ngữ nên việc tiếp xúc với các quan chức Mỹ trong thời gian giao chuyển chiến hạm không hề có những trở ngại lớn. Sau thời kỳ hoàn tất huấn luyện, chiếc Nhật Tảo HQ10 rời quân cảng Nordfolk để về Việt Nam với thủy thủy đoàn Việt. Khởi hành từ bờ Ðại Tây Dương, chiến hạm từ bờ Ðông sang bờ Tây xuyên qua kinh đào Panama để đến bên Thái Bình Dương. Thủy thủy đoàn rất hãnh diện vì đã có được dịp mang chiến hạm với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa bay phấp phới trên tàu từ bên Ðại Tây Dương xuyên qua Thái Bình Dương để trở về quê. Triệu cũng được hân hạnh lây vì trên đường về, nhiều lúc cùng vượt đại dương với các thuyền bè ngoại quốc cùng hướng đi nhưng chỉ chiếc Nhật Tảo HQ 10 có thượng lá cờ M, biểu hiệu có y sĩ trên tàu. Những khi cần các nhu cầu y khoa, các thuyền bè ngoại quốc trong vùng có thể liên lạc với y sĩ trên HQ 10 để nhận các chỉ dẫn. Ngày ngày Triệu đã phải nghiền ngẫm đọc đi đọc lại quyển I.C.D (International Classification of Diseases) như các tu sĩ đọc kinh Nhật Tụng. Những ngày vui nhất trên chuyến đi là lúc ngừng ở đảo Hạ Uy Di để Hải Quân Công Xưởng ở đây rà xét lại máy móc trước khi tiếp tục về Việt Nam.

Các chiến hạm theo thông lệ thường phải ghé qua Hải quân Công xưởng ở đảo để xem lại máy móc trước khi tiếp tục vượt Thái Bình Dương. Nơi đây cũng là một địa điểm danh tiếng được du khách hoàn cầu chiếu cố. Khí hậu nơi này ấm áp suốt năm. Nước biển thường rất ấm nên có thể tắm dưới nước rất lâu, không như các biển ở Âu châu, chỉ dám ngâm nước độ hơn mười lăm phút là phải lên bờ sưởi nắng.

Ngoài những ngày thoải mái nghỉ ngơi như được đi du lịch, thủy thủ đoàn cũng rất náo nức vì với những máy thu thanh cầm tay, anh em đã đón nghe được đài phát thanh Sài Gòn. Mới chỉ xa Việt Nam hơn một tháng nhưng khi nghe được tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu, nhiều anh em đã đâm ra nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con ráo riết. Lúc ở Mỹ, nhất là ở đoạn kinh đào Panama, nhiều anh trẻ đã mê mẩn các cô gái, nhất là các cô có máu Y pha nho nên đã dốc hết túi cho các cô. Có những lúc tàu vào nhiệm sở kéo neo tách bến mà trên bờ một vài thủy thủ vẫn còn bịn rịn với các cô, chưa muốn nhảy vội theo tàu. Sau Hạ Uy Di thì anh em mới bắt đầu nghĩ đến việc tiện tặn để lo cho kinh tế gia đình, không dám đi du hí với các cô gái không kém mặn mà ở đảo.
Bến sau Hạ Uy Di là quân cảng đảo Guam, xa xôi ngàn dậm. Ngày ngày nhìn ra chỉ thấy sóng biển dạt dào. Ðêm đêm, Triệu lên đài chỉ huy trầm ngâm ngồi ngắm bầu trời với các chòm sao lấp lánh mà các thủy thủ phải biết nhận diện. Triệu đã có được dịp suy ngẫm đến khoảng đời đã qua cũng như suy diễn đến đoạn đường sắp đến. Chưa bao giờ mà Triệu lại có được những giờ êm ả để sống với nội tâm như những ngày vượt Thái Bình Dương.

Ðến đảo Guam, chiến hạm ngừng lại khoảng ba ngày. Nơi đây, một lần nữa, Triệu lại chứng kiến được lối xử sự dân chủ của người dân Mỹ. Triệu đến một PX bán hàng của Hải Quân để mua một máy cắt cỏ đem về sử dụng ở sân nhà ở làng Ðại học Thủ Ðức. Cắt bằng máy sẽ đều đặn hơn là phát cỏ bằng phảng. Khi Triệu xin mua thì nhân viên bán hàng cho biết là máy đã được Ðô đốc Chỉ huy phó đặt mua, Triệu phải chờ chuyến đặt hàng sau. Nhưng sau một hồi bàn tính vì biết chiến hạm của Triệu sẽ khởi hành ngày mai, họ đồng ý bán cho Triệu. Họ bảo nhau: Ðô đốc là người ở đảo. Ông ấy có thể chờ đến tháng sau!

