Kinh Đời
THƯ GỬI CÁC CHÁU VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 5 THÁNG 3
6-3-2017
Qua hình ảnh mà chú theo dõi trên FB thì thấy hầu hết các cháu đều ở cái lứa tuổi khá trẻ như các sinh viên đại học. Cho chú gọi các cháu bằng cháu và xưng chú cho thân mật.
Chú thấy người ta bàn tán về sự thất bại của các cháu trong cuộc xuống đường vừa qua, chú thấy cần phải có lá thư này, mặc dù đó sẽ là việc làm đi ngượic lại lời chú tự hứa với mình, là sẽ không bàn gì, không viết gì trên FB cho tới ngày Lễ Phục Sinh.
Khi so sánh về sự thành công hay thất bại, người ta cần phải có 2 vế, và nhiều điều kiện thì mới có thể so sánh chính xác được. Chú tự hỏi, họ dựa vào đâu mà đưa ra cái kết luận đó?
Phải chăng họ cho rằng, việc các cháu xuống đường ở Sài Gòn và một vài nơi, chưa kéo dài được dăm phút, thì đã bị tóm gọn, bắt lên xe chở đi hết. Ai ra trước nhà thờ Đức Bà hay Bưu Điện Sài Gòn sau 30 phút, thì chẳng còn gì … để thấy?
Phải chăng đối với họ, khi các cháu chỉ có ít chục người “nghe theo sự xúi dục”, xuống đường không có tổ chức, thiếu qui mô, và lại chẳng rầm rộ so với những cuộc xuống đường trước đây, là một thất bại không bàn cãi?
Hay là việc xuống đường phải theo một lối duy nhất mà họ muốn, thì mới thành công?
Ngày xưa, chú có một cây bưởi giống rất tốt mang về từ Florida trồng trước sân nhà. Sau hai năm nó lớn lên một cách èo uột, loe ngoe vài cành và khô khan nhìn đến chán. THẬT LÀ THẤT BẠI.
Ba năm sau, nó đã cao được hơn đầu người, cành đã to, lá đã xum xuê, nhìn đã khá bắt mắt. Ba mùa xuân liên tục, năm nào cũng ra lưa thưa một ít cánh hoa trắng, nhưng chẳng đậu được một trái. VẪN THẤT BẠI.
Mấy năm liên tiếp sau đó, bông trắng thơm ngập sân, bay thoang thoảng vào nhà rất dễ chịu. Đến mùa, lại còn đậu được 5-7 trái, nhưng chẳng được ăn, vì cứ lớn bằng nắm tay thì tét làm 3 làm 4. VẪN THẤT BẠI.
Cây bưởi lúc này đã hơn 10 tuổi. Chú chưa một lần được ăn lấy một quả, chẳng biết nó chua hay ngọt ra sao, chỉ biết rằng, người chủ vườn cây giống khi bán cho chú, hứa hẹn đây là giống tốt, trái to, nhiều nước và ngọt. Vẫn lớn đều và ra hoa rất nhiều, thơm ngát một sân nhà, nhưng vẫn lèo tèo vài trái, vẫn chưa đến tuổi thì đã tét . VẪN THẤT BẠI.
Thế rồi kinh nghiệm dạy cho chú, cộng với những chỉ dẫn học hỏi được, chú đã biết khi nào thì bỏ phân bón, loại gì, khi nào thì tưới nước, khi nào ngưng và đùng một cái, đến năm thứ 12 thì ôi, trái xum xuê, có tới cả trăm, mà trái nào trái nấy to hơn cái tô mà không một trái nào bị tét, da căng mọng, tròn trịa, nhìn thấy mê. Ôi quả đúng như lời khoe, nó ngon ngọt như bất cứ loại bưởi hạng nhất nào bán ngoài chợ.
CÁI THÀNH CÔNG NÓ CHỈ ĐẾN SAU NHIỀU LẦN THẤT BẠI, và SAU NHIỀU NĂM CỐ GẮNG.
Kể đến đây, có lẽ các cháu hiểu ý chú muốn nói gì rồi, phải không nào?
Những người xuống đường trước các cháu cách đây mấy năm, năm kia, năm ngoái, CÁC CHÁU CÓ THẤY HỌ THÀNH CÔNG CHƯA?
CHẮC CHẮN LÀ CHƯA, VÌ ĐẤT NƯỚC VẪN CÒN BỊ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ.
Nếu thế thì họ có hơn gì các cháu bởi TẤT CẢ MỌI THẤT BẠI THÌ CÓ GÌ KHÁC NHAU ĐÂU? CHƯA THÀNH CÔNG THÌ VẪN CHỈ LÀ THẤT BẠI chứ có gì khác?
Nhớ cái thí dụ chú kể ở trên không? Nhiều hoa nhưng chưa đậu trái, thì cũng chỉ là THẤT BẠI.
Đậu trái nhưng trái luôn bị nứt nẻ, không ăn được, thì cũng chỉ là THẤT BẠI.
CHỈ KHI NÀO CÂY ĐÂM HOA, KẾT TRÁI, CUỐI MÙA THU HOẠCH THÌ MỚI ĐƯỢC KỂ LÀ THÀNH CÔNG MÀ THÔI.
Ngày nào còn độc tài đảng trị đàn áp, và người dân vẫn phải xuống đường lên tiếng chống lại sự tàn phá môi trường, chống lại bạo quyền phục vụ nhóm thiểu số, thì NGÀY ĐÓ CŨNG VẪN CHỈ LÀ THẤT BẠI.
Chú cũng biết các cháu dư trí khôn, thừa suy nghĩ để chẳng thể bị ai lợi dụng, xúi dục được. Đánh giá các cháu như thế, thiệt là coi thường các cháu quá. Các cháu đã học được bài học của ông bác nhân cơ hội nhảy lên cướp chính quyền năm 1945 rồi, chẳng lẽ kém đến độ, lại để cho ông thủ tướng, ông tổng thống cầu bơ cầu bất, ở mãi đâu đâu, xúi dục xuống đường để ăn đòn?
Người trẻ ngày nay đã dư tuổi suy xét, đã một lần đạp cứt, chẳng lẽ lại dốt đến độ thấy đống cứt lù lù ra đó mà còn đạp vào? Nói thế quá đủ, chú chẳng muốn bàn đến những khía cạnh khác làm gì cho mất thời giờ của các cháu.
Tóm lại, những việc các cháu làm ngày hôm qua, những khuôn mặt mới lần đầu xuất hiện, tuy còn e dè sợ sệt ấy, trong con mắt chú, mới thật là những con người VÌ CHÍNH NGHĨA, VÌ ĐẠI CUỘC, DÁM ĐỨNG RA VỚI LÒNG CAN ĐẢM HƠN AI HẾT.
ĐỪNG NẢN LÒNG, CỨ CẮM CÚI TRÊN CON ĐƯỜNG MÌNH ĐÃ CHỌN.
Chú tin rằng một ngày gần đây, cái cây bưởi TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN mà các cháu đang chăm bón đó, sẽ nở thật nhiều hoa, sẽ đậu rất nhiều trái. Cái giống nó ngọt sẵn, trái nó ra, cũng sẽ chỉ có chất ngọt lịm mà thôi. Tin chú đi, cái quả đó một khi đã nếm thử một lần, người ta sẽ nhớ mãi.
CHÚC CÁC CHÁU VỮNG BƯỚC và THÀNH CÔNG TRONG MỘT NGÀY THẬT GẦN.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
THƯ GỬI CÁC CHÁU VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY 5 THÁNG 3
6-3-2017
Qua hình ảnh mà chú theo dõi trên FB thì thấy hầu hết các cháu đều ở cái lứa tuổi khá trẻ như các sinh viên đại học. Cho chú gọi các cháu bằng cháu và xưng chú cho thân mật.
Chú thấy người ta bàn tán về sự thất bại của các cháu trong cuộc xuống đường vừa qua, chú thấy cần phải có lá thư này, mặc dù đó sẽ là việc làm đi ngượic lại lời chú tự hứa với mình, là sẽ không bàn gì, không viết gì trên FB cho tới ngày Lễ Phục Sinh.
Khi so sánh về sự thành công hay thất bại, người ta cần phải có 2 vế, và nhiều điều kiện thì mới có thể so sánh chính xác được. Chú tự hỏi, họ dựa vào đâu mà đưa ra cái kết luận đó?
Phải chăng họ cho rằng, việc các cháu xuống đường ở Sài Gòn và một vài nơi, chưa kéo dài được dăm phút, thì đã bị tóm gọn, bắt lên xe chở đi hết. Ai ra trước nhà thờ Đức Bà hay Bưu Điện Sài Gòn sau 30 phút, thì chẳng còn gì … để thấy?
Phải chăng đối với họ, khi các cháu chỉ có ít chục người “nghe theo sự xúi dục”, xuống đường không có tổ chức, thiếu qui mô, và lại chẳng rầm rộ so với những cuộc xuống đường trước đây, là một thất bại không bàn cãi?
Hay là việc xuống đường phải theo một lối duy nhất mà họ muốn, thì mới thành công?
Ngày xưa, chú có một cây bưởi giống rất tốt mang về từ Florida trồng trước sân nhà. Sau hai năm nó lớn lên một cách èo uột, loe ngoe vài cành và khô khan nhìn đến chán. THẬT LÀ THẤT BẠI.
Ba năm sau, nó đã cao được hơn đầu người, cành đã to, lá đã xum xuê, nhìn đã khá bắt mắt. Ba mùa xuân liên tục, năm nào cũng ra lưa thưa một ít cánh hoa trắng, nhưng chẳng đậu được một trái. VẪN THẤT BẠI.
Mấy năm liên tiếp sau đó, bông trắng thơm ngập sân, bay thoang thoảng vào nhà rất dễ chịu. Đến mùa, lại còn đậu được 5-7 trái, nhưng chẳng được ăn, vì cứ lớn bằng nắm tay thì tét làm 3 làm 4. VẪN THẤT BẠI.
Cây bưởi lúc này đã hơn 10 tuổi. Chú chưa một lần được ăn lấy một quả, chẳng biết nó chua hay ngọt ra sao, chỉ biết rằng, người chủ vườn cây giống khi bán cho chú, hứa hẹn đây là giống tốt, trái to, nhiều nước và ngọt. Vẫn lớn đều và ra hoa rất nhiều, thơm ngát một sân nhà, nhưng vẫn lèo tèo vài trái, vẫn chưa đến tuổi thì đã tét . VẪN THẤT BẠI.
Thế rồi kinh nghiệm dạy cho chú, cộng với những chỉ dẫn học hỏi được, chú đã biết khi nào thì bỏ phân bón, loại gì, khi nào thì tưới nước, khi nào ngưng và đùng một cái, đến năm thứ 12 thì ôi, trái xum xuê, có tới cả trăm, mà trái nào trái nấy to hơn cái tô mà không một trái nào bị tét, da căng mọng, tròn trịa, nhìn thấy mê. Ôi quả đúng như lời khoe, nó ngon ngọt như bất cứ loại bưởi hạng nhất nào bán ngoài chợ.
CÁI THÀNH CÔNG NÓ CHỈ ĐẾN SAU NHIỀU LẦN THẤT BẠI, và SAU NHIỀU NĂM CỐ GẮNG.
Kể đến đây, có lẽ các cháu hiểu ý chú muốn nói gì rồi, phải không nào?
Những người xuống đường trước các cháu cách đây mấy năm, năm kia, năm ngoái, CÁC CHÁU CÓ THẤY HỌ THÀNH CÔNG CHƯA?
CHẮC CHẮN LÀ CHƯA, VÌ ĐẤT NƯỚC VẪN CÒN BỊ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ.
Nếu thế thì họ có hơn gì các cháu bởi TẤT CẢ MỌI THẤT BẠI THÌ CÓ GÌ KHÁC NHAU ĐÂU? CHƯA THÀNH CÔNG THÌ VẪN CHỈ LÀ THẤT BẠI chứ có gì khác?
Nhớ cái thí dụ chú kể ở trên không? Nhiều hoa nhưng chưa đậu trái, thì cũng chỉ là THẤT BẠI.
Đậu trái nhưng trái luôn bị nứt nẻ, không ăn được, thì cũng chỉ là THẤT BẠI.
CHỈ KHI NÀO CÂY ĐÂM HOA, KẾT TRÁI, CUỐI MÙA THU HOẠCH THÌ MỚI ĐƯỢC KỂ LÀ THÀNH CÔNG MÀ THÔI.
Ngày nào còn độc tài đảng trị đàn áp, và người dân vẫn phải xuống đường lên tiếng chống lại sự tàn phá môi trường, chống lại bạo quyền phục vụ nhóm thiểu số, thì NGÀY ĐÓ CŨNG VẪN CHỈ LÀ THẤT BẠI.
Chú cũng biết các cháu dư trí khôn, thừa suy nghĩ để chẳng thể bị ai lợi dụng, xúi dục được. Đánh giá các cháu như thế, thiệt là coi thường các cháu quá. Các cháu đã học được bài học của ông bác nhân cơ hội nhảy lên cướp chính quyền năm 1945 rồi, chẳng lẽ kém đến độ, lại để cho ông thủ tướng, ông tổng thống cầu bơ cầu bất, ở mãi đâu đâu, xúi dục xuống đường để ăn đòn?
Người trẻ ngày nay đã dư tuổi suy xét, đã một lần đạp cứt, chẳng lẽ lại dốt đến độ thấy đống cứt lù lù ra đó mà còn đạp vào? Nói thế quá đủ, chú chẳng muốn bàn đến những khía cạnh khác làm gì cho mất thời giờ của các cháu.
Tóm lại, những việc các cháu làm ngày hôm qua, những khuôn mặt mới lần đầu xuất hiện, tuy còn e dè sợ sệt ấy, trong con mắt chú, mới thật là những con người VÌ CHÍNH NGHĨA, VÌ ĐẠI CUỘC, DÁM ĐỨNG RA VỚI LÒNG CAN ĐẢM HƠN AI HẾT.
ĐỪNG NẢN LÒNG, CỨ CẮM CÚI TRÊN CON ĐƯỜNG MÌNH ĐÃ CHỌN.
Chú tin rằng một ngày gần đây, cái cây bưởi TỰ DO DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN mà các cháu đang chăm bón đó, sẽ nở thật nhiều hoa, sẽ đậu rất nhiều trái. Cái giống nó ngọt sẵn, trái nó ra, cũng sẽ chỉ có chất ngọt lịm mà thôi. Tin chú đi, cái quả đó một khi đã nếm thử một lần, người ta sẽ nhớ mãi.
CHÚC CÁC CHÁU VỮNG BƯỚC và THÀNH CÔNG TRONG MỘT NGÀY THẬT GẦN.