Truyện Ngắn & Phóng Sự

TÔI LÀM GIÁM THỊ TRẠI GIAM *

Trung tá Chỉ huy trưởng Quân cảnh ngước mặt lên nhìn tôi đang đứng nghiêm chào tay trình diện Ông với cấp bậc, họ tên và số quân, sau khi vị Sĩ quan Chánh văn phòng

Huy hieu quan canh .JPG
Dương Thành Thới

Trung tá Chỉ huy trưởng Quân cảnh ngước mặt lên nhìn tôi đang đứng nghiêm chào tay trình diện Ông với cấp bậc, họ tên và số quân, sau khi vị Sĩ quan Chánh văn phòng hướng dẫn tôi vào. Ông đứng lên, bước ra khỏi bàn làm việc, tiến đến trước mặt tôi và đưa tay. Tôi đứng nghiêm trong tư thế cơ bản thao diễn bắt tay Ông. Ông nhắc lại những thay đổi và Binh chủng đang được Bộ Tổng Tham Mưu đáp ứng nhu cầu quân số để lãnh thêm nhiều trách nhiệm sau trận tổng tấn công thất bại của tập đoàn hiếu chiến Cộng sản Bắc Việt. Ông cho biết luôn sự thất bại của Cộng sản Bắc Việt trong năm qua, đã thể hiện trong việc thành lập thêm nhiều Tiểu đoàn Quân cảnh và trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc. Với giọng nói nhỏ nhẹ, nghiêm trang Ông nhìn tôi qua đôi kính nhạt màu, Ông nói :”Anh ra ngoài đó, theo Sự vụ lệnh và sự bổ nhậm của tôi, anh làm Đại đội trưởng của một Tiểu đoàn có nhiều Khu giam nhốt tù binh quan trọng. Ông tiếp lưôn :”Anh có điều gì trình bày không ? Tôi nói :” Dạ thưa không, trình Trung tá.” Ông chỉ thị vị Sĩ quan Chánh văn phòng hướng dẫn tôi qua Phòng Hành Chánh dể làm các thủ tục và lấy phi vụ ngày giờ để chuẩn bị ra trại giam Trung ương, Phú – quốc.

Sau bốn ngày chờ đợi, tôi thong thả dạo phố Sài – Gòn như những năm tháng còn cấp sách đến trường. Ngồi trong quán kem Mai Hương với một vài người bạn, ngắm các tà áo trắng xanh bước nhẹ với những tiếng cười rộn rã. Con đường Lê – Lợi, Nguyễn – Huệ hay đường Tự – Do vẫ thấy thân thương như từ lúc còn nhỏ. Những con đường mà tôi cùng các bạn bè thường rũ nhau Catinater hay Bonarder sau giờ học. Đi ngang các rạp Ciné, hồi tưởng những lúc đi xem phim với bạn gái, nhớ những phim thật cũ, rạp ít người xem, nhiều người ngủ trong cái không khí mát lạnh. Và chỉ còn nghe được tiếng rù rì của những chàng và nàng học trò “Coupe cour”.

Thì giờ còn nhiều rảnh rang, tôi cũng ghé vào Đại đội 34 Quân cảnh Tư pháp, hay một vài Tiểu đội rải rác trong các quận Đô thành, thăm những người bạn cùng khoá đang bận rộn trong nghề nghiệp của mình.

Ngày N giờ G đã đến…Chiếc xe Dodge 4 của Ban hành chánh ngừng lại tại trạm Hàng không Quân sự của Không đoàn 33, trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Tôi và một số nhân viên Quân cảnh vào ngồi trong các băng ghế trong khu hành khách. Hơn một giờ sau, mọi thủ tục điểm danh, điểm số, tôi và một số anh em Quân cảnh các cấp, người hết phép trở lại đơn vị, người nhận Sự vụ lệnh đáo nhậm đơn vị mới, một số Quân nhân của các Quân binh chủng khác cũng được gọi tên cùng gia đình để chuẩn bị lên phi cơ.

Image result for vnaf c47

Được hướng dẫn của một Hạ sĩ quan Phi hành đoàn tất cả những hành khách đều ngồi vào hai hàng ghế bằng dây, và ngồi dọc theo hai bên cửa kiếng. Anh Hạ sĩ quan Phi hành đoàn cũng hướng dẫn và nhắc nhở việc khoá an toàn cho những người đi phi cơ lần đầu. Phi hành đoàn bốn người bước lên sau cùng. Tất cả đi thẳng vào phòng lái; còn một vị Sĩ quan tay cầm tờ Manifest đếm số hành khách trong tàu. Tôi nhìn qua khung cửa, các Hạ sĩ quan chuyên viên đang làm các thủ tục về kỷ thuật cho chiếc phi cơ sắp cất cánh.

Chiếc vận tải cơ C.47 của Không Quân Việt nam nổ máy và rung chuyển nhiều lần, các cánh quạt quay thật nhanh rồi chậm lại. Âm thanh xin lệnh cất cánh được thu phát rõ ràng với những tiếng OK. Take off.

Chiếc phi cơ gầm lên từ từ lăn bánh ra phi đạo và chạy thật nhanh, cảnh vật lùi lại phía sau, tôi nghe như thót ruột, ù tai, tôi biết phi cơ đã lên cao độ. Bầu trời trong xanh, nhìn xuống những cánh đồng ruộng xanh, những xóm làng ngoai ô rãi rác với hàng dừa…tôi thấy đất nước vẫn đẹp, thấy tình yêu quê hương đậm đà mặc dù năm trước nơi đây lửa đạn ngập trời vào ngày đầu năm Tết Mậu Thân, khi Cộng quân tấn công vào Phi trường Tân Sơn Nhứt và các Quận ven Thủ đô Sài Gòn…

Chiếc C.47 đã lấy hướng bay về phía Nam Tổ quốc. Tôi đưa mắt nhìn những người chung quanh, người đang đọc sách, đọc báo, người đang nhắm mắt cố tìm giấc ngủ. Tôi thấy mấy anh em Quân cảnh, có anh đang mệt mõi trên nét mặt như đêm qua không có thì giờ nghỉ ngơi. Những gương mặt vui vẻ lanh lợi trên những chiếc xe tuần tiểu Quân cảnh, những hoạt động tại các nút chận kiểm soát quân phong, quân kỷ với tác phong oai nghiêm không tìm thấy trên những chuyến bay này. Gương mặt trầm ngâm, ít cười, ít nói của các anh em Quân cảnh sắp đáo nhậm đơn vị mới cũng cho tôi thấy sự khác biệt của hoạt động chuyên môn ở đất liền và ngoài hải đảo. Họ đã nghe kể lại những cái khó khăn, vất vả mà họ sấp nhận lấy. Tôi thường nghe anh em ở ngoài đảo có nói : ”Vui ít, buồn hiều, dân thì ít, tù thì nhiều, không có chỗ ăn chơi…nhìn kỷ hơn…giống như tù bên ngoài…tù bên trong. Chỉ có gác tù rồi đi ngủ…ngủ dây lại đi canh gác tù…” hay hể bị phạt, thời gian công tác ấn định nhiệm kỳ lại kéo dài…” Tôi chưa đến, chưa thấy…thì cũng như câu nói hằng này của người lính chúng tôi; “Chưa thấy quan tài… chưa đổ lệ !!!. Ra ngoài đó rồi sẽ thấy.

Hơn một giờ bay, vượt trên những cánh đồng, những con sông lớn, con tàu đã lờ lững trên mây dưới nước. Tôi nhìn qua khung của kinh mặt biển rộng bao la, xanh và rất đẹp. Chiếc phi cơ hạ thấp cao độ và đảo mấy vòng, cảnh vật ở dưới hiện ra rõ ràng hơn, nào là dãy nhà sát bờ biển, tàu hải quân, ghe đánh cá, xa xa thấy nhấp nhô mấy hòn đảo to, nhỏ nổi lên giữa trời nước mênh mông.

