Mỗi Ngày Một Chuyện
TÀN LỬA NGÀY 29/3 - CAO MỴ NHÂN
TÀN LỬA NGÀY 29/3 - CAO
MỴ NHÂN
Quốc lộ 1chạy dọc theo sườn bên phải Đà Nẵng, tính từ bắc vô nam.
Con đường Cẩm Lệ, chặn phía nam thành phố, chạy thẳng, băng ngang quốc lộ
I,là lên núi ...tức hướng tây đô thị được coi như lớn thứ 2 sau Saigon, bởi
tính chất quân sự và kinh tế, là vì:
Đà Nẵng có một sân bay khổng lồ tách biệt quân và dân sự.
Sân bay mà miền nam quen gọi phi trường quân sự Đà Nẵng, có sức chứa hàng vô
vàn tiếng nổ liên kết của các phản lực cơ xuất phát đi oanh kích Cộng sản Bắc Việt
và cái đuôi của nó, mà phe ta thường gọi Việt Cộng ở bên này sông Bến
Hải.
Phi trường dân sự thì cũng bình thường, tương đối nhộn nhịp cấp
Quốc tế.
Quan trọng hơn nữa, là Đà Nẵng có tới nửa tá bãi biển, bao quanh
3/4 chu vi thành phố: Nam Ô, Thanh Bình,Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Non
Nước...tôi kể theo chiều Kim đồng hồ chạy.
Với một tổng số bờ biển như vậy, thì đại chiến hạm đều có thể đến và
đi thong thả bất cứ lúc nào, như du thuyền Mỹ vẫn từng chở bà con đi vãn cảnh
đại dương lâu nay.
Do đó khi nhận định tình hình Tourane ngày xưa hay Đà Nẵng sau này, thì quý vị
chả hề ngạc nhiên:
Pháp vô bờ biển xứ Quảng Nam Đà Nẵng năm 1858,
Mỹ tới bờ biển Nam Ô Đà Nẵng mùa xuân 1965.
Thế là tôi sơ qua một vòng về Đà Nẵng quan trọng theo thiển ý của tôi.
Cái không gian mà cứ tưởng chật hẹp, nhưng tiềm năng vượt trội vô cùng.
Lẽ ra cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐI / QKI của...
tôi có thể oánh địch, tử thủ qua hệ thống hải lục không lực đầy đủ,
nhưng vận nước tan hàng, một cánh én không thể dựng nổi mùa xuân, khiến
phe ta có chút ưu phiền, dang dở...
Đã bắt đầu vào tháng 3 Đà Nẵng 1975, mà cái ngày huý kỵ của dân ở Đà thành là
29, thì lòng dạ lại ngổn ngang trăm mối tơ vò, chúng đánh Đà Nẵng, người dân
chạy loạn dưới làn đạn pháo kích của giặc Cộng.
Mất Đà Nẵng, chao ôi, cái thành phố đã được hiện đại hoá từ trong cuộc chiến
hào hùng, với bao nhiêu chiến công hiển hách của quân nhân VNCH .
Đà Nẵng là cái điểm tựa vững nhất ở miền Nam, là trọng
điểm để tập trung ý chí quyết thắng của các đơn vị bạn và thành phần
cơ hữu QĐI / QKI, bởi vì là phần đất địa đầu giới
tuyến.
Ngoài hình ảnh Đà Nắng là cửa ngõ bắc nam, là cửa sổ ngó ra Trường
Sơn, kèm theo bao nhiêu huyền thoại lịch sử từ các trăm năm trước.
Đà Nẵng oán thù, phiền muộn ngày 29/3 / 1975 như một kẻ bị phụ tình.
Vì tất cả còn đó, nhưng tất cả trầm luân, ưu tư giữa mùa "tháng
ba hoa nở " mà từ ngàn xưa người người ưa ấp ủ hoa rừng, bướm núi, vì
tháng ba đã tan dần gió lạnh, tháng ba đang bắt đầu nắng ấm...
Ai đã từng ở, hay bất ngờ đến Đà Nẵng tháng 3/1975, đúng thời điểm đó,
mới thấy sức thở của mấy lượt triệu dân từ 5 tỉnh và 2 thành phố,
nhét chung vào Đà Nẵng, nghe bức bách, khô khốc làm sao.
Thế mà quân và dân Đà Nẵng vẫn không rời nhau, vẫn che chở cho nhau, vẫn đùm
bọc nhau...
Các cơ sở trong thành phố như chùa chiền, nhà thờ, trường học, các ty, sở,
khách sạn, chợ búa, đều có người tị nạn.
Đã hơn một lần sống dở chết dở vì VIệt Cộng tấn kích "Tết Mậu
Thân1968" lại quá khủng hoảng
"Mùa hè đỏ lửa 1972" giờ nhìn nón cối dép râu, người dân quân
khu I chết khiếp bởi cái nạn "Xã hội chủ nghĩa nghèo mạt, tàn
ác" hoành hành.
Hoá cho nên tất cả đã phải trèo lên nhau để chạy, đạp lên nhau
để...chết, vì tị nạn đông quá.
Nhưng rồi sau ngày 29/3 năm 1975 ấy, lỡ không Nam tiến được, hoặc không
" quy Mã." được, thì lập tức, từng đoàn lại từng đoàn trở về
chốn cũ: đường ta, ta cứ đi, nhà ta, ta cứ về ở chứ đi đâu bây giờ.
Song, Cộng quân cứ tưởng cố chủ ra khơi, kết đoàn Đông tiến rồi, chúng chiếm ngụ,
thế là người dân mất cả chì lẫn chài.
Kinh nghiệm, am tường tư tưởng "kach mệnh" nhất, vẫn là
dân chúng 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên cùng thị xã Huế.
Bởi vẫn từ 2 cuộc tàn sát 1968 và 1972, nên đèo Hải Vân một lần
nữa đông nghẹt khách hồi quy sau cái gọi là giải phóng Đà Nẵng ngày
29/3/1975.
Có điều đường trường Hải Vân lúc ngược về,người nào cũng
buồn tênh, đôi chút bẽ bàng, buồn bực...
Hiện tượng giống như cô gái con nhà lành phải ở đời
với kẻ lỗ mãng, gian tà là bọn CSVN.
Những ngày tháng 3 của tôi xưa kia, là chuỗi kỷ niệm vui tươi, ngày Mai A
xuất hiện trong hồn thơ, mỗi năm viết một bài thơ vào ngày 25/3 đó.
Giờ đây hồn thơ phảng phất nỗi buồn, u hoài ngày tháng, hoá ra
ngày tháng cũng có tâm hồn như người ta.
Khiến người ta có ngày thương, ngày ghét, như tôi đã ghét ngày 29/3 của Đà Nẵng
đương thời, ngày bạo quyền Cộng sản chiếm nó, thành phố biển chan hoà
nắng gió trùng dương thân thương của... tôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TÀN LỬA NGÀY 29/3 - CAO MỴ NHÂN
TÀN LỬA NGÀY 29/3 - CAO
MỴ NHÂN
Quốc lộ 1chạy dọc theo sườn bên phải Đà Nẵng, tính từ bắc vô nam.
Con đường Cẩm Lệ, chặn phía nam thành phố, chạy thẳng, băng ngang quốc lộ
I,là lên núi ...tức hướng tây đô thị được coi như lớn thứ 2 sau Saigon, bởi
tính chất quân sự và kinh tế, là vì:
Đà Nẵng có một sân bay khổng lồ tách biệt quân và dân sự.
Sân bay mà miền nam quen gọi phi trường quân sự Đà Nẵng, có sức chứa hàng vô
vàn tiếng nổ liên kết của các phản lực cơ xuất phát đi oanh kích Cộng sản Bắc Việt
và cái đuôi của nó, mà phe ta thường gọi Việt Cộng ở bên này sông Bến
Hải.
Phi trường dân sự thì cũng bình thường, tương đối nhộn nhịp cấp
Quốc tế.
Quan trọng hơn nữa, là Đà Nẵng có tới nửa tá bãi biển, bao quanh
3/4 chu vi thành phố: Nam Ô, Thanh Bình,Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Non
Nước...tôi kể theo chiều Kim đồng hồ chạy.
Với một tổng số bờ biển như vậy, thì đại chiến hạm đều có thể đến và
đi thong thả bất cứ lúc nào, như du thuyền Mỹ vẫn từng chở bà con đi vãn cảnh
đại dương lâu nay.
Do đó khi nhận định tình hình Tourane ngày xưa hay Đà Nẵng sau này, thì quý vị
chả hề ngạc nhiên:
Pháp vô bờ biển xứ Quảng Nam Đà Nẵng năm 1858,
Mỹ tới bờ biển Nam Ô Đà Nẵng mùa xuân 1965.
Thế là tôi sơ qua một vòng về Đà Nẵng quan trọng theo thiển ý của tôi.
Cái không gian mà cứ tưởng chật hẹp, nhưng tiềm năng vượt trội vô cùng.
Lẽ ra cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐI / QKI của...
tôi có thể oánh địch, tử thủ qua hệ thống hải lục không lực đầy đủ,
nhưng vận nước tan hàng, một cánh én không thể dựng nổi mùa xuân, khiến
phe ta có chút ưu phiền, dang dở...
Đã bắt đầu vào tháng 3 Đà Nẵng 1975, mà cái ngày huý kỵ của dân ở Đà thành là
29, thì lòng dạ lại ngổn ngang trăm mối tơ vò, chúng đánh Đà Nẵng, người dân
chạy loạn dưới làn đạn pháo kích của giặc Cộng.
Mất Đà Nẵng, chao ôi, cái thành phố đã được hiện đại hoá từ trong cuộc chiến
hào hùng, với bao nhiêu chiến công hiển hách của quân nhân VNCH .
Đà Nẵng là cái điểm tựa vững nhất ở miền Nam, là trọng
điểm để tập trung ý chí quyết thắng của các đơn vị bạn và thành phần
cơ hữu QĐI / QKI, bởi vì là phần đất địa đầu giới
tuyến.
Ngoài hình ảnh Đà Nắng là cửa ngõ bắc nam, là cửa sổ ngó ra Trường
Sơn, kèm theo bao nhiêu huyền thoại lịch sử từ các trăm năm trước.
Đà Nẵng oán thù, phiền muộn ngày 29/3 / 1975 như một kẻ bị phụ tình.
Vì tất cả còn đó, nhưng tất cả trầm luân, ưu tư giữa mùa "tháng
ba hoa nở " mà từ ngàn xưa người người ưa ấp ủ hoa rừng, bướm núi, vì
tháng ba đã tan dần gió lạnh, tháng ba đang bắt đầu nắng ấm...
Ai đã từng ở, hay bất ngờ đến Đà Nẵng tháng 3/1975, đúng thời điểm đó,
mới thấy sức thở của mấy lượt triệu dân từ 5 tỉnh và 2 thành phố,
nhét chung vào Đà Nẵng, nghe bức bách, khô khốc làm sao.
Thế mà quân và dân Đà Nẵng vẫn không rời nhau, vẫn che chở cho nhau, vẫn đùm
bọc nhau...
Các cơ sở trong thành phố như chùa chiền, nhà thờ, trường học, các ty, sở,
khách sạn, chợ búa, đều có người tị nạn.
Đã hơn một lần sống dở chết dở vì VIệt Cộng tấn kích "Tết Mậu
Thân1968" lại quá khủng hoảng
"Mùa hè đỏ lửa 1972" giờ nhìn nón cối dép râu, người dân quân
khu I chết khiếp bởi cái nạn "Xã hội chủ nghĩa nghèo mạt, tàn
ác" hoành hành.
Hoá cho nên tất cả đã phải trèo lên nhau để chạy, đạp lên nhau
để...chết, vì tị nạn đông quá.
Nhưng rồi sau ngày 29/3 năm 1975 ấy, lỡ không Nam tiến được, hoặc không
" quy Mã." được, thì lập tức, từng đoàn lại từng đoàn trở về
chốn cũ: đường ta, ta cứ đi, nhà ta, ta cứ về ở chứ đi đâu bây giờ.
Song, Cộng quân cứ tưởng cố chủ ra khơi, kết đoàn Đông tiến rồi, chúng chiếm ngụ,
thế là người dân mất cả chì lẫn chài.
Kinh nghiệm, am tường tư tưởng "kach mệnh" nhất, vẫn là
dân chúng 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên cùng thị xã Huế.
Bởi vẫn từ 2 cuộc tàn sát 1968 và 1972, nên đèo Hải Vân một lần
nữa đông nghẹt khách hồi quy sau cái gọi là giải phóng Đà Nẵng ngày
29/3/1975.
Có điều đường trường Hải Vân lúc ngược về,người nào cũng
buồn tênh, đôi chút bẽ bàng, buồn bực...
Hiện tượng giống như cô gái con nhà lành phải ở đời
với kẻ lỗ mãng, gian tà là bọn CSVN.
Những ngày tháng 3 của tôi xưa kia, là chuỗi kỷ niệm vui tươi, ngày Mai A
xuất hiện trong hồn thơ, mỗi năm viết một bài thơ vào ngày 25/3 đó.
Giờ đây hồn thơ phảng phất nỗi buồn, u hoài ngày tháng, hoá ra
ngày tháng cũng có tâm hồn như người ta.
Khiến người ta có ngày thương, ngày ghét, như tôi đã ghét ngày 29/3 của Đà Nẵng
đương thời, ngày bạo quyền Cộng sản chiếm nó, thành phố biển chan hoà
nắng gió trùng dương thân thương của... tôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)