Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Suy nghĩ về năm nguy cơ mất nước của Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng lãnh chức Thượng thư bộ công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua đời năm 58 tuổi.
<-- Lê Quý Đôn (1726 - 1784. Nguồn ảnh: internet.
1. Trẻ không kính già
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
5. Sĩ phu ngoảnh mặt
Xin "bình lựng" như sau:
1. Trẻ không kính già vì già không đáng kính
2. Trò không trọng thầy vì thầy không ra thầy
3. Binh kiêu tướng thoái vì chẳng bao giờ đánh trận
4. Tham nhũng tràn lan vì không ăn cũng uổng
5. Sỹ phu ngoảnh mặt vì nói chẳng ai nghe
Nếu cụ Lê Quý Đôn có linh thiêng, xin chỉ ra 5 sách lược hóa giải 5 nguy cơ ấy ạ.
Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường; là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là " nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã học "khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử".
Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục. Trong năm này, ông được cử coi thi Hội.
Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết rằng:
Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa.
Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,... Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi.
(Theo Wikipedia
BLA: Lê Quý Đôn sống trong thời kỳ đất
nước nhiễu nhương, triều đình thối nát, rối ren, tham nhũng tràn lan,
nhân dân đói khổ. Chẳng bao lâu sau khi ông qua đời, nghĩa quân Tây Sơn
vùng lên khởi nghĩa, đánh sập ách thống trị tàn ác của triều đình và bọn
giặc nhà Thanh phương Bắc. Một kết quả mang tính quy luật vậy.
Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng
lãnh chức Thượng thư bộ công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua
đời năm 58 tuổi. Sinh thời trong cảnh nhiễu nhương, ông chỉ ra năm (5)
nguy cơ có thể mất nước. Đó là:
1. Trẻ không kính già
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
5. Sĩ phu ngoảnh mặt
Xin "bình lựng" như sau:
1. Trẻ không kính già vì già không đáng kính
2. Trò không trọng thầy vì thầy không ra thầy
3. Binh kiêu tướng thoái vì chẳng bao giờ đánh trận
4. Tham nhũng tràn lan vì không ăn cũng uổng
5. Sỹ phu ngoảnh mặt vì nói chẳng ai nghe
Nếu cụ Lê Quý Đôn có linh thiêng, xin chỉ ra 5 sách lược hóa giải 5 nguy cơ ấy ạ.
(*): Bài này tôi viết chơi cũng đã lâu, khi đó ký tên là "Vũ Dạ"
................Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn sinh năm 1726 - mất năm 1784.
Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường; là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là " nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa
học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn
súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan
này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên
bác của mình đã trở thành người "tập đại hành" mọi tri thức của thời
đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của
nước ta đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm của
ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với
tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.
Lê Quý Đôn là con trai cả trong giá đình,
đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến
chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương
(không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa
Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.
Ba lần đỗ đầu
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã học "khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử".
Năm Kỷ Mùi, ông theo cha lên học ở kinh đô
Thăng Long. Năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ
đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường
Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, Tiến sĩ khoa Mậu
Tuất (1718).
Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy
lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10
năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử (còn gọi là "Lê triều thông sử")
được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749).
Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự
thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng
nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi,
ông đều đỗ đầu.
Làm quan
Sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),
Lê Quý Đôn được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc
sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754).
Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh
tra ở trấn Sơn Nam, phát giác "6, 7 viên quan ăn hối lộ". Tháng 5 năm
đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh
phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên
Quang, Hưng Hóa...rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất.
Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện.
Biên soạn sách
Trở về nước (Nhâm Ngọ, 1762), ông được
thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các để duyệt
kỷ sách vở, Ngô Thì Sĩ giữ chức Chính tự. Sách Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục viết rằng:
Bổ dụng Nguyễn Bá Lân và Lê Quý Đôn sung
làm học sĩ trong Bí thư các, để duyệt kỷ sách vở,chọn người có văn học
là bọn Ngô Thì Sĩ sung giữ chức chính tự trong các.
Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục. Trong năm này, ông được cử coi thi Hội.
Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin
thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ "đã quá lạm dụng
quyền hành, giày xéo lên pháp luật", nhưng không được chúa nghe. Cũng
trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham
chính xứ Hải Dương (Ất Dậu, 1765), song ông dâng sớ không nhận chức và
xin về hưu.
Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết rằng:
Tháng 6, mùa hạ. Lê Quý Đôn, tham chính
Hải Dương bị bãi. Từ khi sang sứ nhà Thanh trở về nước, rồi bổ làm tham
chính Hải Dương, Quý Đôn tự giãi bày chín tội, nhưng thực ra là tự kể
công lao của mình.
Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng:
"Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con
thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho
về làng". Được chấp thuận, ông trở về quê "đóng cửa, viết sách".
Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa.
Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh
dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa
thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ
Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy
sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho
triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ
Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa
khen ngợi, đó là: 1/ Sửa đổi đường lối bổ quan. 2/ Sửa đổi chức vụ các
quan. 3/ Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4/ Sửa đổi phong tục của dân.
Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết rằng:
Trước kia, Quý Đôn làm phó đô ngự sử,
thường dùng số bạc đút lót trong khi xét kiện để dâng chúa Trịnh, bèn
được thăng chức Hữu thị lang bộ Hộ. Đến nay, nhân khi khám xét hạt Thanh
Hoa trở về, lại dâng hơn một ngàn lạng bạc đã ăn của đút, nên do chức
Hữu thị lang bộ Hộ thăng lên chức này.
Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều
tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan
lại ở Lạng Sơn.
Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, nhân đó ông tâu
trình 5 điều, đại lược nói: "Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa,
dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân"
[20]. Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân
chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông
viết Vân đài loại ngữ.
Tháng 5, năm 1773, chúa Trịnh Sâm hạ lệnh
cho Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Phương Đĩnh và Lê Quý Đôn làm lại sổ hộ tịch,
Quý Đôn kê cứu tra xét quá nghiêm khắc, nhân dân đều nghiến răng căm
hờn, họ làm thư nặc danh dán ở cửa phủ chúa Trịnh xin bãi bỏ Quý Đôn đi
mà dùng Ngũ Phúc, lời lẽ trong thư rất là khích thiết. Nhân đân, Trịnh
Sâm thay đổi mệnh lệnh, cho Ngũ Phúc cùng Quý Đôn đều giữ công việc đôn
đốc làm sổ. Ngũ Phúc xin thi hành theo điều lệ đời Cảnh Trị, đại để có
nơi tăng, có nơi giảm, có nơi bình bổ vẫn như cũ. Số dân đinh hơi kém
với ngạch đinh năm Bảo Thái, dân cũng cho là thuận tiện.
Tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), chúa Trịnh
Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa, Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu
thủ ở Thăng Long.
Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ
Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh,
rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán.
Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt
(con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung (hay Thì Trung). Bị
phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị.
Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt
ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân
cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại
quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông
được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử .
Tháng 7, năm 1779, thổ tù Hoàng Văn Đồng
làm phản, triều đình sai Nguyễn Lệ, Nguyễn Phan đi đánh, Văn Đồng xin
hàng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép rằng:
Văn Đồng cáo tố rõ tình trạng sách nhiễu
của Quý Đôn và Xuân Hán. Lệ đem việc này tâu về triều, bọn Quý Đôn đều
can tội, phải giáng chức.
Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành
tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp
thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm, quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm
coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại
dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn
Đồng tố cáo, nên bị giáng chức.
Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.
Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh
Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam
phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và
Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa.
Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê
Quý Đôn.
Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công.
Qua đời
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,... Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi.
(Theo Wikipedia
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Suy nghĩ về năm nguy cơ mất nước của Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng lãnh chức Thượng thư bộ công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua đời năm 58 tuổi.
BLA: Lê Quý Đôn sống trong thời kỳ đất
nước nhiễu nhương, triều đình thối nát, rối ren, tham nhũng tràn lan,
nhân dân đói khổ. Chẳng bao lâu sau khi ông qua đời, nghĩa quân Tây Sơn
vùng lên khởi nghĩa, đánh sập ách thống trị tàn ác của triều đình và bọn
giặc nhà Thanh phương Bắc. Một kết quả mang tính quy luật vậy.
Lê Quý Đôn là học sỹ thời vua Lê chúa Trịnh, nổi tiếng uyên bác, từng
lãnh chức Thượng thư bộ công. Cuối đời ông cởi áo quan về ở ẩn và qua
đời năm 58 tuổi. Sinh thời trong cảnh nhiễu nhương, ông chỉ ra năm (5)
nguy cơ có thể mất nước. Đó là:
1. Trẻ không kính già
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
5. Sĩ phu ngoảnh mặt
Xin "bình lựng" như sau:
1. Trẻ không kính già vì già không đáng kính
2. Trò không trọng thầy vì thầy không ra thầy
3. Binh kiêu tướng thoái vì chẳng bao giờ đánh trận
4. Tham nhũng tràn lan vì không ăn cũng uổng
5. Sỹ phu ngoảnh mặt vì nói chẳng ai nghe
Nếu cụ Lê Quý Đôn có linh thiêng, xin chỉ ra 5 sách lược hóa giải 5 nguy cơ ấy ạ.
(*): Bài này tôi viết chơi cũng đã lâu, khi đó ký tên là "Vũ Dạ"
................Lê Quý Đôn
Lê Quý Đôn sinh năm 1726 - mất năm 1784.
Lê Quý Đôn tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường; là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là " nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa
học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn
súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan
này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên
bác của mình đã trở thành người "tập đại hành" mọi tri thức của thời
đại. Có thể nói, toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 của
nước ta đều được bao quát vào trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm của
ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại với
tất cả những ưu điểm cùng nhược điểm của nó.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.
Lê Quý Đôn là con trai cả trong giá đình,
đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến
chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương
(không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa
Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.
Ba lần đỗ đầu
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, ông đã học "khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia chư tử".
Năm Kỷ Mùi, ông theo cha lên học ở kinh đô
Thăng Long. Năm Quý Hợi (đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và đỗ
đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường
Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, Tiến sĩ khoa Mậu
Tuất (1718).
Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy
lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10
năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử (còn gọi là "Lê triều thông sử")
được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749).
Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự
thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng
nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi,
ông đều đỗ đầu.
Làm quan
Sau khi đỗ đại khoa, năm Quý Dậu (1753),
Lê Quý Đôn được bổ làm Thị thư ở Viện Hàn Lâm, rồi sung làm Toản tu quốc
sử vào mùa xuân năm Giáp Tuất (1754).
Năm Bính Tý (1756), ông được cử đi thanh
tra ở trấn Sơn Nam, phát giác "6, 7 viên quan ăn hối lộ". Tháng 5 năm
đó, ông được biệt phái sang phủ chúa coi việc quân sự (chức Tri Binh
phiên). Ba tháng sau, ông được cử đi hiệp đồng các đạo Sơn Tây, Tuyên
Quang, Hưng Hóa...rồi đem quân đi đánh quân của Hoàng Công Chất.
Năm Đinh Sửu (1757), ông được thăng làm Hàn lâm viện Thị giảng. Trong năm này, ông viết Quần thư khảo biện.
Biên soạn sách
Trở về nước (Nhâm Ngọ, 1762), ông được
thăng chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Học sĩ ở Bí thư các để duyệt
kỷ sách vở, Ngô Thì Sĩ giữ chức Chính tự. Sách Khâm Định Việt Sử Thông
Giám Cương Mục viết rằng:
Bổ dụng Nguyễn Bá Lân và Lê Quý Đôn sung
làm học sĩ trong Bí thư các, để duyệt kỷ sách vở,chọn người có văn học
là bọn Ngô Thì Sĩ sung giữ chức chính tự trong các.
Năm Quý Mùi (1763), ông viết Bắc sứ thông lục. Trong năm này, ông được cử coi thi Hội.
Năm Giáp Thân (1764), ông dâng sớ xin
thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ "đã quá lạm dụng
quyền hành, giày xéo lên pháp luật", nhưng không được chúa nghe. Cũng
trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham
chính xứ Hải Dương (Ất Dậu, 1765), song ông dâng sớ không nhận chức và
xin về hưu.
Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết rằng:
Tháng 6, mùa hạ. Lê Quý Đôn, tham chính
Hải Dương bị bãi. Từ khi sang sứ nhà Thanh trở về nước, rồi bổ làm tham
chính Hải Dương, Quý Đôn tự giãi bày chín tội, nhưng thực ra là tự kể
công lao của mình.
Theo Phan Huy Chú, lời sớ đại khái rằng:
"Tấm thân từng đi muôn dặm còn sống về được, lại gặp cảnh vợ chết, con
thơ phiêu bạt chỗ giang hồ, thần thực không thích làm quan nữa, xin cho
về làng". Được chấp thuận, ông trở về quê "đóng cửa, viết sách".
Đầu năm Đinh Hợi (1767), chúa Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Nghe theo lời tâu của Nguyễn Bá Lân, chúa cho triệu Lê Quý Đôn về triều, phong làm chức Thị thư, tham gia biên tập quốc sử, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám.lên vua Lê Hiển Tông đọc. Tháng 9 năm đó, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan (tước Phan Phái hầu) đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật ở Thanh Hóa. Năm Mậu Tý (1768), ông làm xong bộ Toàn Việt thi lục, dâng lên chúa Trịnh. Năm Kỷ Sửu (1769), ông dâng khải xin lập đồn điền khẩn hoang ở Thanh Hóa.
Năm Canh Dần (1770), bàn đến công lao đánh
dẹp, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Hộ, kiêm Thiêm đô Ngự sử. Mùa
thu năm ấy, ông và Đoàn Nguyễn Thục nhận lệnh đi khám duyệt hộ khẩu ở xứ
Thanh Hóa. Xong việc trở về, ông tâu xin tha bớt các thuế thổ sản, thủy
sản cho các huyện và thuế thân còn thiếu. Chúa Trịnh liền giao cho
triều đình bàn và thi hành. Ít lâu sau, ông được thăng Tả thị lang bộ
Lại. Khi lãnh trọng trách này, ông có tâu trình lên bốn điều, được chúa
khen ngợi, đó là: 1/ Sửa đổi đường lối bổ quan. 2/ Sửa đổi chức vụ các
quan. 3/ Sửa đổi thuế khóa nhà nước. 4/ Sửa đổi phong tục của dân.
Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết rằng:
Trước kia, Quý Đôn làm phó đô ngự sử,
thường dùng số bạc đút lót trong khi xét kiện để dâng chúa Trịnh, bèn
được thăng chức Hữu thị lang bộ Hộ. Đến nay, nhân khi khám xét hạt Thanh
Hoa trở về, lại dâng hơn một ngàn lạng bạc đã ăn của đút, nên do chức
Hữu thị lang bộ Hộ thăng lên chức này.
Năm Nhâm Thìn (1772), ông được cử đi điều
tra về tình hình thống khổ của nhân dân và những việc nhũng lạm của quan
lại ở Lạng Sơn.
Năm Quý Tỵ (1773) đại hạn, nhân đó ông tâu
trình 5 điều, đại lược nói: "Phương pháp của cổ nhân đem lại khí hòa,
dẹp tai biến, cốt lấy lễ mà cầu phúc của thần, lấy đức mà khoan sức dân"
[20]. Chúa nghe theo, bổ ông làm Bồi tụng (Phó Tể tướng), giữ việc dân
chính, kiêm quản cơ Hữu hùng, tước Dĩnh Thành hầu. Trong năm này, ông
viết Vân đài loại ngữ.
Tháng 5, năm 1773, chúa Trịnh Sâm hạ lệnh
cho Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Phương Đĩnh và Lê Quý Đôn làm lại sổ hộ tịch,
Quý Đôn kê cứu tra xét quá nghiêm khắc, nhân dân đều nghiến răng căm
hờn, họ làm thư nặc danh dán ở cửa phủ chúa Trịnh xin bãi bỏ Quý Đôn đi
mà dùng Ngũ Phúc, lời lẽ trong thư rất là khích thiết. Nhân đân, Trịnh
Sâm thay đổi mệnh lệnh, cho Ngũ Phúc cùng Quý Đôn đều giữ công việc đôn
đốc làm sổ. Ngũ Phúc xin thi hành theo điều lệ đời Cảnh Trị, đại để có
nơi tăng, có nơi giảm, có nơi bình bổ vẫn như cũ. Số dân đinh hơi kém
với ngạch đinh năm Bảo Thái, dân cũng cho là thuận tiện.
Tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774), chúa Trịnh
Sâm thân chinh mang quân đánh Thuận Hóa, Lê Quý Đôn được cử giữ chức Lưu
thủ ở Thăng Long.
Đầu năm Ất Mùi (1775), tướng Hoàng Ngũ
Phúc đánh chiếm được Thuận Hóa. Tháng 2 năm đó, chúa Trịnh trở về kinh,
rồi thăng ông làm Tả thị lang bộ Lại kiêm Tổng tài Quốc sử quán.
Cũng trong năm đó xảy ra vụ Lê Quý Kiệt
(con Lê Quý Đôn) đổi quyển thi với Đinh Thời Trung (hay Thì Trung). Bị
phát giác, cả hai đều bị tội. Vì là đại thần, Lê Quý Đôn được miễn nghị.
Năm Bính Thân (1776), chúa Trịnh Sâm đặt
ty trấn phủ ở Thuận Hóa. Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân
cơ, để cùng với Đốc suất kiêm Trấn phủ Bùi Thế Đạt tìm cách chống lại
quân Tây Sơn. Tại đây, ông soạn bộ Phủ biên tạp lục. Ít lâu sau, ông
được triệu về làm Thị lang bộ Hộ, kiêm chức Đô ngự sử .
Tháng 7, năm 1779, thổ tù Hoàng Văn Đồng
làm phản, triều đình sai Nguyễn Lệ, Nguyễn Phan đi đánh, Văn Đồng xin
hàng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép rằng:
Văn Đồng cáo tố rõ tình trạng sách nhiễu
của Quý Đôn và Xuân Hán. Lệ đem việc này tâu về triều, bọn Quý Đôn đều
can tội, phải giáng chức.
Năm Mậu Tuất (1778), được cử giữ chức Hành
tham tụng, nhưng ông từ chối và xin đổi sang võ ban. Chúa Trịnh chấp
thuận, cho ông làm Tả hiệu điểm, quyền Phủ sự (quyền như Tể tướng, tạm
coi việc phủ chúa), tước Nghĩa Phái hầu. Tháng 4 năm đó, Lê Thế Toại
dâng bài khải công kích Lê Quý Đôn. Năm sau (1779), ông lại bị Hoàng Văn
Đồng tố cáo, nên bị giáng chức.
Năm Tân Sửu (1781), ông lại được giữ chức Tổng tài Quốc sử quán.
Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), chúa Trịnh
Sâm qua đời, Trịnh Cán được nối ngôi chúa. Chỉ vài tháng sau, quân tam
phủ nổi loạn giết chết Quận Huy (Hoàng Đình Bảo), phế bỏ Trịnh Cán và
Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm, mẹ Trịnh Cán), lập Trịnh Khải làm chúa.
Nhớ lại hiềm riêng, Nguyễn Khản nói với chúa Trịnh Khải giáng chức Lê
Quý Đôn.
Đầu năm Quý Mão (1783), ông nhận lệnh đi làm Hiệp trấn xứ Nghệ An. Ít lâu sau, ông được triệu về triều làm Thượng thư bộ Công.
Qua đời
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ,... Lê Quý Đôn lâm bệnh nặng. Sau đó, ông xin về quê mẹ là làng Nguyễn Xá (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) để chữa trị, nhưng không khỏi. Ông mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), lúc 58 tuổi.
(Theo Wikipedia