Tham Khảo
THEO DÒNG LỊCH SỬ PARIS 1/7 VÀ NEWYORK 9/11
Trong buổi gặp gỡ với nhà báo Katie Couric hôm thứ Hai 12-1-2015, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, lên tiếng bảo vệ sự từ chối tham dự cuộc biểu tình do chính phủ Pháp tổ chức tại Paris
http://www.diendantheky.net/2015/01/ao-nhu-theo-dong-lich-su-paris-17-va.html
Trong buổi gặp gỡ với nhà báo Katie Couric hôm thứ Hai 12-1-2015, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, lên tiếng bảo vệ sự từ chối tham dự cuộc biểu tình do chính phủ Pháp tổ chức tại Paris, của đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama là đúng. Theo ngài Jimmy Carter, mặc dầu cuộc biểu tình xuống đường được chính phủ Pháp tổ chức qui mô với sự tham dự của hơn 2 triệu người Pháp và thân Pháp trong đó có cả 40 nhà lãnh đạo của các quốc gia cùng khắp 5 châu lục, nhưng xét về khía cạnh an ninh nhất là an ninh cá nhân bảo vệ các vị lãnh đạo các quốc gia không được bảo đảm, thiếu an toàn. Nguyên tổng thống Mỹ, Jimmy Carter, cũng cảnh báo chính phủ Pháp đã bất lực không thể ngăn ngừa và triệt hạ cuộc tấn công của bọn khủng bố vào tòa nhà của Tuần báo biếm họa Charlie Hebdo ngay tại trung tâm Paris của Pháp hôm thứ Tư ngày 7 tháng 1 tuần vừa rồi. Qua kinh nghiệm sự cố 9/11 tại New York, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, mạnh dạn cho rằng không dễ gì nước Pháp cũng như chúng ta có thể ngăn chận hoặc triệt hạ âm mưu khủng bố trên nước Pháp, trên nước Mỹ, trên toàn khắp thế giới trong một sớm một chiều. Ông hy vọng chúng ta sẽ kiện toàn kỹ năng và chiến thuật chống khủng bố hiệu năng hơn trong tương lai.
Hơn thế nữa, dựa trên kinh nghiệm bản thân của ông đã từng là Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Obama và gia đình vừa trở về Hoa Thịnh Đốn sau hơn một tuần lễ nghỉ hè, công việc rất bề bộn, phải giải quyết cơ man nào hồ sơ chồng chất, còn đâu thì giờ để đi tham dự biểu tình như các vị lãnh đạo của các quốc gia khác. Do đó ngài Jimmy Carter cho rằng nếu có chính phủ nào hay ai đó lên tiếng phàn nàn Tổng thống Obama không trực tiếp tham dự biểu tình xuống đường tại Paris, đều là không hợp lý, không đáng để người Mỹ chúng ta quan tâm.
Trong thực tế, hôm 9/Jan, trong buổi họp báo tại thành phố Knoxville, Tenessee, Tổng thống Obama có phát biểu nước Pháp là một đồng minh cố cựu lâu đời của Mỹ, do đó chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn hậu thuẫn và tiếp tục hỗ trợ Pháp trong hiện tại cũng như trong tương lai “I want the people of France to know that the United States stands with you today, stands with you tomorrow.” Trong buổi đến thăm và chia sẻ với toà đại sứ Pháp tại Washington, Tổng thống Obama có ghi trong sổ lưu niệm khẩu hiệu “Vive la France”-(Nước Pháp muôn năm)! Tuy nhiên ông từ chối tham dự buổi lễ biểu tình xuống đường tại Paris.
Ngay sau khi lời phát biểu trên của Tổng thống Obama được phát tán trên các trang mạng thế giới, nhất là tại Mỹ, đã gây ra không ít có người phản ứng không tốt về thái độ khước từ tham gia biểu tình tại Pháp của Tổng thống Obama. Sau khi nghe lời giải thích hợp lý của nguyên Tổng thống Jimmy Carter, hy vọng những người này sẽ nhận ra được sự sai trái trong thái độ phản ứng của họ. Nhất là, liền sau khi nguyên Tổng thống Jimmy Carter phát biểu, người phát ngôn Bạch Ốc, Josh Earnest, có nêu lên nhận xét như sau: Đúng theo tình hữu nghị giữa Paris và Washington thì ít ra Bạch Ốc sẽ phải gửi một quan chức cấp cao, đại diện đến góp mặt tham dự cuộc biểu tình xuống đường tại Paris. Nhưng hiềm vì vào giờ chót chúng tôi nhận thấy rằng an ninh không được thật sự bảo đảm, do đó việc gửi một quan chức cao cấp của Bạch Cung đại diện tham dự không thể thực hiện được.