Chiếc C.47 hạ thấp và các bánh xe đập nhẹ xuống phi đạo, nó chạy nhanh và lần lần ngừng lai trước trạm Hàng không Quân sự An -Thới. Chiếc thang được bắt vào cửa phi cơ, người và hành trang lần lượt rời khỏi phi cơ. Tôi kéo túi quân trang và đi lần lần vào cửa Air terminal thì thấy hai Sĩ quan Quân cảnh mang cấp bậc Trung uý tiến đến trước mặt tôi, hai vị này nhận ra tôi dễ dàng vì trong chuyến bay này tôi là Sĩ quan Quân cảnh duy nhứt đáo nhậm đơn vị. Tôi đi máy bay nhiều, đáp nhiều thành phố, tôi nghĩ các trạm Hàng không Quân sự này nhỏ nhứt ở Miền Nam Việt Nam, nhưng cũng có một Trung đội Nghĩa Quân canh phòng.

Phía Bắc đảo, Quận lỵ Dương Đông có vẻ bề thế hơn, với dân số và sinh hoạt thương mại rộng lớn hơn nên Phi trường dân sự Dương Đông an toàn, đẹp đẻ và lịch sự như các nàng chiêu đãi viên của Air Việt Nam. Một vị đưa tay tôi bắt trước và tự giới thiệu là Trưởng ban Giám thị trại giam, vị thứ hai tự giới thiệu luôn là Trưởng ban Điều hành trại giam. Tôi nói : ”Hân hạnh được biết hai vị Trung uý”. Tôi đi theo hai vị Sĩ quan này đến chiếc xe jeep. Một vị bảo tôi bỏ chiếc ba lô và túi quân trang ở băng sau. Chiếc xe jeep chở 3 người, người lái xe là Trung uý Trưởng ban Giám thị. Tôi chua kịp nhìn quang cảnh xung quanh thì chiếc xe đã lách ra khỏi con lộ đất cát và đất đỏ chạy về hướng trại giam. Bụi đỏ mù mịt khi gặp những chiếc GMC chạy ngược lại từ trại giam. Xe chạy qua khu Đơn vị Công binh, tôi thấy có nhiều cây gỗ xây cất nhà, kẽm gai, cọc sắt. Chiếc xe dừng lại trước cửa Bộ Chỉ Huy Trại Giam. Dường như đã được chỉ thị trước, hai vị Sĩ quan này đưa tôi thẳng vào văn phòng cuả Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trại Giam. Tôi đứng nghiêm đưa tay lên chào Ông và trình diện với Cấp bậc, tên họ, số quân. Tôi thấy Ông cũng như những năm trước, gương mặt vẫn hồng hào, và khi nỗi nóng đỏ rần – Gương mặt quen thuộc cuả anh em khoá 1/62 Quân Cảnh Tư Pháp chúng tôi vào những năm vừa huấn luyện, vừa thi hành những Công tác chuyên môn của Binh chủng kéo dài từ năm 1962 đến năm 1964 mà Ông là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Quân Cảnh Vủng Tàu.

Với giọng nói quen thuộc như ngày nào đối với Anh Em Khoá chúng tôi : ”Mầy không có đi trình diện Tiểu đoàn 7 tao đã xin Trung Tá Chỉ Huy Trưởng rồi, tao giữ mầy và một số Sĩ quan sấp được thuyên chuyển ra đây về Ban Giám Thị Trại Giam. Các Tiểu đoàn sẽ được bổ sung theo bảng cấp số trong thời gian tới.” Chỉ thị của Ông cũng làm cho hai vị Sĩ quan Tham mưu trong Bộ Chỉ huy Trại giam thấy rõ tình cảm và lòng tin cậy đối với học trò cũ của Ông cũng biết họ đã đươc huấn luyện gian lao, được trao dồi chuyên môn để trở thành những cán bộ có những niềm tin vững mạnh trong vai trò họ sắp đảm nhận thay thế một Binh chủng chuyên môn về Tư pháp đã lỗi thời. Kế hoạch và tổ chức ngành Tư pháp trong quân đội được quan tâm trong việc xây dựng toàn diện một Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà dưới sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Ông cũng biết hàng trăm nhân viên Quân cảnh Điều tra Tư pháp đó đang thi hành nhiệm vụ rất hiệu quả trên bốn vùng Chiến thuật.

Ông chỉ thị vị Sĩ quan Trưởng Ban Giám Thị tóm lược cho tôi công tác sấp đãm nhận trong huấn thị điều hành…Tôi được đưa về phòng ngủ Sĩ quan độc thân tạm nghỉ cuối tuần.

Trong thời gian này tôi đươc đưa đi quan sát các khu giam, thuộc trách nhiệm canh giữ của các Tiểu đoàn 7,8,9 Quân cảnh. Tiểu đoàn 14 Quân cảnh nằm trên phía Bắc Bộ Chỉ Huy, làm nhiệm vụ Tổng Trừ Bị. Trại giam có một Quân Y Viện với các Bác sĩ, Dược sĩ Quân đội. Một trại Quân kỷ giam giữ những Lao công đào binh.

Trại giam tù binh Phú Quốc cũng đã trải qua vài vị Chỉ Huy Trưởng. Các vị Chỉ Huy Trưỡng, các vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có những vui buồn bận rộn, đau đầu khi phải giải quyết những biến cố trầm trọng thường xuyên xảy ra, Có lúc phải xin Quân khu, Bộ Tổng Tham Mưu can thiệp, giúp đở. Trung tá Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Quân Cảnh, các vị Sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu, của Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị bay ra đảo để xem và giải quyết những khó khăn mà vị Chỉ Huy Trưởng Trại Giam cần có những chỉ thị hay ban lệnh dứt khoát. Một vị Chỉ Huy trưởng Trại Giam Phú Quốc đã nổi giận mà không nói nên lời – Khi nhà tỷ phú Perrot một vị dân cử của Quốc hội Hoa Kỳ khi thăm trại giam, chỉ tay vào cây dùi cui và nói : ”Nhân viên Quân cảnh ở đây vi phạm Nhân quyền”.

Chiến trường càng sôi động, sau những chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đẩy mạnh các cuộc hành quân truy kích; số tù binh Việt Cộng bị bắt được áp tải về trâi giam nhiều hơn. Thử hỏi bao nhiêu tù binh bị bắt khi chiến đấu với nhau thì thấy lòng nhân đạo của người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà, họ hy sinh rất nhiều nhưng họ không giết người đầu hàng bại trận.

Trại giam Phú Quốc được thành lập vì số tù binh quá nhiều nên các trại giam ở bốn Quân đoàn không đủ sức chứa.

Lúc đầu, do thiếu Sĩ quan giám thị, tôi được Trung tá Chỉ Huy Trưởng và Trung Uý Trưởng ban giám Thị chỉ định trách nhiệm khu 1 và khu 3. Hai khu giam 1 và 3 này nằm trong vùng trách nhiệm kiểm soát An ninh của Tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn này được chỉ huy bởi một vị Sĩ quan Trường Võ Bị “Tự thắng để Chỉ huy”, nên đối với Ông “Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội”…và Ông đã hoàn toàn thành công trong nhiệm vụ đối với khu giam đặc biệt chúa cán bộ Cao cấp và Sĩ quan Cộng sản Bắc Việt. Tôi tiếp tục theo dõi và học hỏi, thu thập kinh nghiệm các Nhân viên Quân Cảnh ở đây canh giữ tù binh, áp tải tù đi Bệnh xá, Bệnh viện, nhận lãnh tù binh tại sân bay, di chuyển tù binh qua các khu giam khác. Tôi cũng học hỏi kinh nghiệm theo dõi các hình thức lén lút trao đổi tin tức giũa tù binh khác khu giam qua thư từ, nhét vào miệng cá trong các giỏ thực phẩm, các dấu hiệu bằng tay chuẩn bị làm reo, nổi loạn. Lưu ý những ngày yên tịnh. im lặng, tù binh ngoan ngoãn, vì có sự kiện đào thoát tập thể, đào hầm đã có xảy ra.

