Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
THỜI BUỔI XÃ HỘI ‘CƯỚP MẠNG’ _ Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng qua mỗ tôi cùng ông Tư, hai anh em ngồi uống cà phê mà nhìn bầu trời Bolsa trong màu mây đục, để nói chuyện về Sài gòn mưa nắng năm xưa, và rồi cơn mưa cũng đã đến với khu phố trong đêm, sáng nay con đường trước quán vẫn còn loáng nước. Nhìn cảnh vật ông Tư nói chúng tươi hơn sạch hơn sau cơn mưa đêm, ngay chiếc xe mỗ tôi trông nó cũng như được mới hơn nhờ nước mưa đem đi những bụi bẩn, riêng mỗ tôi thì có lẽ nhờ cơn mưa mà cái lạnh như dịu bớt, đó là cái mỗ tôi khoái vì vốn không chịu được lạnh.
Trong quán câu chuyện hôm nay, các tay bàn luận đang tranh nhau đưa ý kiến, về tình trạng xã hội bên nhà càng ngày càng hỗn loạn, chuyện cướp bóc đã đến mức báo động, đến nỗi người ta đang nói câu mà khi nghe ai cũng trợn tròn con mắt, ‘người thành phố tập sống chung với cướp’. Câu này làm mỗ tôi nhớ đến câu chuyện dân miệt Hậu giang, hàng năm mùa nước nổi nên người dân phải sống chung cùng lũ, cơn lũ là những gì trời đất thiên nhiên nên con người chấp nhận tìm cách thích ứng để sống còn. Nhưng cướp đâu có phải là trời hành như một ông nhạc sĩ nào đó đã ví von, mà người dân phải cam chịu, vậy còn nhà nước đâu, pháp luật đâu, công an cảnh sát đâu? Anh bạn tài xế xe hàng thở dài phán cho câu là bó tay chấm com với lũ Chèo!
Mà quả thật nói bó tay cũng còn là nhẹ, khi người dân phải tự mình đưa ra những nhắc nhở cho nhau, đấy là những điều lệnh cấm không được làm như đừng mang nhiều tiền, đừng gọi phôn lúc đi đường, đừng mang nữ trang, đừng đeo túi xách lủng lẳng, đừng đi xe đắt tiền… Ôi thôi đếm điều lệnh người dân đặt ra, để tự cứu mình đến có cả hơn chục điều, nhưng có lẽ những điều lệnh đó không làm người ta phải ngạc nhiên lẫn nổi giận, bằng khi thấy một tấm bảng trên một đoạn đường thành phố, với nội dung là để cảnh giác người đi đường, về tệ nạn giết người cướp tài sản của nhà chức trách. Như vậy có phải chăng cả nhà nước cũng pó tay chấm com như anh bạn trẻ nói, người mình đọc lời cảnh giác như thế đã thấy một cái gì không ổn về cái chức trách của nhà cầm quyền, chứ đừng nói chi đến người nước ngoài.
Bà láng giềng mỗ tôi qua đây chỉ hơn năm năm, bà về cho một đám cưới đứa cháu, đã phải than cho thực tế hỗn loạn nơi quê nhà, bà nói chỉ riêng thức ăn, đã là những gì người dân nghèo phải bó tay, vì cái khó bó lấy cái khôn, họ biết rõ lắm cái độc hại, nhưng làm sao đủ tiền với tới những thức ăn sạch, ngay đám cưới nếu nhà hàng Tầu nấu thì chúng cũng mua hàng của chúng. Thành phần hơi có tí của cải thì đối diện với nạn cướp như rươi, mạng người đánh đổi đôi lúc chỉ với năm bảy phân vàng, kẻ đi cướp có cả là người nghèo lẫn tệ nạn lưu manh, chúng giải quyết cái túng quẩn của chúng với ngay người tầng lớp nghèo – Cái ăn, cái sinh hoạt là căn bản của đời sống hằng ngày đã như thế, thì còn mong chi những điều gì cao hơn khác!
Đúng là cái vòng lẩn quẩn bó lấy người dân không lối thoát, bọn người thoát được những cái đó thì lại là giai tầng đỏ đít, họ đi chợ Singapore mỗi lần mua thức ăn cho cả tuần, di chuyển luôn bằng xe hơi hay taxi. Chuyện xưa như trái đất nhưng cũng được bà láng giềng này nói ra là giới đỏ đít này họ sống trong cái ốc đảo riêng biệt của họ, bỏ mặc người dân sống trong nhiễu nhương, công nương công tử đỏ đít chúng chê thành Hồ mất an ninh, chúng sang Ma Cao Hồng Kông mỗi cuối tuần. Bà còn nói xã hội đã thế lại mà thành phần lưu manh rác rưởi tứ xứ đổ về như nước chảy chỗ trũng! Những người du lịch nước ngoài thực sự, lần đến đầu cũng là lần cuối, những tay bất hảo thì thích lắm mảnh đất này, thành phố hôm nay có hẳn những khu riêng tụ tập của nhóm tệ nạn người nước ngoài, như khu Phạm Ngũ Lão là một.
Xã hội hôm nay như thế là có gì khó hiểu đâu, sự tất yếu mà người ta vẫn thường nói xã hội nào con người đó, chúng nói xã hội xã nghĩa là ưu việt, thì rõ ràng sản sinh ra những con người xã nghĩa. Ngày nào Hồ cùng tập đoàn mưu cầu quyền lực cho mình cho đảng, người ta đã thấy cả một xã hội miền Bắc, một lũ tranh quyền để rồi tự nguyện làm tay sai cho kẻ thù dân tộc để mà được có quyền lực. Đến khi nuốt trọn miền Nam, cái lợi lộc cùng tiền của bạc vàng là cái chúng tranh chúng cướp, chúng bán cả đất tổ tiên ông cha cho giặc truyền kiếp để lấy đồng đô, người dân mai mĩa gọi chúng là những ông ‘cướp mạng’. Chúng đã thế thì cái xã hội của chúng là thế, xã hội của thời buổi cướp mạng!
Xã hội nào cũng có tệ nạn, nhưng thực tế như xã hội Việt Nam hôm nay, tất cả mọi mặt đều suy đồi, nhất là tình người con người không còn đối xử với nhay bằng nhân tính, giết nhau tranh sống không khác bầy thú hoang. Có người dùng ba chữ ‘di sản HCM’ để gọi những chuyện tệ hại đó, thật mĩa mai thay cái tàn dư Mỹ Ngụy, thì chúng đem xe chất cái tàn dư đó ngày đêm chở về Bắc để chia chác nhau, còn cái di sản của già Hồ thì chúng treo tấm bảng để cảnh giác người dân thế thôi. Trên thế giới tấm bảng như trên chỉ có ở xứ Việt xã nghĩa! Ngày xưa chuyện viết lời coi chừng móc túi, dán ở những nơi chợ búa hay nhà ga đông người, tuy chỉ để nói lời nhắc nhở đề phòng kẻ gian tự nơi người dân, mà đã có người phê phán nhà nước tắc trách.
Bên cạnh chỉ trích sự thiếu chu toàn, nhà chức trách còn bị qui cả tội làm nhục quốc thể, dân tộc trước mắt người nước ngoài, mặc dù trên thế giới đâu đâu cũng có móc túi, tuy vậy chỉ ngay một hai năm đầu thời Ông Diệm, tệ nạn không còn và những tấm bảng nguệch ngoạc viết tay như thế cũng biến mất. Hôm nay cái bảng treo ngay chân dốc cầu với hàng chữ in kẽ thật đẹp, đấy không phải là tấm bìa người dân viết vội cảnh báo cho nhau, đây cho thấy nó là của nhà nước, và cái họa đến với người dân ông nhà nước đã biết, nên ông cất công cho làm cái bảng đó. Qua báo chí trong nước, không phải chỉ một hai nơi trong thành phố, mà là khắp nơi… chỗ nào thiếu ánh sáng là nơi tội ác hoàng hành, chúng ra tay rất dã man, nạn nhân sẽ mất mạng nếu chống cự.
Câu chuyện những gì xảy ra hôm nay, người như mỗ tôi nhìn thấy chỉ là cái ác trong xã hội xã nghĩa, nhưng với ông Tư Bến Nghé, theo ông đây là lúc thời buổi người dân đang gặp quá nhiều khốn khó, xã hội lại nhiễu nhương, cướp bóc nổi lên đều khắp. Cho thấy đã đến lúc cần có một thay đổi lớn như cần một cơn mưa để rửa sạch tất cả - Ông nói ông thèm lắm được sống lại trên quê hương ông, vào những năm thanh bình như thời ông Diệm, những ngày tháng đó ông đi lang thang trên quê hương, mà nghe xứ mình thiệt hiền hòa!
Việt Nhân (HNPĐ)
THỜI BUỔI XÃ HỘI ‘CƯỚP MẠNG’ _ Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng qua mỗ tôi cùng ông Tư, hai anh em ngồi uống cà phê mà nhìn bầu trời Bolsa trong màu mây đục, để nói chuyện về Sài gòn mưa nắng năm xưa, và rồi cơn mưa cũng đã đến với khu phố trong đêm, sáng nay con đường trước quán vẫn còn loáng nước. Nhìn cảnh vật ông Tư nói chúng tươi hơn sạch hơn sau cơn mưa đêm, ngay chiếc xe mỗ tôi trông nó cũng như được mới hơn nhờ nước mưa đem đi những bụi bẩn, riêng mỗ tôi thì có lẽ nhờ cơn mưa mà cái lạnh như dịu bớt, đó là cái mỗ tôi khoái vì vốn không chịu được lạnh.
Trong quán câu chuyện hôm nay, các tay bàn luận đang tranh nhau đưa ý kiến, về tình trạng xã hội bên nhà càng ngày càng hỗn loạn, chuyện cướp bóc đã đến mức báo động, đến nỗi người ta đang nói câu mà khi nghe ai cũng trợn tròn con mắt, ‘người thành phố tập sống chung với cướp’. Câu này làm mỗ tôi nhớ đến câu chuyện dân miệt Hậu giang, hàng năm mùa nước nổi nên người dân phải sống chung cùng lũ, cơn lũ là những gì trời đất thiên nhiên nên con người chấp nhận tìm cách thích ứng để sống còn. Nhưng cướp đâu có phải là trời hành như một ông nhạc sĩ nào đó đã ví von, mà người dân phải cam chịu, vậy còn nhà nước đâu, pháp luật đâu, công an cảnh sát đâu? Anh bạn tài xế xe hàng thở dài phán cho câu là bó tay chấm com với lũ Chèo!
Mà quả thật nói bó tay cũng còn là nhẹ, khi người dân phải tự mình đưa ra những nhắc nhở cho nhau, đấy là những điều lệnh cấm không được làm như đừng mang nhiều tiền, đừng gọi phôn lúc đi đường, đừng mang nữ trang, đừng đeo túi xách lủng lẳng, đừng đi xe đắt tiền… Ôi thôi đếm điều lệnh người dân đặt ra, để tự cứu mình đến có cả hơn chục điều, nhưng có lẽ những điều lệnh đó không làm người ta phải ngạc nhiên lẫn nổi giận, bằng khi thấy một tấm bảng trên một đoạn đường thành phố, với nội dung là để cảnh giác người đi đường, về tệ nạn giết người cướp tài sản của nhà chức trách. Như vậy có phải chăng cả nhà nước cũng pó tay chấm com như anh bạn trẻ nói, người mình đọc lời cảnh giác như thế đã thấy một cái gì không ổn về cái chức trách của nhà cầm quyền, chứ đừng nói chi đến người nước ngoài.
Bà láng giềng mỗ tôi qua đây chỉ hơn năm năm, bà về cho một đám cưới đứa cháu, đã phải than cho thực tế hỗn loạn nơi quê nhà, bà nói chỉ riêng thức ăn, đã là những gì người dân nghèo phải bó tay, vì cái khó bó lấy cái khôn, họ biết rõ lắm cái độc hại, nhưng làm sao đủ tiền với tới những thức ăn sạch, ngay đám cưới nếu nhà hàng Tầu nấu thì chúng cũng mua hàng của chúng. Thành phần hơi có tí của cải thì đối diện với nạn cướp như rươi, mạng người đánh đổi đôi lúc chỉ với năm bảy phân vàng, kẻ đi cướp có cả là người nghèo lẫn tệ nạn lưu manh, chúng giải quyết cái túng quẩn của chúng với ngay người tầng lớp nghèo – Cái ăn, cái sinh hoạt là căn bản của đời sống hằng ngày đã như thế, thì còn mong chi những điều gì cao hơn khác!
Đúng là cái vòng lẩn quẩn bó lấy người dân không lối thoát, bọn người thoát được những cái đó thì lại là giai tầng đỏ đít, họ đi chợ Singapore mỗi lần mua thức ăn cho cả tuần, di chuyển luôn bằng xe hơi hay taxi. Chuyện xưa như trái đất nhưng cũng được bà láng giềng này nói ra là giới đỏ đít này họ sống trong cái ốc đảo riêng biệt của họ, bỏ mặc người dân sống trong nhiễu nhương, công nương công tử đỏ đít chúng chê thành Hồ mất an ninh, chúng sang Ma Cao Hồng Kông mỗi cuối tuần. Bà còn nói xã hội đã thế lại mà thành phần lưu manh rác rưởi tứ xứ đổ về như nước chảy chỗ trũng! Những người du lịch nước ngoài thực sự, lần đến đầu cũng là lần cuối, những tay bất hảo thì thích lắm mảnh đất này, thành phố hôm nay có hẳn những khu riêng tụ tập của nhóm tệ nạn người nước ngoài, như khu Phạm Ngũ Lão là một.
Xã hội hôm nay như thế là có gì khó hiểu đâu, sự tất yếu mà người ta vẫn thường nói xã hội nào con người đó, chúng nói xã hội xã nghĩa là ưu việt, thì rõ ràng sản sinh ra những con người xã nghĩa. Ngày nào Hồ cùng tập đoàn mưu cầu quyền lực cho mình cho đảng, người ta đã thấy cả một xã hội miền Bắc, một lũ tranh quyền để rồi tự nguyện làm tay sai cho kẻ thù dân tộc để mà được có quyền lực. Đến khi nuốt trọn miền Nam, cái lợi lộc cùng tiền của bạc vàng là cái chúng tranh chúng cướp, chúng bán cả đất tổ tiên ông cha cho giặc truyền kiếp để lấy đồng đô, người dân mai mĩa gọi chúng là những ông ‘cướp mạng’. Chúng đã thế thì cái xã hội của chúng là thế, xã hội của thời buổi cướp mạng!
Xã hội nào cũng có tệ nạn, nhưng thực tế như xã hội Việt Nam hôm nay, tất cả mọi mặt đều suy đồi, nhất là tình người con người không còn đối xử với nhay bằng nhân tính, giết nhau tranh sống không khác bầy thú hoang. Có người dùng ba chữ ‘di sản HCM’ để gọi những chuyện tệ hại đó, thật mĩa mai thay cái tàn dư Mỹ Ngụy, thì chúng đem xe chất cái tàn dư đó ngày đêm chở về Bắc để chia chác nhau, còn cái di sản của già Hồ thì chúng treo tấm bảng để cảnh giác người dân thế thôi. Trên thế giới tấm bảng như trên chỉ có ở xứ Việt xã nghĩa! Ngày xưa chuyện viết lời coi chừng móc túi, dán ở những nơi chợ búa hay nhà ga đông người, tuy chỉ để nói lời nhắc nhở đề phòng kẻ gian tự nơi người dân, mà đã có người phê phán nhà nước tắc trách.
Bên cạnh chỉ trích sự thiếu chu toàn, nhà chức trách còn bị qui cả tội làm nhục quốc thể, dân tộc trước mắt người nước ngoài, mặc dù trên thế giới đâu đâu cũng có móc túi, tuy vậy chỉ ngay một hai năm đầu thời Ông Diệm, tệ nạn không còn và những tấm bảng nguệch ngoạc viết tay như thế cũng biến mất. Hôm nay cái bảng treo ngay chân dốc cầu với hàng chữ in kẽ thật đẹp, đấy không phải là tấm bìa người dân viết vội cảnh báo cho nhau, đây cho thấy nó là của nhà nước, và cái họa đến với người dân ông nhà nước đã biết, nên ông cất công cho làm cái bảng đó. Qua báo chí trong nước, không phải chỉ một hai nơi trong thành phố, mà là khắp nơi… chỗ nào thiếu ánh sáng là nơi tội ác hoàng hành, chúng ra tay rất dã man, nạn nhân sẽ mất mạng nếu chống cự.
Câu chuyện những gì xảy ra hôm nay, người như mỗ tôi nhìn thấy chỉ là cái ác trong xã hội xã nghĩa, nhưng với ông Tư Bến Nghé, theo ông đây là lúc thời buổi người dân đang gặp quá nhiều khốn khó, xã hội lại nhiễu nhương, cướp bóc nổi lên đều khắp. Cho thấy đã đến lúc cần có một thay đổi lớn như cần một cơn mưa để rửa sạch tất cả - Ông nói ông thèm lắm được sống lại trên quê hương ông, vào những năm thanh bình như thời ông Diệm, những ngày tháng đó ông đi lang thang trên quê hương, mà nghe xứ mình thiệt hiền hòa!
Việt Nhân (HNPĐ)