Qua sự cố 9/11 nước Mỹ chúng ta chịu đựng mất mát đau thương vô tận, to lớn hơn nhiều so với biến cố 1/7-Charlie Hebdo-của Pháp. Tháp Đôi-Trung Tâm Mậu Dịch Thế giới- World Trade Center-WTC-ở New York bị đánh sập một cách tàn bạo, chôn vùi hơn 2000 sinh mạng, những chuyên viên cao cấp Tài chánh Kinh tế của Mỹ, một vốn lớn chất xám mà nước Mỹ đầu tư qua nhiều thập kỷ mới có được. Tuy nhiên vụ tấn công này gây ra những phản ứng khác nhau trên nền chính trị thế giới. Phần nhiều các chính phủ và các phương tiện truyền thông trên toàn cầu lên án gây gắt hành động khủng bố. Báo Pháp Le Monde tóm lược thái độ đồng cảm quốc tế với hàng tít lớn: “Ngày hôm nay tất cả chúng ta đều là người Mỹ ”. Tổng thống đương nhiệm của Pháp lúc ấy, Jacques Chirac, đã thân chinh đến New York để chia sẻ với nhân dân và chính phủ Mỹ, trong lúc hàng triệu người trên thế giới tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân. Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia Trung Đông đều lên tiếng kết án vụ tấn công ngoại trừ chính phủ Iraq lúc ấy, và chính quyền Palestine lại ăn mừng sự kiện này. Hôm nay đại diện chính phủ Palestin và Iraq đều có mặt trong cuộc biểu tình xuống đường tại Paris. Mặt khác chúng ta phải nhìn nhận phản ứng của một số quốc gia trên thế giới ngay cả tại châu Âu, vùng đất của những đồng minh cố cựu của Mỹ, thiếu tích cực nhiệt tình, chia sẻ hờ hững, nếu không muốn nói là họ có thái độ dửng dưng.
Nhìn vào những bức hình biểu tình xuống đường tại Paris trong những ngày qua của hơn 2 triệu người với hình ảnh của 40 nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới Thủ tuớng Đức Chancelor Angela Merkel, Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameron, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu… họ tay trong tay, đi ngay hàng đầu hô to khẩu hiệu đoàn kết, hỗ trợ nước Pháp và lên án hành động khủng bố và đồng thanh hộ to khẩu hiệu đầy thách thức: ”Je suis Charlie Hebdo”…
Là người Mỹ, chúng ta nhìn vào hình ảnh này ai cũng phải cảm nhận sự thiếu vắng nào đó về cảm tính của một số quốc gia đồng minh của Mỹ qua sự cố 9/11. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy vị Tổng thống Mỹ vào lúc ấy, George W.Bush, sau sự cố 9/11, đứng trên đất nước châu Âu tại Berlin đã lên tiếng kêu gọi đầy phẫn nộ các đồng minh của Mỹ: “You are either with us or against us”. Có lẽ cũng vì thế mà tổng thống Obama không ngần ngại khước từ tham dự biểu tình tại Paris và nguyên Tổng thống Jimmy Carter mạnh dạn hỗ trợ sự khước từ này của tống thống Obama. Trong lúc đó tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Obama sẽ Chủ tọa một cuộc họp quốc tế với sự tham dự của nhiều quốc gia trên thế với chủ đề: Thống nhất thế giới trong quyết tâm tận diệt tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda, triệt hạ phần tử quá khích Hồi giáo, IS tại Trung, Cận Đông và toàn cầu.
Thiết nghĩ, ngồi vào ghế Chủ tọa buổi họp quốc tế như miêu tả ở trên, mới thật sự thích nghi và xứng tầm dành cho Tổng thống Barack Obama, nhà lãnh đạo thế giới, người đã thành công vực dậy nền kinh tế Mỹ hôm nay./.
Đào Như
Oak park.Ill. USA
Jan-13-2015
CHÚ THÍCH VỀ NGUỒN
Tất cả dữ kiện trong bài viết trên đều dựa theo thông tin của websites sau đây:
Obama won’t attend Paris march
Jimmy Carter defends Obama over missing Paris rally
http://news.yahoo.com/katie-couric-interviews-former-president-jimmy-carter-200847726.htmlhttp://www.diendantheky.net/2015/01/ao-nhu-theo-dong-lich-su-paris-17-va.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
THEO DÒNG LỊCH SỬ PARIS 1/7 VÀ NEWYORK 9/11
Trong buổi gặp gỡ với nhà báo Katie Couric hôm thứ Hai 12-1-2015, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, lên tiếng bảo vệ sự từ chối tham dự cuộc biểu tình do chính phủ Pháp tổ chức tại Paris
Trong buổi gặp gỡ với nhà báo Katie Couric hôm thứ Hai 12-1-2015, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, lên tiếng bảo vệ sự từ chối tham dự cuộc biểu tình do chính phủ Pháp tổ chức tại Paris, của đương nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama là đúng. Theo ngài Jimmy Carter, mặc dầu cuộc biểu tình xuống đường được chính phủ Pháp tổ chức qui mô với sự tham dự của hơn 2 triệu người Pháp và thân Pháp trong đó có cả 40 nhà lãnh đạo của các quốc gia cùng khắp 5 châu lục, nhưng xét về khía cạnh an ninh nhất là an ninh cá nhân bảo vệ các vị lãnh đạo các quốc gia không được bảo đảm, thiếu an toàn. Nguyên tổng thống Mỹ, Jimmy Carter, cũng cảnh báo chính phủ Pháp đã bất lực không thể ngăn ngừa và triệt hạ cuộc tấn công của bọn khủng bố vào tòa nhà của Tuần báo biếm họa Charlie Hebdo ngay tại trung tâm Paris của Pháp hôm thứ Tư ngày 7 tháng 1 tuần vừa rồi. Qua kinh nghiệm sự cố 9/11 tại New York, nguyên Tổng thống Hoa Kỳ, Jimmy Carter, mạnh dạn cho rằng không dễ gì nước Pháp cũng như chúng ta có thể ngăn chận hoặc triệt hạ âm mưu khủng bố trên nước Pháp, trên nước Mỹ, trên toàn khắp thế giới trong một sớm một chiều. Ông hy vọng chúng ta sẽ kiện toàn kỹ năng và chiến thuật chống khủng bố hiệu năng hơn trong tương lai.
Hơn thế nữa, dựa trên kinh nghiệm bản thân của ông đã từng là Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Obama và gia đình vừa trở về Hoa Thịnh Đốn sau hơn một tuần lễ nghỉ hè, công việc rất bề bộn, phải giải quyết cơ man nào hồ sơ chồng chất, còn đâu thì giờ để đi tham dự biểu tình như các vị lãnh đạo của các quốc gia khác. Do đó ngài Jimmy Carter cho rằng nếu có chính phủ nào hay ai đó lên tiếng phàn nàn Tổng thống Obama không trực tiếp tham dự biểu tình xuống đường tại Paris, đều là không hợp lý, không đáng để người Mỹ chúng ta quan tâm.
Trong thực tế, hôm 9/Jan, trong buổi họp báo tại thành phố Knoxville, Tenessee, Tổng thống Obama có phát biểu nước Pháp là một đồng minh cố cựu lâu đời của Mỹ, do đó chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn hậu thuẫn và tiếp tục hỗ trợ Pháp trong hiện tại cũng như trong tương lai “I want the people of France to know that the United States stands with you today, stands with you tomorrow.” Trong buổi đến thăm và chia sẻ với toà đại sứ Pháp tại Washington, Tổng thống Obama có ghi trong sổ lưu niệm khẩu hiệu “Vive la France”-(Nước Pháp muôn năm)! Tuy nhiên ông từ chối tham dự buổi lễ biểu tình xuống đường tại Paris.
Ngay sau khi lời phát biểu trên của Tổng thống Obama được phát tán trên các trang mạng thế giới, nhất là tại Mỹ, đã gây ra không ít có người phản ứng không tốt về thái độ khước từ tham gia biểu tình tại Pháp của Tổng thống Obama. Sau khi nghe lời giải thích hợp lý của nguyên Tổng thống Jimmy Carter, hy vọng những người này sẽ nhận ra được sự sai trái trong thái độ phản ứng của họ. Nhất là, liền sau khi nguyên Tổng thống Jimmy Carter phát biểu, người phát ngôn Bạch Ốc, Josh Earnest, có nêu lên nhận xét như sau: Đúng theo tình hữu nghị giữa Paris và Washington thì ít ra Bạch Ốc sẽ phải gửi một quan chức cấp cao, đại diện đến góp mặt tham dự cuộc biểu tình xuống đường tại Paris. Nhưng hiềm vì vào giờ chót chúng tôi nhận thấy rằng an ninh không được thật sự bảo đảm, do đó việc gửi một quan chức cao cấp của Bạch Cung đại diện tham dự không thể thực hiện được.