Bến cuối cùng để kiểm soát lại máy móc tàu là quân cảng Subic Bay ở vịnh Manila của Phi Luật Tân, một trong hai căn cứ của Mỹ trên đất Phi. Căn cứ thứ hai là căn cứ Không quân Clark. Trong những ngày neo ở Subic Bay, Triệu mỗi tối thích đến các nơi trình diễn văn nghệ Phi. Những điệu múa, hát của thổ dân vùng Polynesia đã được các nghệ sĩ Phi làm sống động và thu hút sự ngưỡng mộ của du khách. Kỹ nghệ du lịch của Phi là một nguồn ngoại tệ quan trọng cho kinh tế nước này. Ước gì Việt Nam cũng sẽ có thời thanh bình để thu hút du khách thế giới.

Về lại Việt Nam không được bao lâu, Triệu được chỉ định tham gia chiến dịch Sóng Tình Thương, hành quân vào vùng Mũi Cà Mau, một nơi đã từ lâu bỏ ngõ từ thời Việt Minh. Vùng này là vùng hậu cần quan trọng trong tổ chức dưỡng quân của địch nhưng vì không đủ phương tiện nên từ trước đến nay quân đội quốc gia chưa hề đặt chân đến đây. Nay Hải Quân được trang bị thêm loại tàu đổ bộ lớn LST (Landing Ship Tanks) nên cuộc hành quân phối hợp Thủy Quân Lục Chiến - Hải Quân lần đầu được tổ chức. Chiếc LST đầu tiên Hải Quân được nhận là chiếc Cam Ranh HQ 500 được sử dụng làm soái hạm hành quân. Việc đi Mỹ lãnh chiếc Nhật Tảo của Triệu được Hải Quân coi như một lần biệt đãi nên nay Triệu phải tham dự chiến dịch.
Mặc dầu khi ở Pháp, Triệu đã được huấn luyện khá đầy đủ về hành quân Quân Y nhưng Triệu chưa hề được dạy về hành quân đổ bộ. Ðây là một cơ hội học hỏi quý báu. Triệu cấp tốc tham khảo các tài liệu Mỹ vì Mỹ vẫn thường hành quân lớn ở ngoại quốc nên họ rất chuyên môn về phương vị này. So với Nga Sô, các loại thiết giáp cũng như đại bác của Mỹ đều nhỏ hơn vì họ phải chuyên chở qua các chiến trường ngoại quốc. Mỹ phải thường sử dụng phi pháo để bù đắp vào phần yếu kém này. Vùng Cà Mau là vùng chưa có đơn vị nào hành quân ở đây nên địa hình, địa thế hành quân phải căn cứ trên các không ảnh chụp được. Triệu cũng chưa rành rọt về giải đáp không ảnh nên sau khi nhìn ảnh chụp được, Triệu đã chấm một “sân bóng chuyền” như đã có ghi trên một bản đồ của Pháp để đặt một bịnh xá lưu động. Ðến khi đổ bộ lên đất liền mới biết “sân bóng chuyền” thật ra lại là một vũng nước rộng!

Việc các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ được thực hiện suông sẻ, không gặp cuộc đụng độ lớn. Trước khi đổ bộ vào sáng tinh sương, các toán thám báo người nhái Hải Quân đã xâm nhập vào bờ trong đêm để nắm rõ tình hình. Hành quân ở Mũi Cà Mau thật vất vả vì anh em binh sĩ phải lội bùn suốt buổi. Ở đây dân chúng đã dùng các thân cây đước kết thành những cầu đường liên tục qua các xóm. Ðể tránh mìn bẫy, các binh sĩ đã không di chuyển trên các loại cầu này, chỉ lội bùn để tiến chiếm các mục tiêu.

Trong ngày thứ hai, Triệu và các anh em Hải Quân tìm thấy một lớp học nhỏ, nóc lợp lá, sàn rộng bằng cây đước ghép lại. Trên bảng đen, có ghi bằng phấn: “Xin các anh đừng phá lớp chúng em”. Các anh em thủy thủ đã gọi về các tàu, xin viết chì, giấy viết, tập vở xếp trên bàn để tặng lại các em. Không biết các cán bộ Cộng Sản sau đó có cho các em dùng các tặng phẩm của “Mỹ Ngụy” không? Triệu đã viết thêm trên bảng: “Chúc các em chăm học”.

Trong những ngày hành quân lục soát kế tiếp, anh em Thủy quân Lục chiến chỉ gặp những cuộc đụng độ nhỏ. Tuy nhiên trên trục lộ hành quân, nhiều kho chứa lương thực như cá khô, tôm khô, gạo... đã được phát hiện. Ðây là vùng dự trữ an toàn để tiếp tế cho bộ đội và là vùng dưỡng quân.

Cuộc hành quân tiến sâu vào đất liền để đến vùng Năm Căn. Mỗi lần đi vào các khúc sông có những khoảng có thể bị phục kích, các chiến hạm và chiến đỉnh thường nã súng và đại bác vào các vị trí nghi ngờ. Nhìn bờ bụi, cây cối bị pháo sát phạt, san bằng, Triệu mới hình dung được sức tàn phá mãnh liệt của các loại vũ khí nặng.