Các bài học về Tù binh chiến tranh trong những năm trước, tôi đem ra để áp dụng vào các trường hợp xử trí, tôi thấy có hiệu quả rất đúng như sách đã dạy. Bài học lục soát tù binh trước khi cho nhập trại là bài học quan trọng nhất. Các bạn nào đã từng phục vụ các tù binh Cộng sản Việt Nam đều thấy giá trị của việc làm náy; cũng như thấy rõ âm mưu nguy hiểm là bản chất thâm độc giết người của Việt Cộng. Bộ chỉ huy trại giam cũng như của các Tiểu đoàn Quân cảnh cũng ban hành những thưởng phạt, phép thường niên cho tất cả nhân viên Quân cảnh Trại giam. Người hết nhiệm ký, hoàn thành công tác, hạnh kiểm tốt, vui vẻ ôm hành trang ba lô lên phi cơ về đất liền. Người trong các đơn vị ở bốn Quân khu, thay phiên nhau xách ba lô ra hải đảo. Trong Binh chủng Quân cảnh có những nhân viên mà được xem như “Đẻ bọc điều” !!!l à các Anh Quân cảnh Điều Tra Tư Pháp. Vì được “Đẻ bọc điều” nên các nhân viên đó có người không biết cái đảo Phú Quốc có nhiều thắng cảnh thật đẹp và thật nên thơ : có cái mũi Ông Đội có nhiều con biên mai (scalop), có cái bãi Khem trong vắt với cát mịn nằm sát bìa rừng, được Anh Em Quân cảnh xem như nơi nghỉ ngơi lý tưởng. Xuống biển bơi lội, và mắc võng vào cây rừng nằm ngủ trưa. Miếu Cô Sáu linh thiêng. Những hảng nước mấm nỗi tiếng. Với tin đồn truyền miệng mấy cô gái của hảng có sức mạnh dẽo dai (nhưng chưa có nghe Quân cảnh nào ca thử bài hát “Đưa em vào Hạ”.

Phía Bắc đảo có một Tiểu đội Quân cảnh Điều tra Tư pháp rất nhàn hạ : Tiểu đội Quân cảnh Tư pháp Dương Đông.

Lần lượt các bạn cùng Khoá 1/62 QCTP được trở về với Binh chủng và được thuyên chuyển ra trại giam Phú Quốc, được Trung Tá Chỉ Huy Trưởng bổ sung vào Ban giam thị hay các tiểu Đoàn. Từ khu giam 1 đến khu 7 đã có các Sĩ quan giám thị – đảm nhận điều hành – : Trần Hữu Tâm, Dương Thành Thới, Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Văn Dốc, Nguyễn Thái Nam, Trần Văn Bảy, đặc biệt có một Cựu khoá sinh Quân cảnh tham dự khoá Hiến Binh Quốc Gia cuối cùng Đỗ Ngọc Long xin nhận lãnh trách nhiệm khu giam thường xuyên nỗi loạn.

Ngoài những buổi họp hằng ngày, hàng tuần. Các Sĩ quan giám thị khu giam có những buổi họp bất thường, đúc kết những trường hợp xử trí, trao đổi kinh nghiệm, để khám phá những âm mưu, dự tính của những khu giam có những tên lãnh đạo điều khiển. Phối hợp chặc chẻ với đơn vị canh giữ để tổ chức khám xét, lục soát những khu đặc biệt. Các Sĩ quan giám thị cũng được chỉ thị hành xử khô khéo, tế nhị để đối phó với sự báo cáo theo dõi của toán Cố vấn Hoa Kỳ. Mục đích của toán Cố vấn Hoa Kỳ luôn luôn làm thế nào để bảo vệ sự an toàn cho những tù binh Hoa Kỳ bị giam giữ ở Hà Nội, và việc trao đổi tù binh theo Hiệp Ước Genève 1949. Hơn nữa sự thăm viếng tường xuyên của phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc Tế cũng là lý do để đám tù binh đầu xỏ, chỉ đạo nổi dậy đòi yêu sách. Tôi đã nói đùa với Cố vấn Hoa Kỳ khu tôi trách nhiệm :” Cố vấn Hoa kỳ ở chiến trường luôn sát cánh với tôi để tìm và tiêu diệt giặc Cộng, còn ở đây Cố vấn Hoa Kỳ lại sợ tù binh chết, nên lo cho chúng nó quá ! . Có khác biệt phải không ?” Anh ta cười nhưng vẽ mặt khó chịu.

Ngoài những buổi hợp bất thường, tăng cường yểm trợ Giám thị khu giam, tôi vẫn bình thường sáng mì gói, cà phê sửa trưa chiều lên quán “cơm dĩa” của phu nhân vị Thiếu tá Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 7 Quân Cảnh, Ông có một thời oanh liệt vang danh với con ngựa sắt vượt đèo Hải vân để được khoát chiếc áo vàng.

Có những đêm trăng ngồi trên ngọn đồi nhộn nhịp nhiều hàng quán nầy lắn tai nghe những bản nhạc buồn… rồi nhớ đến thành phố Sài Gòn, giờ này vẫn ồn ào , ăn chơi… thiên ha nhãy nhóc trong các vũ trường… và nhìn lại mình thấy cô đơn, thấy buồn, ngước lên nhìn bầu trời đầy ánh sao lấp lánh nhớ những đêm ngồi gác giặc đầu tiên trong đời lính của mình.

Thời gian chầm chậm trôi đi. Phu nhân của Trung tá Chỉ Huy trưởng Trại giam được thuyên chuyển ra làm việc cạnh toán Cố vấn Mỹ Đặc Khu Phú Quốc. Vị sĩ quan Trưởng Bam Giám Thị cũng đưa gia đình ra “Đoàn tụ”. Một vài Sĩ quan Giám thị khu giam cũng “Người ta sao tui vậy”. Trưởng khu nào cũng có tổ ấm, có “Cơm nhà, da vợ”.

Hằng tuần, đôi khi cũng có những chiều chè chén “Ốc nghêu”. Mấy Trưởng khu độc thân cũng được mời thưởng thúc các món ăn ngon hơn “Cơm dĩa” trên đồi, do các hiền thê của các quan “No cơm ấm cật” thết đãi. Riêng tôi bà xã vẫn miệt mài ngày hai buổi ở trường Pháp văn Collège Fraternite (Sau này có tên Trung học Bác Ái ) Nguyễn Trãi – Sài gòn.

Công việc của một Sĩ quan Giám thị khu giam, đôi khi tôi thấy nó rât nhàn hạ, nếu trong trại giam hay khu giam không có những biến cố quan trọng xảy ra. Có lúc tôi nghĩ và nghi ngờ những gì âm thầm toan tính sẽ xảy ra trong khu giam. Những sự kiện đã nổ ra, bạo động gây náo loạn đã có trong những năm trước, và cũng có máu đỗ…chết người. Tôi đang sống trong cái bình thường ! nhưng cái bất thường xảy ra trong khu giam làm cho tôi lo ngại, khi một nhân viên Quân cảnh chạy tìm tôi và tôi gặp anh trên đường về khu 3. Trung sĩ Quân cảnh này báo cho tôi biết trong khu giam có tiếng kêu cứu khẩn cấp tù binh bệnh nặng. Tôi bước vào căn nhà nhỏ cuả tôi trước khu giam, lấy cái nón sắt và cây đèn bấm. Tôi rọi tia sáng lên tháp canh và nói lớn :” Tôi vào khu giam với một Nhân viên giám thị, cả hai đều có đội nón sắt và mũ nhựa QC, nếu có việc gì như bị tấn công, Anh cứ bắn sau lưng chúng tôi, khi chúng tôi chạy ra”. Anh Quân cảnh trên tháp canh nói lớn :” Vâng, nhận rõ” . Tôi và nhân viên Quân cảnh đi vào nhà số 4, Anh tù binh nhà trưởng báo cáo có một tù binh bị bí đái và đang kêu đau dử dội. Tôi ra lệnh cho 3 anh tù binh khiêng anh ta ra ngoài sân “Tập họp điểm danh”. Nhìn thấy cái bụng người tù này căng lên tròn như cái trống, gương mặt xanh và nghiến răng trong đau đớn. Tôi lập tức ra lệnh cho 3 tù binh, khiêng anh này qua Bệnh xá khu giam, và xin thêm Quân cảnh Đại đội trách nhiệm áp tải. Sau khi đặt người tù binh “bí đái” nằm trên cái bàn gỗ trong Bệnh xá, tôi và hai nhân viên giám thị đưa 3 người tù khiêng bệnh nhân trở lại khu giam. Tôi không muốn có sự sơ xuất nào xảy ra trong trường hợp tù binh khác khu giam gặp nhau, hay lợi dụng sơ ý mà đào thoát. Tôi trở lại bệnh xá để theo dõi việc cứu cấp và nếu thấy tình trạng người tù này bị biến chứng, tôi phải báo cáo Ban giám thị và Bệnh viện trại giam. Tôi thấy Vi Sĩ quan trợ y đang làm các công việc vệ sinh cho người tù, viết vào sổ bệnh, trường hợp giải quyết. Tôi thấy anh sờ nắn bệnh nhân, đo tim mạch, và nói nhỏ với tôi giúp dùm anh, đi tìm vị Bác sĩ trực đêm nay, sau khi gọi điện thoại không thấy trả lời. Tôi lái xe lên phòng ngủ Sĩ quan độc thân để tìm vị Bác sĩ trực; một ông Dược sĩ Quân y đang nằm đọc sách thấy tôi bước vào và sau khi nghe tôi trình bày sự việc, ông này cho tôi biết hai vị Bác sĩ đã đi chơi ngoài chợ An thới. Nhanh lẹ, vị Trung uý Dược sĩ liền chụp chiếc áo Jacket vào người và leo lên xe Jeep… Tôi đậu xe và bước sau vị Sĩ quan ngành dược nầy vào bên trong bệnh xá. Ông Dược sĩ trẻ tuổi đến gần người tù binh bị “bí đái” và hỏi nhỏ với vị Sĩ quan trợ y. Tôi mừng thầm vì dù sao ông thầy thuốc này cũng hiểu biết nhiều về cơ thể học và hy vọng sự cứu cấp bằng dược phẩm hay dụng cụ y khoa sẽ nhanh chóng hơn. Tôi cũng cầu mong người tù nầy gặp thầy thuốc mát tay và hơn nữa trong lòng tôi cũng không muốn thấy có sự mất mát nào xảy ra trong khu giam của tôi trong đêm nay.

Ở chiến trường anh đã phục kích, đã nổ súng trước, anh muốn giết tôi, trước khi tôi hạ anh, đơn vị tôi phải tung hết hoả lực để tiêu diệt anh, đồng bạn anh, bản thân anh cũng thế, giết để được sống !!! Nhưmg hiện tại anh đang bị tù, anh đang rên xiết, đau đớn, đôi tay bông xuôi. Tôi cũng biết đôi tay này đã bóp cò súng, đã gài mìn, đã pháo kích giết hại bao nhiêu chiến hữu của tôi. Những chiếc xe đò nằm ngổn ngang với bao nhiêu đồng bào trẻ con vô tội bị mìn nổ tung. Anh em chiến hữu chúng tôi thường nói đùa, nhưng mà là sự thật :” Bắt được hai tù hàng binh, tịch thu hai khẩu AK47, chiến công đó không được đọc trong bảng tuyên dương công trạng bằng “Đã anh dũng chiến đấu giết được hai địch quân, thu hai khẩu AK trong một trận phản công ác liệt.” Nhưng có ai mà biết được trước đó hai cái xác chết này đã hết đạn, chém vè và xin đầu hàng…” Chiến tranh là thế đó, giết hay bị giết. Các chiến hữu của tôi còn nằm đó…Vị Dược sĩ Quân y đã xịt thuốc tê, đưa cái kẹp nhỏ vào lỗ tiểu của người tù, ông ráng hết sức tìm một vật gì đó đã làm nghẹt ống tiểu…Ông tiếp tục xịt thuốc, tiếp tục mò mẫm kẹp, gấp…Một vài giọt máu chảy ra theo ống tiểu. Người tù kêu đau và tiếng rên la to hơn. Tôi thấy mồ hôi trên trán ông Dược sĩ rịn ra và ông vẫn tiếp tục cố gắng tìm cách gấp, kẹp trong cái ống tiểu của người tù. Tôi thấy tình hình có vẻ trầm trọng hơn tôi bèn nói với ông Dược sĩ :” Tôi phải chạy tìm vị Bác sĩ trực đêm nay, tôi tin chắc hai ông đang đi mua sắm hay ăn cơm dưới chợ.” Ông Dược sĩ đã trả lời : “Nhờ Anh”.Tôi cũng đã nghĩ, mình phải đi tìm vị Bác sĩ trực để cứu người tù binh này, dù sao người tù nầy có mệnh hệ nào cũng phải trước mắt một ông Bác sĩ Y khoa chớ không phải là một ông Dược sĩ. Trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp vẫn là đúng người, đúng việc.

Tôi bước ra ngoài, leo lên xe Jeep, nổ máy và chạy về phòng ngủ lấy ống loa chạy bằng pin…

Chiếc xe dừng lại trên đường vào khu chợ, nước biển tràn lên, rút xuống liên tục, làm khu chợ đã nhỏ lờ mờ dưới ánh đèn và ẩm ướt quanh năm. Tôi đi lần vào trong khu phố chợ, dừng lại nơi có mảnh đất khô ráo, đưa cái loa vào miệng, bấm cái nút gọi tên vị Bác sĩ trực bệnh viện, tôi cũng kêu lên trường hợp khẩn cấp.

Hai cái bóng đen xuất hiện và tiến về hướng về phía tôi đứng. Khi thấy tôi, hai vị Bác sĩ đoán chắc có việc khẩn cấp trong khu giam. Tôi trình bày sự việc và nói ông Dược sĩ có giúp nhưng không giải quyết được.

Tôi dừng xe, bước vào bệnh xá. Hai vị Bác sĩ cũng đã xuống xe….Vị Bác sĩ trực xem xét người tù binh bị “bí đái”, bắt mạch ở cánh tay và nói với ông Dược sĩ: “Ông này bị “bí đái” do vôi đóng ở cuối bàng quang làm ngẹt ống dẩn tiểu, chuyện hiếm có, nhưng nhiều người ăn rau cải có nhiều chất vôi vẫn bị”.Ông vừa nói, vừa từ từ lấy đôi tay cao su mang vào. Sau khi mang khẩu trang che mũi, miệng, ông ra dấu cho vị Sĩ quan trợ y xịt thuốc tê vào đầu bộ phận có đường tiểu bị nghẹt. Trong một hành động dường như quen thuộc, ông đút nhẹ từ từ cái que sắt nhỏ tròn dài đó vào ống tiểu và dò xét mục tiêu. Tôi thấy mắt ông sáng lên như tìm ra thủ phạm, và với kinh nghiệm nghề nghiệp ông xoay qua lại cây thanh sắt nhỏ và ấn nhẹ xuống một cái. Ông ra dấu mọi người đứng né một bên, khi bàn tay ông vẫn nắm chặc phần trên bộ phận của người tù. Ông từ từ rút nhẹ thanh sắt nhỏ ra khỏi đường tiểu…một vòi nước nóng có mùi khó thở đã bắn mạnh lên cao. Mọi người đều cười ồ lên khi thấy giọt nước yếu dần và ngừng chảy. Tôi nhìn người tù đang nhắm nghiền đôi mắt và gương mặt đã trở lại bình thường. Hơi thở của anh nhẹ nhàn như mới vừa trút một gánh nặng đè rên bụng làm anh nghẹt thở gần chết.

Vị Trung uý Dược sĩ hơi ngạc nhiên về hành động xử trí nghề nghiệp của ông Bác sĩ và hỏi :
“Rồi cục vôi đó nó chạy xuống làm nghẹt ống tiểu và bí đái lại xảy ra nữa ?”. Vị Bác sĩ cười và nó tĩnh bơ như người “Hà lội” “Nghẹt nữa thì thụt nữa” sau đó sẽ trị liệu bằng thuốc, bây giờ phải cứu sống, thông đường tiểu… thế thôi !!!”

Tôi cám ơn Bác sĩ, Dược sĩ, Trợ y đã cứu cấp người tù binh này bằng nghề nghiệp và lương tâm của họ.

Mọi lo lắng của tôi được giải toả bằng lòng nhân đạo và đúng nghĩa của những người đã thề, khi nghe đọc lời thề của HYPPOCRATE.

Tôi nhìn thấy rõ ràng người tù binh đã bước xuống khỏi cái bàn với những bước đi thật chậm, nhưng thật sự đã hồi sức. Bác sĩ đã co anh ta một vài viên thuốc trụ sinh và uống vài hớp nước. Tôi và Nhân viên Quân cảnh Giám thị đưa người tù trở về khu giam.

Tôi mở cửa phòng ngủ, ngồi xuống giường, viết báo cáo vào sổ trực. Qua khung cửa nhỏ, tôi nhìn vào khu giam, cảnh vật yên lặng trong ánh đèn mờ, tiếng kẻng của các đốc canh gõ đều đều từ khu giam này sang khu giam khác như báo hiệu : “ Chúng tôi đang canh gác”.

Dương Thành Thới

Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÔI LÀM GIÁM THỊ TRẠI GIAM *

Trung tá Chỉ huy trưởng Quân cảnh ngước mặt lên nhìn tôi đang đứng nghiêm chào tay trình diện Ông với cấp bậc, họ tên và số quân, sau khi vị Sĩ quan Chánh văn phòng

Huy hieu quan canh .JPG
Dương Thành Thới

Trung tá Chỉ huy trưởng Quân cảnh ngước mặt lên nhìn tôi đang đứng nghiêm chào tay trình diện Ông với cấp bậc, họ tên và số quân, sau khi vị Sĩ quan Chánh văn phòng hướng dẫn tôi vào. Ông đứng lên, bước ra khỏi bàn làm việc, tiến đến trước mặt tôi và đưa tay. Tôi đứng nghiêm trong tư thế cơ bản thao diễn bắt tay Ông. Ông nhắc lại những thay đổi và Binh chủng đang được Bộ Tổng Tham Mưu đáp ứng nhu cầu quân số để lãnh thêm nhiều trách nhiệm sau trận tổng tấn công thất bại của tập đoàn hiếu chiến Cộng sản Bắc Việt. Ông cho biết luôn sự thất bại của Cộng sản Bắc Việt trong năm qua, đã thể hiện trong việc thành lập thêm nhiều Tiểu đoàn Quân cảnh và trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc. Với giọng nói nhỏ nhẹ, nghiêm trang Ông nhìn tôi qua đôi kính nhạt màu, Ông nói :”Anh ra ngoài đó, theo Sự vụ lệnh và sự bổ nhậm của tôi, anh làm Đại đội trưởng của một Tiểu đoàn có nhiều Khu giam nhốt tù binh quan trọng. Ông tiếp lưôn :”Anh có điều gì trình bày không ? Tôi nói :” Dạ thưa không, trình Trung tá.” Ông chỉ thị vị Sĩ quan Chánh văn phòng hướng dẫn tôi qua Phòng Hành Chánh dể làm các thủ tục và lấy phi vụ ngày giờ để chuẩn bị ra trại giam Trung ương, Phú – quốc.

Sau bốn ngày chờ đợi, tôi thong thả dạo phố Sài – Gòn như những năm tháng còn cấp sách đến trường. Ngồi trong quán kem Mai Hương với một vài người bạn, ngắm các tà áo trắng xanh bước nhẹ với những tiếng cười rộn rã. Con đường Lê – Lợi, Nguyễn – Huệ hay đường Tự – Do vẫ thấy thân thương như từ lúc còn nhỏ. Những con đường mà tôi cùng các bạn bè thường rũ nhau Catinater hay Bonarder sau giờ học. Đi ngang các rạp Ciné, hồi tưởng những lúc đi xem phim với bạn gái, nhớ những phim thật cũ, rạp ít người xem, nhiều người ngủ trong cái không khí mát lạnh. Và chỉ còn nghe được tiếng rù rì của những chàng và nàng học trò “Coupe cour”.

Thì giờ còn nhiều rảnh rang, tôi cũng ghé vào Đại đội 34 Quân cảnh Tư pháp, hay một vài Tiểu đội rải rác trong các quận Đô thành, thăm những người bạn cùng khoá đang bận rộn trong nghề nghiệp của mình.

Ngày N giờ G đã đến…Chiếc xe Dodge 4 của Ban hành chánh ngừng lại tại trạm Hàng không Quân sự của Không đoàn 33, trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Tôi và một số nhân viên Quân cảnh vào ngồi trong các băng ghế trong khu hành khách. Hơn một giờ sau, mọi thủ tục điểm danh, điểm số, tôi và một số anh em Quân cảnh các cấp, người hết phép trở lại đơn vị, người nhận Sự vụ lệnh đáo nhậm đơn vị mới, một số Quân nhân của các Quân binh chủng khác cũng được gọi tên cùng gia đình để chuẩn bị lên phi cơ.

Image result for vnaf c47

Được hướng dẫn của một Hạ sĩ quan Phi hành đoàn tất cả những hành khách đều ngồi vào hai hàng ghế bằng dây, và ngồi dọc theo hai bên cửa kiếng. Anh Hạ sĩ quan Phi hành đoàn cũng hướng dẫn và nhắc nhở việc khoá an toàn cho những người đi phi cơ lần đầu. Phi hành đoàn bốn người bước lên sau cùng. Tất cả đi thẳng vào phòng lái; còn một vị Sĩ quan tay cầm tờ Manifest đếm số hành khách trong tàu. Tôi nhìn qua khung cửa, các Hạ sĩ quan chuyên viên đang làm các thủ tục về kỷ thuật cho chiếc phi cơ sắp cất cánh.

Chiếc vận tải cơ C.47 của Không Quân Việt nam nổ máy và rung chuyển nhiều lần, các cánh quạt quay thật nhanh rồi chậm lại. Âm thanh xin lệnh cất cánh được thu phát rõ ràng với những tiếng OK. Take off.

Chiếc phi cơ gầm lên từ từ lăn bánh ra phi đạo và chạy thật nhanh, cảnh vật lùi lại phía sau, tôi nghe như thót ruột, ù tai, tôi biết phi cơ đã lên cao độ. Bầu trời trong xanh, nhìn xuống những cánh đồng ruộng xanh, những xóm làng ngoai ô rãi rác với hàng dừa…tôi thấy đất nước vẫn đẹp, thấy tình yêu quê hương đậm đà mặc dù năm trước nơi đây lửa đạn ngập trời vào ngày đầu năm Tết Mậu Thân, khi Cộng quân tấn công vào Phi trường Tân Sơn Nhứt và các Quận ven Thủ đô Sài Gòn…

Chiếc C.47 đã lấy hướng bay về phía Nam Tổ quốc. Tôi đưa mắt nhìn những người chung quanh, người đang đọc sách, đọc báo, người đang nhắm mắt cố tìm giấc ngủ. Tôi thấy mấy anh em Quân cảnh, có anh đang mệt mõi trên nét mặt như đêm qua không có thì giờ nghỉ ngơi. Những gương mặt vui vẻ lanh lợi trên những chiếc xe tuần tiểu Quân cảnh, những hoạt động tại các nút chận kiểm soát quân phong, quân kỷ với tác phong oai nghiêm không tìm thấy trên những chuyến bay này. Gương mặt trầm ngâm, ít cười, ít nói của các anh em Quân cảnh sắp đáo nhậm đơn vị mới cũng cho tôi thấy sự khác biệt của hoạt động chuyên môn ở đất liền và ngoài hải đảo. Họ đã nghe kể lại những cái khó khăn, vất vả mà họ sấp nhận lấy. Tôi thường nghe anh em ở ngoài đảo có nói : ”Vui ít, buồn hiều, dân thì ít, tù thì nhiều, không có chỗ ăn chơi…nhìn kỷ hơn…giống như tù bên ngoài…tù bên trong. Chỉ có gác tù rồi đi ngủ…ngủ dây lại đi canh gác tù…” hay hể bị phạt, thời gian công tác ấn định nhiệm kỳ lại kéo dài…” Tôi chưa đến, chưa thấy…thì cũng như câu nói hằng này của người lính chúng tôi; “Chưa thấy quan tài… chưa đổ lệ !!!. Ra ngoài đó rồi sẽ thấy.

Hơn một giờ bay, vượt trên những cánh đồng, những con sông lớn, con tàu đã lờ lững trên mây dưới nước. Tôi nhìn qua khung của kinh mặt biển rộng bao la, xanh và rất đẹp. Chiếc phi cơ hạ thấp cao độ và đảo mấy vòng, cảnh vật ở dưới hiện ra rõ ràng hơn, nào là dãy nhà sát bờ biển, tàu hải quân, ghe đánh cá, xa xa thấy nhấp nhô mấy hòn đảo to, nhỏ nổi lên giữa trời nước mênh mông.

Chiếc C.47 hạ thấp và các bánh xe đập nhẹ xuống phi đạo, nó chạy nhanh và lần lần ngừng lai trước trạm Hàng không Quân sự An -Thới. Chiếc thang được bắt vào cửa phi cơ, người và hành trang lần lượt rời khỏi phi cơ. Tôi kéo túi quân trang và đi lần lần vào cửa Air terminal thì thấy hai Sĩ quan Quân cảnh mang cấp bậc Trung uý tiến đến trước mặt tôi, hai vị này nhận ra tôi dễ dàng vì trong chuyến bay này tôi là Sĩ quan Quân cảnh duy nhứt đáo nhậm đơn vị. Tôi đi máy bay nhiều, đáp nhiều thành phố, tôi nghĩ các trạm Hàng không Quân sự này nhỏ nhứt ở Miền Nam Việt Nam, nhưng cũng có một Trung đội Nghĩa Quân canh phòng.

Phía Bắc đảo, Quận lỵ Dương Đông có vẻ bề thế hơn, với dân số và sinh hoạt thương mại rộng lớn hơn nên Phi trường dân sự Dương Đông an toàn, đẹp đẻ và lịch sự như các nàng chiêu đãi viên của Air Việt Nam. Một vị đưa tay tôi bắt trước và tự giới thiệu là Trưởng ban Giám thị trại giam, vị thứ hai tự giới thiệu luôn là Trưởng ban Điều hành trại giam. Tôi nói : ”Hân hạnh được biết hai vị Trung uý”. Tôi đi theo hai vị Sĩ quan này đến chiếc xe jeep. Một vị bảo tôi bỏ chiếc ba lô và túi quân trang ở băng sau. Chiếc xe jeep chở 3 người, người lái xe là Trung uý Trưởng ban Giám thị. Tôi chua kịp nhìn quang cảnh xung quanh thì chiếc xe đã lách ra khỏi con lộ đất cát và đất đỏ chạy về hướng trại giam. Bụi đỏ mù mịt khi gặp những chiếc GMC chạy ngược lại từ trại giam. Xe chạy qua khu Đơn vị Công binh, tôi thấy có nhiều cây gỗ xây cất nhà, kẽm gai, cọc sắt. Chiếc xe dừng lại trước cửa Bộ Chỉ Huy Trại Giam. Dường như đã được chỉ thị trước, hai vị Sĩ quan này đưa tôi thẳng vào văn phòng cuả Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Trại Giam. Tôi đứng nghiêm đưa tay lên chào Ông và trình diện với Cấp bậc, tên họ, số quân. Tôi thấy Ông cũng như những năm trước, gương mặt vẫn hồng hào, và khi nỗi nóng đỏ rần – Gương mặt quen thuộc cuả anh em khoá 1/62 Quân Cảnh Tư Pháp chúng tôi vào những năm vừa huấn luyện, vừa thi hành những Công tác chuyên môn của Binh chủng kéo dài từ năm 1962 đến năm 1964 mà Ông là vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Quân Cảnh Vủng Tàu.

Với giọng nói quen thuộc như ngày nào đối với Anh Em Khoá chúng tôi : ”Mầy không có đi trình diện Tiểu đoàn 7 tao đã xin Trung Tá Chỉ Huy Trưởng rồi, tao giữ mầy và một số Sĩ quan sấp được thuyên chuyển ra đây về Ban Giám Thị Trại Giam. Các Tiểu đoàn sẽ được bổ sung theo bảng cấp số trong thời gian tới.” Chỉ thị của Ông cũng làm cho hai vị Sĩ quan Tham mưu trong Bộ Chỉ huy Trại giam thấy rõ tình cảm và lòng tin cậy đối với học trò cũ của Ông cũng biết họ đã đươc huấn luyện gian lao, được trao dồi chuyên môn để trở thành những cán bộ có những niềm tin vững mạnh trong vai trò họ sắp đảm nhận thay thế một Binh chủng chuyên môn về Tư pháp đã lỗi thời. Kế hoạch và tổ chức ngành Tư pháp trong quân đội được quan tâm trong việc xây dựng toàn diện một Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà dưới sự yểm trợ của đồng minh Hoa Kỳ. Ông cũng biết hàng trăm nhân viên Quân cảnh Điều tra Tư pháp đó đang thi hành nhiệm vụ rất hiệu quả trên bốn vùng Chiến thuật.

Ông chỉ thị vị Sĩ quan Trưởng Ban Giám Thị tóm lược cho tôi công tác sấp đãm nhận trong huấn thị điều hành…Tôi được đưa về phòng ngủ Sĩ quan độc thân tạm nghỉ cuối tuần.

Trong thời gian này tôi đươc đưa đi quan sát các khu giam, thuộc trách nhiệm canh giữ của các Tiểu đoàn 7,8,9 Quân cảnh. Tiểu đoàn 14 Quân cảnh nằm trên phía Bắc Bộ Chỉ Huy, làm nhiệm vụ Tổng Trừ Bị. Trại giam có một Quân Y Viện với các Bác sĩ, Dược sĩ Quân đội. Một trại Quân kỷ giam giữ những Lao công đào binh.

Trại giam tù binh Phú Quốc cũng đã trải qua vài vị Chỉ Huy Trưởng. Các vị Chỉ Huy Trưỡng, các vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có những vui buồn bận rộn, đau đầu khi phải giải quyết những biến cố trầm trọng thường xuyên xảy ra, Có lúc phải xin Quân khu, Bộ Tổng Tham Mưu can thiệp, giúp đở. Trung tá Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Quân Cảnh, các vị Sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu, của Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị bay ra đảo để xem và giải quyết những khó khăn mà vị Chỉ Huy Trưởng Trại Giam cần có những chỉ thị hay ban lệnh dứt khoát. Một vị Chỉ Huy trưởng Trại Giam Phú Quốc đã nổi giận mà không nói nên lời – Khi nhà tỷ phú Perrot một vị dân cử của Quốc hội Hoa Kỳ khi thăm trại giam, chỉ tay vào cây dùi cui và nói : ”Nhân viên Quân cảnh ở đây vi phạm Nhân quyền”.

Chiến trường càng sôi động, sau những chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đẩy mạnh các cuộc hành quân truy kích; số tù binh Việt Cộng bị bắt được áp tải về trâi giam nhiều hơn. Thử hỏi bao nhiêu tù binh bị bắt khi chiến đấu với nhau thì thấy lòng nhân đạo của người lính chiến Việt Nam Cộng Hoà, họ hy sinh rất nhiều nhưng họ không giết người đầu hàng bại trận.

Trại giam Phú Quốc được thành lập vì số tù binh quá nhiều nên các trại giam ở bốn Quân đoàn không đủ sức chứa.

Lúc đầu, do thiếu Sĩ quan giám thị, tôi được Trung tá Chỉ Huy Trưởng và Trung Uý Trưởng ban giám Thị chỉ định trách nhiệm khu 1 và khu 3. Hai khu giam 1 và 3 này nằm trong vùng trách nhiệm kiểm soát An ninh của Tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn này được chỉ huy bởi một vị Sĩ quan Trường Võ Bị “Tự thắng để Chỉ huy”, nên đối với Ông “Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội”…và Ông đã hoàn toàn thành công trong nhiệm vụ đối với khu giam đặc biệt chúa cán bộ Cao cấp và Sĩ quan Cộng sản Bắc Việt. Tôi tiếp tục theo dõi và học hỏi, thu thập kinh nghiệm các Nhân viên Quân Cảnh ở đây canh giữ tù binh, áp tải tù đi Bệnh xá, Bệnh viện, nhận lãnh tù binh tại sân bay, di chuyển tù binh qua các khu giam khác. Tôi cũng học hỏi kinh nghiệm theo dõi các hình thức lén lút trao đổi tin tức giũa tù binh khác khu giam qua thư từ, nhét vào miệng cá trong các giỏ thực phẩm, các dấu hiệu bằng tay chuẩn bị làm reo, nổi loạn. Lưu ý những ngày yên tịnh. im lặng, tù binh ngoan ngoãn, vì có sự kiện đào thoát tập thể, đào hầm đã có xảy ra.

Các bài học về Tù binh chiến tranh trong những năm trước, tôi đem ra để áp dụng vào các trường hợp xử trí, tôi thấy có hiệu quả rất đúng như sách đã dạy. Bài học lục soát tù binh trước khi cho nhập trại là bài học quan trọng nhất. Các bạn nào đã từng phục vụ các tù binh Cộng sản Việt Nam đều thấy giá trị của việc làm náy; cũng như thấy rõ âm mưu nguy hiểm là bản chất thâm độc giết người của Việt Cộng. Bộ chỉ huy trại giam cũng như của các Tiểu đoàn Quân cảnh cũng ban hành những thưởng phạt, phép thường niên cho tất cả nhân viên Quân cảnh Trại giam. Người hết nhiệm ký, hoàn thành công tác, hạnh kiểm tốt, vui vẻ ôm hành trang ba lô lên phi cơ về đất liền. Người trong các đơn vị ở bốn Quân khu, thay phiên nhau xách ba lô ra hải đảo. Trong Binh chủng Quân cảnh có những nhân viên mà được xem như “Đẻ bọc điều” !!!l à các Anh Quân cảnh Điều Tra Tư Pháp. Vì được “Đẻ bọc điều” nên các nhân viên đó có người không biết cái đảo Phú Quốc có nhiều thắng cảnh thật đẹp và thật nên thơ : có cái mũi Ông Đội có nhiều con biên mai (scalop), có cái bãi Khem trong vắt với cát mịn nằm sát bìa rừng, được Anh Em Quân cảnh xem như nơi nghỉ ngơi lý tưởng. Xuống biển bơi lội, và mắc võng vào cây rừng nằm ngủ trưa. Miếu Cô Sáu linh thiêng. Những hảng nước mấm nỗi tiếng. Với tin đồn truyền miệng mấy cô gái của hảng có sức mạnh dẽo dai (nhưng chưa có nghe Quân cảnh nào ca thử bài hát “Đưa em vào Hạ”.

Phía Bắc đảo có một Tiểu đội Quân cảnh Điều tra Tư pháp rất nhàn hạ : Tiểu đội Quân cảnh Tư pháp Dương Đông.

Lần lượt các bạn cùng Khoá 1/62 QCTP được trở về với Binh chủng và được thuyên chuyển ra trại giam Phú Quốc, được Trung Tá Chỉ Huy Trưởng bổ sung vào Ban giam thị hay các tiểu Đoàn. Từ khu giam 1 đến khu 7 đã có các Sĩ quan giám thị – đảm nhận điều hành – : Trần Hữu Tâm, Dương Thành Thới, Nguyễn Văn Phát, Nguyễn Văn Dốc, Nguyễn Thái Nam, Trần Văn Bảy, đặc biệt có một Cựu khoá sinh Quân cảnh tham dự khoá Hiến Binh Quốc Gia cuối cùng Đỗ Ngọc Long xin nhận lãnh trách nhiệm khu giam thường xuyên nỗi loạn.

Ngoài những buổi họp hằng ngày, hàng tuần. Các Sĩ quan giám thị khu giam có những buổi họp bất thường, đúc kết những trường hợp xử trí, trao đổi kinh nghiệm, để khám phá những âm mưu, dự tính của những khu giam có những tên lãnh đạo điều khiển. Phối hợp chặc chẻ với đơn vị canh giữ để tổ chức khám xét, lục soát những khu đặc biệt. Các Sĩ quan giám thị cũng được chỉ thị hành xử khô khéo, tế nhị để đối phó với sự báo cáo theo dõi của toán Cố vấn Hoa Kỳ. Mục đích của toán Cố vấn Hoa Kỳ luôn luôn làm thế nào để bảo vệ sự an toàn cho những tù binh Hoa Kỳ bị giam giữ ở Hà Nội, và việc trao đổi tù binh theo Hiệp Ước Genève 1949. Hơn nữa sự thăm viếng tường xuyên của phái đoàn Hồng Thập Tự Quốc Tế cũng là lý do để đám tù binh đầu xỏ, chỉ đạo nổi dậy đòi yêu sách. Tôi đã nói đùa với Cố vấn Hoa Kỳ khu tôi trách nhiệm :” Cố vấn Hoa kỳ ở chiến trường luôn sát cánh với tôi để tìm và tiêu diệt giặc Cộng, còn ở đây Cố vấn Hoa Kỳ lại sợ tù binh chết, nên lo cho chúng nó quá ! . Có khác biệt phải không ?” Anh ta cười nhưng vẽ mặt khó chịu.

Ngoài những buổi hợp bất thường, tăng cường yểm trợ Giám thị khu giam, tôi vẫn bình thường sáng mì gói, cà phê sửa trưa chiều lên quán “cơm dĩa” của phu nhân vị Thiếu tá Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 7 Quân Cảnh, Ông có một thời oanh liệt vang danh với con ngựa sắt vượt đèo Hải vân để được khoát chiếc áo vàng.

Có những đêm trăng ngồi trên ngọn đồi nhộn nhịp nhiều hàng quán nầy lắn tai nghe những bản nhạc buồn… rồi nhớ đến thành phố Sài Gòn, giờ này vẫn ồn ào , ăn chơi… thiên ha nhãy nhóc trong các vũ trường… và nhìn lại mình thấy cô đơn, thấy buồn, ngước lên nhìn bầu trời đầy ánh sao lấp lánh nhớ những đêm ngồi gác giặc đầu tiên trong đời lính của mình.

Thời gian chầm chậm trôi đi. Phu nhân của Trung tá Chỉ Huy trưởng Trại giam được thuyên chuyển ra làm việc cạnh toán Cố vấn Mỹ Đặc Khu Phú Quốc. Vị sĩ quan Trưởng Bam Giám Thị cũng đưa gia đình ra “Đoàn tụ”. Một vài Sĩ quan Giám thị khu giam cũng “Người ta sao tui vậy”. Trưởng khu nào cũng có tổ ấm, có “Cơm nhà, da vợ”.

Hằng tuần, đôi khi cũng có những chiều chè chén “Ốc nghêu”. Mấy Trưởng khu độc thân cũng được mời thưởng thúc các món ăn ngon hơn “Cơm dĩa” trên đồi, do các hiền thê của các quan “No cơm ấm cật” thết đãi. Riêng tôi bà xã vẫn miệt mài ngày hai buổi ở trường Pháp văn Collège Fraternite (Sau này có tên Trung học Bác Ái ) Nguyễn Trãi – Sài gòn.

Công việc của một Sĩ quan Giám thị khu giam, đôi khi tôi thấy nó rât nhàn hạ, nếu trong trại giam hay khu giam không có những biến cố quan trọng xảy ra. Có lúc tôi nghĩ và nghi ngờ những gì âm thầm toan tính sẽ xảy ra trong khu giam. Những sự kiện đã nổ ra, bạo động gây náo loạn đã có trong những năm trước, và cũng có máu đỗ…chết người. Tôi đang sống trong cái bình thường ! nhưng cái bất thường xảy ra trong khu giam làm cho tôi lo ngại, khi một nhân viên Quân cảnh chạy tìm tôi và tôi gặp anh trên đường về khu 3. Trung sĩ Quân cảnh này báo cho tôi biết trong khu giam có tiếng kêu cứu khẩn cấp tù binh bệnh nặng. Tôi bước vào căn nhà nhỏ cuả tôi trước khu giam, lấy cái nón sắt và cây đèn bấm. Tôi rọi tia sáng lên tháp canh và nói lớn :” Tôi vào khu giam với một Nhân viên giám thị, cả hai đều có đội nón sắt và mũ nhựa QC, nếu có việc gì như bị tấn công, Anh cứ bắn sau lưng chúng tôi, khi chúng tôi chạy ra”. Anh Quân cảnh trên tháp canh nói lớn :” Vâng, nhận rõ” . Tôi và nhân viên Quân cảnh đi vào nhà số 4, Anh tù binh nhà trưởng báo cáo có một tù binh bị bí đái và đang kêu đau dử dội. Tôi ra lệnh cho 3 anh tù binh khiêng anh ta ra ngoài sân “Tập họp điểm danh”. Nhìn thấy cái bụng người tù này căng lên tròn như cái trống, gương mặt xanh và nghiến răng trong đau đớn. Tôi lập tức ra lệnh cho 3 tù binh, khiêng anh này qua Bệnh xá khu giam, và xin thêm Quân cảnh Đại đội trách nhiệm áp tải. Sau khi đặt người tù binh “bí đái” nằm trên cái bàn gỗ trong Bệnh xá, tôi và hai nhân viên giám thị đưa 3 người tù khiêng bệnh nhân trở lại khu giam. Tôi không muốn có sự sơ xuất nào xảy ra trong trường hợp tù binh khác khu giam gặp nhau, hay lợi dụng sơ ý mà đào thoát. Tôi trở lại bệnh xá để theo dõi việc cứu cấp và nếu thấy tình trạng người tù này bị biến chứng, tôi phải báo cáo Ban giám thị và Bệnh viện trại giam. Tôi thấy Vi Sĩ quan trợ y đang làm các công việc vệ sinh cho người tù, viết vào sổ bệnh, trường hợp giải quyết. Tôi thấy anh sờ nắn bệnh nhân, đo tim mạch, và nói nhỏ với tôi giúp dùm anh, đi tìm vị Bác sĩ trực đêm nay, sau khi gọi điện thoại không thấy trả lời. Tôi lái xe lên phòng ngủ Sĩ quan độc thân để tìm vị Bác sĩ trực; một ông Dược sĩ Quân y đang nằm đọc sách thấy tôi bước vào và sau khi nghe tôi trình bày sự việc, ông này cho tôi biết hai vị Bác sĩ đã đi chơi ngoài chợ An thới. Nhanh lẹ, vị Trung uý Dược sĩ liền chụp chiếc áo Jacket vào người và leo lên xe Jeep… Tôi đậu xe và bước sau vị Sĩ quan ngành dược nầy vào bên trong bệnh xá. Ông Dược sĩ trẻ tuổi đến gần người tù binh bị “bí đái” và hỏi nhỏ với vị Sĩ quan trợ y. Tôi mừng thầm vì dù sao ông thầy thuốc này cũng hiểu biết nhiều về cơ thể học và hy vọng sự cứu cấp bằng dược phẩm hay dụng cụ y khoa sẽ nhanh chóng hơn. Tôi cũng cầu mong người tù nầy gặp thầy thuốc mát tay và hơn nữa trong lòng tôi cũng không muốn thấy có sự mất mát nào xảy ra trong khu giam của tôi trong đêm nay.

Ở chiến trường anh đã phục kích, đã nổ súng trước, anh muốn giết tôi, trước khi tôi hạ anh, đơn vị tôi phải tung hết hoả lực để tiêu diệt anh, đồng bạn anh, bản thân anh cũng thế, giết để được sống !!! Nhưmg hiện tại anh đang bị tù, anh đang rên xiết, đau đớn, đôi tay bông xuôi. Tôi cũng biết đôi tay này đã bóp cò súng, đã gài mìn, đã pháo kích giết hại bao nhiêu chiến hữu của tôi. Những chiếc xe đò nằm ngổn ngang với bao nhiêu đồng bào trẻ con vô tội bị mìn nổ tung. Anh em chiến hữu chúng tôi thường nói đùa, nhưng mà là sự thật :” Bắt được hai tù hàng binh, tịch thu hai khẩu AK47, chiến công đó không được đọc trong bảng tuyên dương công trạng bằng “Đã anh dũng chiến đấu giết được hai địch quân, thu hai khẩu AK trong một trận phản công ác liệt.” Nhưng có ai mà biết được trước đó hai cái xác chết này đã hết đạn, chém vè và xin đầu hàng…” Chiến tranh là thế đó, giết hay bị giết. Các chiến hữu của tôi còn nằm đó…Vị Dược sĩ Quân y đã xịt thuốc tê, đưa cái kẹp nhỏ vào lỗ tiểu của người tù, ông ráng hết sức tìm một vật gì đó đã làm nghẹt ống tiểu…Ông tiếp tục xịt thuốc, tiếp tục mò mẫm kẹp, gấp…Một vài giọt máu chảy ra theo ống tiểu. Người tù kêu đau và tiếng rên la to hơn. Tôi thấy mồ hôi trên trán ông Dược sĩ rịn ra và ông vẫn tiếp tục cố gắng tìm cách gấp, kẹp trong cái ống tiểu của người tù. Tôi thấy tình hình có vẻ trầm trọng hơn tôi bèn nói với ông Dược sĩ :” Tôi phải chạy tìm vị Bác sĩ trực đêm nay, tôi tin chắc hai ông đang đi mua sắm hay ăn cơm dưới chợ.” Ông Dược sĩ đã trả lời : “Nhờ Anh”.Tôi cũng đã nghĩ, mình phải đi tìm vị Bác sĩ trực để cứu người tù binh này, dù sao người tù nầy có mệnh hệ nào cũng phải trước mắt một ông Bác sĩ Y khoa chớ không phải là một ông Dược sĩ. Trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp vẫn là đúng người, đúng việc.

Tôi bước ra ngoài, leo lên xe Jeep, nổ máy và chạy về phòng ngủ lấy ống loa chạy bằng pin…

Chiếc xe dừng lại trên đường vào khu chợ, nước biển tràn lên, rút xuống liên tục, làm khu chợ đã nhỏ lờ mờ dưới ánh đèn và ẩm ướt quanh năm. Tôi đi lần vào trong khu phố chợ, dừng lại nơi có mảnh đất khô ráo, đưa cái loa vào miệng, bấm cái nút gọi tên vị Bác sĩ trực bệnh viện, tôi cũng kêu lên trường hợp khẩn cấp.

Hai cái bóng đen xuất hiện và tiến về hướng về phía tôi đứng. Khi thấy tôi, hai vị Bác sĩ đoán chắc có việc khẩn cấp trong khu giam. Tôi trình bày sự việc và nói ông Dược sĩ có giúp nhưng không giải quyết được.

Tôi dừng xe, bước vào bệnh xá. Hai vị Bác sĩ cũng đã xuống xe….Vị Bác sĩ trực xem xét người tù binh bị “bí đái”, bắt mạch ở cánh tay và nói với ông Dược sĩ: “Ông này bị “bí đái” do vôi đóng ở cuối bàng quang làm ngẹt ống dẩn tiểu, chuyện hiếm có, nhưng nhiều người ăn rau cải có nhiều chất vôi vẫn bị”.Ông vừa nói, vừa từ từ lấy đôi tay cao su mang vào. Sau khi mang khẩu trang che mũi, miệng, ông ra dấu cho vị Sĩ quan trợ y xịt thuốc tê vào đầu bộ phận có đường tiểu bị nghẹt. Trong một hành động dường như quen thuộc, ông đút nhẹ từ từ cái que sắt nhỏ tròn dài đó vào ống tiểu và dò xét mục tiêu. Tôi thấy mắt ông sáng lên như tìm ra thủ phạm, và với kinh nghiệm nghề nghiệp ông xoay qua lại cây thanh sắt nhỏ và ấn nhẹ xuống một cái. Ông ra dấu mọi người đứng né một bên, khi bàn tay ông vẫn nắm chặc phần trên bộ phận của người tù. Ông từ từ rút nhẹ thanh sắt nhỏ ra khỏi đường tiểu…một vòi nước nóng có mùi khó thở đã bắn mạnh lên cao. Mọi người đều cười ồ lên khi thấy giọt nước yếu dần và ngừng chảy. Tôi nhìn người tù đang nhắm nghiền đôi mắt và gương mặt đã trở lại bình thường. Hơi thở của anh nhẹ nhàn như mới vừa trút một gánh nặng đè rên bụng làm anh nghẹt thở gần chết.

Vị Trung uý Dược sĩ hơi ngạc nhiên về hành động xử trí nghề nghiệp của ông Bác sĩ và hỏi :
“Rồi cục vôi đó nó chạy xuống làm nghẹt ống tiểu và bí đái lại xảy ra nữa ?”. Vị Bác sĩ cười và nó tĩnh bơ như người “Hà lội” “Nghẹt nữa thì thụt nữa” sau đó sẽ trị liệu bằng thuốc, bây giờ phải cứu sống, thông đường tiểu… thế thôi !!!”

Tôi cám ơn Bác sĩ, Dược sĩ, Trợ y đã cứu cấp người tù binh này bằng nghề nghiệp và lương tâm của họ.

Mọi lo lắng của tôi được giải toả bằng lòng nhân đạo và đúng nghĩa của những người đã thề, khi nghe đọc lời thề của HYPPOCRATE.

Tôi nhìn thấy rõ ràng người tù binh đã bước xuống khỏi cái bàn với những bước đi thật chậm, nhưng thật sự đã hồi sức. Bác sĩ đã co anh ta một vài viên thuốc trụ sinh và uống vài hớp nước. Tôi và Nhân viên Quân cảnh Giám thị đưa người tù trở về khu giam.

Tôi mở cửa phòng ngủ, ngồi xuống giường, viết báo cáo vào sổ trực. Qua khung cửa nhỏ, tôi nhìn vào khu giam, cảnh vật yên lặng trong ánh đèn mờ, tiếng kẻng của các đốc canh gõ đều đều từ khu giam này sang khu giam khác như báo hiệu : “ Chúng tôi đang canh gác”.

Dương Thành Thới

Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm