Cà Kê Dê Ngỗng
TQ thời lãnh đạo hiện tại đã thay đổi?
Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh.
Hầu hết những sự cố quá khứ đó được nhìn nhận một cách biệt lập và không
nằm trong một chiến lược phối hợp lớn hơn được lên kế hoạch để thay đổi
nguyên trạng trong lĩnh vực hàng hải. Trong quá khứ, khi một bản đồ
hoặc cách giải thích mới về lãnh thổ được ban hành bởi một nhân vật nào
đó thuộc bộ máy quan liêu khổng lồ của Trung Quốc, nó thường khiến các
lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bất ngờ. Và sau đó, một trong những mục tiêu
chính của họ thường là tìm cách giữ được thể diện.
Sự xuất hiện của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được nhiều người đánh giá là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trong giai đoạn nhiệm kỳ tương ứng so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của ĐCS Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Dù đây mới là thời gian đầu trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, nhưng cường độ của chiến dịch chống tham nhũng (bao gồm mục tiêu nhắm vào các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị và ngay cả Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị), tham vọng trong những nỗ lực cải tổ kinh tế, và những ngôn từ cứng rắn hơn nhiều của ông ta đã cho thấy một giai đoạn mới đang bắt đầu.
Giai đoạn này có một số đặc điểm đáng chú ý. Đầu tiên, có thể thấy rõ vai trò cá nhân của Tập Cận Bình trong việc ra quyết định, còn chính quyền Trung Quốc đã tiến đáng kể trong việc che đậy quá trình ra quyết định đó trước những con mắt tò mò từ bên ngoài. Khác với người tiền nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người trải qua một quá trình hoạch định chính sách đối ngoại được thể chế hoá cao với Uỷ viên Quốc vụ Viện Đới Bỉnh Quốc, theo những thông tin thu thập được, vẫn chưa rõ ai là người trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định với ông Tập Cận Bình, ai là người giữ một vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và triển khai các vấn đề lớn nhỏ. Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh. Cách triển khai các hành động khiêu khích hiện thời không còn bị lộn xộn; mà đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận.
Trong quá khứ, nhiều nhà quan sát Trung Quốc coi những hành động của Trung Quốc là "sự quyết đoán mang tính phản kháng", ám chỉ rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ đang tiến hành các bước cần thiết để đáp lại những hành động khiêu khích từ các quốc gia lân cận. Quan điểm phổ biến trước đó cho rằng Trung Quốc sẵn sàng gác các vấn đề tranh chấp kịch liệt này đến sau này và bằng lòng duy trì hiện trạng mập mờ. Còn bây giờ, Trung Quốc không chỉ đơn giản phản kháng, mà còn chủ động trong hành động.
Sử gia Hy Lạp Thucydides (460 TCN - 395 TCN) có lẽ từng dự đoán ngày này sẽ đến, nhưng giờ đây, khi điều đó xảy ra, những toan tính mới của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát Trung Quốc phải vắt óc để hiểu được mô hình chính sách đối ngoại mới đang nổi lên. Các bước đi gần đây của Trung Quốc và vai trò trung tâm của Tập Cận Bình một lần nữa nhắc nhở rằng nền ngoại giao cấp cao tập trung, liên tục với Trung Quốc có vai trò quan trọng thế nào trong việc đánh giá chính xác các ý đồ của nước này và gửi đi những thông điệp dựa trên đó. Có lẽ không còn gì quan trọng hơn điều này.
Thu Linh (dịch)
* Tác giả bài viết, Kurt Campbell, là nhà ngoại giao Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành The Asia Group. Ông từng là thành viên Ban điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS). Giai đoạn 2009 - 2013, ông là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.
( Tuần Việt Nam )
Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp
trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những
thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên
lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh.
LTS:TVN giới thiệu bài viết về chính sách đối ngoại của TQ của tác giả Kurt Campbell* đăng trên Financial Times như một góc nhìn tham khảo.
Những động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông - các đợt triển khai quân sự, các tuyên bố chính sách, các cuộc diễn tập hải quân khiêu khích và ngôn từ khoa trương - đã thử thách mạnh mẽ cách nhìn nhận truyền thống của giới chuyên gia nghiên cứu TQ về nước này cũng như chính sách đối ngoại mà họ theo đuổi.
Lâu nay, quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những vấn đề nội bộ, bao gồm cả nhiệm vụ cấp bách đối phó với tham nhũng, tình trạng ô nhiễm lan rộng, và tái cơ cấu các lĩnh vực quốc doanh kém hiệu quả. Nhiều thập kỷ lại đây, một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là môi trường quốc tế ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung liên tục vào nội bộ. Khi những sự cố xảy ra trong quá khứ - như cuộc đụng độ năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ bị một phi công Trung Quốc hăng hái quá mức chặn lại - thì thường các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington đã phải xử lý thận trọng ở "hậu trường" để gỡ rối mớ hỗn loạn gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc và các bộ phận phối hợp kém trong quân đội hoặc lực lượng bảo vệ biên giới. Những tai nạn và sự cố bất ngờ đó gây lo lắng, nhưng không phải là những bước đi có tính toán trước.