Sau cùng cuộc hành quân kết thúc khi vào chiếm quận Năm Căn, nơi có đặt nhiều lò than lớn trong vùng Cà Mau. Quận Năm Căn là một quận nhỏ, hẻo lánh nhưng nhờ việc sản xuất than đước nên là một nơi có thể coi là một vùng trù phú. Than được chở tiếp tế cho các thành phố lớn, nhất là vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Ðây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho chánh quyền nào nắm giữ được nơi đây. Trấn đóng được nơi này sẽ làm cho Việt Cộng mất đi một nguồn lợi tài chánh không nhỏ. Tuy nhiên nơi đây chưa được phát triển đúng mức vì một trở ngại lớn là nước ngọt. Nước cho dân chúng được chuyên chở từ xa đến bằng các ghe nước nhỏ. Những ngày đầu đến Năm Căn, các quân nhân mỗi ngày chỉ được sử dụng mỗi người một nón sắt nước. Sau khi Hải Quân huy động được các tàu chở nước tiếp tế, việc sử dụng nước mới được nới lỏng đôi chút. Một thời gian sau khi thành lập căn cứ Hải Quân Năm Căn, áp dụng kỹ thuật đóng ống sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước ngọt, căn cứ đã thiết lập được các giếng nước để sử dụng. Kể từ đó, nhiều giếng nước do kỹ thuật đóng ống đã được thực hiện. Dân chúng đã có được nước dùng hằng ngày. Việc chuyên chở nước từ xa đến kể như được chấm dứt.

Trong những lần khám bịnh cho dân chúng, nhiều gia đình đã đem cho Triệu xem các hồ sơ chữa trị của nhiều bịnh viện lớn ở Sài Gòn như bịnh viện Chợ Rẫy, bịnh viện Grall, bịnh viện Bình Dân... Việc này chứng tỏ đây là một vùng có nhiều gia đình khá giả nhờ kinh tế địa phương. Việc đi lại giữa Cà Mau và thủ đô Sài Gòn không phải là việc hiếm có.

Nhờ có chiến dịch Sóng Tình Thương, Triệu đã có dịp được biết những vùng như Xóm Mũi, Bãi Bùn, Ðầm Dơi, Tân Ân, cửa Bồ Ðề, sông Ông Ðốc, xóm Ông Trang, Bảy Hạp..., những vùng mà có thể Triệu chỉ biết được một lần trong đời mà thôi.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sóng Tình Thương - Trần Nguơn Phiêu

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành Hóa học (Chemical Corps). Khóa học thuộc về Chiến tranh Hóa học, Vi trùng và Nguyên tử, nên bộ Quốc Phòng Việt Nam chỉ định Cục Quân Y phụ trách gởi người đi thụ huấn. Triệu được chọn gởi đi học cùng với ba y sĩ khác: hai thuộc Lục quân và một thuộc binh chủng Nhảy dù.

Triệu vốn có khả năng Anh ngữ nhưng đây là lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với dân chúng Mỹ nên đã có những lúc phải bỡ ngỡ. Những câu nói thông thường hằng ngày của người Mỹ không giống như các câu được học qua sách vở. Ðáp máy bay quân sự từ Sài Gòn, khuya sáng mới đến căn cứ Không quân Clark ở Phi Luật Tân. Khi vào quán ăn sáng của căn cứ, xếp hàng để lấy thức ăn, đến lúc chọn trứng chiên ăn sáng, người bếp đứng chiên hỏi khách hàng muốn chiên trứng ra sao, Triệu đã bắt chước theo các quân nhân Mỹ bảo: “Over” để chọn loại chiên hai mặt, thay vì là “easy over” như đã học trong sách. Mua thức ăn để đem ra ngoài thay vì ăn ở quán, người Mỹ thường gọi là loại “to go”, một danh từ chưa thấy sách vở Anh văn đề cập. Trong căn cứ cũng như ngoài phố, trên mặt đường nhiều nơi có kẻ chữ School Xing , hỏi ra mới biết là nơi học sinh băng qua đường, chữ X thay cho cross! Ðúng là thực tế kiểu Mỹ.

Lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, việc làm Triệu khâm phục nhất là việc tổ chức công việc cũng như việc đưa đón. Ðến nơi nào, trong chương trình cũng cho biết sẽ có người đưa đến đâu và người rước sẽ đưa đi đâu, đúng giờ đúng khắc. Triệu nhớ lại lần đầu tiên được gởi đi học ở Pháp, chả có ai đón, ai đưa và chuyện gì cũng phải tự mình thăm hỏi để biết đường đi nước bước.

