Kinh Đời
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng
Đây là một lời tâm sự của tôi, của một người trẻ về đất nước và cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước đó. Tôi là một người trẻ sinh sau cuộc chiến và sau cái thời gọi là bao cấp. Tôi chẳng biết gì về cuộc chiến đó cả. Tôi chỉ nghe về nó qua những câu chuyện cha mẹ và ông bà tôi kể lại. Tôi chỉ thấy nó qua những clip trên mạng và hiểu về nó qua những trang sử trong và ngoài nước.
Hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn
Cứ mỗi lần ngày 30 tháng 4 đến, cả nước từ bắc ra nam chuẩn bị đón giải phóng. Người người và nhà nhà háo hức lên kế hoạch đi nghỉ mát. Nhưng không phải ai cũng vui mừng khi cái ngày này đến, vì đây là cái ngày mà theo lời của cụ Võ Văn Kiệt mà “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”
Tôi tiếp xúc với nhiều cô chú người Việt kiều ở nước ngoài. Mỗi lần nhắc đến cuộc chiến và cái ngày này thì họ lại dùng những từ ngữ hoàn toàn trái nghịch với ở trong nước, ở đây tôi sẽ không nêu ra những từ đó. Tôi chỉ nói đơn giản là thay vì sử dụng từ “giải phóng” họ lại dùng từ “xâm chiếm.” Không chỉ những cô chú Việt kiều mà nhiều người trong nước cũng vậy, nhất là người miền nam.
Vì sao họ lại làm vậy? Ở đây tôi sẽ không nói về những gì đã xảy ra, những trận đánh nào, có bao nhiêu người chết và ai là người thắng cuộc. Ở đây tôi chỉ nói về cái định nghĩa và ý nghĩa của từ “xâm chiếm” và “giải phóng.”
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng là gì? Hai cái đều là hành động tương tự. Xâm chiếm là xâm chiếm, là đưa quân đi chiếm một vùng hoặc nơi khác. Còn giải phóng cũng là xâm chiếm, cũng đưa quân đi chiếm một vùng hoặc nơi khác. Nhưng có một sự khác biệt, không phải về mục đích hay hành động, mà về kết quả. Xâm chiếm mang lại kết quả tiêu cực, khi người ta dùng từ xâm chiếm, ý của họ là kết quả của hành động đó rất xấu xa và đem lại nỗi buồn. Còn giải phóng mang lại kết quả tích cực, khi người ta dùng từ giải phóng, ý họ là kết quả của hành động đó rất đáng khen và tự hào vì nó đem lại niềm vui cho nhiều người.
Đế Quốc Anh và sự xâm chiếm của Ấn Độ, Úc và Singapore
Ngày xưa, Đế Quốc Anh đem quân đi xâm chiếm Ấn Độ, Úc, Mỹ và Singapore. Nhưng hiện tại có bao giờ chúng ta lên án Đế Quốc Anh đã xâm chiếm chưa? Ngày 26 tháng 1 mỗi năm là ngày Quốc Khánh Úc, người ta ăn mừng và coi đó là một ngày tự hào. Tự hào vì nguồn gốc Đế Quốc Anh, tự hào vì Úc là một thuộc địa Anh, chẳng ai xem nó là một ngày tưởng nhớ đến sự xâm chiếm của Đế Quốc Anh cả. Vì sao? Vì nước Úc ngày nay tuy chỉ có 24 triệu dân, nhưng nó là một cường quốc. Nó là một đất nước thịnh vượng, giàu có và văn minh nhất trên thế giới.
Người Mỹ ngày xưa tuy đã đánh lại Đế Quốc Anh nhưng luôn tự hào về nguồn gốc Anh Quốc của họ. Chính những giá trị Thiên Chúa-Do Thái và tinh thần tự do của Anh đã được dùng làm đòn bẩy để đưa Mỹ trở thành một siêu cường quốc.
Singapore khi ăn mừng ngày quốc khánh của mình cũng chẳng bao giờ lên án việc Đế Quốc Anh đã xâm chiếm rồi thuộc địa hóa hòn đảo nhỏ bé đó cả. Vì sao? Vì di sản mà Anh Quốc để lại là nguyên nhân chính giúp họ trở thành một hòn đảo giàu mạnh và văn minh. Họ là đầu tàu ở Đông Nam Á và một ví dụ lý tưởng của tự do, công bằng và giàu có. Tiếng Anh, di sản của để lại của Đế Quốc Anh đã giúp rút ngắn công sức và thời gian để họ hội nhập và phát triển. Họ coi sự xâm chiếm đó là một điều để tự hào, nhưng họ chẳng bao giờ gọi nó là một sự xâm chiếm.
Cuộc chiến Việt Nam – Xâm chiếm hay giải phóng?
41 năm sau cuộc chiến thì đất nước Việt Nam hiện tại là một đất nước như thế nào? Tôi xin nói ngắn gọn vì các bạn đã nghe đi nghe lại quá nhiều lần rồi. 41 năm sau khi người dân Việt Nam không còn nghe tiếng súng thì đất nước Việt Nam là một nơi lạc hậu và nghèo đói. Và còn nhiều hơn thế nữa:
- Việt Nam là một trong những nước ô nhiễm nhất, tham nhũng nhất, phát triển chậm nhất, tệ nạn tràn lan nhất, nghèo nhất.
- Thanh niên Việt Nam thì đi du học rồi không trở về.
- Dân Việt Nam thì bán mình đi lao động ở nước ngoài.
- Những cô gái nghèo thì lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc.
- Việt kiều thì không chịu nhận hay giữ quốc tịch Việt Nam.
- Hộ chiếu Việt Nam là một cái gì đó để các bạn bè quốc tế soi mói.
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bị quốc tế coi thường.
- Ngư dân Việt Nam thì bị tàu lạ đánh chìm ngay trong vùng biển của đất nước mình.
Không những thế, con cháu của bên thua cuộc luôn bị phân biệt đối xử. Khi đi làm phải điền cái sơ yếu lý lịch ghi rõ lý lịch 3 đời. Họ luôn bị thiệt thòi và cảm thấy mình là công dân hạng 2, mặc dù bây giờ đã cải thiện rất nhiều.
Tại sao người Úc, Mỹ và Singapore lại tự hào vì cuộc xâm chiếm của Đế Quốc Anh nhưng người Việt Nam lại cảm thấy không tự hào về cuộc giải phóng? Dù không phải là tất cả, nhưng một phần không nhỏ. Vì sao họ lại dùng từ xâm chiếm và những từ tiêu cực hơn nhưng không dùng từ giải phóng.
Sự khác biệt là gì?
Nếu muốn mọi người gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước tươi đẹp hơn.
Nếu muốn bên thua cuộc gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải đối xử với bên thua cuộc tử tế hơn.
Nếu muốn thế hệ trẻ gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải không đánh giá họ dựa trên sơ yếu lí lịch và đem lại sự văn minh hơn.
Nếu muốn người dân gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải đem lại sự công bằng hơn.
Nếu muốn lịch sử gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh hơn.
Đó, theo tôi, là sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng. Nếu đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh và văn minh thì chẳng ai quan tâm đến cuộc chiến đó. Cũng chẳng ai cay cú, cũng chẳng ai buồn rầu và cũng chẳng ai dùng từ xâm chiếm khi nói về nó.
Nếu muốn tất cả mọi người gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước Việt Nam trở nên đáng yêu hơn. Nụ cười của người dân Việt nam sẽ xóa bỏ hận thù. Còn không thì nó sẽ mãi mãi là một cuộc xâm chiếm.
Ku Búa @ Café Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng
Đây là một lời tâm sự của tôi, của một người trẻ về đất nước và cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước đó. Tôi là một người trẻ sinh sau cuộc chiến và sau cái thời gọi là bao cấp. Tôi chẳng biết gì về cuộc chiến đó cả. Tôi chỉ nghe về nó qua những câu chuyện cha mẹ và ông bà tôi kể lại. Tôi chỉ thấy nó qua những clip trên mạng và hiểu về nó qua những trang sử trong và ngoài nước.
Hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn
Cứ mỗi lần ngày 30 tháng 4 đến, cả nước từ bắc ra nam chuẩn bị đón giải phóng. Người người và nhà nhà háo hức lên kế hoạch đi nghỉ mát. Nhưng không phải ai cũng vui mừng khi cái ngày này đến, vì đây là cái ngày mà theo lời của cụ Võ Văn Kiệt mà “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.”
Tôi tiếp xúc với nhiều cô chú người Việt kiều ở nước ngoài. Mỗi lần nhắc đến cuộc chiến và cái ngày này thì họ lại dùng những từ ngữ hoàn toàn trái nghịch với ở trong nước, ở đây tôi sẽ không nêu ra những từ đó. Tôi chỉ nói đơn giản là thay vì sử dụng từ “giải phóng” họ lại dùng từ “xâm chiếm.” Không chỉ những cô chú Việt kiều mà nhiều người trong nước cũng vậy, nhất là người miền nam.
Vì sao họ lại làm vậy? Ở đây tôi sẽ không nói về những gì đã xảy ra, những trận đánh nào, có bao nhiêu người chết và ai là người thắng cuộc. Ở đây tôi chỉ nói về cái định nghĩa và ý nghĩa của từ “xâm chiếm” và “giải phóng.”
Sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng là gì? Hai cái đều là hành động tương tự. Xâm chiếm là xâm chiếm, là đưa quân đi chiếm một vùng hoặc nơi khác. Còn giải phóng cũng là xâm chiếm, cũng đưa quân đi chiếm một vùng hoặc nơi khác. Nhưng có một sự khác biệt, không phải về mục đích hay hành động, mà về kết quả. Xâm chiếm mang lại kết quả tiêu cực, khi người ta dùng từ xâm chiếm, ý của họ là kết quả của hành động đó rất xấu xa và đem lại nỗi buồn. Còn giải phóng mang lại kết quả tích cực, khi người ta dùng từ giải phóng, ý họ là kết quả của hành động đó rất đáng khen và tự hào vì nó đem lại niềm vui cho nhiều người.
Đế Quốc Anh và sự xâm chiếm của Ấn Độ, Úc và Singapore
Ngày xưa, Đế Quốc Anh đem quân đi xâm chiếm Ấn Độ, Úc, Mỹ và Singapore. Nhưng hiện tại có bao giờ chúng ta lên án Đế Quốc Anh đã xâm chiếm chưa? Ngày 26 tháng 1 mỗi năm là ngày Quốc Khánh Úc, người ta ăn mừng và coi đó là một ngày tự hào. Tự hào vì nguồn gốc Đế Quốc Anh, tự hào vì Úc là một thuộc địa Anh, chẳng ai xem nó là một ngày tưởng nhớ đến sự xâm chiếm của Đế Quốc Anh cả. Vì sao? Vì nước Úc ngày nay tuy chỉ có 24 triệu dân, nhưng nó là một cường quốc. Nó là một đất nước thịnh vượng, giàu có và văn minh nhất trên thế giới.
Người Mỹ ngày xưa tuy đã đánh lại Đế Quốc Anh nhưng luôn tự hào về nguồn gốc Anh Quốc của họ. Chính những giá trị Thiên Chúa-Do Thái và tinh thần tự do của Anh đã được dùng làm đòn bẩy để đưa Mỹ trở thành một siêu cường quốc.
Singapore khi ăn mừng ngày quốc khánh của mình cũng chẳng bao giờ lên án việc Đế Quốc Anh đã xâm chiếm rồi thuộc địa hóa hòn đảo nhỏ bé đó cả. Vì sao? Vì di sản mà Anh Quốc để lại là nguyên nhân chính giúp họ trở thành một hòn đảo giàu mạnh và văn minh. Họ là đầu tàu ở Đông Nam Á và một ví dụ lý tưởng của tự do, công bằng và giàu có. Tiếng Anh, di sản của để lại của Đế Quốc Anh đã giúp rút ngắn công sức và thời gian để họ hội nhập và phát triển. Họ coi sự xâm chiếm đó là một điều để tự hào, nhưng họ chẳng bao giờ gọi nó là một sự xâm chiếm.
Cuộc chiến Việt Nam – Xâm chiếm hay giải phóng?
41 năm sau cuộc chiến thì đất nước Việt Nam hiện tại là một đất nước như thế nào? Tôi xin nói ngắn gọn vì các bạn đã nghe đi nghe lại quá nhiều lần rồi. 41 năm sau khi người dân Việt Nam không còn nghe tiếng súng thì đất nước Việt Nam là một nơi lạc hậu và nghèo đói. Và còn nhiều hơn thế nữa:
- Việt Nam là một trong những nước ô nhiễm nhất, tham nhũng nhất, phát triển chậm nhất, tệ nạn tràn lan nhất, nghèo nhất.
- Thanh niên Việt Nam thì đi du học rồi không trở về.
- Dân Việt Nam thì bán mình đi lao động ở nước ngoài.
- Những cô gái nghèo thì lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc.
- Việt kiều thì không chịu nhận hay giữ quốc tịch Việt Nam.
- Hộ chiếu Việt Nam là một cái gì đó để các bạn bè quốc tế soi mói.
- Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bị quốc tế coi thường.
- Ngư dân Việt Nam thì bị tàu lạ đánh chìm ngay trong vùng biển của đất nước mình.
Không những thế, con cháu của bên thua cuộc luôn bị phân biệt đối xử. Khi đi làm phải điền cái sơ yếu lý lịch ghi rõ lý lịch 3 đời. Họ luôn bị thiệt thòi và cảm thấy mình là công dân hạng 2, mặc dù bây giờ đã cải thiện rất nhiều.
Tại sao người Úc, Mỹ và Singapore lại tự hào vì cuộc xâm chiếm của Đế Quốc Anh nhưng người Việt Nam lại cảm thấy không tự hào về cuộc giải phóng? Dù không phải là tất cả, nhưng một phần không nhỏ. Vì sao họ lại dùng từ xâm chiếm và những từ tiêu cực hơn nhưng không dùng từ giải phóng.
Sự khác biệt là gì?
Nếu muốn mọi người gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước tươi đẹp hơn.
Nếu muốn bên thua cuộc gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải đối xử với bên thua cuộc tử tế hơn.
Nếu muốn thế hệ trẻ gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải không đánh giá họ dựa trên sơ yếu lí lịch và đem lại sự văn minh hơn.
Nếu muốn người dân gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải đem lại sự công bằng hơn.
Nếu muốn lịch sử gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh hơn.
Đó, theo tôi, là sự khác biệt giữa xâm chiếm và giải phóng. Nếu đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh và văn minh thì chẳng ai quan tâm đến cuộc chiến đó. Cũng chẳng ai cay cú, cũng chẳng ai buồn rầu và cũng chẳng ai dùng từ xâm chiếm khi nói về nó.
Nếu muốn tất cả mọi người gọi cuộc chiến đó là một cuộc giải phóng, thì bên thắng cuộc phải làm cho đất nước Việt Nam trở nên đáng yêu hơn. Nụ cười của người dân Việt nam sẽ xóa bỏ hận thù. Còn không thì nó sẽ mãi mãi là một cuộc xâm chiếm.
Ku Búa @ Café Ku Búa