Qua sự cố 9/11 nước Mỹ chúng ta chịu đựng mất mát đau thương vô tận, to lớn hơn nhiều so với biến cố 1/7-Charlie Hebdo-của Pháp. Tháp Đôi-Trung Tâm Mậu Dịch Thế giới- World Trade Center-WTC-ở New York bị đánh sập một cách tàn bạo, chôn vùi hơn 2000 sinh mạng, những chuyên viên cao cấp Tài chánh Kinh tế của Mỹ, một vốn lớn chất xám mà nước Mỹ đầu tư qua nhiều thập kỷ mới có được. Tuy nhiên vụ tấn công này gây ra những phản ứng khác nhau trên nền chính trị thế giới. Phần nhiều các chính phủ và các phương tiện truyền thông trên toàn cầu lên án gây gắt hành động khủng bố. Báo Pháp Le Monde tóm lược thái độ đồng cảm quốc tế với hàng tít lớn: “Ngày hôm nay tất cả chúng ta đều là người Mỹ ”. Tổng thống đương nhiệm của Pháp lúc ấy, Jacques Chirac, đã thân chinh đến New York để chia sẻ với nhân dân và chính phủ Mỹ, trong lúc hàng triệu người trên thế giới tổ chức thắp nến tưởng niệm nạn nhân. Hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia Trung Đông đều lên tiếng kết án vụ tấn công ngoại trừ chính phủ Iraq lúc ấy, và chính quyền Palestine lại ăn mừng sự kiện này. Hôm nay đại diện chính phủ Palestin và Iraq đều có mặt trong cuộc biểu tình xuống đường tại Paris. Mặt khác chúng ta phải nhìn nhận phản ứng của một số quốc gia trên thế giới ngay cả tại châu Âu, vùng đất của những đồng minh cố cựu của Mỹ, thiếu tích cực nhiệt tình, chia sẻ hờ hững, nếu không muốn nói là họ có thái độ dửng dưng.
Nhìn vào những bức hình biểu tình xuống đường tại Paris trong những ngày qua của hơn 2 triệu người với hình ảnh của 40 nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới Thủ tuớng Đức Chancelor Angela Merkel, Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameron, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu… họ tay trong tay, đi ngay hàng đầu hô to khẩu hiệu đoàn kết, hỗ trợ nước Pháp và lên án hành động khủng bố và đồng thanh hộ to khẩu hiệu đầy thách thức: ”Je suis Charlie Hebdo”…
Là người Mỹ, chúng ta nhìn vào hình ảnh này ai cũng phải cảm nhận sự thiếu vắng nào đó về cảm tính của một số quốc gia đồng minh của Mỹ qua sự cố 9/11. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy vị Tổng thống Mỹ vào lúc ấy, George W.Bush, sau sự cố 9/11, đứng trên đất nước châu Âu tại Berlin đã lên tiếng kêu gọi đầy phẫn nộ các đồng minh của Mỹ: “You are either with us or against us”. Có lẽ cũng vì thế mà tổng thống Obama không ngần ngại khước từ tham dự biểu tình tại Paris và nguyên Tổng thống Jimmy Carter mạnh dạn hỗ trợ sự khước từ này của tống thống Obama. Trong lúc đó tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống Obama sẽ Chủ tọa một cuộc họp quốc tế với sự tham dự của nhiều quốc gia trên thế với chủ đề: Thống nhất thế giới trong quyết tâm tận diệt tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda, triệt hạ phần tử quá khích Hồi giáo, IS tại Trung, Cận Đông và toàn cầu.
Thiết nghĩ, ngồi vào ghế Chủ tọa buổi họp quốc tế như miêu tả ở trên, mới thật sự thích nghi và xứng tầm dành cho Tổng thống Barack Obama, nhà lãnh đạo thế giới, người đã thành công vực dậy nền kinh tế Mỹ hôm nay./.
Đào Như
Oak park.Ill. USA
Jan-13-2015
CHÚ THÍCH VỀ NGUỒN
Tất cả dữ kiện trong bài viết trên đều dựa theo thông tin của websites sau đây:
Obama won’t attend Paris march
Jimmy Carter defends Obama over missing Paris rally
http://news.yahoo.com/katie-couric-interviews-former-president-jimmy-carter-200847726.htmlhttp://www.diendantheky.net/2015/01/ao-nhu-theo-dong-lich-su-paris-17-va.html