Trong vài ngày lưu lại thành phố Cựu Kim Sơn để làm các thủ tục nhập cảnh và lấy vé xe lửa đi đến nơi học ở tiểu bang Alabama, tình cờ Triệu được một người Mỹ gốc Việt sinh sống lâu năm ở San Francisco đến thăm. Vì xa xứ lâu năm và đã có phục vụ trong Hải Quân Mỹ thời Ðệ nhị Thế chiến nên Henry Trần - tên anh bạn - hay đến thăm khi có tin các sinh viên từ Việt Nam sang. Chuyện gặp gỡ với anh Henry Trần từ đó về sau đã trở thành một giao kết lâu dài. Việc anh trở thành công dân Mỹ cũng là việc hy hữu. Vào thời Ðệ nhị Thế chiến, anh phục vụ trên một thương thuyền Pháp. Khi tàu cập bến Manila, trong căn cứ Subic Bay của Mỹ, là đúng lúc Thống chế Pétain của Pháp ký thỏa ước đầu hàng Ðức quốc. Sĩ quan Mỹ ở căn cứ Hải Quân lên tàu hỏi: “Những người muốn tiếp tục phục vụ với Pháp Pétain, xin đứng qua một bên. Những ai muốn tiếp tục phục vụ nhưng theo phe Ðồng Minh xin đứng về một phía khác”. Nghĩ thấy mình là dân Việt, anh Henry đã đứng qua phía Ðồng Minh. Kết quả cuối cùng là phía Pháp theo Pétain đã bị coi là tù binh chiến tranh của Mỹ. Các người theo Ðồng Minh được cho thụ huấn để tiếp tục phục vụ trên thương thuyền của Hoa Kỳ. Về sau anh Henry Trần đã trở thành sĩ quan trừ bị trong Hải Quân Mỹ cho đến khi chiến tranh chấm dứt.

Triệu đã đáp xe lửa từ San Francisco đến Alabama, một dịp hi hữu di xuyên từ California đến Arizona, New Mexico, Texas, Louisiana, Georgia... Nơi Triệu theo học ở thị trấn Anniston thuộc tiểu bang Alabama, một tiểu bang ở miền Nam đất Mỹ, tiểu bang có rất nhiều người da màu. Căn cứ là Fort Mc Clelan với hơn mười ngàn học viên Trường Nữ quân nhân và ba ngàn quân nhân của nghành Hóa học.

Ðây là một căn cứ quân sự rất rộng lớn. Di chuyển trong căn cứ có thể lên những chiếc xe bus chuyên chở miễn phí cho quân nhân, chạy hầu như liên tục theo những lộ trình nhất định. Riêng về các rạp chiếu bóng với giá vào cửa rất rẻ cũng đã có đến bốn rạp, chiếu các loại phim khác nhau. Các cửa hàng PX bán giá rẻ vì được miễn thuế đã giúp quân nhân có thể mua sắm khỏi phải ra ngoài phố. Tiểu bang Alabama thuộc loại tiểu bang cấm bán rượu nên dân ghiền muốn uống bia hay các loại rượu khác phải lái xe ra khỏi biên giới tiểu bang đến Georgia chẳng hạn mới có các tiệm rượu!

Ðã từng sống ở quân trường bên Pháp, nay sang đất Mỹ mới thấy những sự khác biệt. Các tiện nghi vật chất dành cho khóa sinh ở Mỹ thật quả dồi dào, quân trường Pháp không thể so bì được. Ngay cả những khi phải thực tập cả ngày ngoài bãi, các bữa ăn vẫn được xe chuyên chở cho khóa sinh đúng giờ và nóng bỏng. Mặc dầu khóa Triệu học là khóa chuyên môn về các loại vũ khí hóa học, sinh học... nhưng các môn căn bản quân sự vẫn được chú trọng giảng dạy. Vào thời đó loại súng trường thay thế Garant M1 là loại mới M14 nên thực tập tháo ráp, sử dụng được huấn luyện kỷ lưỡng. Ðạn ở sân bắn không hề bị hạn chế.

Huấn luyện quân sự theo lối Mỹ rất thực tiễn. Trong buổi thực tập về lựu đạn hơi cay chẳng hạn, khóa sinh đeo mặt nạ chống hơi cay được đưa vào phòng có hơi cay để biết sự an toàn khi có mặt nạ chống hơi độc. Nhưng trước khi đi đến cửa ra, phải tháo mặt nạ xưng tên tuổi cho người đứng ghi để biết ảnh hưởng của hơi cay ra thế nào trước khi phải tháo chạy rời phòng thực tập!

Chu vi căn cứ quân sự rất lớn. Di chuyển ra các bãi thực tập phải có xe đưa đón. Những ngày đầu được tài xế đưa ra bãi, Triệu vẫn thường tự nói: các anh tài xế nhà binh Mỹ này thật là dân lái bạt mạng vì các anh lái xe thật nhanh, hơn cả tốc độ của các xe ngoài xa lộ. Sau hỏi ra mới vỡ lẽ là vì các bãi tập thường vương vãi hóa chất và chất phóng xạ nên các anh tài xế muốn vượt qua thật nhanh các nơi này mặc dầu người nào cũng có mang trên ngực một thẻ đặc biệt ghi tổng số chất phóng xạ và hóa chất. Thẻ này mỗi tuần được kiểm soát để đề phòng nhân viên có thể hứng chịu quá số an toàn đã được ấn định.

