Văn Học & Nghệ Thuật
Sống để dạ, chết mang theo
Ai cũng biết một ngày chỉ có 24 tiếng, trong hăm bốn tiếng đồng hồ đó, chúng ta đã ngủ hết 8 tiếng rồi, những giờ còn lại hầu như không thể làm hết được những gì muốn làm. Thế rồi tuổi đời thêm chồng chất, thấy thời gian còn lại chẳng bao nhiêu để sống, và nếu như “passport” ở chốn trần gian hết hạn rồi lại không được cho “renew” nữa, thì hành lý lên đường sang cõi khác sẽ có những gì?
Tôi không thích lắm khi đi đến một đám tang. Ngoại trừ đó là một người thân thiết. Vậy mà mới đây tôi đã tham dự đám tang của một người không quen biết, chỉ vì đó là ông chú một người bạn cũ của tôi. Đám tang của ông không có mấy người đưa tiễn, qua đây một mình do đứa cháu – là bạn tôi lo toan, vợ và hai đứa con mất tích trên đường vượt biển khi ông còn đang bị “cải tạo”, và ông sống một mình từ đó cho đến ngày lìa đời. Còn một đứa con thất lạc thì trời cũng thương tình cho hai cha con gặp lại khi ông gần đi Mỹ.
Bấy nhiêu yếu tố không vui xảy ra cho một con người khiến tôi dù không quen biết cũng quyết định đến để tiễn đưa ông lần cuối cùng. Thật ra thì chúng tôi ở rất gần nhau, ông chú này ở chung với bạn tôi, nhưng hai đứa nói là ở gần chứ năm thì mười họa mới thấy mặt nhau ở trong những cái “quán nửa đêm về sáng”. Ngày thì bận rộn, nó bận “hội nhập”, còn tôi cũng bận trăm thứ không tên, đến đêm về rảnh rỗi thỉnh thoảng mới gặp nhau tâm sự trong những quán sá mở cửa suốt đêm.
Đã từng đi dự nhiều đám tang, chưa có cái đám tang nào gây cho tôi nhiều “cảm xúc” như vậy, cảm xúc từ hai lễ cầu nguyện: Một của Phật giáo, sau đó là Tin Lành. Các nhà sư tụng kinh cầu siêu xong, khói nhang còn chưa tan hết thì Mục Sư và tín đồ nhà thờ Tin Lành xuất hiện, họ là những bạn đạo mới đây của người qua đời khi ông còn sống.
Cảm xúc khi tiếng Thánh Ca vang lên thì hình Phật được đem ra khỏi nhà nguyện. Cảm xúc khi nhìn tấm hình được in trên tờ chương trình của nhà thờ Tin Lành, đó là hình ảnh một chiếc xuồng với hai mái chèo nằm trơ trọi trong lòng thuyền. Hình như đạo nào cũng có nhiều điểm giống nhau, đạo Phật cũng có ẩn dụ chèo thuyền qua bến giác, rời khỏi bến mê...
Và cảm xúc khi nhìn chiếc quan tài bằng “giấy” mà ông chú của bạn tôi đang
nằm trong đó. Bảy mươi năm ở dương gian ông đã đớn đau như thế nào khi lý tưởng
mà ông phụng sự bị sụp đổ, khi bị “những người anh em” bên
Có bao giờ ông làm những điều mình yêu thích chưa? Có khi nào ông thử một lần “vượt qua ranh giới” chưa? Và có chút hạnh phúc nhỏ nhoi nào để ông nhớ về trước khi nhắm mắt lìa đời không? Tôi bất chợt tự hỏi: Nằm trong chiếc quan tài giấy đó ông có điều gì “sống để dạ, chết mang theo” hay không? Lâu rồi tôi có đọc trong một tạp chí phụ nữ của Mỹ những điều rất lý thú, cho đến nay vẫn nhớ:
Grace Hansen, một huấn luyện viên võ thuật nói “... Đừng ngại rằng cuộc sống của bạn rồi sẽ kết thúc, điều đáng sợ là nó chưa bao giờ bắt đầu.” Và “Một người đã sống hết mình và chưa bao giờ ngừng học hỏi” – đó là câu mà tôi muốn khắc lên bia mộ của chính tôi sau này. Đó là triết lý sống chi phối cuộc đời tôi – sống cuộc sống toàn vẹn nhất, nếm đủ những kinh nghiệm cần phải trải qua – tình yêu, hạnh phúc, sầu não, hồi hộp và học hỏi tất cả những gì cần phải học.
Sống gần như là đánh liều với số phận; phải chăng bắt tay vào làm một việc gì đó vẫn luôn tốt hơn là chỉ đơn giản nghĩ tới việc thực hiện nó? Hôm nọ tôi đã nói với cô bạn của tôi rằng “Cho dù ngày mai cuộc sống của ta sẽ kết thúc, ta vẫn không hề nuối tiếc điều gì. Ta đã làm được rất nhiều, thấy nhiều và nếm trải cũng đã nhiều – cuộc sống thật tuyệt vời!”
Có lần tôi thuyết phục em gái tôi – một mẫu người hơi thụ động – nên mạo hiểm hơn một chút và thử kinh nghiệm qua nhiều điều hơn nữa. Tôi hối thúc nó “Em vẫn còn trẻ. Sao em không đi leo núi, cắm trại hay làm cái gì đó thật phấn khích để sau này em còn kể cho cháu, chắt của em nghe?” Nó nhìn tôi và la lên “Mẹ ơi, chị S. đang cố xúi con đi leo núi đây này!” Vâng, có lẽ tôi sai đấy. Chỉ có điều tôi không bao giờ hiểu nổi làm sao người ta có thể sống cả đời mà chẳng hề thực sự nếm qua vô số những niềm vui của cuộc sống. Chẳng hề thử vượt qua ranh giới.
Đừng cho rằng tôi sai. Tôi cũng chẳng phải là kẻ cá biệt ưa chuộng thể thao, nhưng điều đó chẳng hề ngăn cản tôi ngắm cảnh bình minh từ đỉnh núi, bay vèo xuống một con dốc trên những tấm trượt, hay ngủ đêm trong rừng rậm, như có lần Hellen Keller đã nói “Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm dám chơi dám chịu, hoặc chẳng là gì cả.” Khái niệm an toàn chỉ là sự mê tín dị đoan không hơn không kém, nó không hề tồn tại trong tự nhiên.
Được thôi, có lẽ không phải chỉ là thế giới bên ngoài không thôi. Vậy về những điều khác thì sao? Ngay lúc này bạn có thể tạm ngưng tất cả trong giây lát, nhắm mắt lại và tự hỏi “Những điều ta vẫn hằng mong muốn được làm, được học hỏi mà chưa bao giờ bắt tay vào thực hiện là những gì?” rồi hãy thực hiện chúng ngay bây giờ. “Bây giờ là điều chắc chắn”, còn ngày mai chỉ là “điều có thể xảy ra” mà thôi.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được tất cả những gì mình mong muốn vì những nguyên do về tài chánh, những mối ràng buộc và do hoàn cảnh bên ngoài. Nhưng có một phương pháp mà tôi tin rằng có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm vô hạn, đó là đọc sách. Tôi còn nhớ cuộc thi đọc, hiểu, do thầy giáo lớp sáu của tôi tổ chức. Với tôi, việc chiến thắng trong cuộc thi là điều khá dễ dàng. Tôi đã đọc hết số sách của anh tôi, người hơn tôi những bảy tuổi, cũng như gần hết số sách trong thư viện nhỏ của nhà trường!
Chúng ta sống, học hỏi từ những kinh nghiệm của cuộc sống – những kinh nghiệm của bản thân chúng ta và của những người khác – và có lẽ chúng ta sẽ sống tốt hơn. Điều lệ thứ 5 của Peter Senge nêu rõ “Việc học hỏi này có ý nghĩa kiến tạo chất người trong mỗi chúng ta và nếu học hỏi thực sự, chúng ta sẽ đến được cốt lõi của ý nghĩa đó.” Qua học hỏi, chúng ta có thể làm được một việc nào đó mà trước đây chúng ta chẳng thể nào làm được. Qua học hỏi, chúng ta mở rộng khả năng sáng tạo của chính mình, khả năng trở thành một bộ phận trong tiến trình sinh sôi nảy nở của cuộc sống và một khi nắm được giá trị của việc thường xuyên học hỏi, chúng ta sẽ không phó thác những gì mình đã học được cho sự may rủi, cho những ý nghĩ bất chợt và sự tưởng tượng. Chúng ta phải kiến tạo nó ngay trong cuộc sống thực của chúng ta, biến nó thành một mục đích cá nhân, đưa nó vào trong những kế hoạch của chúng ta.
Chúng ta học hỏi ngay khi đọc một cuốn sách hay, khi tham gia một kỳ nghỉ hè, khi học một lớp tiếp thị sản phẩm hay thậm chí khi học một lớp dạy cắt may, một khóa dạy bơi lội hoặc bất cứ điều gì trái tim chúng ta khao khát thực hiện. Rita Mac, một nhà văn, nhà giáo dục đấu tranh cho nữ quyền nói “Cuối cùng tôi cũng đã nhận ra được lý do duy nhất khiến tôi sống là để tận hưởng cuộc sống ấy.” Sự tất bật của cuộc sống thường lấp kín toàn bộ thời gian đến nỗi chúng ta hiếm khi nào dành được vài giây phút để nghiền ngẫm hai chữ Cuộc Sống và đặt câu hỏi về mục đích cuộc đời của chúng ta. Thức dậy, chăm sóc con cái, đi làm, về nhà, chăm sóc con cái, đi ngủ, thức dậy...
Nếu chúng ta làm cha mẹ, phải chăng chúng ta đang cố gắng làm những con người tốt nhất để rồi sau này con cái chúng ta có thể trở thành những người tốt hơn? Phải chăng chúng ta đang học hỏi tất cả những gì chúng ta rút ra từ cuộc sống để sau này có thể truyền đạt lại cho con cái? Hay chúng ta bận ngập đầu vì cuộc sống và công việc theo thường lệ (Tôi thường phải kiếm tiền để nuôi nấng con cái, bạn biết đó), đến nỗi chúng ta chẳng có một chút thời gian để suy nghĩ về bản thân. Vài người mẹ phải làm việc để nuôi con, bảo tôi rằng “Đối với cô, suy xét về những vấn đề này cũng tốt thôi, còn chúng tôi đã có quá nhiều việc nội trợ để làm rồi, chúng tôi chẳng còn thì giờ cho bản thân nữa”.
Đầu tư thời gian vào chính bản thân chúng ta là sự đầu tư quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện được trong cuộc đời mình. Chúng ta là những công cụ tạo nên thành quả của những đóng góp của chúng ta cho cuộc sống, để những đóng góp và việc làm ấy có hiệu quả, chúng ta phải thường xuyên dành thời gian để phục hồi lại bản thân và phát triển năng lực của chúng ta – cả về thể xác lẫn tinh thần, cả về tư tưởng lẫn tình cảm.”
Nhìn chiếc quan tài bằng giấy đơn sơ của một người không quen biết từ từ đi ra khỏi nhà nguyện của nghĩa trang để đến lò thiêu, tôi chỉ dám nghĩ: Hãy dâng hiến hết cho cuộc đời. Nhưng hãy giữ lại những gì của chính ta! Tôi cũng ước mình có được một điều gì đó đẹp đẽ khi còn sống, hầu “sống để dạ, chết mang theo”? Nhưng tôi chỉ có 24 giờ trong một ngày thôi... Ngủ mấy tiếng? Ăn mấy tiếng? Đi dạo mấy tiếng? Làm việc mấy tiếng? Gặp gỡ bạn bè được mấy tiếng... Ôi! lòng này biết tỏ cùng ai? (N.T.Y)
http://songnews.net/D_1-2_2-224_4-5_15-2/song-de-da-chet-mang-theo.html
Bàn ra tán vào (0)
Sống để dạ, chết mang theo
Ai cũng biết một ngày chỉ có 24 tiếng, trong hăm bốn tiếng đồng hồ đó, chúng ta đã ngủ hết 8 tiếng rồi, những giờ còn lại hầu như không thể làm hết được những gì muốn làm. Thế rồi tuổi đời thêm chồng chất, thấy thời gian còn lại chẳng bao nhiêu để sống, và nếu như “passport” ở chốn trần gian hết hạn rồi lại không được cho “renew” nữa, thì hành lý lên đường sang cõi khác sẽ có những gì?
Tôi không thích lắm khi đi đến một đám tang. Ngoại trừ đó là một người thân thiết. Vậy mà mới đây tôi đã tham dự đám tang của một người không quen biết, chỉ vì đó là ông chú một người bạn cũ của tôi. Đám tang của ông không có mấy người đưa tiễn, qua đây một mình do đứa cháu – là bạn tôi lo toan, vợ và hai đứa con mất tích trên đường vượt biển khi ông còn đang bị “cải tạo”, và ông sống một mình từ đó cho đến ngày lìa đời. Còn một đứa con thất lạc thì trời cũng thương tình cho hai cha con gặp lại khi ông gần đi Mỹ.
Bấy nhiêu yếu tố không vui xảy ra cho một con người khiến tôi dù không quen biết cũng quyết định đến để tiễn đưa ông lần cuối cùng. Thật ra thì chúng tôi ở rất gần nhau, ông chú này ở chung với bạn tôi, nhưng hai đứa nói là ở gần chứ năm thì mười họa mới thấy mặt nhau ở trong những cái “quán nửa đêm về sáng”. Ngày thì bận rộn, nó bận “hội nhập”, còn tôi cũng bận trăm thứ không tên, đến đêm về rảnh rỗi thỉnh thoảng mới gặp nhau tâm sự trong những quán sá mở cửa suốt đêm.
Đã từng đi dự nhiều đám tang, chưa có cái đám tang nào gây cho tôi nhiều “cảm xúc” như vậy, cảm xúc từ hai lễ cầu nguyện: Một của Phật giáo, sau đó là Tin Lành. Các nhà sư tụng kinh cầu siêu xong, khói nhang còn chưa tan hết thì Mục Sư và tín đồ nhà thờ Tin Lành xuất hiện, họ là những bạn đạo mới đây của người qua đời khi ông còn sống.
Cảm xúc khi tiếng Thánh Ca vang lên thì hình Phật được đem ra khỏi nhà nguyện. Cảm xúc khi nhìn tấm hình được in trên tờ chương trình của nhà thờ Tin Lành, đó là hình ảnh một chiếc xuồng với hai mái chèo nằm trơ trọi trong lòng thuyền. Hình như đạo nào cũng có nhiều điểm giống nhau, đạo Phật cũng có ẩn dụ chèo thuyền qua bến giác, rời khỏi bến mê...
Và cảm xúc khi nhìn chiếc quan tài bằng “giấy” mà ông chú của bạn tôi đang
nằm trong đó. Bảy mươi năm ở dương gian ông đã đớn đau như thế nào khi lý tưởng
mà ông phụng sự bị sụp đổ, khi bị “những người anh em” bên
Có bao giờ ông làm những điều mình yêu thích chưa? Có khi nào ông thử một lần “vượt qua ranh giới” chưa? Và có chút hạnh phúc nhỏ nhoi nào để ông nhớ về trước khi nhắm mắt lìa đời không? Tôi bất chợt tự hỏi: Nằm trong chiếc quan tài giấy đó ông có điều gì “sống để dạ, chết mang theo” hay không? Lâu rồi tôi có đọc trong một tạp chí phụ nữ của Mỹ những điều rất lý thú, cho đến nay vẫn nhớ:
Grace Hansen, một huấn luyện viên võ thuật nói “... Đừng ngại rằng cuộc sống của bạn rồi sẽ kết thúc, điều đáng sợ là nó chưa bao giờ bắt đầu.” Và “Một người đã sống hết mình và chưa bao giờ ngừng học hỏi” – đó là câu mà tôi muốn khắc lên bia mộ của chính tôi sau này. Đó là triết lý sống chi phối cuộc đời tôi – sống cuộc sống toàn vẹn nhất, nếm đủ những kinh nghiệm cần phải trải qua – tình yêu, hạnh phúc, sầu não, hồi hộp và học hỏi tất cả những gì cần phải học.
Sống gần như là đánh liều với số phận; phải chăng bắt tay vào làm một việc gì đó vẫn luôn tốt hơn là chỉ đơn giản nghĩ tới việc thực hiện nó? Hôm nọ tôi đã nói với cô bạn của tôi rằng “Cho dù ngày mai cuộc sống của ta sẽ kết thúc, ta vẫn không hề nuối tiếc điều gì. Ta đã làm được rất nhiều, thấy nhiều và nếm trải cũng đã nhiều – cuộc sống thật tuyệt vời!”
Có lần tôi thuyết phục em gái tôi – một mẫu người hơi thụ động – nên mạo hiểm hơn một chút và thử kinh nghiệm qua nhiều điều hơn nữa. Tôi hối thúc nó “Em vẫn còn trẻ. Sao em không đi leo núi, cắm trại hay làm cái gì đó thật phấn khích để sau này em còn kể cho cháu, chắt của em nghe?” Nó nhìn tôi và la lên “Mẹ ơi, chị S. đang cố xúi con đi leo núi đây này!” Vâng, có lẽ tôi sai đấy. Chỉ có điều tôi không bao giờ hiểu nổi làm sao người ta có thể sống cả đời mà chẳng hề thực sự nếm qua vô số những niềm vui của cuộc sống. Chẳng hề thử vượt qua ranh giới.
Đừng cho rằng tôi sai. Tôi cũng chẳng phải là kẻ cá biệt ưa chuộng thể thao, nhưng điều đó chẳng hề ngăn cản tôi ngắm cảnh bình minh từ đỉnh núi, bay vèo xuống một con dốc trên những tấm trượt, hay ngủ đêm trong rừng rậm, như có lần Hellen Keller đã nói “Cuộc sống hoặc là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm dám chơi dám chịu, hoặc chẳng là gì cả.” Khái niệm an toàn chỉ là sự mê tín dị đoan không hơn không kém, nó không hề tồn tại trong tự nhiên.
Được thôi, có lẽ không phải chỉ là thế giới bên ngoài không thôi. Vậy về những điều khác thì sao? Ngay lúc này bạn có thể tạm ngưng tất cả trong giây lát, nhắm mắt lại và tự hỏi “Những điều ta vẫn hằng mong muốn được làm, được học hỏi mà chưa bao giờ bắt tay vào thực hiện là những gì?” rồi hãy thực hiện chúng ngay bây giờ. “Bây giờ là điều chắc chắn”, còn ngày mai chỉ là “điều có thể xảy ra” mà thôi.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể làm được tất cả những gì mình mong muốn vì những nguyên do về tài chánh, những mối ràng buộc và do hoàn cảnh bên ngoài. Nhưng có một phương pháp mà tôi tin rằng có thể mang lại cho chúng ta những kinh nghiệm vô hạn, đó là đọc sách. Tôi còn nhớ cuộc thi đọc, hiểu, do thầy giáo lớp sáu của tôi tổ chức. Với tôi, việc chiến thắng trong cuộc thi là điều khá dễ dàng. Tôi đã đọc hết số sách của anh tôi, người hơn tôi những bảy tuổi, cũng như gần hết số sách trong thư viện nhỏ của nhà trường!
Chúng ta sống, học hỏi từ những kinh nghiệm của cuộc sống – những kinh nghiệm của bản thân chúng ta và của những người khác – và có lẽ chúng ta sẽ sống tốt hơn. Điều lệ thứ 5 của Peter Senge nêu rõ “Việc học hỏi này có ý nghĩa kiến tạo chất người trong mỗi chúng ta và nếu học hỏi thực sự, chúng ta sẽ đến được cốt lõi của ý nghĩa đó.” Qua học hỏi, chúng ta có thể làm được một việc nào đó mà trước đây chúng ta chẳng thể nào làm được. Qua học hỏi, chúng ta mở rộng khả năng sáng tạo của chính mình, khả năng trở thành một bộ phận trong tiến trình sinh sôi nảy nở của cuộc sống và một khi nắm được giá trị của việc thường xuyên học hỏi, chúng ta sẽ không phó thác những gì mình đã học được cho sự may rủi, cho những ý nghĩ bất chợt và sự tưởng tượng. Chúng ta phải kiến tạo nó ngay trong cuộc sống thực của chúng ta, biến nó thành một mục đích cá nhân, đưa nó vào trong những kế hoạch của chúng ta.
Chúng ta học hỏi ngay khi đọc một cuốn sách hay, khi tham gia một kỳ nghỉ hè, khi học một lớp tiếp thị sản phẩm hay thậm chí khi học một lớp dạy cắt may, một khóa dạy bơi lội hoặc bất cứ điều gì trái tim chúng ta khao khát thực hiện. Rita Mac, một nhà văn, nhà giáo dục đấu tranh cho nữ quyền nói “Cuối cùng tôi cũng đã nhận ra được lý do duy nhất khiến tôi sống là để tận hưởng cuộc sống ấy.” Sự tất bật của cuộc sống thường lấp kín toàn bộ thời gian đến nỗi chúng ta hiếm khi nào dành được vài giây phút để nghiền ngẫm hai chữ Cuộc Sống và đặt câu hỏi về mục đích cuộc đời của chúng ta. Thức dậy, chăm sóc con cái, đi làm, về nhà, chăm sóc con cái, đi ngủ, thức dậy...
Nếu chúng ta làm cha mẹ, phải chăng chúng ta đang cố gắng làm những con người tốt nhất để rồi sau này con cái chúng ta có thể trở thành những người tốt hơn? Phải chăng chúng ta đang học hỏi tất cả những gì chúng ta rút ra từ cuộc sống để sau này có thể truyền đạt lại cho con cái? Hay chúng ta bận ngập đầu vì cuộc sống và công việc theo thường lệ (Tôi thường phải kiếm tiền để nuôi nấng con cái, bạn biết đó), đến nỗi chúng ta chẳng có một chút thời gian để suy nghĩ về bản thân. Vài người mẹ phải làm việc để nuôi con, bảo tôi rằng “Đối với cô, suy xét về những vấn đề này cũng tốt thôi, còn chúng tôi đã có quá nhiều việc nội trợ để làm rồi, chúng tôi chẳng còn thì giờ cho bản thân nữa”.
Đầu tư thời gian vào chính bản thân chúng ta là sự đầu tư quan trọng nhất mà chúng ta có thể thực hiện được trong cuộc đời mình. Chúng ta là những công cụ tạo nên thành quả của những đóng góp của chúng ta cho cuộc sống, để những đóng góp và việc làm ấy có hiệu quả, chúng ta phải thường xuyên dành thời gian để phục hồi lại bản thân và phát triển năng lực của chúng ta – cả về thể xác lẫn tinh thần, cả về tư tưởng lẫn tình cảm.”
Nhìn chiếc quan tài bằng giấy đơn sơ của một người không quen biết từ từ đi ra khỏi nhà nguyện của nghĩa trang để đến lò thiêu, tôi chỉ dám nghĩ: Hãy dâng hiến hết cho cuộc đời. Nhưng hãy giữ lại những gì của chính ta! Tôi cũng ước mình có được một điều gì đó đẹp đẽ khi còn sống, hầu “sống để dạ, chết mang theo”? Nhưng tôi chỉ có 24 giờ trong một ngày thôi... Ngủ mấy tiếng? Ăn mấy tiếng? Đi dạo mấy tiếng? Làm việc mấy tiếng? Gặp gỡ bạn bè được mấy tiếng... Ôi! lòng này biết tỏ cùng ai? (N.T.Y)
http://songnews.net/D_1-2_2-224_4-5_15-2/song-de-da-chet-mang-theo.html