Tham Khảo
TÌNH HÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT SANG HOA KỲ VÀ NHỮNG DẤU HỎI
Thứ nhất, thế hệ F1 và F1.5 người Việt ngày càng lớn tuổi. Họ chính là những con người còn thiết tha với tổ quốc và dân tộc. Nếu họ không còn nữa, thì mọi sự đóng góp cho quê nhà sẽ không còn nữa.
Biểu đồ di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ kể từ 30/4/1975 đến 31/12/2012 do Viện Chính sách Di dân Hoa Kỳ thống kê
Trong một bài viết vào ngày 25/8/2014 vừa qua của Viện Chính sách Di dân của Hoa Kỳ. Họ chia làn sóng di dân của người Việt làm 3 đợt trong vòng 40 năm kể từ sau 30/4/1975.
Đợt đầu tiên là làm sóng tỵ nạn ngay sự cố 30/4/1975 khoảng 125.000 người.
Đợt thứ hai là vào 2 cuối thập niên 1970s là do làm sóng thuyền nhân vượt biển chạy trốn khỏi chế độ cộng sản tàn độc tại Việt Nam. Con số này khoảng 418.000 người.
Đợt thứ ba vào cuối thập niên 1990 đến nay. Đa số là diện đoàn tụ gia đình và đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Hoa Kỳ. Đợt này là đông nhất. Nó làm tăng con số người Việt sống tại Hoa Kỳ tăng từ 543.000 người lên con số 1.259.000 người trong năm 2012, chiếm 3% dân số của những người nước ngoài tại Hoa Kỳ(khoảng 40.8 triệu).
Số di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đứng thứ tư sau Ấn Độ, Phillipines và Trung Hoa. So với các quốc gia khác mà có mặt người Việt thì Hoa Kỳ là nơi đông người Việt. Tại Úc có 226.000, Canada có 185.000, và Pháp có 128.000 người Việt sinh sống.
Ba phần trăm dân số của một chủng tộc ở một quốc gia có nhiều chủng tộc di dân đến sống ở Hoa Kỳ là con số đáng để suy nghĩ về sự lớn mạnh của người Việt không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở trên thế giới, và khả năng ảnh hưởng về quê nhà.
Gần đây, một số chính khách và khoa học gia Việt Nam bắt đầu ghi tên tuổi mình với Hoa Kỳ. Đó là những kỳ vọng, và những niềm an ủi cho đất nước Việt trong tương lai. Nhưng có 2 vấn đề cũng đáng lo ngại là:
Thứ nhất, thế hệ F1 và F1.5 người Việt ngày càng lớn tuổi. Họ chính là những con người còn thiết tha với tổ quốc và dân tộc. Nếu họ không còn nữa, thì mọi sự đóng góp cho quê nhà sẽ không còn nữa.
Thứ hai, là thế hệ F2.0 trở đi, họ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, văn hóa Mỹ sẽ làm họ dần quên cội nguồn. Có thể, một số rất ít trong số họ còn nghĩ đến quê nhà nhờ vào truyền thống gia đình được gìn giữ, nhưng tác động của họ sẽ không thể bằng thế hệ F1 và F1.5.
Thế thì, liệu những con số trên sẽ góp phần gì cho việc canh tân đất nước ngoài việc hằng năm gửi về khoảng hơn 10 tỷ đô la?
Asia Clinic, 17h49' ngày thứ Năm, 20/11/2014
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/11/tinh-hinh-di-cu-cua-nguoi-viet-sang-hoa.html
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/11/tinh-hinh-di-cu-cua-nguoi-viet-sang-hoa.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TÌNH HÌNH DI CƯ CỦA NGƯỜI VIỆT SANG HOA KỲ VÀ NHỮNG DẤU HỎI
Thứ nhất, thế hệ F1 và F1.5 người Việt ngày càng lớn tuổi. Họ chính là những con người còn thiết tha với tổ quốc và dân tộc. Nếu họ không còn nữa, thì mọi sự đóng góp cho quê nhà sẽ không còn nữa.
Biểu đồ di dân Việt Nam đến Hoa Kỳ kể từ 30/4/1975 đến 31/12/2012 do Viện Chính sách Di dân Hoa Kỳ thống kê
Trong một bài viết vào ngày 25/8/2014 vừa qua của Viện Chính sách Di dân của Hoa Kỳ. Họ chia làn sóng di dân của người Việt làm 3 đợt trong vòng 40 năm kể từ sau 30/4/1975.
Đợt đầu tiên là làm sóng tỵ nạn ngay sự cố 30/4/1975 khoảng 125.000 người.
Đợt thứ hai là vào 2 cuối thập niên 1970s là do làm sóng thuyền nhân vượt biển chạy trốn khỏi chế độ cộng sản tàn độc tại Việt Nam. Con số này khoảng 418.000 người.
Đợt thứ ba vào cuối thập niên 1990 đến nay. Đa số là diện đoàn tụ gia đình và đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Hoa Kỳ. Đợt này là đông nhất. Nó làm tăng con số người Việt sống tại Hoa Kỳ tăng từ 543.000 người lên con số 1.259.000 người trong năm 2012, chiếm 3% dân số của những người nước ngoài tại Hoa Kỳ(khoảng 40.8 triệu).
Số di dân từ Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đứng thứ tư sau Ấn Độ, Phillipines và Trung Hoa. So với các quốc gia khác mà có mặt người Việt thì Hoa Kỳ là nơi đông người Việt. Tại Úc có 226.000, Canada có 185.000, và Pháp có 128.000 người Việt sinh sống.
Ba phần trăm dân số của một chủng tộc ở một quốc gia có nhiều chủng tộc di dân đến sống ở Hoa Kỳ là con số đáng để suy nghĩ về sự lớn mạnh của người Việt không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở trên thế giới, và khả năng ảnh hưởng về quê nhà.
Gần đây, một số chính khách và khoa học gia Việt Nam bắt đầu ghi tên tuổi mình với Hoa Kỳ. Đó là những kỳ vọng, và những niềm an ủi cho đất nước Việt trong tương lai. Nhưng có 2 vấn đề cũng đáng lo ngại là:
Thứ nhất, thế hệ F1 và F1.5 người Việt ngày càng lớn tuổi. Họ chính là những con người còn thiết tha với tổ quốc và dân tộc. Nếu họ không còn nữa, thì mọi sự đóng góp cho quê nhà sẽ không còn nữa.
Thứ hai, là thế hệ F2.0 trở đi, họ sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, văn hóa Mỹ sẽ làm họ dần quên cội nguồn. Có thể, một số rất ít trong số họ còn nghĩ đến quê nhà nhờ vào truyền thống gia đình được gìn giữ, nhưng tác động của họ sẽ không thể bằng thế hệ F1 và F1.5.
Thế thì, liệu những con số trên sẽ góp phần gì cho việc canh tân đất nước ngoài việc hằng năm gửi về khoảng hơn 10 tỷ đô la?
Asia Clinic, 17h49' ngày thứ Năm, 20/11/2014
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/11/tinh-hinh-di-cu-cua-nguoi-viet-sang-hoa.html
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/11/tinh-hinh-di-cu-cua-nguoi-viet-sang-hoa.html