Mỗi Ngày Một Chuyện
THA THIẾT RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
THA THIẾT RONG CHƠI - CAO MỴ
NHÂN
Có người bảo rằng anh cứ ở nhà rị mọ làm bao việc tỉ mỉ vì... công ích, còn
mình thì cứ chạy theo vị thần xúc cảm rong chơi, xong lại trách anh tại
sao không bỏ việc để đi chơi với mình.
Thế anh có biết rằng: chỉ còn không nhiều năm nữa, không nhiều tháng nữa, đôi
khi không nhiều ngày nữa, mình sẽ phải xa anh... vĩnh viễn không?
Đừng nói thế, đừng nói thế, ngay từ buổi gặp đầu, mình đã muốn... xí phần anh,
bởi cái lẽ anh thực lòng lo cho mình nhiều thứ lắm.
Đàn bà thì dù ở đông tây hay kim cổ, đều thích hay là cảm kích, cảm
phục người nào chăm sóc mình, từ những chuyện rất nhỏ.
Đồng thời người đó lại sắn tay áo lên... xây dựng cho đời, tiếp tay giúp thiên
hạ những sự việc, những công trình to lớn, anh rơi vào hình ảnh đó, đến nỗi
mình không thoát khỏi... đam mê.
Mình hay kêu trời quá, có người quen xưa phê phán là tại sao mình không tự làm
cho mình bớt rắc rối tâm tư tình cảm, mà cứ đón nhận những mối tơ vò rối tinh
lên, rồi quay mặt vào tường, âm thầm khóc vì tuyệt vọng chứ.
Ô hay, mình có tuyệt vọng bao giờ đâu. Chỉ là những nét đan thanh của cuộc đời,
cứ đan chéo vào nhau, thành một bức thảm khổng lồ, tự trải rộng đến chân trời, cho
tình anh thả nổi lênh đênh... trên đó.
Hay vẫn tấm thảm càn khôn đó, tự phủ kín...
lòng mình đang mỗi lúc
mỗi rách nát, vì thời gian đang cuốn gần lại những phút giây không còn thư thả,
thảnh thơi giống thủa nào chưa có sự xuất hiện của vị thần xúc cảm, đồng loã hỗ
trợ cuộc tính sầu cho mình mặc sức mơ mộng...
Anh bắt đầu có những thời khắc lạ kỳ. Là nó như một thứ quán tính êm đềm, song
rất ma quái, ấy là anh muốn đợi mình mon men tới gần, rồi đánh thức tâm
hồn mình, để xem mình thực sự đang "bươn chải" tình ý về anh...
tới đâu.
Mình đang đứng trước biển khơi đây, xa tít mù xa, tận cuối đường chân trời
phảng phất một mầu xanh rất khó phân biệt, mầu xanh rêu mờ, đó là thấp
thoáng quê hương... anh.
Thế mình không cùng quê với anh à?
Không, mình mê thích giọng nói rất Huế của anh lắm:
Cả một trời dĩ vãng
Trong giọng nói của anh
Cả cuộc tình lãng đãng
Trôi mau cùng xuân xanh...
Không cùng quê với anh, vì mình có ở đâu, cũng chỉ là... trên mây thôi.
Anh "võ biền", nhưng lại rất hoà nhã:
Anh đang cười nói đấy, âm hưởng thì vui tươi, hoan ca... như mặt trời đang
mọc ở chân mây kia, nhưng hiện tượng lại mang vẻ sót sa, thương hại mình
chứ.
Ánh mắt anh dừng lại ở một... thấp thoáng nào có hình ảnh mình nơi đó.
Vị thần xúc cảm bảo rằng thời nay sao vẫn còn chất lãng mạn của thủa xưa, như
là truyện dịch Mai Nương Lệ Cốt, Tuyết Hồng Lệ Sử ...ở thập niên 30 thế kỷ
trước ngoài Hà Nội vậy.
Bất giác mình xen vào câu chuyện mà cũng có chút biết sơ sơ: Tuyết Hồng Lệ Sử ở
Hà Nội xa xưa.
Số là một buổi trưa nắng rực rỡ kia, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, phu nhân của thi
sĩ Vũ Hoàng Chương đã quá cố, rủ mình đi thăm cụ "Tài tử" Võ An
Đạm, vị anh rể hụt của bà, cư ngụ nơi đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận.
Trên đường về, nữ sĩ ĐinhThi Thục Oanh hỏi mình:
Hồi đi học, Cao Mỵ Nhân có nghe ai nói chuyện Tuyết Hồng Lệ Sử không?
Có chứ, sao chị hỏi em chuyện ấy?
Chị Thục Oanh cười hồn nhiên, như kể lại truyện tiểu thuyết:
Tuyết Hồng là chị kế mình trong gia đình đấy. Hồi đó lâu rồi, hôm sau là chú rể
Võ An Đạm này, em ruột nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, sẽ đưa xe hoa tới nhà
mình để đón cô dâu Tuyết Hồng về làm vợ ông... thì chị Tuyết Hồng nhà mình đã
ra Hồ Tây trầm mình ở đó.
Tôi chỉ kêu được tiếng: "Trời!".
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh có 4 chị em: Loan, Yến, Hồng, Oanh, rồi tới
em trai nổi đình nổi đám trong làng thơ bất hủ của VN, đó là Thi sĩ Đinh Hùng.
Tôi hỏi nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh: tại sao các chị không nói với 2 cụ
thân sinh chuyện riêng của chị Tuyết Hồng?
Nữ sĩ Thục Oanh vẫn hồn nhiên: "Ai mà biết" mấy chữ "ai mà biết"
là lời nói thường xuyên của chị. Chị tiếp:
Ông Võ An Đạm ấy được lắm, mà bà Võ An Đạm hiện nay, cũng được lắm Cao
Mỵ Nhân biết không. Hai người đó cứ xem như chị Tuyết Hồng mình là vợ
trước của ông Võ An Đạm vậy. Ông Đạm đối với nhà mình như một chú rể thiệt thọ
ấy chứ.
Tới đây thì mình không thể... buồn hơn được nữa, vì tình yêu có sâu xa đến mấy,
cũng chỉ là: "đến chết" như bà Tuyết Hồng nêu trên, hầu gây ra một Lệ
Sử, chẳng lợi lộc gì, còn khiến bất cứ ai cũng có thể phiền bực, bất bình... kể
cả anh.
Hơn nữa mình lại... yêu đời hơn yêu... anh, có thể thiên hạ cho là ham
sinh, uý tử, vì lúc nào cũng thấy đời tươi đẹp quá, ý nghĩa quá.
Đó cũng là yếu tố thiết thực, khiến cả anh lẫn mình tha thiết rong chơi, điều
kiện thứ 2 và thứ 3 mà Thượng Đế có nhã ý tặng cho những ai biết đến, cùng
vui vẻ vâng lời Ngài. Như vầy:
1/ Phải có sức khoẻ
2/ Phải có tri âm, tri kỷ
3/ Dưới ánh sáng nhật, nguyệt, phải biết thưởng thức công trình của Tạo Hoá.
4/ Tham gia đại cuộc.
Vị thần xúc cảm gật đầu: cuộc đời được thế là OK đấy.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THA THIẾT RONG CHƠI - CAO MỴ NHÂN
THA THIẾT RONG CHƠI - CAO MỴ
NHÂN
Có người bảo rằng anh cứ ở nhà rị mọ làm bao việc tỉ mỉ vì... công ích, còn
mình thì cứ chạy theo vị thần xúc cảm rong chơi, xong lại trách anh tại
sao không bỏ việc để đi chơi với mình.
Thế anh có biết rằng: chỉ còn không nhiều năm nữa, không nhiều tháng nữa, đôi
khi không nhiều ngày nữa, mình sẽ phải xa anh... vĩnh viễn không?
Đừng nói thế, đừng nói thế, ngay từ buổi gặp đầu, mình đã muốn... xí phần anh,
bởi cái lẽ anh thực lòng lo cho mình nhiều thứ lắm.
Đàn bà thì dù ở đông tây hay kim cổ, đều thích hay là cảm kích, cảm
phục người nào chăm sóc mình, từ những chuyện rất nhỏ.
Đồng thời người đó lại sắn tay áo lên... xây dựng cho đời, tiếp tay giúp thiên
hạ những sự việc, những công trình to lớn, anh rơi vào hình ảnh đó, đến nỗi
mình không thoát khỏi... đam mê.
Mình hay kêu trời quá, có người quen xưa phê phán là tại sao mình không tự làm
cho mình bớt rắc rối tâm tư tình cảm, mà cứ đón nhận những mối tơ vò rối tinh
lên, rồi quay mặt vào tường, âm thầm khóc vì tuyệt vọng chứ.
Ô hay, mình có tuyệt vọng bao giờ đâu. Chỉ là những nét đan thanh của cuộc đời,
cứ đan chéo vào nhau, thành một bức thảm khổng lồ, tự trải rộng đến chân trời, cho
tình anh thả nổi lênh đênh... trên đó.
Hay vẫn tấm thảm càn khôn đó, tự phủ kín...
lòng mình đang mỗi lúc
mỗi rách nát, vì thời gian đang cuốn gần lại những phút giây không còn thư thả,
thảnh thơi giống thủa nào chưa có sự xuất hiện của vị thần xúc cảm, đồng loã hỗ
trợ cuộc tính sầu cho mình mặc sức mơ mộng...
Anh bắt đầu có những thời khắc lạ kỳ. Là nó như một thứ quán tính êm đềm, song
rất ma quái, ấy là anh muốn đợi mình mon men tới gần, rồi đánh thức tâm
hồn mình, để xem mình thực sự đang "bươn chải" tình ý về anh...
tới đâu.
Mình đang đứng trước biển khơi đây, xa tít mù xa, tận cuối đường chân trời
phảng phất một mầu xanh rất khó phân biệt, mầu xanh rêu mờ, đó là thấp
thoáng quê hương... anh.
Thế mình không cùng quê với anh à?
Không, mình mê thích giọng nói rất Huế của anh lắm:
Cả một trời dĩ vãng
Trong giọng nói của anh
Cả cuộc tình lãng đãng
Trôi mau cùng xuân xanh...
Không cùng quê với anh, vì mình có ở đâu, cũng chỉ là... trên mây thôi.
Anh "võ biền", nhưng lại rất hoà nhã:
Anh đang cười nói đấy, âm hưởng thì vui tươi, hoan ca... như mặt trời đang
mọc ở chân mây kia, nhưng hiện tượng lại mang vẻ sót sa, thương hại mình
chứ.
Ánh mắt anh dừng lại ở một... thấp thoáng nào có hình ảnh mình nơi đó.
Vị thần xúc cảm bảo rằng thời nay sao vẫn còn chất lãng mạn của thủa xưa, như
là truyện dịch Mai Nương Lệ Cốt, Tuyết Hồng Lệ Sử ...ở thập niên 30 thế kỷ
trước ngoài Hà Nội vậy.
Bất giác mình xen vào câu chuyện mà cũng có chút biết sơ sơ: Tuyết Hồng Lệ Sử ở
Hà Nội xa xưa.
Số là một buổi trưa nắng rực rỡ kia, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh, phu nhân của thi
sĩ Vũ Hoàng Chương đã quá cố, rủ mình đi thăm cụ "Tài tử" Võ An
Đạm, vị anh rể hụt của bà, cư ngụ nơi đường Nguyễn Minh Chiếu, Phú Nhuận.
Trên đường về, nữ sĩ ĐinhThi Thục Oanh hỏi mình:
Hồi đi học, Cao Mỵ Nhân có nghe ai nói chuyện Tuyết Hồng Lệ Sử không?
Có chứ, sao chị hỏi em chuyện ấy?
Chị Thục Oanh cười hồn nhiên, như kể lại truyện tiểu thuyết:
Tuyết Hồng là chị kế mình trong gia đình đấy. Hồi đó lâu rồi, hôm sau là chú rể
Võ An Đạm này, em ruột nhiếp ảnh gia Võ An Ninh, sẽ đưa xe hoa tới nhà
mình để đón cô dâu Tuyết Hồng về làm vợ ông... thì chị Tuyết Hồng nhà mình đã
ra Hồ Tây trầm mình ở đó.
Tôi chỉ kêu được tiếng: "Trời!".
Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh có 4 chị em: Loan, Yến, Hồng, Oanh, rồi tới
em trai nổi đình nổi đám trong làng thơ bất hủ của VN, đó là Thi sĩ Đinh Hùng.
Tôi hỏi nữ sĩ Đinh thị Thục Oanh: tại sao các chị không nói với 2 cụ
thân sinh chuyện riêng của chị Tuyết Hồng?
Nữ sĩ Thục Oanh vẫn hồn nhiên: "Ai mà biết" mấy chữ "ai mà biết"
là lời nói thường xuyên của chị. Chị tiếp:
Ông Võ An Đạm ấy được lắm, mà bà Võ An Đạm hiện nay, cũng được lắm Cao
Mỵ Nhân biết không. Hai người đó cứ xem như chị Tuyết Hồng mình là vợ
trước của ông Võ An Đạm vậy. Ông Đạm đối với nhà mình như một chú rể thiệt thọ
ấy chứ.
Tới đây thì mình không thể... buồn hơn được nữa, vì tình yêu có sâu xa đến mấy,
cũng chỉ là: "đến chết" như bà Tuyết Hồng nêu trên, hầu gây ra một Lệ
Sử, chẳng lợi lộc gì, còn khiến bất cứ ai cũng có thể phiền bực, bất bình... kể
cả anh.
Hơn nữa mình lại... yêu đời hơn yêu... anh, có thể thiên hạ cho là ham
sinh, uý tử, vì lúc nào cũng thấy đời tươi đẹp quá, ý nghĩa quá.
Đó cũng là yếu tố thiết thực, khiến cả anh lẫn mình tha thiết rong chơi, điều
kiện thứ 2 và thứ 3 mà Thượng Đế có nhã ý tặng cho những ai biết đến, cùng
vui vẻ vâng lời Ngài. Như vầy:
1/ Phải có sức khoẻ
2/ Phải có tri âm, tri kỷ
3/ Dưới ánh sáng nhật, nguyệt, phải biết thưởng thức công trình của Tạo Hoá.
4/ Tham gia đại cuộc.
Vị thần xúc cảm gật đầu: cuộc đời được thế là OK đấy.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)