Sau khi khóa học kết thúc, trên đường trở về Cựu Kim Sơn để chuẩn bị về lại Việt Nam, Triệu đã chọn lấy xe bus để có dịp biết thêm về miền Nam đất Mỹ. Trên đất Mỹ có xe chuyên chở loại Greyhound rất tiện lợi, chỗ ngồi thoải mái, xe có máy điều hòa không khí và các tiện nghi vệ sinh. Vé xe có thể mua trước rất rẻ nếu muốn băng qua đất Mỹ từ bờ Ðông sang Tây. Vé có giá trị trong vòng một tháng.

Thế là Triệu được cơ hội đi xuyên qua từ miền Ðông sang miền Tây nước Mỹ. Triệu đã đến tiểu bang Louisiana, có lịch sử thuộc Pháp trước kia, nay vẫn còn di tích với các địa danh tiếng Pháp như Bâton Rouge, La Fayette... và tiếng nói biến cải thành tiếng créole. Các món ăn ở đây cũng rất đặc biệt vì ảnh hưởng cách nấu của Pháp. Triệu thích nhất là món crawfish, một loại tôm giống như tôm đất ở Việt Nam nhưng có hương vị ngọt giữa tôm và cua. Gọi món crawfish, nhà hàng dọn cho một tràng tôm, ăn đến chán mới thôi. Miền Nam của tiểu bang này phần lớn đều là những vùng đầm lầy. Xa lộ băng qua đây được xây cất như những chiếc cầu dài hàng chục cây số. Triệu có ý nghĩ: ngày nào Việt Nam có phương tiện xây cất những con đường như thế này ở vùng Ðồng Tháp Mười hay miệt Năm Căn, Cà Mau thì ánh sáng văn minh sẽ đến dễ dàng tới các vùng bỏ quên này của đất nước.

Từ Louisiana băng qua miền Nam của tiểu bang Texas, tiểu bang có tiếng là việc gì cũng to, nhất là diện tích với những cánh đồng cỏ nuôi bò bất tận. Ðây là xứ của cow boys, những người cưỡi ngựa chăn bò được diễn tả trong các phim cao bồi của Mỹ, đầu đội mũ to vành, cổ buộc khăn, súng ngắn lủng lẳng bên hông. Khi đi qua thành phố El Paso, thường thấy những người đi dự tiệc buổi chiều, chưng dọn Âu phục chững chạc nhưng trên đầu vẫn thấy đội mũ cao bồi to vành. Ðây là một tiểu bang giàu, đồng cỏ nuôi bò bát ngàn, lại trồng thêm bông vải, bắp hoặc đậu nành... Ngoài ra dưới lòng đất lại còn thêm khoáng sản dầu lửa. Ở những nơi đây, các máy bôm dầu hình thù giống như những com chim sắt khổng lồ, cổ gật gù suốt đêm ngày để bôm dầu thô từ lòng đất lên các bồn chứa.

Ở tiểu bang New Mexico, có một kỳ quan là hang động Carlsbad sâu dưới lòng đất với các thạch nhũ. Ðộng rất to, dài cả cây số. Du khách tấp nập đến viếng mỗi ngày. Sang đến tiểu bang Arizona, vùng Phenix, ban trưa trời nóng không thua gì ở Việt Nam. Ở vào phía Bắc của tiểu bang là vùng Grand Canyon, một vết nứt lớn làm thành một thung lũng vĩ đại, phong cảnh thật hùng vĩ, hằng năm lôi cuốn cả trăm ngàn du khách.
Trở về California là tiểu bang mà Triệu thích nhất vì khí hậu mát mẻ, cây cối xinh tươi. Hệ thống dẫn thủy để nhà nông có thể làm vườn thật rất vĩ đại. Ở Pháp, Triệu đã có dịp viếng thăm những vườn nho nhưng ở đó mỗi vườn lớn lắm cũng chỉ vài mẫu. Các vườn nho ở Mỹ thì bát ngàn, loại Việt Nam gọi là “cò bay thẳng cánh”. Những vườn cam, quít, những cánh đồng trồng hoa mầu, rau cải diện tích cả ngàn mẫu nhờ có máy tưới điều hòa nên lúc nào cũng xanh tươi. Ðây là một tiểu bang có nông phẩm cung cấp hầu như cho toàn nước Mỹ. Người Trung Hoa nhập cư hằng thế kỷ trước đã khuếch trương ở đây nhiều phố Tàu sầm uất với nhờ sự cần cù và năng khiếu thương mại của họ. Vào khu phố Tàu du khách có cảm tưởng như đi lạc vào một khu phố trên lục địa Trung Hoa.

