TL: Cô bạn nhỏ của mình là nhà báo. Mấy năm nay em chiến đấu không biết mệt mỏi vì chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa, thậm chí đã gặp rắc rối mà vẫn không nản lòng
Em nhiệt thành làm một công việc đáng lẽ của các cấp chính quyền từ TW đến địa phương, ít ra là của các học giả. Trong khi em chỉ là một nhà báo “bé mọn” luôn bị gây khó dễ, lương thấp, sống giản dị, nghèo…Mình thương em. Lo cho em. Đôi lúc ngậm ngùi như thể em đang chiến đấu với các cối xay gió cũ rích không thể quay kể cả khi có lốc, nhưng không dễ gì dỡ bỏ. Ngày mai 1/7, theo lời kêu gọi của những người yêu nước về một cuộc tuần hành ủng hộ luật biển do Quốc hội vừa thông qua, phản đối Trung Quốc mời đấu thầu 9 lô trên biển Đông, mình tin em lại có mặt. Hôm nay em vừa share cho mình một bài dịch của một tác giả TQ viết về Tam Sa. Bạn có thể chỉ ngồi yên ở nhà uống bia, chém gió, chửi bới “tụi tàu khựa” chơi bẩn khi đọc bài này thôi sao?
La Viện: Thành phố Tam Sa chuyển thành mục đích quân sự là hợp với đạo lí.
Người dịch: Facebooker Hu Zi
Hôm qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc có phản ứng về việc chiến đấu cơ của phía Việt Nam xâm phạm không phận của thành phố Tam Sa, hơn nữa còn đặt vấn đề bố trí các cơ quan quân sự ở Tam Sa. Người viết cho rằng những bố trí và phản ứng trên là có lý, có lợi và có phối hợp trong việc quyết tâm giữ gìn quốc thổ và lợi ích của tổ quốc.
Có thể có người cho rằng đây rõ ràng là phản ứng quân sự, sẽ có kẻ kêu toáng lên là "Trung Quốc đe dọa". Có kẻ lại phải đi diễn giải "không nhằm đối phó với bất cứ ai", "không có mục đích quân sự", thì có ích gì? Người ta sẽ lại tuyên truyền ác ý về "mối đe dọa về quân sự từ Trung Quốc". Những giải thích của chúng ta về sức mạnh răn đe quân sự sẽ dần bị lấn át đi. Sợ cái gì? "Có mục đích quân sự" thì sao chứ? Bọn Việt Nam, Philippines có thể đóng quân trên các đảo, đá của chúng ta, còn di dân ra đó sinh sống, lập chính quyền hành chính, tại sao chúng nó không sợ "sự đe dọa quân sự từ Việt Nam" hay là "sự đe dọa quân sự từ Philippines"? Tại sao bọn họ lại không sợ ảnh hưởng "quan hệ đại cục song phương"? Chúng ta thành lập hành chính cấp thị tại nơi biên thùy, thế nào lại không có mục đích quân sự chứ? Đây chính là tiền tiêu quốc phòng của chúng ta, là cửa ngõ phía nam của tổ quốc. Chúng ta chĩa mũi nhọn vào ai đó là điều hiển nhiên, chính là nhằm vào lũ giặc dám đến xâm phạm. Bảo vệ tổ quốc là điều hiển nhiên, hợp với lẽ trời từ xưa đến nay. Lập ấp xây thành lại không có phòng bị, có lý nào lại vậy chứ!
Các địa phương phân cấp hành chính của nước ta (địa cấp) đều có thành lập cơ quan quân sự cấp 1, hoặc là khu vực quân sự, hoặc là khu vực cảnh bị, phụ trách về hoạt động quân sự trong vùng. Cơ chế khu quân sự trực thuộc tỉnh, đồng thời là khu vực thuộc sự quản lý của các ủy ban quân sự trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị) và các cấp hành chính tương đương. Chịu sự điều khiển của ban chỉ huy quân sự tỉnh hay các cấp tương đương. Dưới tình huống bình thường, bí thư tỉnh sẽ kiêm chức bí thư quân sự thứ nhất, chủ quản của cơ quan quân sự sẽ có ghế chức trong đảng ủy của thành phố. Tam Sa thị cũng sẽ không nằm ngoài quy định này.
Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, các ban bệ hành chính cũng như quân sự nhất thiết phải đi kèm. Có thành thị thì phải có quốc phòng. Trên biển cần thiết lập ra ba hải vực, một cái hải vực là thuyền bè nước ngoài có thể tự do đi lại là hành lang quốc tế, chúng ta không phải là không dành chỗ cho hành lang hàng hải quốc tế, tuy nhiên họ không được vượt quá bãi mìn một bước. Hải vực thứ hai là các thuyền bè nước ngoài chỉ được căn cứ vào các quy định của "công ước quốc tế về Hải Dương" "vô hại đi qua" vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, không được phép làm trái. Một vùng hải vực nơi mà tàu thuyền nước ngoài nếu không có sự cho phép thì tuyệt đối không được đi vào vùng biển này. Không phận Thành phố Tam Sa cũng nên liệt vào "khu vực phân biệt mục tiêu", "khu vực cảnh cáo", "khu vực phòng vệ". Lãnh thổ, đảo đá được quản lý bởi Tam Sa nếu có điều kiện thì phải phái binh đồn trú, nếu như chỗ nào chưa có điều kiện để trú quân thì phải thiết lập tiêu chí xác định chủ quyền như bia mốc biên giới, cắm cờ tổ quốc... Máy bay quân sự, tàu quân sự của chúng ta cần phải đi tuần tra biên cương định kỳ cũng như là không có định kỳ. Không cho phép tàu thuyền cũng như máy bay quân sự của nước ngoài xâm phạm lãnh hải, lãnh không của tổ quốc. Nếu trong tình huống cảnh cáo vô hiệu thì các lực lượng quân sự có quyền căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà to gan chấp pháp (ý nói cứ giết - ND).
Thị trường và bí thư của thành phố Tam Sa sắp trở thành "No.1" (tiếng Tàu viết là Ngưu – tức con bò, cũng là giỏi nhất) trong số các quan phụ mẫu trên toàn quốc. Họ ngoài việc quản lý một nơi có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta trong số các thành phố địa cấp, còn cõng trên vai trách nhiệm kinh lược, trấn thủ "Tam Sa" và hải vực phụ cận đồng thời là cửa ngõ phía nam của tổ quốc. Ngoài chấp chính vì dân, cần cù liêm khiết là những tố chất cần có, họ phải được trang bị đầy đủ kiến thức, ý thức trách nhiệm về chủ quyền, kiến thức về quốc phòng, về đại cục, về luật pháp. Họ ngoài năng lực chấp pháp và quản lý hành chính, còn phải được trang bị về năng lực xử lý nguy cơ. Quân sự và hành chính phải có năng lực kết hợp cũng như xử lý tình huống khẩn cấp. Chúng ta chờ đợi bí thư, thị trưởng của Tam Sa sẽ không làm phụ lòng chúng ta.
Thùy Linh