Tin nóng trong ngày
TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 25-5 - 2022 ]
******************
Quan chức Ukraine tiết lộ thời điểm "muốn tiến vào Crimea"
Người đứng đầu cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov cho rằng, quân đội nước này sẽ chấm dứt được xung đột với Nga trong những tháng tới.
Trả lời phỏng vấn báo Ukrainskaya Pravda ngày 24/5, ông Budanov nói, tình hình trên chiến trường sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine từ tháng 8 khi vũ khí viện trợ của phương Tây đến được các đơn vị của Ukraine. "Đó là những gì sẽ tạo ra sự thay đổi bởi hiện tại chúng tôi đang thiếu trầm trọng vũ khí hạng nặng", ông Budanov cho biết.
Trả lời câu hỏi liên quan đến bán đảo Crimea, ông Budanov tuyên bố: "Cuối năm, ít nhất chúng tôi phải tiến vào lãnh thổ Crimea".
Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga từ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý mà đến nay Ukraine và đa phần cộng đồng quốc tế không công nhận. Kể từ đó, phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga.
Bất chấp sức ép trừng phạt, Moscow tuyên bố Crimea là một phần không thể tách rời với lãnh thổ Nga. Moscow đã bác bỏ đề nghị mà Kiev đưa ra trong các cuộc hòa đàm chấm dứt xung đột rằng hai bên cần có thời gian 15 năm để đàm phán về vấn đề Crimea. Nga nhấn mạnh, vấn đề Crimea là "không thể thương lượng". Trong khi đó, Ukraine cũng khẳng định không bao giờ nhượng bộ về lãnh thổ. Điều này khiến cho các cuộc hòa đàm rơi vào bế tắc suốt từ cuối tháng 3.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm nay 25/5 một lần nữa cho biết, ông chỉ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, không thông qua trung gian. Nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng, nếu Tổng thống Putin "nắm rõ thực tế" thì vẫn có cơ hội để tìm một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột.
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, ông Zelensky cũng tuyên bố, Ukraine sẽ chiến đấu cho đến khi giành lại toàn bộ lãnh thổ. Ông nói, Nga nên rút lực lượng về vị trí trước khi họ phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. "Đó có thể là bước đầu tiên để tiến tới đàm phán", ông Zelensky nhấn mạnh.
Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ cuối tháng 2 năm nay. Nga đã dồn lực lượng và đang tăng cường tấn công ở vùng Donbass nhằm kiểm soát hoàn toàn miền Đông Ukraine. Nếu kiểm soát được vùng này, Moscow có thể lập được một hành lang trên bộ nối đến bán đảo Crimea.
Trong khi giới chức Ukraine tin sắp đạt được bước ngoặt quan trọng, Nga đưa ra thông tin hoàn toàn khác. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này sắp kiểm soát hoàn toàn Donbass và khẳng định sẽ đạt mọi mục tiêu đề ra. "Bất chấp viện trợ quân sự lớn của phương Tây cho chính quyền Kiev và sức ép trừng phạt lên Nga, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt mọi mục tiêu đề ra", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố.
**************
Cộng hòa Séc gửi trực thăng tấn công cho Ukraine
Sau cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước hôm 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ca ngợi quyết định của chính phủ Cộng hòa Séc viện trợ trực thăng tấn công Mi-24 cho Ukraine.
Đây là một động thái được giới phân tích đánh giá là bước tiến đáng kể trong sự ủng hộ quân sự của phương Tây đối với chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Theo những thống kê mới nhất, quân đội Cộng hòa Séc chỉ sở hữu 7 máy bay trực thăng Mi-24D do Liên Xô thiết kế. Bộ Quốc phòng nước này cũng đã giao bán toàn bộ các máy bay này vào năm 2019. Vì vậy, rất có khả năng cả 7 chiếc trực thăng Mi-24D đã được bàn giao cho phía Ukraine.
Các trực thăng tấn công Mi-24 đã được triển khai tới Ukraine trong những tuần gần đây như là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm quân đội nước này giành lại quyền kiểm soát không phận không phận. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nổ ra, một lượng lớn tiêm kích và trực thăng quân sự của Ukraine đã bị phá hủy, dẫn đến việc nước này mất toàn bộ ưu thế trên không.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Séc đang sở hữu 16 máy bay trực thăng Mi-171S, 10 máy bay trực thăng Mi-35P, 5 chiếc Mi-17 và 4 chiếc Mi-8. Theo các quan chức Cộng hòa Séc, nước này có thể tăng cường cung cấp các máy bay trực thăng này cho Ukraine, với điều kiện các quốc gia phương Tây đồng ý giúp nước này thay thế các khí tài cũ từ thời Liên Xô bằng các dòng trực thăng hiện đại hơn.