Sau lần đầu tiên đến nước Mỹ, Triệu đã có được nhiều dịp trở lại thăm viếng miền đất trù phú này, một xứ chỉ có lịch sử hình thành khoảng trên hai trăm năm nhưng đã trở nên một cường quốc trên hoàn vũ. Chuyến viếng thăm nhiều kỷ niệm nhất là vào dịp Triệu được chỉ định tháp tùng thủy thủ đoàn Hải Quân trong công tác nhận lãnh chiến hạm Nhật Tảo HQ 10.

Lúc mới thành lập quân chủng Hải Quân Việt Nam, các chiến hạm đầu tiên đều do Hải Quân Pháp chuyển giao lại. Các chiến hạm này đều là tàu chiến thời Ðệ nhị Thế chiến của Mỹ chuyển nhượng cho Hải Quân Pháp. Theo đà phát triển, Việt Nam đã được Hoa Kỳ trang bị thêm nhiều loại chiến hạm mới. Tuy gọi là mới nhưng đây cũng là những chiến hạm thời Ðệ nhị Thế chiến đã được Mỹ giải giới, cho vào các kho tồn trữ. Chiến hạm được bao bọc trong những ổ plastic vĩ đại để giữ được lâu dài. Khi cần sẽ được tháo ra để trang bị trở lại. Chiếc Nhật Tảo hay HQ 10 là loại trong tình trạng đó, được tháo ra từ vỏ plastic ở quân cảng Nordfolk bên bờ Ðông nước Mỹ. Sau khi được tân trang, thủy thủ đoàn Việt Nam đã được huấn luyện để điều hành chiến hạm. Việc thực tập sử dụng đã tiến hành tốt đẹp, phần lớn do thủy thủ Việt Nam là những người đã được chọn vì tay nghề lão luyện đã có quá trình chuyên môn vững chắc.

Hạm trưởng là Hải quân Thiếu tá Nguyễn Văn Ánh, từng là Tham mưu trưởng của Tư lịnh Lê Quang Mỹ. Ngoài kinh nghiệm chỉ huy, Thiếu tá Ánh lại là người có biệt tài về Anh ngữ nên việc tiếp xúc với các quan chức Mỹ trong thời gian giao chuyển chiến hạm không hề có những trở ngại lớn. Sau thời kỳ hoàn tất huấn luyện, chiếc Nhật Tảo HQ10 rời quân cảng Nordfolk để về Việt Nam với thủy thủy đoàn Việt. Khởi hành từ bờ Ðại Tây Dương, chiến hạm từ bờ Ðông sang bờ Tây xuyên qua kinh đào Panama để đến bên Thái Bình Dương. Thủy thủy đoàn rất hãnh diện vì đã có được dịp mang chiến hạm với quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa bay phấp phới trên tàu từ bên Ðại Tây Dương xuyên qua Thái Bình Dương để trở về quê. Triệu cũng được hân hạnh lây vì trên đường về, nhiều lúc cùng vượt đại dương với các thuyền bè ngoại quốc cùng hướng đi nhưng chỉ chiếc Nhật Tảo HQ 10 có thượng lá cờ M, biểu hiệu có y sĩ trên tàu. Những khi cần các nhu cầu y khoa, các thuyền bè ngoại quốc trong vùng có thể liên lạc với y sĩ trên HQ 10 để nhận các chỉ dẫn. Ngày ngày Triệu đã phải nghiền ngẫm đọc đi đọc lại quyển I.C.D (International Classification of Diseases) như các tu sĩ đọc kinh Nhật Tụng. Những ngày vui nhất trên chuyến đi là lúc ngừng ở đảo Hạ Uy Di để Hải Quân Công Xưởng ở đây rà xét lại máy móc trước khi tiếp tục về Việt Nam.

Các chiến hạm theo thông lệ thường phải ghé qua Hải quân Công xưởng ở đảo để xem lại máy móc trước khi tiếp tục vượt Thái Bình Dương. Nơi đây cũng là một địa điểm danh tiếng được du khách hoàn cầu chiếu cố. Khí hậu nơi này ấm áp suốt năm. Nước biển thường rất ấm nên có thể tắm dưới nước rất lâu, không như các biển ở Âu châu, chỉ dám ngâm nước độ hơn mười lăm phút là phải lên bờ sưởi nắng.