LTS:TVN giới thiệu bài viết về chính sách đối ngoại của TQ của tác giả Kurt Campbell* đăng trên Financial Times như một góc nhìn tham khảo.
Những động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông - các đợt triển khai quân sự, các tuyên bố chính sách, các cuộc diễn tập hải quân khiêu khích và ngôn từ khoa trương - đã thử thách mạnh mẽ cách nhìn nhận truyền thống của giới chuyên gia nghiên cứu TQ về nước này cũng như chính sách đối ngoại mà họ theo đuổi.
Lâu nay, quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những vấn đề nội bộ, bao gồm cả nhiệm vụ cấp bách đối phó với tham nhũng, tình trạng ô nhiễm lan rộng, và tái cơ cấu các lĩnh vực quốc doanh kém hiệu quả. Nhiều thập kỷ lại đây, một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là môi trường quốc tế ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung liên tục vào nội bộ. Khi những sự cố xảy ra trong quá khứ - như cuộc đụng độ năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ bị một phi công Trung Quốc hăng hái quá mức chặn lại - thì thường các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington đã phải xử lý thận trọng ở "hậu trường" để gỡ rối mớ hỗn loạn gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc và các bộ phận phối hợp kém trong quân đội hoặc lực lượng bảo vệ biên giới. Những tai nạn và sự cố bất ngờ đó gây lo lắng, nhưng không phải là những bước đi có tính toán trước.
Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP |
Sự xuất hiện của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được nhiều người đánh giá là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trong giai đoạn nhiệm kỳ tương ứng so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của ĐCS Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Dù đây mới là thời gian đầu trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, nhưng cường độ của chiến dịch chống tham nhũng (bao gồm mục tiêu nhắm vào các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị và ngay cả Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị), tham vọng trong những nỗ lực cải tổ kinh tế, và những ngôn từ cứng rắn hơn nhiều của ông ta đã cho thấy một giai đoạn mới đang bắt đầu.
Giai đoạn này có một số đặc điểm đáng chú ý. Đầu tiên, có thể thấy rõ vai trò cá nhân của Tập Cận Bình trong việc ra quyết định, còn chính quyền Trung Quốc đã tiến đáng kể trong việc che đậy quá trình ra quyết định đó trước những con mắt tò mò từ bên ngoài. Khác với người tiền nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người trải qua một quá trình hoạch định chính sách đối ngoại được thể chế hoá cao với Uỷ viên Quốc vụ Viện Đới Bỉnh Quốc, theo những thông tin thu thập được, vẫn chưa rõ ai là người trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định với ông Tập Cận Bình, ai là người giữ một vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và triển khai các vấn đề lớn nhỏ. Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh. Cách triển khai các hành động khiêu khích hiện thời không còn bị lộn xộn; mà đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận.
Trong quá khứ, nhiều nhà quan sát Trung Quốc coi những hành động của Trung Quốc là "sự quyết đoán mang tính phản kháng", ám chỉ rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ đang tiến hành các bước cần thiết để đáp lại những hành động khiêu khích từ các quốc gia lân cận. Quan điểm phổ biến trước đó cho rằng Trung Quốc sẵn sàng gác các vấn đề tranh chấp kịch liệt này đến sau này và bằng lòng duy trì hiện trạng mập mờ. Còn bây giờ, Trung Quốc không chỉ đơn giản phản kháng, mà còn chủ động trong hành động.
Sử gia Hy Lạp Thucydides (460 TCN - 395 TCN) có lẽ từng dự đoán ngày này sẽ đến, nhưng giờ đây, khi điều đó xảy ra, những toan tính mới của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát Trung Quốc phải vắt óc để hiểu được mô hình chính sách đối ngoại mới đang nổi lên. Các bước đi gần đây của Trung Quốc và vai trò trung tâm của Tập Cận Bình một lần nữa nhắc nhở rằng nền ngoại giao cấp cao tập trung, liên tục với Trung Quốc có vai trò quan trọng thế nào trong việc đánh giá chính xác các ý đồ của nước này và gửi đi những thông điệp dựa trên đó. Có lẽ không còn gì quan trọng hơn điều này.
Thu Linh (dịch)
* Tác giả bài viết, Kurt Campbell, là nhà ngoại giao Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành The Asia Group. Ông từng là thành viên Ban điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS). Giai đoạn 2009 - 2013, ông là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.
( Tuần Việt Nam )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TQ thời lãnh đạo hiện tại đã thay đổi?
Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh.
Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp
trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những
thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên
lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh.
LTS:TVN giới thiệu bài viết về chính sách đối ngoại của TQ của tác giả Kurt Campbell* đăng trên Financial Times như một góc nhìn tham khảo.
Những động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông - các đợt triển khai quân sự, các tuyên bố chính sách, các cuộc diễn tập hải quân khiêu khích và ngôn từ khoa trương - đã thử thách mạnh mẽ cách nhìn nhận truyền thống của giới chuyên gia nghiên cứu TQ về nước này cũng như chính sách đối ngoại mà họ theo đuổi.
Lâu nay, quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những vấn đề nội bộ, bao gồm cả nhiệm vụ cấp bách đối phó với tham nhũng, tình trạng ô nhiễm lan rộng, và tái cơ cấu các lĩnh vực quốc doanh kém hiệu quả. Nhiều thập kỷ lại đây, một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là môi trường quốc tế ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung liên tục vào nội bộ. Khi những sự cố xảy ra trong quá khứ - như cuộc đụng độ năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ bị một phi công Trung Quốc hăng hái quá mức chặn lại - thì thường các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington đã phải xử lý thận trọng ở "hậu trường" để gỡ rối mớ hỗn loạn gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc và các bộ phận phối hợp kém trong quân đội hoặc lực lượng bảo vệ biên giới. Những tai nạn và sự cố bất ngờ đó gây lo lắng, nhưng không phải là những bước đi có tính toán trước.
LTS:TVN giới thiệu bài viết về chính sách đối ngoại của TQ của tác giả Kurt Campbell* đăng trên Financial Times như một góc nhìn tham khảo.
Những động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông - các đợt triển khai quân sự, các tuyên bố chính sách, các cuộc diễn tập hải quân khiêu khích và ngôn từ khoa trương - đã thử thách mạnh mẽ cách nhìn nhận truyền thống của giới chuyên gia nghiên cứu TQ về nước này cũng như chính sách đối ngoại mà họ theo đuổi.
Lâu nay, quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những vấn đề nội bộ, bao gồm cả nhiệm vụ cấp bách đối phó với tham nhũng, tình trạng ô nhiễm lan rộng, và tái cơ cấu các lĩnh vực quốc doanh kém hiệu quả. Nhiều thập kỷ lại đây, một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là môi trường quốc tế ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung liên tục vào nội bộ. Khi những sự cố xảy ra trong quá khứ - như cuộc đụng độ năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ bị một phi công Trung Quốc hăng hái quá mức chặn lại - thì thường các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington đã phải xử lý thận trọng ở "hậu trường" để gỡ rối mớ hỗn loạn gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc và các bộ phận phối hợp kém trong quân đội hoặc lực lượng bảo vệ biên giới. Những tai nạn và sự cố bất ngờ đó gây lo lắng, nhưng không phải là những bước đi có tính toán trước.
Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP |
Sự xuất hiện của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được nhiều người đánh giá là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trong giai đoạn nhiệm kỳ tương ứng so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của ĐCS Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Dù đây mới là thời gian đầu trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, nhưng cường độ của chiến dịch chống tham nhũng (bao gồm mục tiêu nhắm vào các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị và ngay cả Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị), tham vọng trong những nỗ lực cải tổ kinh tế, và những ngôn từ cứng rắn hơn nhiều của ông ta đã cho thấy một giai đoạn mới đang bắt đầu.
Giai đoạn này có một số đặc điểm đáng chú ý. Đầu tiên, có thể thấy rõ vai trò cá nhân của Tập Cận Bình trong việc ra quyết định, còn chính quyền Trung Quốc đã tiến đáng kể trong việc che đậy quá trình ra quyết định đó trước những con mắt tò mò từ bên ngoài. Khác với người tiền nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người trải qua một quá trình hoạch định chính sách đối ngoại được thể chế hoá cao với Uỷ viên Quốc vụ Viện Đới Bỉnh Quốc, theo những thông tin thu thập được, vẫn chưa rõ ai là người trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định với ông Tập Cận Bình, ai là người giữ một vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và triển khai các vấn đề lớn nhỏ. Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh. Cách triển khai các hành động khiêu khích hiện thời không còn bị lộn xộn; mà đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận.
Trong quá khứ, nhiều nhà quan sát Trung Quốc coi những hành động của Trung Quốc là "sự quyết đoán mang tính phản kháng", ám chỉ rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ đang tiến hành các bước cần thiết để đáp lại những hành động khiêu khích từ các quốc gia lân cận. Quan điểm phổ biến trước đó cho rằng Trung Quốc sẵn sàng gác các vấn đề tranh chấp kịch liệt này đến sau này và bằng lòng duy trì hiện trạng mập mờ. Còn bây giờ, Trung Quốc không chỉ đơn giản phản kháng, mà còn chủ động trong hành động.
Sử gia Hy Lạp Thucydides (460 TCN - 395 TCN) có lẽ từng dự đoán ngày này sẽ đến, nhưng giờ đây, khi điều đó xảy ra, những toan tính mới của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát Trung Quốc phải vắt óc để hiểu được mô hình chính sách đối ngoại mới đang nổi lên. Các bước đi gần đây của Trung Quốc và vai trò trung tâm của Tập Cận Bình một lần nữa nhắc nhở rằng nền ngoại giao cấp cao tập trung, liên tục với Trung Quốc có vai trò quan trọng thế nào trong việc đánh giá chính xác các ý đồ của nước này và gửi đi những thông điệp dựa trên đó. Có lẽ không còn gì quan trọng hơn điều này.
Thu Linh (dịch)
* Tác giả bài viết, Kurt Campbell, là nhà ngoại giao Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành The Asia Group. Ông từng là thành viên Ban điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS). Giai đoạn 2009 - 2013, ông là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.
( Tuần Việt Nam )