Vào năm 2019, Cộng hòa Séc đã ký hợp đồng mua 8 máy bay trực thăng đa năng UH-1Y Venom và 4 trực thăng tấn công AH-1Z Vipers với tổng giá trị 646 triệu USD từ Mỹ. Lịch giao hàng dự kiến sẽ được diễn ra vào năm 2024. Tuy vậy, với việc chuyển giao các trực thăng cũ cho Ukraine, Praha đang hối thúc Washington D.C tăng tốc độ bàn giao lô hàng này.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Cộng hòa Séc cùng với Ba Lan đã trở thành các nước đồng minh mạnh mẽ nhất của chính quyền Tổng thống Zelensky tại châu Âu. Vào tháng 4/2022, Cộng hòa Séc đã trở thành thành viên đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ xe tăng cho Ukraine.
Các quan chức Mỹ và Séc cũng cho biết Praha đã đóng góp một phần lớn trong tổng số 17.000 vũ khí chống tăng mà các đồng minh NATO trao cho Ukraine trong hai tuần đầu tiên của cuộc xung đột với Nga. Không chỉ vậy, hệ thống tên lửa phóng loạt RM-70 của Séc đã được biên chế cho quân đội Ukraine và đóng vai trò quan trọng trong các đợt phản công giành lại lãnh thổ của lực lượng này.
*****************
Ủy ban châu Âu muốn đơn giản hoá cho dễ dàng hơn trong việc tịch thu tài sản liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tội phạm tình nghi, bao gồm cả những người né chế tài của Liên hiệp châu Âu đối với Điện Kremlin, theo một dự thảo tài liệu mà Reuters trông thấy.
Đề nghị lập pháp, sẽ được công bố vào ngày 25/5 và vẫn có thể thay đổi, nhắm giải quyết điểm yếu lâu nay tại EU, nơi nhiều quốc gia thiếu khung pháp lý đủ mạnh để tịch thu tài sản tội phạm, khiến tội phạm dễ dàng che giấu tiền của và thu lợi từ các hoạt động bất hợp pháp.
Cuộc chiến ở Ukraine càng bộc lộ thêm điểm yếu này, khi nhiều quốc gia đang chật vật để phong tỏa tài sản của những người bị EU trừng phạt vì quan hệ với Điện Kremlin trong khi nhiều quốc gia khác thiếu quyền hạn pháp lý để tịch thu tài sản bị phong tỏa.
Đề nghị lập pháp vừa kể sẽ giải quyết những điểm yếu này bằng cách tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung.
Quy tắc mới sẽ áp dụng lên các tội như khủng bố, tham gia một tổ chức tội phạm, buôn người, rửa tiền và vi phạm các chế tài của EU mà theo một đề nghị khác cũng công bố ngày 25/5 sẽ trở thành tội phạm trên toàn EU.
Việc tịch thu tài sản nói chung sẽ cần có một án lệnh, nhưng theo dự thảo luật, có thể tịch thu tài sản trong lúc chờ phiên xét xử đối với một số nghi can, và có thể tịch thu tài sản khi tài sản đó được một nghi can hay một người đang bị tố giác chuyển cho một bên thứ ba, bao gồm cả các thành viên trong gia đình.
Nhà chức trách ở các nước EU cho biết một trong những trở ngại chính mà họ gặp phải khi thi hành các chế tài đối với Moscow là những người bị ảnh hưởng đã đăng ký tài sản của họ dưới tên của người khác hoặc chuyển nhượng chúng trước khi các chế tài được thi hành.
“Chúng tôi đang làm việc về một công cụ của châu Âu để có thể tịch thu ở mọi nơi tại tất cả các quốc gia EU”, ủy viên tư pháp Liên hiệp châu Âu Didier Reynders từng cho biết hồi đầu tháng 5. Ông nói một trong những mục tiêu tối hậu là phân phối lại số tiền thu được từ những vụ tịch thu này cho Ukraine.
Để trở thành luật, đề nghị này cần sự ủng hộ của các chính phủ EU, vốn có truyền thống thận trọng về những cải cách đòi hỏi phải thay đổi luật hình của họ.
***************
Các lực lượng Nga ngày 24/5 tiến hành một cuộc tấn công tổng lực để bao vây quân đội Ukraine tại hai thành phố nằm giữa một con sông ở miền đông Ukraine, một trận chiến có thể quyết định thắng bại cho chiến dịch chủ chốt của Moscow ở phía đông.
Đúng ba tháng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine, chính quyền ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đã cho mở lại tuyến xe điện ngầm, nơi hàng nghìn thường dân đã trú ẩn trong nhiều tháng dưới sự bắn phá không ngừng của Nga.
Động thái này phản ánh thành công quân sự lớn nhất của Ukraine trong những tuần gần đây: đẩy phần lớn lực lượng Nga ra khỏi tầm bắn của pháo binh vào Kharkiv, như họ đã làm tại thủ đô Kyiv hồi tháng Ba.
Nhưng các trận chiến quyết định trong giai đoạn mới nhất của cuộc chiến vẫn đang diễn ra sâu về phía nam, nơi Moscow đang cố gắng chiếm vùng Donbas của hai tỉnh miền đông, Donetsk và Luhansk, đồng thời bao vây các lực lượng Ukraine ở mặt trận chính phía đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk thông báo tại một cuộc họp báo truyền hình: “Tình hình ở mặt trận (phía đông) là vô cùng khó khăn vì số phận của đất nước này có lẽ đang được quyết định (ở đó) ngay bây giờ.”
Phần cực đông của vùng Donbas do Ukraine nắm giữ, thành phố Sievierodonetsk trên bờ đông của sông Siverskiy Donets, và thành phố Lysychansk ở bờ tây, đã trở thành chiến trường trọng điểm, các lực lượng Nga tiến công từ ba hướng để bao vây.
Ông Serhiy Gaidai, tỉnh trưởng Luhansk, cho biết: “Kẻ thù đã tập trung nỗ lực thực hiện một cuộc tấn công nhằm bao vây Lysychansk và Sievierodonetsk”.
“Cường độ hỏa lực ở Sievierodonetsk đã tăng lên gấp nhiều lần, họ chỉ đơn giản là đang phá hủy thành phố”, ông nói trên TV và cho biết thêm có khoảng 15.000 người sống ở đó.
Các lực lượng Nga đã kiểm soát ba thị trấn ở vùng Donetsk bao gồm Svitlodarsk, thống đốc khu vực Pavlo Kyrylenko nói với một chi nhánh địa phương của Đài Châu Âu Tự do.
Svitlodarsk cách Sievirodonetsk 80 km về phía tây nam.
Xa hơn về phía tây ở Slovyansk, một trong những thành phố vùng Donbas lớn nhất vẫn còn nằm trong tay người Ukraine, còi báo động không kích vang rền ngày 24/5 nhưng đường phố vẫn nhộn nhịp, với một khu chợ đông đúc, trẻ em đi xe đạp và một nhạc sĩ đường phố chơi violin bên cạnh siêu thị.
Thế chiến Thứ ba?
Ba tháng sau cuộc chiến mà một số chuyên gia phương Tây dự đoán Nga sẽ chiến thắng trong vòng vài ngày, Moscow chỉ thu được những thắng lợi hạn chế trước những tổn thất quân sự tồi tệ nhất của họ trong nhiều thập niên, trong khi phần lớn Ukraine đã bị tàn phá. Khoảng 6,5 triệu người đã bỏ chạy ra nước ngoài, hàng nghìn người thiệt mạng chưa kể hết và các thành phố trở thành đống đổ nát.
Cuộc chiến cũng gây ra những ảnh hưởng lớn trên phạm vi quốc tế, bao gồm tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng và giá cả leo thang do các lệnh trừng phạt đối với Nga và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Cả Ukraine và Nga đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc và các mặt hàng khác.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cáo buộc Nga sử dụng nguồn cung cấp lương thực như một vũ khí gây ra hậu quả toàn cầu.
Bà nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ: “Tại Ukraine do Nga chiếm đóng, quân đội của Điện Kremlin đang tịch thu kho ngũ cốc và máy móc (...) Và các chiến hạm Nga tại Biển Đen đã ngăn chặn các tàu Ukraine chở đầy lúa mì và hạt hướng dương.”
Trước đó, bà kêu gọi đàm phán với Moscow về việc cho xuất khẩu lúa mì hiện đang bị mắc kẹt ở Ukraine.
Tỷ phú tài chính George Soros, phát biểu tại Davos, nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến thứ ba.
Ông nói: “Cách tốt nhất và có lẽ là con đường duy nhất để bảo tồn nền văn minh của chúng ta là đánh bại ông Putin càng sớm càng tốt.”
Nhấn mạnh căng thẳng địa chính trị toàn cầu do cuộc chiến tại Ukraine gây ra, Nhật Bản - đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á tham gia các chế tài của phương Tây chống Nga – đã vội vã phái các máy bay phản lực nghênh cản vào ngày 24/5 sau khi các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc tiến gần không phận nước này trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Tokyo.
Bình luận từ các quan chức cấp cao của Nga ngày 24/5 đã gợi ý về kế hoạch cho một cuộc xung đột dai dẳng phía trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói Nga đang cố tình tiến chậm để tránh thương vong cho thường dân. Ông Nikolai Patrushev, người đứng đầu hội đồng an ninh của ông Putin, nói cần chiến đấu bao lâu Moscow sẽ chiến đấu bấy lâu để tiêu diệt ‘chủ nghĩa Quốc xã’ ở Ukraine, một lời biện minh cho cuộc chiến mà phương Tây gọi là vô căn cứ.
*************
Ông Zelensky chỉ trích phương Tây thiếu đoàn kết
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng phương Tây thiếu đoàn kết trong mức độ ủng hộ Ukraine đối phó chiến dịch quân sự của Nga.
"Sự đoàn kết được thể hiện bằng vũ khí. Câu hỏi của tôi là, sự đoàn kết này có được thể hiện trên thực tế không? Tôi không thấy điều đó. Chúng ta chỉ có lợi thế to lớn trước Nga nếu chúng ta thực sự đoàn kết", Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến trong một cuộc thảo luận về Ukraine tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm nay.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, Mỹ và các nước châu Âu đã cam kết viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine muốn phương Tây hỗ trợ nhiều hơn, trong đó có khả năng NATO kết nạp quốc gia này làm thành viên và thiết lập vùng cấm bay. Kiev cũng yêu cầu được chuyển giao các khí tài hạng nặng như tiêm kích, nhưng không được phương Tây đáp ứng.
Ông Zelensky cho biết Ukraine rất biết ơn sự hỗ trợ từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng các nước châu Âu đang dần bớt quyết tâm trong vấn đề này.
"Chúng tôi đang ở lục địa châu Âu và chúng tôi cần sự hỗ trợ của một châu Âu thống nhất", ông nói, nêu đích danh nước láng giềng Hungary, quốc gia phản đối lệnh cấm dầu Nga do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất. "Hungary không đoàn kết như phần còn lại của EU".
Ông cũng chỉ ra sự thiếu đồng thuận trong nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không ủng hộ.
"Liệu có sự đoàn kết trong việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO không? Không hề có. Phương Tây có mối gắn kết mạnh mẽ không? Cũng không có", Tổng thống Ukraine nói.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong EU, phản đối các biện pháp trừng phạt với dầu mỏ Nga mà 26 quốc gia thành viên khác đã phê duyệt. EU đã rất nỗ lực thuyết phục Hungary chấp thuận kế hoạch cấm dầu Nga, nhưng đến nay chưa thành công.
Trong khối NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản đối để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự, dù phần còn lại của khối đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ. Theo nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối của NATO, cánh cửa vào liên minh sẽ đóng sập với Phần Lan và Thụy Điển nếu họ không được Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý.
Những tuyên bố, hành động của Thủ tướng Hungary và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến các liên minh phương Tây như EU và NATO rơi vào bế tắc trong nỗ lực tăng trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine, thậm chí phơi bày và làm sâu sắc thêm những lục đục, mâu thuẫn trong nội bộ, David A. Andelman, nhà bình luận chính trị kỳ cựu của CNN, nhận định.
************
Tại miền đông Ukraina, quân đội Nga đang bằng mọi giá siết chặt gọng kềm vùng Luhansk và muốn “phá hủy hoàn toàn” vùng Donbass, theo lời tổng thống Zelensky.
Theo hãng tin AFP, trên mạng Telegram hôm nay 25/05/2022, thống đốc vùng Luhansk, Serguii Gaida cho biết tại vùng này, quân Nga đang tiến theo tất cả các hướng cùng một lúc. Quân Nga đang oanh tạc ngày càng dồn dập vào thành phố Severodonetsk, với mục tiêu xóa khỏi bản đồ thành phố có vị trí chiến lược ở phía tây bắc Luhansk và hiện đang bao vây hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk, những ổ kháng cự cuối cùng tại vùng này. Thống đốc Luhansk so sánh vùng này với Mariupol, thành phố cảng ở miền đông nam Ukraina đã bị phá hủy gần như hoàn toàn sau nhiều tuần bị bao vây và oanh tạc.
Về phần tổng thống Volodymyr Zelensky, ông nhìn nhận là tình hình tại vùng Donbass, miền đông Ukraina, “cực kỳ khó khăn”. Và một lần nữa, quân Nga dồn toàn bộ lực lượng vào cuộc tấn công, bởi vì họ muốn “phá hủy hoàn toàn” vùng Donbass.
Matxcơva đã quyết định gia tăng tấn công vào vùng Donbass, bao gồm Luhansk và Donetsk, sau khi quân Ukraina đẩy lùi được lực lượng Nga khỏi hai thành phố lớn nhất là Kiev và Kharkiv. Hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou tuyên bố sẽ tiếp tục “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina cho đến khi nào “đạt được toàn bộ các mục tiêu”. Ông cũng nhấn mạnh là quân Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công dài ở Ukraina.
Theo bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina, quân Nga nay sử dụng không quân nhiều hơn để yểm trợ lực lượng trên bộ và giải thích: “Do thiếu các tên lửa có độ chính xác cao, quân địch dùng các phương tiện khác để phá hủy các cơ sở hạ tầng thiết yếu và cơ sở hạ tầng quân sự”.
Trước tình hình này, hôm qua, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba đã kêu gọi các nước phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Tại Diễn đàn Kinh tế Davos, tổng thống Zelensky còn chỉ trích sự thiếu “đoàn kết” của các nước phương Tây trước cuộc chiến tranh Ukraina, hơn 3 tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lăng. Tuy vậy, một lần nữa, tổng thống Ukraina tỏ lòng biết ơn tổng thống Joe Biden về khoản viện trợ mới 40 tỷ đôla của Mỹ cho Kiev.
***********
Bàn ra tán vào (0)
TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 25-5 - 2022 ]
******************
Quan chức Ukraine tiết lộ thời điểm "muốn tiến vào Crimea"
Người đứng đầu cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov cho rằng, quân đội nước này sẽ chấm dứt được xung đột với Nga trong những tháng tới.
Trả lời phỏng vấn báo Ukrainskaya Pravda ngày 24/5, ông Budanov nói, tình hình trên chiến trường sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine từ tháng 8 khi vũ khí viện trợ của phương Tây đến được các đơn vị của Ukraine. "Đó là những gì sẽ tạo ra sự thay đổi bởi hiện tại chúng tôi đang thiếu trầm trọng vũ khí hạng nặng", ông Budanov cho biết.
Trả lời câu hỏi liên quan đến bán đảo Crimea, ông Budanov tuyên bố: "Cuối năm, ít nhất chúng tôi phải tiến vào lãnh thổ Crimea".
Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga từ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý mà đến nay Ukraine và đa phần cộng đồng quốc tế không công nhận. Kể từ đó, phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga.
Bất chấp sức ép trừng phạt, Moscow tuyên bố Crimea là một phần không thể tách rời với lãnh thổ Nga. Moscow đã bác bỏ đề nghị mà Kiev đưa ra trong các cuộc hòa đàm chấm dứt xung đột rằng hai bên cần có thời gian 15 năm để đàm phán về vấn đề Crimea. Nga nhấn mạnh, vấn đề Crimea là "không thể thương lượng". Trong khi đó, Ukraine cũng khẳng định không bao giờ nhượng bộ về lãnh thổ. Điều này khiến cho các cuộc hòa đàm rơi vào bế tắc suốt từ cuối tháng 3.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm nay 25/5 một lần nữa cho biết, ông chỉ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, không thông qua trung gian. Nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng, nếu Tổng thống Putin "nắm rõ thực tế" thì vẫn có cơ hội để tìm một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột.
Trong bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, ông Zelensky cũng tuyên bố, Ukraine sẽ chiến đấu cho đến khi giành lại toàn bộ lãnh thổ. Ông nói, Nga nên rút lực lượng về vị trí trước khi họ phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. "Đó có thể là bước đầu tiên để tiến tới đàm phán", ông Zelensky nhấn mạnh.
Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ cuối tháng 2 năm nay. Nga đã dồn lực lượng và đang tăng cường tấn công ở vùng Donbass nhằm kiểm soát hoàn toàn miền Đông Ukraine. Nếu kiểm soát được vùng này, Moscow có thể lập được một hành lang trên bộ nối đến bán đảo Crimea.
Trong khi giới chức Ukraine tin sắp đạt được bước ngoặt quan trọng, Nga đưa ra thông tin hoàn toàn khác. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này sắp kiểm soát hoàn toàn Donbass và khẳng định sẽ đạt mọi mục tiêu đề ra. "Bất chấp viện trợ quân sự lớn của phương Tây cho chính quyền Kiev và sức ép trừng phạt lên Nga, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt cho đến khi đạt mọi mục tiêu đề ra", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố.
**************
Cộng hòa Séc gửi trực thăng tấn công cho Ukraine
Sau cuộc họp giữa các quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước hôm 23/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ca ngợi quyết định của chính phủ Cộng hòa Séc viện trợ trực thăng tấn công Mi-24 cho Ukraine.
Đây là một động thái được giới phân tích đánh giá là bước tiến đáng kể trong sự ủng hộ quân sự của phương Tây đối với chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky.
Theo những thống kê mới nhất, quân đội Cộng hòa Séc chỉ sở hữu 7 máy bay trực thăng Mi-24D do Liên Xô thiết kế. Bộ Quốc phòng nước này cũng đã giao bán toàn bộ các máy bay này vào năm 2019. Vì vậy, rất có khả năng cả 7 chiếc trực thăng Mi-24D đã được bàn giao cho phía Ukraine.
Các trực thăng tấn công Mi-24 đã được triển khai tới Ukraine trong những tuần gần đây như là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm quân đội nước này giành lại quyền kiểm soát không phận không phận. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine nổ ra, một lượng lớn tiêm kích và trực thăng quân sự của Ukraine đã bị phá hủy, dẫn đến việc nước này mất toàn bộ ưu thế trên không.
Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Séc đang sở hữu 16 máy bay trực thăng Mi-171S, 10 máy bay trực thăng Mi-35P, 5 chiếc Mi-17 và 4 chiếc Mi-8. Theo các quan chức Cộng hòa Séc, nước này có thể tăng cường cung cấp các máy bay trực thăng này cho Ukraine, với điều kiện các quốc gia phương Tây đồng ý giúp nước này thay thế các khí tài cũ từ thời Liên Xô bằng các dòng trực thăng hiện đại hơn.
Vào năm 2019, Cộng hòa Séc đã ký hợp đồng mua 8 máy bay trực thăng đa năng UH-1Y Venom và 4 trực thăng tấn công AH-1Z Vipers với tổng giá trị 646 triệu USD từ Mỹ. Lịch giao hàng dự kiến sẽ được diễn ra vào năm 2024. Tuy vậy, với việc chuyển giao các trực thăng cũ cho Ukraine, Praha đang hối thúc Washington D.C tăng tốc độ bàn giao lô hàng này.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, Cộng hòa Séc cùng với Ba Lan đã trở thành các nước đồng minh mạnh mẽ nhất của chính quyền Tổng thống Zelensky tại châu Âu. Vào tháng 4/2022, Cộng hòa Séc đã trở thành thành viên đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) viện trợ xe tăng cho Ukraine.
Các quan chức Mỹ và Séc cũng cho biết Praha đã đóng góp một phần lớn trong tổng số 17.000 vũ khí chống tăng mà các đồng minh NATO trao cho Ukraine trong hai tuần đầu tiên của cuộc xung đột với Nga. Không chỉ vậy, hệ thống tên lửa phóng loạt RM-70 của Séc đã được biên chế cho quân đội Ukraine và đóng vai trò quan trọng trong các đợt phản công giành lại lãnh thổ của lực lượng này.
*****************
Ủy ban châu Âu muốn đơn giản hoá cho dễ dàng hơn trong việc tịch thu tài sản liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tội phạm tình nghi, bao gồm cả những người né chế tài của Liên hiệp châu Âu đối với Điện Kremlin, theo một dự thảo tài liệu mà Reuters trông thấy.
Đề nghị lập pháp, sẽ được công bố vào ngày 25/5 và vẫn có thể thay đổi, nhắm giải quyết điểm yếu lâu nay tại EU, nơi nhiều quốc gia thiếu khung pháp lý đủ mạnh để tịch thu tài sản tội phạm, khiến tội phạm dễ dàng che giấu tiền của và thu lợi từ các hoạt động bất hợp pháp.
Cuộc chiến ở Ukraine càng bộc lộ thêm điểm yếu này, khi nhiều quốc gia đang chật vật để phong tỏa tài sản của những người bị EU trừng phạt vì quan hệ với Điện Kremlin trong khi nhiều quốc gia khác thiếu quyền hạn pháp lý để tịch thu tài sản bị phong tỏa.
Đề nghị lập pháp vừa kể sẽ giải quyết những điểm yếu này bằng cách tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung.
Quy tắc mới sẽ áp dụng lên các tội như khủng bố, tham gia một tổ chức tội phạm, buôn người, rửa tiền và vi phạm các chế tài của EU mà theo một đề nghị khác cũng công bố ngày 25/5 sẽ trở thành tội phạm trên toàn EU.
Việc tịch thu tài sản nói chung sẽ cần có một án lệnh, nhưng theo dự thảo luật, có thể tịch thu tài sản trong lúc chờ phiên xét xử đối với một số nghi can, và có thể tịch thu tài sản khi tài sản đó được một nghi can hay một người đang bị tố giác chuyển cho một bên thứ ba, bao gồm cả các thành viên trong gia đình.
Nhà chức trách ở các nước EU cho biết một trong những trở ngại chính mà họ gặp phải khi thi hành các chế tài đối với Moscow là những người bị ảnh hưởng đã đăng ký tài sản của họ dưới tên của người khác hoặc chuyển nhượng chúng trước khi các chế tài được thi hành.
“Chúng tôi đang làm việc về một công cụ của châu Âu để có thể tịch thu ở mọi nơi tại tất cả các quốc gia EU”, ủy viên tư pháp Liên hiệp châu Âu Didier Reynders từng cho biết hồi đầu tháng 5. Ông nói một trong những mục tiêu tối hậu là phân phối lại số tiền thu được từ những vụ tịch thu này cho Ukraine.
Để trở thành luật, đề nghị này cần sự ủng hộ của các chính phủ EU, vốn có truyền thống thận trọng về những cải cách đòi hỏi phải thay đổi luật hình của họ.
***************
Các lực lượng Nga ngày 24/5 tiến hành một cuộc tấn công tổng lực để bao vây quân đội Ukraine tại hai thành phố nằm giữa một con sông ở miền đông Ukraine, một trận chiến có thể quyết định thắng bại cho chiến dịch chủ chốt của Moscow ở phía đông.
Đúng ba tháng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine, chính quyền ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đã cho mở lại tuyến xe điện ngầm, nơi hàng nghìn thường dân đã trú ẩn trong nhiều tháng dưới sự bắn phá không ngừng của Nga.
Động thái này phản ánh thành công quân sự lớn nhất của Ukraine trong những tuần gần đây: đẩy phần lớn lực lượng Nga ra khỏi tầm bắn của pháo binh vào Kharkiv, như họ đã làm tại thủ đô Kyiv hồi tháng Ba.
Nhưng các trận chiến quyết định trong giai đoạn mới nhất của cuộc chiến vẫn đang diễn ra sâu về phía nam, nơi Moscow đang cố gắng chiếm vùng Donbas của hai tỉnh miền đông, Donetsk và Luhansk, đồng thời bao vây các lực lượng Ukraine ở mặt trận chính phía đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk thông báo tại một cuộc họp báo truyền hình: “Tình hình ở mặt trận (phía đông) là vô cùng khó khăn vì số phận của đất nước này có lẽ đang được quyết định (ở đó) ngay bây giờ.”
Phần cực đông của vùng Donbas do Ukraine nắm giữ, thành phố Sievierodonetsk trên bờ đông của sông Siverskiy Donets, và thành phố Lysychansk ở bờ tây, đã trở thành chiến trường trọng điểm, các lực lượng Nga tiến công từ ba hướng để bao vây.
Ông Serhiy Gaidai, tỉnh trưởng Luhansk, cho biết: “Kẻ thù đã tập trung nỗ lực thực hiện một cuộc tấn công nhằm bao vây Lysychansk và Sievierodonetsk”.
“Cường độ hỏa lực ở Sievierodonetsk đã tăng lên gấp nhiều lần, họ chỉ đơn giản là đang phá hủy thành phố”, ông nói trên TV và cho biết thêm có khoảng 15.000 người sống ở đó.
Các lực lượng Nga đã kiểm soát ba thị trấn ở vùng Donetsk bao gồm Svitlodarsk, thống đốc khu vực Pavlo Kyrylenko nói với một chi nhánh địa phương của Đài Châu Âu Tự do.
Svitlodarsk cách Sievirodonetsk 80 km về phía tây nam.
Xa hơn về phía tây ở Slovyansk, một trong những thành phố vùng Donbas lớn nhất vẫn còn nằm trong tay người Ukraine, còi báo động không kích vang rền ngày 24/5 nhưng đường phố vẫn nhộn nhịp, với một khu chợ đông đúc, trẻ em đi xe đạp và một nhạc sĩ đường phố chơi violin bên cạnh siêu thị.
Thế chiến Thứ ba?
Ba tháng sau cuộc chiến mà một số chuyên gia phương Tây dự đoán Nga sẽ chiến thắng trong vòng vài ngày, Moscow chỉ thu được những thắng lợi hạn chế trước những tổn thất quân sự tồi tệ nhất của họ trong nhiều thập niên, trong khi phần lớn Ukraine đã bị tàn phá. Khoảng 6,5 triệu người đã bỏ chạy ra nước ngoài, hàng nghìn người thiệt mạng chưa kể hết và các thành phố trở thành đống đổ nát.
Cuộc chiến cũng gây ra những ảnh hưởng lớn trên phạm vi quốc tế, bao gồm tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng và giá cả leo thang do các lệnh trừng phạt đối với Nga và làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Cả Ukraine và Nga đều là những nước xuất khẩu ngũ cốc và các mặt hàng khác.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cáo buộc Nga sử dụng nguồn cung cấp lương thực như một vũ khí gây ra hậu quả toàn cầu.
Bà nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ: “Tại Ukraine do Nga chiếm đóng, quân đội của Điện Kremlin đang tịch thu kho ngũ cốc và máy móc (...) Và các chiến hạm Nga tại Biển Đen đã ngăn chặn các tàu Ukraine chở đầy lúa mì và hạt hướng dương.”
Trước đó, bà kêu gọi đàm phán với Moscow về việc cho xuất khẩu lúa mì hiện đang bị mắc kẹt ở Ukraine.
Tỷ phú tài chính George Soros, phát biểu tại Davos, nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến thứ ba.
Ông nói: “Cách tốt nhất và có lẽ là con đường duy nhất để bảo tồn nền văn minh của chúng ta là đánh bại ông Putin càng sớm càng tốt.”
Nhấn mạnh căng thẳng địa chính trị toàn cầu do cuộc chiến tại Ukraine gây ra, Nhật Bản - đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á tham gia các chế tài của phương Tây chống Nga – đã vội vã phái các máy bay phản lực nghênh cản vào ngày 24/5 sau khi các máy bay chiến đấu của Nga và Trung Quốc tiến gần không phận nước này trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Tokyo.
Bình luận từ các quan chức cấp cao của Nga ngày 24/5 đã gợi ý về kế hoạch cho một cuộc xung đột dai dẳng phía trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu nói Nga đang cố tình tiến chậm để tránh thương vong cho thường dân. Ông Nikolai Patrushev, người đứng đầu hội đồng an ninh của ông Putin, nói cần chiến đấu bao lâu Moscow sẽ chiến đấu bấy lâu để tiêu diệt ‘chủ nghĩa Quốc xã’ ở Ukraine, một lời biện minh cho cuộc chiến mà phương Tây gọi là vô căn cứ.
*************
Ông Zelensky chỉ trích phương Tây thiếu đoàn kết
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng phương Tây thiếu đoàn kết trong mức độ ủng hộ Ukraine đối phó chiến dịch quân sự của Nga.
"Sự đoàn kết được thể hiện bằng vũ khí. Câu hỏi của tôi là, sự đoàn kết này có được thể hiện trên thực tế không? Tôi không thấy điều đó. Chúng ta chỉ có lợi thế to lớn trước Nga nếu chúng ta thực sự đoàn kết", Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến trong một cuộc thảo luận về Ukraine tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hôm nay.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, Mỹ và các nước châu Âu đã cam kết viện trợ hàng tỷ USD vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine muốn phương Tây hỗ trợ nhiều hơn, trong đó có khả năng NATO kết nạp quốc gia này làm thành viên và thiết lập vùng cấm bay. Kiev cũng yêu cầu được chuyển giao các khí tài hạng nặng như tiêm kích, nhưng không được phương Tây đáp ứng.
Ông Zelensky cho biết Ukraine rất biết ơn sự hỗ trợ từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhưng các nước châu Âu đang dần bớt quyết tâm trong vấn đề này.
"Chúng tôi đang ở lục địa châu Âu và chúng tôi cần sự hỗ trợ của một châu Âu thống nhất", ông nói, nêu đích danh nước láng giềng Hungary, quốc gia phản đối lệnh cấm dầu Nga do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất. "Hungary không đoàn kết như phần còn lại của EU".
Ông cũng chỉ ra sự thiếu đồng thuận trong nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không ủng hộ.
"Liệu có sự đoàn kết trong việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO không? Không hề có. Phương Tây có mối gắn kết mạnh mẽ không? Cũng không có", Tổng thống Ukraine nói.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong EU, phản đối các biện pháp trừng phạt với dầu mỏ Nga mà 26 quốc gia thành viên khác đã phê duyệt. EU đã rất nỗ lực thuyết phục Hungary chấp thuận kế hoạch cấm dầu Nga, nhưng đến nay chưa thành công.
Trong khối NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phản đối để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự, dù phần còn lại của khối đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ. Theo nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối của NATO, cánh cửa vào liên minh sẽ đóng sập với Phần Lan và Thụy Điển nếu họ không được Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý.
Những tuyên bố, hành động của Thủ tướng Hungary và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến các liên minh phương Tây như EU và NATO rơi vào bế tắc trong nỗ lực tăng trừng phạt Nga liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine, thậm chí phơi bày và làm sâu sắc thêm những lục đục, mâu thuẫn trong nội bộ, David A. Andelman, nhà bình luận chính trị kỳ cựu của CNN, nhận định.
************
Tại miền đông Ukraina, quân đội Nga đang bằng mọi giá siết chặt gọng kềm vùng Luhansk và muốn “phá hủy hoàn toàn” vùng Donbass, theo lời tổng thống Zelensky.
Theo hãng tin AFP, trên mạng Telegram hôm nay 25/05/2022, thống đốc vùng Luhansk, Serguii Gaida cho biết tại vùng này, quân Nga đang tiến theo tất cả các hướng cùng một lúc. Quân Nga đang oanh tạc ngày càng dồn dập vào thành phố Severodonetsk, với mục tiêu xóa khỏi bản đồ thành phố có vị trí chiến lược ở phía tây bắc Luhansk và hiện đang bao vây hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk, những ổ kháng cự cuối cùng tại vùng này. Thống đốc Luhansk so sánh vùng này với Mariupol, thành phố cảng ở miền đông nam Ukraina đã bị phá hủy gần như hoàn toàn sau nhiều tuần bị bao vây và oanh tạc.
Về phần tổng thống Volodymyr Zelensky, ông nhìn nhận là tình hình tại vùng Donbass, miền đông Ukraina, “cực kỳ khó khăn”. Và một lần nữa, quân Nga dồn toàn bộ lực lượng vào cuộc tấn công, bởi vì họ muốn “phá hủy hoàn toàn” vùng Donbass.
Matxcơva đã quyết định gia tăng tấn công vào vùng Donbass, bao gồm Luhansk và Donetsk, sau khi quân Ukraina đẩy lùi được lực lượng Nga khỏi hai thành phố lớn nhất là Kiev và Kharkiv. Hôm qua, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou tuyên bố sẽ tiếp tục “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina cho đến khi nào “đạt được toàn bộ các mục tiêu”. Ông cũng nhấn mạnh là quân Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công dài ở Ukraina.
Theo bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina, quân Nga nay sử dụng không quân nhiều hơn để yểm trợ lực lượng trên bộ và giải thích: “Do thiếu các tên lửa có độ chính xác cao, quân địch dùng các phương tiện khác để phá hủy các cơ sở hạ tầng thiết yếu và cơ sở hạ tầng quân sự”.
Trước tình hình này, hôm qua, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba đã kêu gọi các nước phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Tại Diễn đàn Kinh tế Davos, tổng thống Zelensky còn chỉ trích sự thiếu “đoàn kết” của các nước phương Tây trước cuộc chiến tranh Ukraina, hơn 3 tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lăng. Tuy vậy, một lần nữa, tổng thống Ukraina tỏ lòng biết ơn tổng thống Joe Biden về khoản viện trợ mới 40 tỷ đôla của Mỹ cho Kiev.
***********