Ngoài những ngày thoải mái nghỉ ngơi như được đi du lịch, thủy thủ đoàn cũng rất náo nức vì với những máy thu thanh cầm tay, anh em đã đón nghe được đài phát thanh Sài Gòn. Mới chỉ xa Việt Nam hơn một tháng nhưng khi nghe được tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu, nhiều anh em đã đâm ra nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con ráo riết. Lúc ở Mỹ, nhất là ở đoạn kinh đào Panama, nhiều anh trẻ đã mê mẩn các cô gái, nhất là các cô có máu Y pha nho nên đã dốc hết túi cho các cô. Có những lúc tàu vào nhiệm sở kéo neo tách bến mà trên bờ một vài thủy thủ vẫn còn bịn rịn với các cô, chưa muốn nhảy vội theo tàu. Sau Hạ Uy Di thì anh em mới bắt đầu nghĩ đến việc tiện tặn để lo cho kinh tế gia đình, không dám đi du hí với các cô gái không kém mặn mà ở đảo.
Bến sau Hạ Uy Di là quân cảng đảo Guam, xa xôi ngàn dậm. Ngày ngày nhìn ra chỉ thấy sóng biển dạt dào. Ðêm đêm, Triệu lên đài chỉ huy trầm ngâm ngồi ngắm bầu trời với các chòm sao lấp lánh mà các thủy thủ phải biết nhận diện. Triệu đã có được dịp suy ngẫm đến khoảng đời đã qua cũng như suy diễn đến đoạn đường sắp đến. Chưa bao giờ mà Triệu lại có được những giờ êm ả để sống với nội tâm như những ngày vượt Thái Bình Dương.

Ðến đảo Guam, chiến hạm ngừng lại khoảng ba ngày. Nơi đây, một lần nữa, Triệu lại chứng kiến được lối xử sự dân chủ của người dân Mỹ. Triệu đến một PX bán hàng của Hải Quân để mua một máy cắt cỏ đem về sử dụng ở sân nhà ở làng Ðại học Thủ Ðức. Cắt bằng máy sẽ đều đặn hơn là phát cỏ bằng phảng. Khi Triệu xin mua thì nhân viên bán hàng cho biết là máy đã được Ðô đốc Chỉ huy phó đặt mua, Triệu phải chờ chuyến đặt hàng sau. Nhưng sau một hồi bàn tính vì biết chiến hạm của Triệu sẽ khởi hành ngày mai, họ đồng ý bán cho Triệu. Họ bảo nhau: Ðô đốc là người ở đảo. Ông ấy có thể chờ đến tháng sau!

Bến cuối cùng để kiểm soát lại máy móc tàu là quân cảng Subic Bay ở vịnh Manila của Phi Luật Tân, một trong hai căn cứ của Mỹ trên đất Phi. Căn cứ thứ hai là căn cứ Không quân Clark. Trong những ngày neo ở Subic Bay, Triệu mỗi tối thích đến các nơi trình diễn văn nghệ Phi. Những điệu múa, hát của thổ dân vùng Polynesia đã được các nghệ sĩ Phi làm sống động và thu hút sự ngưỡng mộ của du khách. Kỹ nghệ du lịch của Phi là một nguồn ngoại tệ quan trọng cho kinh tế nước này. Ước gì Việt Nam cũng sẽ có thời thanh bình để thu hút du khách thế giới.

Về lại Việt Nam không được bao lâu, Triệu được chỉ định tham gia chiến dịch Sóng Tình Thương, hành quân vào vùng Mũi Cà Mau, một nơi đã từ lâu bỏ ngõ từ thời Việt Minh. Vùng này là vùng hậu cần quan trọng trong tổ chức dưỡng quân của địch nhưng vì không đủ phương tiện nên từ trước đến nay quân đội quốc gia chưa hề đặt chân đến đây. Nay Hải Quân được trang bị thêm loại tàu đổ bộ lớn LST (Landing Ship Tanks) nên cuộc hành quân phối hợp Thủy Quân Lục Chiến - Hải Quân lần đầu được tổ chức. Chiếc LST đầu tiên Hải Quân được nhận là chiếc Cam Ranh HQ 500 được sử dụng làm soái hạm hành quân. Việc đi Mỹ lãnh chiếc Nhật Tảo của Triệu được Hải Quân coi như một lần biệt đãi nên nay Triệu phải tham dự chiến dịch.
Mặc dầu khi ở Pháp, Triệu đã được huấn luyện khá đầy đủ về hành quân Quân Y nhưng Triệu chưa hề được dạy về hành quân đổ bộ. Ðây là một cơ hội học hỏi quý báu. Triệu cấp tốc tham khảo các tài liệu Mỹ vì Mỹ vẫn thường hành quân lớn ở ngoại quốc nên họ rất chuyên môn về phương vị này. So với Nga Sô, các loại thiết giáp cũng như đại bác của Mỹ đều nhỏ hơn vì họ phải chuyên chở qua các chiến trường ngoại quốc. Mỹ phải thường sử dụng phi pháo để bù đắp vào phần yếu kém này. Vùng Cà Mau là vùng chưa có đơn vị nào hành quân ở đây nên địa hình, địa thế hành quân phải căn cứ trên các không ảnh chụp được. Triệu cũng chưa rành rọt về giải đáp không ảnh nên sau khi nhìn ảnh chụp được, Triệu đã chấm một “sân bóng chuyền” như đã có ghi trên một bản đồ của Pháp để đặt một bịnh xá lưu động. Ðến khi đổ bộ lên đất liền mới biết “sân bóng chuyền” thật ra lại là một vũng nước rộng!

