Văn Học & Nghệ Thuật
TẮT RỒI MỘT TIẾNG SÁO THƠ! _ NGUYỄN NHƠN
TẮT RỒI MỘT TIẾNG SÁO THƠ! _ NGUYỄN NHƠN
À há! Mới mấy bửa trước
Tôi nhắc tên ông trong bài
" Người Đẹp Bình Dương"
Nay ông đã bước về cõi ấy
Lúc tuổi đã 86 kể cũng hay:
"Cô Thẩm vốn học trò Trung học
Lần đầu tiên đi hát, mắc cở, rụt rè
Tô Kiều Ngân phải kềm cặp một bên
Cô cất giọng hát thánh thót"
Bửa nay được tin ông mất
Không biết lấy gì đưa tiển ông
Thôi thì lục bài ca tiền chiến
của một thời xưa cũ tiển ông:
“Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương.
Tơ đàn say đắm quên sầu thương.
Dành tình này cho kẻ khổ đau.
Quên tình xưa thôn nữ chờ mong.”
Nguyễn Nhơn
Tắt rồi một tiếng sáo thơ !
Trước năm 1975, ở miền Nam có hai nghệ sĩ thổi sáo nổi tiếng: Nguyễn Đình Nghĩa và Tô Kiều Ngân. Nguyễn Đình Nghĩa đã mất ở Mỹ (2005), và đến 6 giờ sáng ngày 20.10.2012 đến lượt nghệ sĩ Tô Kiều Ngân qua đời tại TP.HCM.
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Nhắc đến ông, nhiều người nhớ ngay đến bài thơ Giọng Huế nổi tiếng. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo. Giọng ngâm của ông từng chắp cánh cho những bài thơ nổi tiếng trong thi đàn Việt: Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Nguyệt Cầm (Xuân Diệu), Tống biệt hành (Thâm Tâm), Tràng giang (Huy Cận)... Riêng tiếng sáo của Tô Kiều Ngân cũng từng dìu nâng, hòa quyện với các giọng ngâm lừng lẫy một thời: Quách Đàm, Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Hoàng Thư, Quang Minh…
Trước 1975, giọng ngâm và tiếng sáo của Tô Kiều Ngân xuất hiện thường xuyên trên Đài phát thanh Sài Gòn, nơi ông cộng tác với Ban Tao Đàn và chương trình Thi Nhạc Giao Duyên của thi sĩ Đinh Hùng. Năm 1967 Đinh Hùng mất, Tô Kiều Ngân phụ trách Ban Tao Đàn. Tô Kiều Ngân còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, sách biên khảo về Huế: Chuyện Huế ít ai biết, thi phẩm Ngàn năm mây trắng...
“Nhà thơ xứ Huế” (như mọi người vẫn gọi ông) khép mắt ra đi ở tuổi thượng thọ 86. Linh cữu nhà thơ được quàn tại tư gia (57/6/4 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Lễ động quan lúc 9 giờ ngày 22.10. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Hà Đình Nguyên
Bàn ra tán vào (0)
TẮT RỒI MỘT TIẾNG SÁO THƠ! _ NGUYỄN NHƠN
TẮT RỒI MỘT TIẾNG SÁO THƠ! _ NGUYỄN NHƠN
À há! Mới mấy bửa trước
Tôi nhắc tên ông trong bài
" Người Đẹp Bình Dương"
Nay ông đã bước về cõi ấy
Lúc tuổi đã 86 kể cũng hay:
"Cô Thẩm vốn học trò Trung học
Lần đầu tiên đi hát, mắc cở, rụt rè
Tô Kiều Ngân phải kềm cặp một bên
Cô cất giọng hát thánh thót"
Bửa nay được tin ông mất
Không biết lấy gì đưa tiển ông
Thôi thì lục bài ca tiền chiến
của một thời xưa cũ tiển ông:
“Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương.
Tơ đàn say đắm quên sầu thương.
Dành tình này cho kẻ khổ đau.
Quên tình xưa thôn nữ chờ mong.”
Nguyễn Nhơn
Tắt rồi một tiếng sáo thơ !
Trước năm 1975, ở miền Nam có hai nghệ sĩ thổi sáo nổi tiếng: Nguyễn Đình Nghĩa và Tô Kiều Ngân. Nguyễn Đình Nghĩa đã mất ở Mỹ (2005), và đến 6 giờ sáng ngày 20.10.2012 đến lượt nghệ sĩ Tô Kiều Ngân qua đời tại TP.HCM.
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Nhắc đến ông, nhiều người nhớ ngay đến bài thơ Giọng Huế nổi tiếng. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo. Giọng ngâm của ông từng chắp cánh cho những bài thơ nổi tiếng trong thi đàn Việt: Màu tím hoa sim (Hữu Loan), Nguyệt Cầm (Xuân Diệu), Tống biệt hành (Thâm Tâm), Tràng giang (Huy Cận)... Riêng tiếng sáo của Tô Kiều Ngân cũng từng dìu nâng, hòa quyện với các giọng ngâm lừng lẫy một thời: Quách Đàm, Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Hoàng Thư, Quang Minh…
Trước 1975, giọng ngâm và tiếng sáo của Tô Kiều Ngân xuất hiện thường xuyên trên Đài phát thanh Sài Gòn, nơi ông cộng tác với Ban Tao Đàn và chương trình Thi Nhạc Giao Duyên của thi sĩ Đinh Hùng. Năm 1967 Đinh Hùng mất, Tô Kiều Ngân phụ trách Ban Tao Đàn. Tô Kiều Ngân còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, sách biên khảo về Huế: Chuyện Huế ít ai biết, thi phẩm Ngàn năm mây trắng...
“Nhà thơ xứ Huế” (như mọi người vẫn gọi ông) khép mắt ra đi ở tuổi thượng thọ 86. Linh cữu nhà thơ được quàn tại tư gia (57/6/4 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Lễ động quan lúc 9 giờ ngày 22.10. Hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Hà Đình Nguyên