Mỗi Ngày Một Chuyện
THÂM CUNG THƠ - CAO MỴ NHÂN
THÂM CUNG THƠ - CAO MỴ NHÂN
Sáng nay vui chân theo bạn đến nhà thờ, để có ý gặp Cha, thì lại ...đụng trận
với một nhà thơ nữ khá trẻ, nàng thơ e thua Cao Mỵ Nhân này cả chục tuổi .
Nhà thơ nữ không thích ai gọi là "nàng thơ", thành Cao Mỵ Nhân tạm
đặt "cô thơ" vậy.
Lý do "cô thơ" bảo là: "Thi sĩ nào bất kể nam nữ, đều có một hay
nhiều nàng thơ rồi, huống chi cổ cũng là nhà thơ, gọi "nàng thơ" sẽ
lầm lẫn đấy.
Nên kêu "cô thơ" cho đẹp nhé.
Cô thơ cười thú vị, đoạn mở đầu câu chuyện thơ trong nhà thờ, khiến Cao Mỵ Nhân
chẳng dám nói to, sợ bạn "Bình dân học vụ" của Cao Mỵ Nhân ngồi bên
cạnh, lại tưởng CMN đọc kinh thơ của một đạo mới, "Đạo Thơ" thì khó
được gặp Cha như dự trù.
Câu chuyện thì tầm xoàng thôi, rằng: "Chị ơi, nếu chị biết rằng: ngày xưa
khi mới trăng rằm, đã yêu".
Chu choa, cô thi sĩ định dùng "gậy ông đập lưng ông" đấy à, đó là 2
câu mở đầu bài thơ " Xuân ở chân mây" của Cao Mỵ Nhân mới đăng trên
Hải Ngoại Phiếm Đàm mà.
Cô thơ gật đầu: Em muốn xài thơ chị để hỏi chị điều này, mà chị cũng có viết
trong bài kể về phu nhân thi sĩ Đinh Hùng là "thâm cung bí sử" gì đó.
Vậy chị ơi, trong xã hội thơ, cũng có "thâm cung bí sử" hả?
Ôi chao, đâu phải chỉ chốn vua quan xưa mới có chuyện thâm cung bí sử, mà bất
cứ ngành nghề, sinh hoạt gì ở đời, cũng "thâm cung bí sử" chứ.
Cô thơ nói là vì làm thơ, nên chỉ cần biết "thâm cung bí sử" của quý
thi sĩ nào mà tôi thật chắc chắn quen biết, chớ đừng nói tầm phào, quý vị ấy
giận tới kiếp sau luôn đó.
Đúng là thế, tại muốn biết, chứ kể ra để làm gì cho mất lòng nhau nhỉ?
Tuy nhiên, cũng nói trước để cô thơ hay là: Cao Mỵ Nhân này chủ trương: Với ai
cũng vậy, tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại, từ lâu rồi.
Thế có nhớ câu Tông Tông ...tôi nói:
Đừng nghe những gì Cộng sản nói
Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.
( President Nguyễn Văn Thiệu )
Chúng ta thử vận dụng xem có ...vui vẻ chút nào không nha:
Đừng đọc thơ tình thi sĩ viết
Mà hãy tìm tên người thi sĩ tặng
Không hiểu,có phải chị định nói các nhà thơ nam, nữ đều có những người sẵn sàng
để tặng thơ không, nên mách với khách yêu thơ, là tuy thơ tình cả đấy, nhưng
thi sĩ không chỉ tặng riêng một người chứ gì .
Và cho là nhà thơ không chung thuỷ chẳng hạn .
Thực ra đúng vậy, mà không phải vậy nữa. Như vầy nè: ở giai đoạn nào, và ở tình
huống nào, thi sĩ tặng thơ, hay làm thơ cho ai, thì cả người tặng thơ, lẫn
người được tặng thơ, đều biết điều đó.
Thí dụ: Thi sĩ Hoa Văn, tác giả trên chục cuốn thơ từ hồi nào tới hồi nào, ông
cứ việc lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu cho tứ tung quý vị thân tình hay
không thân tình cũng được ...
Thỉnh thoảng có bài viết tặng hiền thê ông, đặc biệt ông có bài thơ viết năm
ngoái, với cái tựa "Tôn Phong", trong đó nhà thơ Hoa Văn " phong
Thánh " cho hiền thê ông. Chính tôi đã nghiêng mình kính cẩn trước sự kiện
này.
Thế mà nửa năm sau, ông có tập thơ kế tiếp, trong đó " ngài " lại
viết hai chục bài thủ thỉ, thao thức vì một
mối tình trong mộng, hoá cho nên thi sĩ thường tự tạo cho mình những trái
ngang, đau khổ .
Nhưng nếu không có những éo le, sầu khổ thì làm sao viết được thơ đây?
Tôi là phụ nữ làm thơ, thơ tình Cao Mỵ Nhân còn "vong mạng" hơn nữa.
Cách đây 52 năm, tức năm 1965, tôi có bài thơ 6x8, ngắn thôi, trong đó có 2
câu, và vì 2 câu này, mà mất trắng một tình bạn từ thủa niên thiếu.
Số là tôi với Bê cùng học cán sự xã hội, sau đó tôi làm trưởng phòng xã hội
QĐI/QKI ở Đà Nẵng, còn Bê làm trưởng phòng xã hội QĐII/QKII ở Pleiku. Chúng tôi
đều có gia đình, trẻ trung, son sắt...
Chồng Bê là đại uý Chi đoàn trưởng Thiết giáp, còn ông xã tôi dân sự.
Một buổi khuya kia, ban Tao Đàn giới thiệu bài thơ của tôi, có 2 câu... định
mạng, thế này:
Tôi không yêu chỉ riêng mình
Thì xin đừng nói chung tình với nhau ...
Thế là phu quân Bê hét tướng lên: "Bạn cô đó hả, chắc cô cũng giống Cao Mỵ
Nhân thôi, vậy đừng có trách tôi nha, đâu có yêu chỉ riêng mình, để mà đòi hỏi
tôi phải trung thành chớ."
Bê điện thoại cho tôi một cách vừa buồn, vừa giận:
"Mỵ mày biết tính ông T nhà tao rồi, đủ thứ hào hoa, bồ bịch tứ tung, thế
mà còn tức thơ mày không chung thuỷ, sao mày để Tao Đàn ngâm bài thơ ấy, lỡ ông
xã mày nghe thì sao?"
Tôi phải xin lỗi Bê, bài thơ đó trong tập "Thơ Mỵ" do Thế Phong
xuất bản, chứ có tự gởi Tao Đàn đâu. Còn tập "Thơ Mỵ 1961" đó, tôi có
dám... bưng về nhà chồng đâu.
Có người đã hỏi: "Thế Mỵ làm thơ trả lời ai vậy?"
Xin thưa, không trả lời dứt khoát ai cả, chỉ vì Cao Mỵ Nhân hồi đó, không hay
chưa thực sự muốn bị ràng buộc, nên viết thế cho yên thôi.
Phải kể chuyện mình ra, để bênh vực mấy ông bà thơ là: phải có những bài tình
tang như thế, mới có ...tiểu phẩm được chứ.
Cô thơ nêu trên lắc đầu: có 2 điều rõ ràng lắm chị có đồng ý không ? Đó là thơ
viết riêng cho một nội dung nào, thứ hai là thơ tình quyết đoán với những tập
thơ chỉ viết riêng cho một người nào đó, nên không thể gọi là không chung thuỷ
được.
Đúng rồi, có những tác giả chỉ thuần viết cho một vấn đề được đặt ra, thí dụ:
Lửa Từ Bi, Truyền Thuyết sông Mekong... và hiện tại là liên tập thơ Một Thời
Lưu Vong của thi sĩ đấu tranh chống Cộng sản Hồ Công Tâm
chẳng hạn.
Còn thơ tình viết riêng cho một người, toàn tập, thì nhiều tác giả lắm, Cao Mỵ
Nhân cũng thuộc góc thơ này, mỗi tập thơ viết riêng cho một người thuộc giai
đoạn đó.
Thí dụ: Áo Mầu Xanh tặng nữ sĩ Uyển Hương (đã quá cố), Đưa Người Tình Đi Tu,
Sau Cuộc Chiến vv... Mới nhất là Nhịp Tim Thơ, cứ mỗi tập thơ là một
nhân vật hiện diện thực sự trong đời mình.
Thi sĩ cố hữu Trần Dạ Từ viết "Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao
người? " chỉ có một bài thôi, ông ta hỏi ai đó đi qua đời ông, mà không
nhớ gì sao.
Tôi thì biết chắc là ai sau này cũng nhớ nhớ, quên quên... nên cao hứng viết y
một tập, để cả người viết là mình, lẫn người trong thơ và người đọc thơ... biết
ngay mình viết về ai, có phải đơn giản và... rõ ràng không nào ?
Cô thơ ngẫm nghĩ: như vậy là viết tiểu thuyết bằng thơ rồi, nhưng phải làm được
nhiều thơ cơ.
Đúng vậy, nếu chỉ làm nhiều mà không... chia loại ra thì cũng chán lắm.
Cô thơ "phỏng vấn" tôi, một câu thôi: Chị cũng có trên 10 tập thơ
rồi, vậy có "thâm cung bí sử" thơ gì không?
"Thâm cung bí sử" là nói cho có vẻ... huyền bí chơi, chứ thơ ca thì
có gì phải dấu diếm đâu.
Thế nên, cách đây nhiều năm, có một bà bạn lớn tuổi ở Houston đi dự "Ra
mắt thơ" của Cao Mỵ Nhân, bà thỉnh một lúc 3 tập thơ CMN sau đây:
Đưa người tình đi tu
Lãng đãng vào thu
Quán thơ tháng ngày còn lại
Bà đọc xong rồi, vì thơ thấp thoáng trên trang sách, không dày đặc chữ, nên bà
đọc liền tù tì, hết sạch 3 tập trong một đêm.
Xong xuôi, bà giận tôi luôn.
Có điều gì không vừa ý độc giả là chuyện rất thường nghe, nhưng vì bà ấy còn là
bạn mình, nên bà phone hỏi:
"Này Mỵ Nhân cho biết đi, tại sao mỗi tập thơ có một hình ảnh khác nhau
vậy?
Là vì mỗi tập viết cho một người.
Tại sao vậy, nó giống như những cuốn tiểu thuyết bằng thơ...
Quả là mỗi cuốn thơ là một câu chuyện... đời em.
Bà độc giả thơ đó không bằng lòng: Nhà văn có quyền tưởng tượng,hư cấu, hay
thực đi nữa, vẫn là chuyện của nhà văn.
Còn thơ thì không được, xưa nay người ta nghĩ thơ là thực và nếu đòi thơ phải
thực, thì lại rơi vào tình cảnh tham lam, tình cảm vưong vãi nhiều...
Song, như trên đã trình bày, một thi sĩ có một hay nhiều nàng thơ, là để làm
thơ thôi, nhưng giây phút viết những bài thơ lại rất thật.
Chính vì thật mà người làm thơ bị xem như mơ màng quá, than mây khóc gió, viển
vông, không thực tế...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THÂM CUNG THƠ - CAO MỴ NHÂN
THÂM CUNG THƠ - CAO MỴ NHÂN
Sáng nay vui chân theo bạn đến nhà thờ, để có ý gặp Cha, thì lại ...đụng trận
với một nhà thơ nữ khá trẻ, nàng thơ e thua Cao Mỵ Nhân này cả chục tuổi .
Nhà thơ nữ không thích ai gọi là "nàng thơ", thành Cao Mỵ Nhân tạm
đặt "cô thơ" vậy.
Lý do "cô thơ" bảo là: "Thi sĩ nào bất kể nam nữ, đều có một hay
nhiều nàng thơ rồi, huống chi cổ cũng là nhà thơ, gọi "nàng thơ" sẽ
lầm lẫn đấy.
Nên kêu "cô thơ" cho đẹp nhé.
Cô thơ cười thú vị, đoạn mở đầu câu chuyện thơ trong nhà thờ, khiến Cao Mỵ Nhân
chẳng dám nói to, sợ bạn "Bình dân học vụ" của Cao Mỵ Nhân ngồi bên
cạnh, lại tưởng CMN đọc kinh thơ của một đạo mới, "Đạo Thơ" thì khó
được gặp Cha như dự trù.
Câu chuyện thì tầm xoàng thôi, rằng: "Chị ơi, nếu chị biết rằng: ngày xưa
khi mới trăng rằm, đã yêu".
Chu choa, cô thi sĩ định dùng "gậy ông đập lưng ông" đấy à, đó là 2
câu mở đầu bài thơ " Xuân ở chân mây" của Cao Mỵ Nhân mới đăng trên
Hải Ngoại Phiếm Đàm mà.
Cô thơ gật đầu: Em muốn xài thơ chị để hỏi chị điều này, mà chị cũng có viết
trong bài kể về phu nhân thi sĩ Đinh Hùng là "thâm cung bí sử" gì đó.
Vậy chị ơi, trong xã hội thơ, cũng có "thâm cung bí sử" hả?
Ôi chao, đâu phải chỉ chốn vua quan xưa mới có chuyện thâm cung bí sử, mà bất
cứ ngành nghề, sinh hoạt gì ở đời, cũng "thâm cung bí sử" chứ.
Cô thơ nói là vì làm thơ, nên chỉ cần biết "thâm cung bí sử" của quý
thi sĩ nào mà tôi thật chắc chắn quen biết, chớ đừng nói tầm phào, quý vị ấy
giận tới kiếp sau luôn đó.
Đúng là thế, tại muốn biết, chứ kể ra để làm gì cho mất lòng nhau nhỉ?
Tuy nhiên, cũng nói trước để cô thơ hay là: Cao Mỵ Nhân này chủ trương: Với ai
cũng vậy, tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại, từ lâu rồi.
Thế có nhớ câu Tông Tông ...tôi nói:
Đừng nghe những gì Cộng sản nói
Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.
( President Nguyễn Văn Thiệu )
Chúng ta thử vận dụng xem có ...vui vẻ chút nào không nha:
Đừng đọc thơ tình thi sĩ viết
Mà hãy tìm tên người thi sĩ tặng
Không hiểu,có phải chị định nói các nhà thơ nam, nữ đều có những người sẵn sàng
để tặng thơ không, nên mách với khách yêu thơ, là tuy thơ tình cả đấy, nhưng
thi sĩ không chỉ tặng riêng một người chứ gì .
Và cho là nhà thơ không chung thuỷ chẳng hạn .
Thực ra đúng vậy, mà không phải vậy nữa. Như vầy nè: ở giai đoạn nào, và ở tình
huống nào, thi sĩ tặng thơ, hay làm thơ cho ai, thì cả người tặng thơ, lẫn
người được tặng thơ, đều biết điều đó.
Thí dụ: Thi sĩ Hoa Văn, tác giả trên chục cuốn thơ từ hồi nào tới hồi nào, ông
cứ việc lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu cho tứ tung quý vị thân tình hay
không thân tình cũng được ...
Thỉnh thoảng có bài viết tặng hiền thê ông, đặc biệt ông có bài thơ viết năm
ngoái, với cái tựa "Tôn Phong", trong đó nhà thơ Hoa Văn " phong
Thánh " cho hiền thê ông. Chính tôi đã nghiêng mình kính cẩn trước sự kiện
này.
Thế mà nửa năm sau, ông có tập thơ kế tiếp, trong đó " ngài " lại
viết hai chục bài thủ thỉ, thao thức vì một
mối tình trong mộng, hoá cho nên thi sĩ thường tự tạo cho mình những trái
ngang, đau khổ .
Nhưng nếu không có những éo le, sầu khổ thì làm sao viết được thơ đây?
Tôi là phụ nữ làm thơ, thơ tình Cao Mỵ Nhân còn "vong mạng" hơn nữa.
Cách đây 52 năm, tức năm 1965, tôi có bài thơ 6x8, ngắn thôi, trong đó có 2
câu, và vì 2 câu này, mà mất trắng một tình bạn từ thủa niên thiếu.
Số là tôi với Bê cùng học cán sự xã hội, sau đó tôi làm trưởng phòng xã hội
QĐI/QKI ở Đà Nẵng, còn Bê làm trưởng phòng xã hội QĐII/QKII ở Pleiku. Chúng tôi
đều có gia đình, trẻ trung, son sắt...
Chồng Bê là đại uý Chi đoàn trưởng Thiết giáp, còn ông xã tôi dân sự.
Một buổi khuya kia, ban Tao Đàn giới thiệu bài thơ của tôi, có 2 câu... định
mạng, thế này:
Tôi không yêu chỉ riêng mình
Thì xin đừng nói chung tình với nhau ...
Thế là phu quân Bê hét tướng lên: "Bạn cô đó hả, chắc cô cũng giống Cao Mỵ
Nhân thôi, vậy đừng có trách tôi nha, đâu có yêu chỉ riêng mình, để mà đòi hỏi
tôi phải trung thành chớ."
Bê điện thoại cho tôi một cách vừa buồn, vừa giận:
"Mỵ mày biết tính ông T nhà tao rồi, đủ thứ hào hoa, bồ bịch tứ tung, thế
mà còn tức thơ mày không chung thuỷ, sao mày để Tao Đàn ngâm bài thơ ấy, lỡ ông
xã mày nghe thì sao?"
Tôi phải xin lỗi Bê, bài thơ đó trong tập "Thơ Mỵ" do Thế Phong
xuất bản, chứ có tự gởi Tao Đàn đâu. Còn tập "Thơ Mỵ 1961" đó, tôi có
dám... bưng về nhà chồng đâu.
Có người đã hỏi: "Thế Mỵ làm thơ trả lời ai vậy?"
Xin thưa, không trả lời dứt khoát ai cả, chỉ vì Cao Mỵ Nhân hồi đó, không hay
chưa thực sự muốn bị ràng buộc, nên viết thế cho yên thôi.
Phải kể chuyện mình ra, để bênh vực mấy ông bà thơ là: phải có những bài tình
tang như thế, mới có ...tiểu phẩm được chứ.
Cô thơ nêu trên lắc đầu: có 2 điều rõ ràng lắm chị có đồng ý không ? Đó là thơ
viết riêng cho một nội dung nào, thứ hai là thơ tình quyết đoán với những tập
thơ chỉ viết riêng cho một người nào đó, nên không thể gọi là không chung thuỷ
được.
Đúng rồi, có những tác giả chỉ thuần viết cho một vấn đề được đặt ra, thí dụ:
Lửa Từ Bi, Truyền Thuyết sông Mekong... và hiện tại là liên tập thơ Một Thời
Lưu Vong của thi sĩ đấu tranh chống Cộng sản Hồ Công Tâm
chẳng hạn.
Còn thơ tình viết riêng cho một người, toàn tập, thì nhiều tác giả lắm, Cao Mỵ
Nhân cũng thuộc góc thơ này, mỗi tập thơ viết riêng cho một người thuộc giai
đoạn đó.
Thí dụ: Áo Mầu Xanh tặng nữ sĩ Uyển Hương (đã quá cố), Đưa Người Tình Đi Tu,
Sau Cuộc Chiến vv... Mới nhất là Nhịp Tim Thơ, cứ mỗi tập thơ là một
nhân vật hiện diện thực sự trong đời mình.
Thi sĩ cố hữu Trần Dạ Từ viết "Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao
người? " chỉ có một bài thôi, ông ta hỏi ai đó đi qua đời ông, mà không
nhớ gì sao.
Tôi thì biết chắc là ai sau này cũng nhớ nhớ, quên quên... nên cao hứng viết y
một tập, để cả người viết là mình, lẫn người trong thơ và người đọc thơ... biết
ngay mình viết về ai, có phải đơn giản và... rõ ràng không nào ?
Cô thơ ngẫm nghĩ: như vậy là viết tiểu thuyết bằng thơ rồi, nhưng phải làm được
nhiều thơ cơ.
Đúng vậy, nếu chỉ làm nhiều mà không... chia loại ra thì cũng chán lắm.
Cô thơ "phỏng vấn" tôi, một câu thôi: Chị cũng có trên 10 tập thơ
rồi, vậy có "thâm cung bí sử" thơ gì không?
"Thâm cung bí sử" là nói cho có vẻ... huyền bí chơi, chứ thơ ca thì
có gì phải dấu diếm đâu.
Thế nên, cách đây nhiều năm, có một bà bạn lớn tuổi ở Houston đi dự "Ra
mắt thơ" của Cao Mỵ Nhân, bà thỉnh một lúc 3 tập thơ CMN sau đây:
Đưa người tình đi tu
Lãng đãng vào thu
Quán thơ tháng ngày còn lại
Bà đọc xong rồi, vì thơ thấp thoáng trên trang sách, không dày đặc chữ, nên bà
đọc liền tù tì, hết sạch 3 tập trong một đêm.
Xong xuôi, bà giận tôi luôn.
Có điều gì không vừa ý độc giả là chuyện rất thường nghe, nhưng vì bà ấy còn là
bạn mình, nên bà phone hỏi:
"Này Mỵ Nhân cho biết đi, tại sao mỗi tập thơ có một hình ảnh khác nhau
vậy?
Là vì mỗi tập viết cho một người.
Tại sao vậy, nó giống như những cuốn tiểu thuyết bằng thơ...
Quả là mỗi cuốn thơ là một câu chuyện... đời em.
Bà độc giả thơ đó không bằng lòng: Nhà văn có quyền tưởng tượng,hư cấu, hay
thực đi nữa, vẫn là chuyện của nhà văn.
Còn thơ thì không được, xưa nay người ta nghĩ thơ là thực và nếu đòi thơ phải
thực, thì lại rơi vào tình cảnh tham lam, tình cảm vưong vãi nhiều...
Song, như trên đã trình bày, một thi sĩ có một hay nhiều nàng thơ, là để làm
thơ thôi, nhưng giây phút viết những bài thơ lại rất thật.
Chính vì thật mà người làm thơ bị xem như mơ màng quá, than mây khóc gió, viển
vông, không thực tế...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)