Di Sản Hồ Chí Minh

TKO: Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ – Redefining the American Dream

Nên chi TKO sẽ kể thêm một chuyện nhỏ liên quan đến chi phí y tế ở Mỹ mà vừa rồi TKO được nghe trực tiếp từ một trường hợp đơn lẻ từ Mỹ về, đó là câu chuyện từ vợ chồng anh chị hàng xóm về thăm nhà vào tháng 7/2014.


Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Bàn về vấn đề y tế, khám chữa bệnh của Mỹ mà nhìn lại hiện trạng đáng ngại ở Việt Nam thì thật là là khó nói nên lời!

Nên chi TKO sẽ kể thêm một chuyện nhỏ liên quan đến chi phí y tế ở Mỹ mà vừa rồi TKO được nghe trực tiếp từ một trường hợp đơn lẻ từ Mỹ về, đó là câu chuyện từ vợ chồng anh chị hàng xóm về thăm nhà vào tháng 7/2014.

Họ qua Mỹ được gần 5 năm, đã định cư ở Florida, nay họ đưa 2 con về VN thăm Bố Mẹ và kết hợp để chị vợ tham gia một ca phẫu thuật nhỏ ( trong khoang bụng) mà chị nói rằng nếu ở Mỹ thì chị sẽ phải chi trả từ 6.000 – 10.000 USD, trong khi về Việt Nam chị ấy chỉ phải chi trả 6 triệu VND (khoảng gần 300 USD).

Chị ấy có chị gái ruột làm việc ở phòng cấp cứu của một bệnh viện cấp tỉnh và ca phẫu thuật đã được thực hiện xong xuôi ở bệnh viện này. Chị cho biết con gái của chị khi đi chữa răng ở Mỹ cũng khá tốn kém mặc dù bé đã được miễn phí vài khoản theo tiêu chuẩn học sinh. Mọi thứ chị ấy vẫn có thói quen quy thành tiền Việt Nam. Chị đã trở nên tiết kiệm hơn so với lúc còn ở Việt Nam.

TKO có hỏi chị ấy về Obamacare dành cho công dân Mỹ.

Chị nói rằng chồng chị từ ngày sang Mỹ, sau thời gian hội nhập, anh vẫn thất nghiệp, anh được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hiện cũng được hưởng Obamacare, nhưng chỉ ở mức tối thiểu, mỗi lần anh đi khám bệnh rất nhiêu khê, phải có vợ điện thoại đăng ký, con gái đi theo để phiên dịch cho bố.

Lần đầu trở về Việt Nam sau 1 năm anh qua Mỹ, anh ấy già và ốm đi vì buồn, lần này trở về cùng vợ con, trông anh đã khá hơn nhiều. Anh ấy luôn mong ước được trở lại VN, nếu trúng sổ số, việc đầu tiên anh ấy thực hiện là sẽ trở về Việt Nam.

Dù mang danh nghĩa thất nghiệp, nhưng trên thực tế, về thời vụ, lúc ở Mỹ, anh ấy cũng có đi rửa xe để đỡ đần gánh nặng chi phí cho vợ. Học tiếng Mỹ và học nghề chuyên môn đối với anh thực là một thách thức. Hiện kế hoạch sắp tới khi trở về Mỹ, anh cũng sẽ đi học chứng chỉ chuyên môn cần thiết rồi xin đi làm thuê cho hãng dược cùng với vợ.

Phần chị vợ, vừa qua Mỹ, sau khi ổn định chỗ ở, chị đã rất nỗ lực học tiếp, mới đầu định học y tá (khi ở Việt Nam, chị đã tốt nghiệp đại học ngành bác sĩ thú y) nhưng chị chứng kiến người ta kéo và vác vài valy tài liệu to đùng đi học thì chị choáng váng và quyết định đi học về dược.

Vừa học xong, may mắn, chị nhanh chóng tìm được một công việc tại một hãng dược của Mỹ, đơn giản là đóng gói thuốc theo quy trình có sẵn, chị được hãng dược mua BHYT, nhưng chị nói chi phí y tế ở Mỹ rất cao, chị ấy cần phải để dành tiền tích lũy để nuôi con cái học hành đến đủ 18 tuổi, và rồi vợ chồng chị ấy nhất định sẽ quay trở về Việt Nam.

Cô em gái út của chị cùng với 2 cháu nhỏ đã qua Mỹ trước chị 1 năm thì đi làm nail, thu nhập cũng khá nhưng trở nên lặng lẽ, ít nói hơn ở VN. Cũng vì thương cô em gái này mà chị ấy nghe lời Mẹ qua Mỹ đoàn tụ để chị em nương tựa nhau cho Mẹ chị ấy yên tâm.

Lúc trước, khi còn ở Việt Nam, chị ấy từng làm quản lý về đào tạo ở một hãng bảo hiểm nhân thọ của Mỹ, chị rất chăm chỉ chịu khó làm việc, cùng với người chồng hiền lành, làm kế toán ở công ty sổ số của tỉnh, kinh tế gia đình tạm ổn, cần kiệm, đã sở hữu nhà lầu, xe hơi, nhưng vì một vài lý do cá nhân và mong muốn tương lai tốt đẹp hơn cho 2 con nên họ quyết định bán nhà/xe qua Mỹ làm lại từ đầu với sự bảo lãnh của người chị Hai (chị cả) đã vượt biên qua Mỹ từ năm 1978.

Qua trải nghiệm, anh chị nói rằng, người ta đừng nên quá ảo tưởng, cũng đừng nhìn bề ngoài mà phán đoán, anh chị đôi khi âm thầm tự vấn bản thân: quyết định rời quê hương “hy sinh đời bố, củng cố đời con” như anh chị đã thực hiện, liệu có là một quyết định đúng?

Ở Việt Nam, gia đình anh chị từng thuê người giúp việc nhà, anh chị chỉ cần chăm chỉ đi làm, kiếm tiền nuôi con, nhưng từ khi qua Mỹ, anh chị thấy vất vả và phải nỗ lực không ngừng, phải học hỏi luật lệ và mọi thứ đều như bắt đầu khi mà ở độ tuổi này, anh chị thấy thấm mệt.

Điều đáng mừng là ở Mỹ, các con, các cháu của anh chị biết vâng lời Bố Mẹ, chăm chỉ chí thú học hành, có cháu đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc của tháng/quý, nhưng qua trao đổi vui vui, bọn trẻ cũng đã thông báo là về già Bố Mẹ đã được “Nhà già” của chính phủ Mỹ chăm sóc rồi!

Chị nói rằng, văn hóa ở xứ Mỹ, không phải là văn hóa của người Việt “cổ” của chúng ta (ý TKO là cổ điển, không phải cổ quái hay cổ đại), người chị Hai qua Mỹ từ năm 1978 đã không còn là người Việt cổ nữa rồi, mà đã là người Mỹ hiện đại, và điều đó cũng là một trải nghiệm mới của anh chị về tình thâm trong gia đình.

Xin ra khỏi Giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Xin ra khỏi Giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Người chị Hai rất khá giả có nhiều nhà cho thuê và sở hữu mấy tiệm nail, định cư ở mạn Bắc Mỹ giá lạnh, tuyết phủ, nên chi lúc mới qua, khi ở nhờ nhà chị Hai, lạnh quá vợ chồng anh chị ấy và các con ốm dở, chảy máu mũi và ho sù sụ, người chị Hai nói nhà tui đâu có nuôi dog mà sao nghe tiếng s…ủa hoài vậy —>

Anh chị ấy và cô em gái cùng các con/cháu lập tức nhanh chóng liên lạc với người bạn ở Florida, mạn Nam, ấm áp hơn để thuê nhà chuyển đến sinh sống. Người bạn này đã cho thuê căn nhà nhỏ như kiểu nhà xe, bé gái 5 tuổi con chị ấy hỏi: “lúc trước nhà con ở VN có 4 tầng, sao giờ qua Mỹ, tự nhiên nhà mình thành ra nhà nghèo vậy Mẹ?!”

Bé lớn của chị ấy khi viết trên Facebook than rằng “Mẹ tôi nhiều khi stress, la oan con cái”, chị ấy nghe người khác kể lại cũng thấy buồn buồn! Nước mắt tuôn trào.

Ngày 25/7/2014 anh chị ấy và các cháu đã đáp chuyến bay trở lại Mỹ với lời hẹn sẽ trở lại thăm quê nhà khi có dịp thuận tiện.

Mẹ của chị ấy qua nhà chơi và khóc với Mẹ của TKO, bà nói rằng rất thương con gái vất vả dặm trường nhưng cũng hết sức động viên chị, tin tưởng tương lai các cháu sẽ là những người văn minh và sẽ có một triển vọng tươi sáng hơn so với ở Việt Nam.

Lúc bác hàng xóm đã về, mẹ TKO bảo rằng: đối với con cái thì “cá chuối đắm đuối vì con” nhưng cũng cần phải nhớ câu “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, “anh em kiến giả nhất phận’, cố gắng “tự lực cánh sinh”, cố gắng ăn ở phải đạo rồi Trời Phật sẽ bù đắp cho.

—> TKO tin rằng theo thời gian, khi chứng kiến sự trưởng thành, thành đạt của con cái, cũng như khi nỗi nhớ nhà nguôi ngoai, có thể anh chị ấy sẽ thanh thản hơn về quyết định rời Việt Nam và hy vọng lần tới anh chị ấy sẽ có nhiều điều vui vẻ tươi sáng để kể cho hàng xóm Việt Nam nghe khi về thăm quê.

TKO – Bạn đọc Cua Times. Comment lấy từ bài “Nhà Cua đi bệnh viện”

Chú thích ảnh 1. Dân Mỹ

  • 47% có đủ tiền sống lúc về hưu
  • 17% là chủ thực sự của ngôi nhà
  • 5% về hưu sớm
  • 5% đủ tiền cho con cái học
  • 4% có tiền đầu tư
  • 4% trả được tiền hồi vay mượn đi học
  • 3% có đủ điều kiện mở dịch vụ
  • 3% làm chủ cái xe hơi

Ảnh 2

  • Tôi muốn ra khỏi giấc mơ Mỹ.
  • Thưa ông bà. Chúng tôi muốn xem ông bà đã trả lại xe hơi, đồ đạc, nhà cửa, thẻ tín dụng… những thứ mà gây rắc rối khi trả chậm. Phạt, thuế…
  • http://hieuminh.org/2014/08/04/tko-dinh-nghia-lai-giac-mo-my-redefining-the-american-dream/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TKO: Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ – Redefining the American Dream

Nên chi TKO sẽ kể thêm một chuyện nhỏ liên quan đến chi phí y tế ở Mỹ mà vừa rồi TKO được nghe trực tiếp từ một trường hợp đơn lẻ từ Mỹ về, đó là câu chuyện từ vợ chồng anh chị hàng xóm về thăm nhà vào tháng 7/2014.


Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Định nghĩa lại giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Bàn về vấn đề y tế, khám chữa bệnh của Mỹ mà nhìn lại hiện trạng đáng ngại ở Việt Nam thì thật là là khó nói nên lời!

Nên chi TKO sẽ kể thêm một chuyện nhỏ liên quan đến chi phí y tế ở Mỹ mà vừa rồi TKO được nghe trực tiếp từ một trường hợp đơn lẻ từ Mỹ về, đó là câu chuyện từ vợ chồng anh chị hàng xóm về thăm nhà vào tháng 7/2014.

Họ qua Mỹ được gần 5 năm, đã định cư ở Florida, nay họ đưa 2 con về VN thăm Bố Mẹ và kết hợp để chị vợ tham gia một ca phẫu thuật nhỏ ( trong khoang bụng) mà chị nói rằng nếu ở Mỹ thì chị sẽ phải chi trả từ 6.000 – 10.000 USD, trong khi về Việt Nam chị ấy chỉ phải chi trả 6 triệu VND (khoảng gần 300 USD).

Chị ấy có chị gái ruột làm việc ở phòng cấp cứu của một bệnh viện cấp tỉnh và ca phẫu thuật đã được thực hiện xong xuôi ở bệnh viện này. Chị cho biết con gái của chị khi đi chữa răng ở Mỹ cũng khá tốn kém mặc dù bé đã được miễn phí vài khoản theo tiêu chuẩn học sinh. Mọi thứ chị ấy vẫn có thói quen quy thành tiền Việt Nam. Chị đã trở nên tiết kiệm hơn so với lúc còn ở Việt Nam.

TKO có hỏi chị ấy về Obamacare dành cho công dân Mỹ.