Việc các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ được thực hiện suông sẻ, không gặp cuộc đụng độ lớn. Trước khi đổ bộ vào sáng tinh sương, các toán thám báo người nhái Hải Quân đã xâm nhập vào bờ trong đêm để nắm rõ tình hình. Hành quân ở Mũi Cà Mau thật vất vả vì anh em binh sĩ phải lội bùn suốt buổi. Ở đây dân chúng đã dùng các thân cây đước kết thành những cầu đường liên tục qua các xóm. Ðể tránh mìn bẫy, các binh sĩ đã không di chuyển trên các loại cầu này, chỉ lội bùn để tiến chiếm các mục tiêu.

Trong ngày thứ hai, Triệu và các anh em Hải Quân tìm thấy một lớp học nhỏ, nóc lợp lá, sàn rộng bằng cây đước ghép lại. Trên bảng đen, có ghi bằng phấn: “Xin các anh đừng phá lớp chúng em”. Các anh em thủy thủ đã gọi về các tàu, xin viết chì, giấy viết, tập vở xếp trên bàn để tặng lại các em. Không biết các cán bộ Cộng Sản sau đó có cho các em dùng các tặng phẩm của “Mỹ Ngụy” không? Triệu đã viết thêm trên bảng: “Chúc các em chăm học”.

Trong những ngày hành quân lục soát kế tiếp, anh em Thủy quân Lục chiến chỉ gặp những cuộc đụng độ nhỏ. Tuy nhiên trên trục lộ hành quân, nhiều kho chứa lương thực như cá khô, tôm khô, gạo... đã được phát hiện. Ðây là vùng dự trữ an toàn để tiếp tế cho bộ đội và là vùng dưỡng quân.

Cuộc hành quân tiến sâu vào đất liền để đến vùng Năm Căn. Mỗi lần đi vào các khúc sông có những khoảng có thể bị phục kích, các chiến hạm và chiến đỉnh thường nã súng và đại bác vào các vị trí nghi ngờ. Nhìn bờ bụi, cây cối bị pháo sát phạt, san bằng, Triệu mới hình dung được sức tàn phá mãnh liệt của các loại vũ khí nặng.

Sau cùng cuộc hành quân kết thúc khi vào chiếm quận Năm Căn, nơi có đặt nhiều lò than lớn trong vùng Cà Mau. Quận Năm Căn là một quận nhỏ, hẻo lánh nhưng nhờ việc sản xuất than đước nên là một nơi có thể coi là một vùng trù phú. Than được chở tiếp tế cho các thành phố lớn, nhất là vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Ðây là một nguồn tài nguyên quan trọng cho chánh quyền nào nắm giữ được nơi đây. Trấn đóng được nơi này sẽ làm cho Việt Cộng mất đi một nguồn lợi tài chánh không nhỏ. Tuy nhiên nơi đây chưa được phát triển đúng mức vì một trở ngại lớn là nước ngọt. Nước cho dân chúng được chuyên chở từ xa đến bằng các ghe nước nhỏ. Những ngày đầu đến Năm Căn, các quân nhân mỗi ngày chỉ được sử dụng mỗi người một nón sắt nước. Sau khi Hải Quân huy động được các tàu chở nước tiếp tế, việc sử dụng nước mới được nới lỏng đôi chút. Một thời gian sau khi thành lập căn cứ Hải Quân Năm Căn, áp dụng kỹ thuật đóng ống sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước ngọt, căn cứ đã thiết lập được các giếng nước để sử dụng. Kể từ đó, nhiều giếng nước do kỹ thuật đóng ống đã được thực hiện. Dân chúng đã có được nước dùng hằng ngày. Việc chuyên chở nước từ xa đến kể như được chấm dứt.

Trong những lần khám bịnh cho dân chúng, nhiều gia đình đã đem cho Triệu xem các hồ sơ chữa trị của nhiều bịnh viện lớn ở Sài Gòn như bịnh viện Chợ Rẫy, bịnh viện Grall, bịnh viện Bình Dân... Việc này chứng tỏ đây là một vùng có nhiều gia đình khá giả nhờ kinh tế địa phương. Việc đi lại giữa Cà Mau và thủ đô Sài Gòn không phải là việc hiếm có.

Nhờ có chiến dịch Sóng Tình Thương, Triệu đã có dịp được biết những vùng như Xóm Mũi, Bãi Bùn, Ðầm Dơi, Tân Ân, cửa Bồ Ðề, sông Ông Ðốc, xóm Ông Trang, Bảy Hạp..., những vùng mà có thể Triệu chỉ biết được một lần trong đời mà thôi.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm