Cà Kê Dê Ngỗng
Sự đối lập giữa nhà giàu Trung Quốc và Nhật Bản:
Bên khoe khoang, bên lại giấu kín
Không giống với giới nhà giàu Trung Quốc vốn thích khoe của và xài hàng hiệu để chứng minh sự giàu có, các đại gia Nhật có lối sống giản dị và khép kín. Họ ngại phô trương tới mức ngay cả hàng xóm cũng khó lòng phát hiện ra.Đại gia Trung Quốc: Khoe khoang đến độ ngớ ngẩnHiện nay, những câu nói kiểu như: “Tôi mới mua cái túi hàng hiệu này…”, “Tôi rất quen biết người nổi tiếng này…”, “Nhà tôi thế này…” đã trở nên khá phổ biến trong giao tiếp xã hội Trung Quốc. Rồi đến chuyện lượng tiêu thụ Rémy Martin của Pháp ở Trung Quốc cao hơn tổng lượng tiêu thụ của các khu vực khác trên thế giới gộp lại cũng không phải lạ.Sợ người khác không biết mình giàu, người phụ nữ này phải đeo 10 chiếc nhẫn và không tháo ra đượcDưới tác dụng của khẩu hiệu “Hãy để cho một bộ phận giàu trước nổi lên”, kéo theo đó là xu thế sống xa xỉ như tiệc vàng, vung tay hoang phí… ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ “Phú nhị đại” (chỉ các cậu ấm cô chiêu của các chủ công ty, tập đoàn hay quan chức cao cấp Chính phủ). Dù chẳng có khả năng gì, thậm chí là “vô công rồi nghề”, nhưng với việc là con của những người thuộc giới siêu giàu ở Trung Quốc, thế hệ phú nhị đại này vẫn có thể thoải mái ăn tiêu không cần chớp mắt.Thiếu gia Trung Quốc mua 8 chiếc iPhone 7 để tặng chú chó cưng (Ảnh: Weibo)Năm 2016, vào ngày đầu tiên hãng Apple chính thức mở bán điện thoại iPhone 7 ở thị trường Trung Quốc, Vương Tư Thông, con trai của tỷ phú Vương Kiện Lâm, người giàu nhất Trung Quốc, đã mua 8 chiếc iPhone 7 để tặng chú chó cưng. Được biết, trước đó không lâu, Tư Thông cũng từng gây xôn xao Trung Quốc khi mua hai chiếc đồng hồ Apple vàng tặng chó cưng.Một tiểu thư nhà giàu Trung Quốc đốt tiền để khoe. (Ảnh: Weibo)Thời gian trước, cư dân mạng tỏ ra vô cùng phẫn nộ khi bức ảnh một tiểu thư nhà giàu Trung Quốc đốt tiền để khoe mẽ được đăng tải trên mạng xã hội. Quả thực, phong cách tiêu tiền như nước cùng lối sống xa hoa đến độ sa đọa của thế hệ này khiến nhiều người cũng phải choáng váng và bức xúc.Không chỉ những cô cậu mới lớn thích dựa hơi bố mẹ để khoe khoang mà những người giàu có ở Trung Quốc cũng có xu hướng “nghiện” khoe mẽ đến độ ngớ ngẩn.Món quà cưới gồm những cọc tiền mặt cùng những trang sức giá trị và vàng miếng khiến ai nấy đều choáng váng. (Ảnh: Weibo)Tháng 9 vừa qua, tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã diễn ra một đám cưới vô cùng xa hoa và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận nước này bởi món hồi môn có giá trị lên tới 5,28 triệu tệ (tương đương 18 tỷ đồng). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là món quà được quy đổi thành những cọc tiền mặt được xếp ngay ngắn trên bàn cùng những trang sức giá trị và vàng miếng. Vẫn biết việc trao quà cho con gái trong ngày cưới là tùy điều kiện gia đình, nhưng việc khoe khoang trong đám cưới như thế này thì có vẻ hơi lố bịch.Đại gia Nhật Bản: Thích sống “giả nghèo giả khổ”Người Nhật Bản có một quan niệm đó là phải sống hòa đồng, không nên nổi trội trong đám đông. Đó là lý do vì sao họ không thích phô trương dù rất giàu có. Họ không thích xây những biệt thự hoành tráng mà sống trong những căn hộ kiểu truyền thống, thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại. Họ cũng không tốn tiền cho xe sang, nhà đẹp hay quần áo, trang sức đắt tiền.Người Nhật Bản cầu nguyện trước khi ăn. (Ảnh chụp màn hình video)Và dù giàu có hay không, họ đều không thuê người giúp việc, cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa, con cái trong gia đình. Đồ dùng trong nhà phần lớn đều được sản xuất trong nước. Người giàu Nhật Bản cũng rất hiểu vị thế của mình trong xã hội và biết nước Nhật cần tiền của họ, bởi vậy, họ đi du lịch nội địa và mua hàng Nhật. Đối với họ, đó là thể hiện trách nhiệm công dân.Ông Hakura Nishimatsu, cựu chủ tịch kiêm CEO của hãng hàng không Japan Airlines có một cuộc sống vô cùng giản dị. Ông thường xuyên ăn trưa với nhân viên trong căng tin của công ty và đi lại bằng tàu điện thường.Ông Hakura Nishimatsu, cựu chủ tịch kiêm CEO của hãng hàng không Japan Airlines đi lại bằng tàu điện.Giới nhà giàu ở Nhật cũng không cho con cái thừa kế nhiều tài sản mà sẽ để lại cho con những kĩ năng để kiếm tiền. Họ đầu tư cho con cái những cơ hội giáo dục tốt nhất, và làm gương cho con noi theo. Đối với họ, đó mới là cách tốt nhất đảm bảo cho tương lai của con mình.Masayoshi Son và Tadashi Yanai là 2 người giàu có nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi người Nhật: “Con của Masayoshi Son là ai”, một vạn người không ai có thể biết câu trả lời. Hoặc, nếu bạn lên mạng để tìm kiếm về con trai của Tadashi Yanaim, bạn cũng sẽ chẳng biết họ đang làm việc ở đâu.Những đại gia Nhật Bản không công khai con cái của mình vì họ cho rằng điều đó chẳng có gì tốt cho chúng cả. Ngược lại, nó còn khiến con cái họ bị đối xử khác với bạn bè cùng trang lứa và mang đến những rắc rối không đáng có.Công chúa Aiko – tiểu thư danh giá nhất xứ sở mặt trời mọc cũng có một lối sống vô cùng giản dịCông chúa Aiko – con gái duy nhất của Hoàng Thái tử đồng thời là cháu gái Nhật Hoàng đương nhiệm, tiểu thư danh giá nhất xứ sở mặt trời mọc cũng có một lối sống vô cùng giản dị: công chúa tự xách túi đi học, đi bộ đến trường, ăn cơm bình thường như các bạn cùng lớp… Điều này hẳn khiến cho các cậu ấm cô chiêu ở Trung Quốc quen sống ăn chơi trác táng phải cúi đầu hổ thẹn.Trong “văn hóa xấu hổ” của người Nhật Bản, khoe mẽ là một điều đáng hổ thẹn, vậy nên, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ biết rằng người hàng xóm của bạn là một người siêu giàu, bởi… trông mọi thứ của ông ta đều chẳng có gì khác bạn cả.Gà rừng sẽ không vì có thêm bộ lông ngũ sắc mà biến thành chim công. Trên thực tế, khoe của không chứng minh bạn giàu có và nhận được sự tôn trọng của xã hội mà ngược lại còn khiến người khác thêm phản cảm và xem thường.Hiểu MinhVS chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sự đối lập giữa nhà giàu Trung Quốc và Nhật Bản:
Bên khoe khoang, bên lại giấu kín
Không giống với giới nhà giàu Trung Quốc vốn thích khoe của và xài hàng hiệu để chứng minh sự giàu có, các đại gia Nhật có lối sống giản dị và khép kín. Họ ngại phô trương tới mức ngay cả hàng xóm cũng khó lòng phát hiện ra.Đại gia Trung Quốc: Khoe khoang đến độ ngớ ngẩnHiện nay, những câu nói kiểu như: “Tôi mới mua cái túi hàng hiệu này…”, “Tôi rất quen biết người nổi tiếng này…”, “Nhà tôi thế này…” đã trở nên khá phổ biến trong giao tiếp xã hội Trung Quốc. Rồi đến chuyện lượng tiêu thụ Rémy Martin của Pháp ở Trung Quốc cao hơn tổng lượng tiêu thụ của các khu vực khác trên thế giới gộp lại cũng không phải lạ.Sợ người khác không biết mình giàu, người phụ nữ này phải đeo 10 chiếc nhẫn và không tháo ra đượcDưới tác dụng của khẩu hiệu “Hãy để cho một bộ phận giàu trước nổi lên”, kéo theo đó là xu thế sống xa xỉ như tiệc vàng, vung tay hoang phí… ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ “Phú nhị đại” (chỉ các cậu ấm cô chiêu của các chủ công ty, tập đoàn hay quan chức cao cấp Chính phủ). Dù chẳng có khả năng gì, thậm chí là “vô công rồi nghề”, nhưng với việc là con của những người thuộc giới siêu giàu ở Trung Quốc, thế hệ phú nhị đại này vẫn có thể thoải mái ăn tiêu không cần chớp mắt.Thiếu gia Trung Quốc mua 8 chiếc iPhone 7 để tặng chú chó cưng (Ảnh: Weibo)Năm 2016, vào ngày đầu tiên hãng Apple chính thức mở bán điện thoại iPhone 7 ở thị trường Trung Quốc, Vương Tư Thông, con trai của tỷ phú Vương Kiện Lâm, người giàu nhất Trung Quốc, đã mua 8 chiếc iPhone 7 để tặng chú chó cưng. Được biết, trước đó không lâu, Tư Thông cũng từng gây xôn xao Trung Quốc khi mua hai chiếc đồng hồ Apple vàng tặng chó cưng.Một tiểu thư nhà giàu Trung Quốc đốt tiền để khoe. (Ảnh: Weibo)Thời gian trước, cư dân mạng tỏ ra vô cùng phẫn nộ khi bức ảnh một tiểu thư nhà giàu Trung Quốc đốt tiền để khoe mẽ được đăng tải trên mạng xã hội. Quả thực, phong cách tiêu tiền như nước cùng lối sống xa hoa đến độ sa đọa của thế hệ này khiến nhiều người cũng phải choáng váng và bức xúc.Không chỉ những cô cậu mới lớn thích dựa hơi bố mẹ để khoe khoang mà những người giàu có ở Trung Quốc cũng có xu hướng “nghiện” khoe mẽ đến độ ngớ ngẩn.Món quà cưới gồm những cọc tiền mặt cùng những trang sức giá trị và vàng miếng khiến ai nấy đều choáng váng. (Ảnh: Weibo)Tháng 9 vừa qua, tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã diễn ra một đám cưới vô cùng xa hoa và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận nước này bởi món hồi môn có giá trị lên tới 5,28 triệu tệ (tương đương 18 tỷ đồng). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là món quà được quy đổi thành những cọc tiền mặt được xếp ngay ngắn trên bàn cùng những trang sức giá trị và vàng miếng. Vẫn biết việc trao quà cho con gái trong ngày cưới là tùy điều kiện gia đình, nhưng việc khoe khoang trong đám cưới như thế này thì có vẻ hơi lố bịch.Đại gia Nhật Bản: Thích sống “giả nghèo giả khổ”Người Nhật Bản có một quan niệm đó là phải sống hòa đồng, không nên nổi trội trong đám đông. Đó là lý do vì sao họ không thích phô trương dù rất giàu có. Họ không thích xây những biệt thự hoành tráng mà sống trong những căn hộ kiểu truyền thống, thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại. Họ cũng không tốn tiền cho xe sang, nhà đẹp hay quần áo, trang sức đắt tiền.Người Nhật Bản cầu nguyện trước khi ăn. (Ảnh chụp màn hình video)Và dù giàu có hay không, họ đều không thuê người giúp việc, cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm chăm lo nhà cửa, con cái trong gia đình. Đồ dùng trong nhà phần lớn đều được sản xuất trong nước. Người giàu Nhật Bản cũng rất hiểu vị thế của mình trong xã hội và biết nước Nhật cần tiền của họ, bởi vậy, họ đi du lịch nội địa và mua hàng Nhật. Đối với họ, đó là thể hiện trách nhiệm công dân.Ông Hakura Nishimatsu, cựu chủ tịch kiêm CEO của hãng hàng không Japan Airlines có một cuộc sống vô cùng giản dị. Ông thường xuyên ăn trưa với nhân viên trong căng tin của công ty và đi lại bằng tàu điện thường.Ông Hakura Nishimatsu, cựu chủ tịch kiêm CEO của hãng hàng không Japan Airlines đi lại bằng tàu điện.Giới nhà giàu ở Nhật cũng không cho con cái thừa kế nhiều tài sản mà sẽ để lại cho con những kĩ năng để kiếm tiền. Họ đầu tư cho con cái những cơ hội giáo dục tốt nhất, và làm gương cho con noi theo. Đối với họ, đó mới là cách tốt nhất đảm bảo cho tương lai của con mình.Masayoshi Son và Tadashi Yanai là 2 người giàu có nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi người Nhật: “Con của Masayoshi Son là ai”, một vạn người không ai có thể biết câu trả lời. Hoặc, nếu bạn lên mạng để tìm kiếm về con trai của Tadashi Yanaim, bạn cũng sẽ chẳng biết họ đang làm việc ở đâu.Những đại gia Nhật Bản không công khai con cái của mình vì họ cho rằng điều đó chẳng có gì tốt cho chúng cả. Ngược lại, nó còn khiến con cái họ bị đối xử khác với bạn bè cùng trang lứa và mang đến những rắc rối không đáng có.Công chúa Aiko – tiểu thư danh giá nhất xứ sở mặt trời mọc cũng có một lối sống vô cùng giản dịCông chúa Aiko – con gái duy nhất của Hoàng Thái tử đồng thời là cháu gái Nhật Hoàng đương nhiệm, tiểu thư danh giá nhất xứ sở mặt trời mọc cũng có một lối sống vô cùng giản dị: công chúa tự xách túi đi học, đi bộ đến trường, ăn cơm bình thường như các bạn cùng lớp… Điều này hẳn khiến cho các cậu ấm cô chiêu ở Trung Quốc quen sống ăn chơi trác táng phải cúi đầu hổ thẹn.Trong “văn hóa xấu hổ” của người Nhật Bản, khoe mẽ là một điều đáng hổ thẹn, vậy nên, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ biết rằng người hàng xóm của bạn là một người siêu giàu, bởi… trông mọi thứ của ông ta đều chẳng có gì khác bạn cả.Gà rừng sẽ không vì có thêm bộ lông ngũ sắc mà biến thành chim công. Trên thực tế, khoe của không chứng minh bạn giàu có và nhận được sự tôn trọng của xã hội mà ngược lại còn khiến người khác thêm phản cảm và xem thường.Hiểu MinhVS chuyen