Chị nói rằng chồng chị từ ngày sang Mỹ, sau thời gian hội nhập, anh vẫn thất nghiệp, anh được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hiện cũng được hưởng Obamacare, nhưng chỉ ở mức tối thiểu, mỗi lần anh đi khám bệnh rất nhiêu khê, phải có vợ điện thoại đăng ký, con gái đi theo để phiên dịch cho bố.

Lần đầu trở về Việt Nam sau 1 năm anh qua Mỹ, anh ấy già và ốm đi vì buồn, lần này trở về cùng vợ con, trông anh đã khá hơn nhiều. Anh ấy luôn mong ước được trở lại VN, nếu trúng sổ số, việc đầu tiên anh ấy thực hiện là sẽ trở về Việt Nam.

Dù mang danh nghĩa thất nghiệp, nhưng trên thực tế, về thời vụ, lúc ở Mỹ, anh ấy cũng có đi rửa xe để đỡ đần gánh nặng chi phí cho vợ. Học tiếng Mỹ và học nghề chuyên môn đối với anh thực là một thách thức. Hiện kế hoạch sắp tới khi trở về Mỹ, anh cũng sẽ đi học chứng chỉ chuyên môn cần thiết rồi xin đi làm thuê cho hãng dược cùng với vợ.

Phần chị vợ, vừa qua Mỹ, sau khi ổn định chỗ ở, chị đã rất nỗ lực học tiếp, mới đầu định học y tá (khi ở Việt Nam, chị đã tốt nghiệp đại học ngành bác sĩ thú y) nhưng chị chứng kiến người ta kéo và vác vài valy tài liệu to đùng đi học thì chị choáng váng và quyết định đi học về dược.

Vừa học xong, may mắn, chị nhanh chóng tìm được một công việc tại một hãng dược của Mỹ, đơn giản là đóng gói thuốc theo quy trình có sẵn, chị được hãng dược mua BHYT, nhưng chị nói chi phí y tế ở Mỹ rất cao, chị ấy cần phải để dành tiền tích lũy để nuôi con cái học hành đến đủ 18 tuổi, và rồi vợ chồng chị ấy nhất định sẽ quay trở về Việt Nam.

Cô em gái út của chị cùng với 2 cháu nhỏ đã qua Mỹ trước chị 1 năm thì đi làm nail, thu nhập cũng khá nhưng trở nên lặng lẽ, ít nói hơn ở VN. Cũng vì thương cô em gái này mà chị ấy nghe lời Mẹ qua Mỹ đoàn tụ để chị em nương tựa nhau cho Mẹ chị ấy yên tâm.

Lúc trước, khi còn ở Việt Nam, chị ấy từng làm quản lý về đào tạo ở một hãng bảo hiểm nhân thọ của Mỹ, chị rất chăm chỉ chịu khó làm việc, cùng với người chồng hiền lành, làm kế toán ở công ty sổ số của tỉnh, kinh tế gia đình tạm ổn, cần kiệm, đã sở hữu nhà lầu, xe hơi, nhưng vì một vài lý do cá nhân và mong muốn tương lai tốt đẹp hơn cho 2 con nên họ quyết định bán nhà/xe qua Mỹ làm lại từ đầu với sự bảo lãnh của người chị Hai (chị cả) đã vượt biên qua Mỹ từ năm 1978.

Qua trải nghiệm, anh chị nói rằng, người ta đừng nên quá ảo tưởng, cũng đừng nhìn bề ngoài mà phán đoán, anh chị đôi khi âm thầm tự vấn bản thân: quyết định rời quê hương “hy sinh đời bố, củng cố đời con” như anh chị đã thực hiện, liệu có là một quyết định đúng?

Ở Việt Nam, gia đình anh chị từng thuê người giúp việc nhà, anh chị chỉ cần chăm chỉ đi làm, kiếm tiền nuôi con, nhưng từ khi qua Mỹ, anh chị thấy vất vả và phải nỗ lực không ngừng, phải học hỏi luật lệ và mọi thứ đều như bắt đầu khi mà ở độ tuổi này, anh chị thấy thấm mệt.

Điều đáng mừng là ở Mỹ, các con, các cháu của anh chị biết vâng lời Bố Mẹ, chăm chỉ chí thú học hành, có cháu đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc của tháng/quý, nhưng qua trao đổi vui vui, bọn trẻ cũng đã thông báo là về già Bố Mẹ đã được “Nhà già” của chính phủ Mỹ chăm sóc rồi!

Chị nói rằng, văn hóa ở xứ Mỹ, không phải là văn hóa của người Việt “cổ” của chúng ta (ý TKO là cổ điển, không phải cổ quái hay cổ đại), người chị Hai qua Mỹ từ năm 1978 đã không còn là người Việt cổ nữa rồi, mà đã là người Mỹ hiện đại, và điều đó cũng là một trải nghiệm mới của anh chị về tình thâm trong gia đình.

Xin ra khỏi Giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Xin ra khỏi Giấc mơ Mỹ. Ảnh: Internet

Người chị Hai rất khá giả có nhiều nhà cho thuê và sở hữu mấy tiệm nail, định cư ở mạn Bắc Mỹ giá lạnh, tuyết phủ, nên chi lúc mới qua, khi ở nhờ nhà chị Hai, lạnh quá vợ chồng anh chị ấy và các con ốm dở, chảy máu mũi và ho sù sụ, người chị Hai nói nhà tui đâu có nuôi dog mà sao nghe tiếng s…ủa hoài vậy —>

Anh chị ấy và cô em gái cùng các con/cháu lập tức nhanh chóng liên lạc với người bạn ở Florida, mạn Nam, ấm áp hơn để thuê nhà chuyển đến sinh sống. Người bạn này đã cho thuê căn nhà nhỏ như kiểu nhà xe, bé gái 5 tuổi con chị ấy hỏi: “lúc trước nhà con ở VN có 4 tầng, sao giờ qua Mỹ, tự nhiên nhà mình thành ra nhà nghèo vậy Mẹ?!”

Bé lớn của chị ấy khi viết trên Facebook than rằng “Mẹ tôi nhiều khi stress, la oan con cái”, chị ấy nghe người khác kể lại cũng thấy buồn buồn! Nước mắt tuôn trào.

Ngày 25/7/2014 anh chị ấy và các cháu đã đáp chuyến bay trở lại Mỹ với lời hẹn sẽ trở lại thăm quê nhà khi có dịp thuận tiện.

Mẹ của chị ấy qua nhà chơi và khóc với Mẹ của TKO, bà nói rằng rất thương con gái vất vả dặm trường nhưng cũng hết sức động viên chị, tin tưởng tương lai các cháu sẽ là những người văn minh và sẽ có một triển vọng tươi sáng hơn so với ở Việt Nam.

Lúc bác hàng xóm đã về, mẹ TKO bảo rằng: đối với con cái thì “cá chuối đắm đuối vì con” nhưng cũng cần phải nhớ câu “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, “anh em kiến giả nhất phận’, cố gắng “tự lực cánh sinh”, cố gắng ăn ở phải đạo rồi Trời Phật sẽ bù đắp cho.

—> TKO tin rằng theo thời gian, khi chứng kiến sự trưởng thành, thành đạt của con cái, cũng như khi nỗi nhớ nhà nguôi ngoai, có thể anh chị ấy sẽ thanh thản hơn về quyết định rời Việt Nam và hy vọng lần tới anh chị ấy sẽ có nhiều điều vui vẻ tươi sáng để kể cho hàng xóm Việt Nam nghe khi về thăm quê.

TKO – Bạn đọc Cua Times. Comment lấy từ bài “Nhà Cua đi bệnh viện”

Chú thích ảnh 1. Dân Mỹ

  • 47% có đủ tiền sống lúc về hưu
  • 17% là chủ thực sự của ngôi nhà
  • 5% về hưu sớm
  • 5% đủ tiền cho con cái học
  • 4% có tiền đầu tư
  • 4% trả được tiền hồi vay mượn đi học
  • 3% có đủ điều kiện mở dịch vụ
  • 3% làm chủ cái xe hơi

Ảnh 2

  • Tôi muốn ra khỏi giấc mơ Mỹ.
  • Thưa ông bà. Chúng tôi muốn xem ông bà đã trả lại xe hơi, đồ đạc, nhà cửa, thẻ tín dụng… những thứ mà gây rắc rối khi trả chậm. Phạt, thuế…
  • http://hieuminh.org/2014/08/04/tko-dinh-nghia-lai-giac-mo-my-redefining-the-american-dream/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm