Mỗi Ngày Một Chuyện
TRẬN LŨ MÙA XUÂN - CAO MỴ NHÂN
TRẬN LŨ MÙA XUÂN - CAO MỴ NHÂN
San Jose mấy ngày qua có chìm trong bão nước phần nào. Người anh họ ở thung
lũng đó, email cho tôi vài dòng: Nơi đây đang lụt, nhưng nhà anh trên đỉnh núi,
nên chỉ thấy nước tứ bề, còn anh thì ở giữa một biển khơi... không cần di tản.
Có lẽ San Jose ở phía bắc Los Angeles của tôi, nên tôi cứ đinh ninh hướng ấy
thì phải cao... và như thế nói chuyện lụt nghe thật mơ hồ...
Nhưng thực tế, có lẽ mực nước chưa cao tới nửa người, qua hình ảnh, cũng thấy
lội, nhưng không phải đi thuyền trong thành phố như ở miền Trung đẹp tươi của...
tôi.
Thủa xa xưa trước 30-4-1975 ít năm, nước sông Trà Khúc mùa lũ dâng tràn thành
phố, bạn thiết vận xa đã chạy... xe tăng một lần dọc đường phố, tất nhiên chỉ
một chiếc, để cho dân thành phố Quảng Ngãi thấy lính thiết giáp... lội nước thế
nào thôi...
Thủa đó vào thời Đại tá thiết giáp Nguyễn Văn Toàn giữ chức Tư lệnh Sư Đoàn 2
BB, sau ông lên Chuẩn tướng, rồi cuối cùng là Trung tướng lúc tan hàng.
Quảng Ngãi có những niềm vui nho nhỏ, khiêm tốn, của những gia đình họ hàng
thân thiết với nhau, hay một số nhóm bạn khác nhau, nhưng lãnh vực nào cũng có...
thí dụ nhóm bạn thuần quân đội, nhóm bạn dân sự với quý vị giáo chức và nhân
viên ty, sở, vv... nhưng nhóm bạn hỗn hợp thì vui nhất...
Nhóm bạn quân dân cá nước, bạn vong niên, em gái hậu phương, tất nhiên có các
anh trai tiền tuyến là thơ mộng quá chứ...
Với một bình trà sen hay trà lài to bự chảng đặt ngay ngắn giữa bàn, chung
quanh ấm... khổng lồ đó thì, toàn là kẹo gương, mạch nha...
Nhưng hấp dẫn nhất là những gói gạo rang nghiền nát trộn với đường trắng rồi đổ
khuôn, xong cắt ra thành những lát mỏng độ 1 cm, có chút gừng, được gói
thành gỏi bánh bỏng trong bao ni lông trắng tinh thường bán cho du khách.
Có cả những gói bắp rang ngào với đường đen, nắm thành nắm tròn, gói trong
những lá chuối khô.
Nếu đẹp hơn thì đậu phọng rang bóc vỏ cũng ngào đường đen, rồi trải trên bánh
tráng cắt hình tròn ...
Ô còn chưa kể tới quý phẩm đường phèn, đường phổi nữa chứ .
Chu choa, ăn kẹo kiểu nào cũng thích.
Quảng Ngãi đối với quân nhân, hay công chức từ xa đổi tới, gặp mùa mưa bão,
nghe thật là buồn...
Trước khi tôi được thuyên chuyển từ Sư Đoàn 2 BB về
Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI, tôi cũng phải ở tạm trong thành Lê Trung Đình (1862- 1885)
vài tháng.
Do đó tôi thấy thành phố Quảng Ngãi như một cõi tạm đúng nghĩa, những tiền đồn
sát chân núi rừng phía tây, có những cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn, phi
pháo yểm trợ, luôn luôn sát phạt, khiến quân chủ lực và quân tăng viện có lúc
dưỡng quân ngắn hạn, đã đi đứng đầy đường phố, ngó là thấy ngay đất nước chiến
tranh...
Con sông Trà Khúc và đặc biệt cầu Trà Khúc thủa tôi ở trong doanh trại Sư Đoàn
2BB, hay sau này đi công tác, mới qua một đêm mưa, hôm sau cầu đã chìm trong
nước, thường hành khách phải chuyển xe, bởi vì chưa biết lúc nào nước rút hết.
Thành trong phạm vi lãnh thổ Kh 12 chiến thuật, xe nhà binh cũng phải tự sắp
xếp, khiến đôi bên cầu, xe cộ tới lui ngổn ngang,vô trật tự.
Bão lụt ở miền Trung đã trở thành một định đề, nghĩa là không thể nào có một
đáp số chắc chắn về mưa gió thường niên.
Đôi khi năm nào vắng những dấu hiệu bão tố cuồng giông, người dân miền Trung
không phải là mong chờ, mà có phần nửa như lo ngại, nửa mừng hắt hiu, vì chỉ sợ
vỡ nguồn lũ lụt,không kịp tránh thiên tai ập tới.
Không biết quý vị đã thấy chưa, cảnh mỗi nhà một chiếc thuyền nan, trong Nam
kêu là chiếc ghe, ngoài Bắc gọi chiếc đò...gác trên mái bếp, để phòng xa cơn
bão tới, lỡ có lụt lội bất ngờ, thì cả nhà leo vô chiếc thuyền định mệnh
đó...lênh đênh chờ nước rút...
Nói là mỗi nhà có một chiếc thuyền thì chưa đúng, vì tới lúc thuyền biểu lộ cho
một phần sự sống ở miền Trung là hơi xa xỉ...
Những nhà có dư một chút tiền, hay quá sợ, đã có thể nhín ăn một chút để sắm
thuyền, hay sửa sang lại chiếc ghe đò có sẵn, phòng khi cơ nhỡ, chứ nào phải
nhà nào cũng mua nổi một chiếc thuyền để tị nạn... lụt lội miền Trung đâu.
Biết miền Trung đất thấp người thưa như vậy, dân chúng đã lỡ sanh ra ở miền
Trung, vẫn bám trụ giải đất nghèo nàn, cày lên sỏi đá.
Chính quyền thời Tông Tông...tôi vẫn có chương trình khẩn hoang lập ấp.
Một thời, Bác sĩ Phan Quang Đán Quốc vụ khanh trách nhiệm dãn dân từ các tỉnh
miền địa đầu giới tuyến về Phan Rang, để xây dựng những làng mẫu "rất
Mỹ", trồng toàn nho, nhưng dân Khe Sanh, Cam Lộ thật ít người hưởng ứng.
Vận dụng chương trình di dân tới miền đất lành, y sĩ thiếu tá Phạm Văn Lương,
gốc Dù, đã trình Tông Tông ...tôi, qua Bác sĩ Phan Quang Đán Quốc vụ khanh, phụ
trách di dân khẩn hoang lập ấp, mà vẫn được lòng dân gầy phía làng thôn
bắc Quân khu I, sau mùa hè đỏ lửa năm 1972, là thành lập làng Đồng Thạnh, ở bên
kia sông Cẩm Tú, thuộc tỉnh Quảng Nam nhưng sự thực khu xã hội Đồng Thạnh ấy, ở
ngay vùng núi Non Nước, sát nách Đà Nẵng của... tôi.
Hoá cho nên chúng tôi vẫn sang bên làng Đồng Thạnh công tác... vì đó là một
trại tị nạn Cộng sản.
Đồng Thạnh hình thành như một... ấp chiến lược đúng nghĩa, có cổng ra vô mấy
mặt... thành, có chòi canh, có dân phòng gác...
Nhà cất kiểu gia binh, dã chiến, có chợ nhỏ để dân ở đó khỏi phải đi xa chợ
búa, có cả những lớp mẫu giáo, và nhất là trạm y tế cấp phường như trong thành
phố, huống hồ người chủ trương điều hành một cơ cấu hành chánh lý tưởng, là Bác
sĩ Phạm Văn Lương thì vấn đề y tế được xem quan trọng rồi.
Y sĩ thiếu tá Phạm Văn Lương đã nhiều lần kéo xốc xã hội thời Tông Tông...tôi
lên, khiến tha nhân phải ngưỡng mộ ông, một sĩ quan khoá 4 Cương quyết Thủ Đức,
mà ngày tan hàng ông mới 41 tuổi, nhưng có nhiều thành tích lớn ...
Lẽ ra tôi phải viết nhiều hơn về ông, Bác sĩ Phạm Văn Lương, vị y sĩ thiếu tá ở
Quân Khu I, người đã chứng kiến và điều hành việc gom xác đồng đội huynh đệ chi
binh... chúng ta ở Đại lộ Kinh hoàng, chôn cất và lập Đài Kỷ niệm ở Quảng Trị
năm 1972, sau trận mùa hè đỏ lửa.
Song hình như tôi đang chỉ muốn nói về bão lụt miền Trung, qua sự kiện thung
lũng hoa vàng San Jose, vừa bị nhận chìm một số đường xá ở ngay một nước Văn
Minh tột đỉnh, phương tiện dư thừa.
Sự kiện bão lụt, nước dâng làm đê, đập vỡ, vẫn phải chấp nhận sức tàn phá của
Thiên tai, thì có tài giỏi, xuất chúng tới đâu, cũng chịu thua ...trời thôi .
Nói như thế, không có nghĩa là lỡ đất đai sông núi ở đâu đâu có bị thiên tai lũ
lụt, cũng để phó thác cho trời nhé...
Trời là cơ cấu tâm sinh lý dạy cho loài người học hỏi và ngưỡng mộ, trời đã tạo
ra thì trời giúp...
Do đó, hãy vững tin là mọi sự sẽ theo phép tấu xảo tinh vi và thể hiện quyền
hạn của Ngài, Thượng Đế vô cùng vô hạn...
Tôi phúc đáp tin thư của người anh họ trên San Jose rằng: "Gió mưa là bệnh
của trời, trời đang se mình, trời tự chữa, tự khỏi..."
Tôi bỗng nghĩ tới một người, cũng đang nũng nịu thời thế, ông ta cũng sẽ tự làm
quang đãng những ưu tư bấy nay... của ông, và của người nào thích ông qua bão
cuồng mưa lũ ở đời...
Ông ta rất kính Chúa, yêu người, yêu đời vv...ở thời đại mênh mông phức tạp này,
những cơn bão đời, những trận lũ... tình, có... hoành hành rồi ra cũng sẽ an
bình, trong sáng ngày tháng ngọc ngà, mà Thượng Đế tặng cho bất cứ ai tìm
đến Ngài vậy.
Trận giông gió, lũ lụt nào cũng được kết thúc bằng nỗi trầm tư, buồn phiền... song
đầy tin tưởng, lạc quan với chuỗi ngày sắp tới...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TRẬN LŨ MÙA XUÂN - CAO MỴ NHÂN
TRẬN LŨ MÙA XUÂN - CAO MỴ NHÂN
San Jose mấy ngày qua có chìm trong bão nước phần nào. Người anh họ ở thung
lũng đó, email cho tôi vài dòng: Nơi đây đang lụt, nhưng nhà anh trên đỉnh núi,
nên chỉ thấy nước tứ bề, còn anh thì ở giữa một biển khơi... không cần di tản.
Có lẽ San Jose ở phía bắc Los Angeles của tôi, nên tôi cứ đinh ninh hướng ấy
thì phải cao... và như thế nói chuyện lụt nghe thật mơ hồ...
Nhưng thực tế, có lẽ mực nước chưa cao tới nửa người, qua hình ảnh, cũng thấy
lội, nhưng không phải đi thuyền trong thành phố như ở miền Trung đẹp tươi của...
tôi.
Thủa xa xưa trước 30-4-1975 ít năm, nước sông Trà Khúc mùa lũ dâng tràn thành
phố, bạn thiết vận xa đã chạy... xe tăng một lần dọc đường phố, tất nhiên chỉ
một chiếc, để cho dân thành phố Quảng Ngãi thấy lính thiết giáp... lội nước thế
nào thôi...
Thủa đó vào thời Đại tá thiết giáp Nguyễn Văn Toàn giữ chức Tư lệnh Sư Đoàn 2
BB, sau ông lên Chuẩn tướng, rồi cuối cùng là Trung tướng lúc tan hàng.
Quảng Ngãi có những niềm vui nho nhỏ, khiêm tốn, của những gia đình họ hàng
thân thiết với nhau, hay một số nhóm bạn khác nhau, nhưng lãnh vực nào cũng có...
thí dụ nhóm bạn thuần quân đội, nhóm bạn dân sự với quý vị giáo chức và nhân
viên ty, sở, vv... nhưng nhóm bạn hỗn hợp thì vui nhất...
Nhóm bạn quân dân cá nước, bạn vong niên, em gái hậu phương, tất nhiên có các
anh trai tiền tuyến là thơ mộng quá chứ...
Với một bình trà sen hay trà lài to bự chảng đặt ngay ngắn giữa bàn, chung
quanh ấm... khổng lồ đó thì, toàn là kẹo gương, mạch nha...
Nhưng hấp dẫn nhất là những gói gạo rang nghiền nát trộn với đường trắng rồi đổ
khuôn, xong cắt ra thành những lát mỏng độ 1 cm, có chút gừng, được gói
thành gỏi bánh bỏng trong bao ni lông trắng tinh thường bán cho du khách.
Có cả những gói bắp rang ngào với đường đen, nắm thành nắm tròn, gói trong
những lá chuối khô.
Nếu đẹp hơn thì đậu phọng rang bóc vỏ cũng ngào đường đen, rồi trải trên bánh
tráng cắt hình tròn ...
Ô còn chưa kể tới quý phẩm đường phèn, đường phổi nữa chứ .
Chu choa, ăn kẹo kiểu nào cũng thích.
Quảng Ngãi đối với quân nhân, hay công chức từ xa đổi tới, gặp mùa mưa bão,
nghe thật là buồn...
Trước khi tôi được thuyên chuyển từ Sư Đoàn 2 BB về
Bộ Tư Lệnh QĐI/ QKI, tôi cũng phải ở tạm trong thành Lê Trung Đình (1862- 1885)
vài tháng.
Do đó tôi thấy thành phố Quảng Ngãi như một cõi tạm đúng nghĩa, những tiền đồn
sát chân núi rừng phía tây, có những cuộc hành quân lớn cấp Trung đoàn, phi
pháo yểm trợ, luôn luôn sát phạt, khiến quân chủ lực và quân tăng viện có lúc
dưỡng quân ngắn hạn, đã đi đứng đầy đường phố, ngó là thấy ngay đất nước chiến
tranh...
Con sông Trà Khúc và đặc biệt cầu Trà Khúc thủa tôi ở trong doanh trại Sư Đoàn
2BB, hay sau này đi công tác, mới qua một đêm mưa, hôm sau cầu đã chìm trong
nước, thường hành khách phải chuyển xe, bởi vì chưa biết lúc nào nước rút hết.
Thành trong phạm vi lãnh thổ Kh 12 chiến thuật, xe nhà binh cũng phải tự sắp
xếp, khiến đôi bên cầu, xe cộ tới lui ngổn ngang,vô trật tự.
Bão lụt ở miền Trung đã trở thành một định đề, nghĩa là không thể nào có một
đáp số chắc chắn về mưa gió thường niên.
Đôi khi năm nào vắng những dấu hiệu bão tố cuồng giông, người dân miền Trung
không phải là mong chờ, mà có phần nửa như lo ngại, nửa mừng hắt hiu, vì chỉ sợ
vỡ nguồn lũ lụt,không kịp tránh thiên tai ập tới.
Không biết quý vị đã thấy chưa, cảnh mỗi nhà một chiếc thuyền nan, trong Nam
kêu là chiếc ghe, ngoài Bắc gọi chiếc đò...gác trên mái bếp, để phòng xa cơn
bão tới, lỡ có lụt lội bất ngờ, thì cả nhà leo vô chiếc thuyền định mệnh
đó...lênh đênh chờ nước rút...
Nói là mỗi nhà có một chiếc thuyền thì chưa đúng, vì tới lúc thuyền biểu lộ cho
một phần sự sống ở miền Trung là hơi xa xỉ...
Những nhà có dư một chút tiền, hay quá sợ, đã có thể nhín ăn một chút để sắm
thuyền, hay sửa sang lại chiếc ghe đò có sẵn, phòng khi cơ nhỡ, chứ nào phải
nhà nào cũng mua nổi một chiếc thuyền để tị nạn... lụt lội miền Trung đâu.
Biết miền Trung đất thấp người thưa như vậy, dân chúng đã lỡ sanh ra ở miền
Trung, vẫn bám trụ giải đất nghèo nàn, cày lên sỏi đá.
Chính quyền thời Tông Tông...tôi vẫn có chương trình khẩn hoang lập ấp.
Một thời, Bác sĩ Phan Quang Đán Quốc vụ khanh trách nhiệm dãn dân từ các tỉnh
miền địa đầu giới tuyến về Phan Rang, để xây dựng những làng mẫu "rất
Mỹ", trồng toàn nho, nhưng dân Khe Sanh, Cam Lộ thật ít người hưởng ứng.
Vận dụng chương trình di dân tới miền đất lành, y sĩ thiếu tá Phạm Văn Lương,
gốc Dù, đã trình Tông Tông ...tôi, qua Bác sĩ Phan Quang Đán Quốc vụ khanh, phụ
trách di dân khẩn hoang lập ấp, mà vẫn được lòng dân gầy phía làng thôn
bắc Quân khu I, sau mùa hè đỏ lửa năm 1972, là thành lập làng Đồng Thạnh, ở bên
kia sông Cẩm Tú, thuộc tỉnh Quảng Nam nhưng sự thực khu xã hội Đồng Thạnh ấy, ở
ngay vùng núi Non Nước, sát nách Đà Nẵng của... tôi.
Hoá cho nên chúng tôi vẫn sang bên làng Đồng Thạnh công tác... vì đó là một
trại tị nạn Cộng sản.
Đồng Thạnh hình thành như một... ấp chiến lược đúng nghĩa, có cổng ra vô mấy
mặt... thành, có chòi canh, có dân phòng gác...
Nhà cất kiểu gia binh, dã chiến, có chợ nhỏ để dân ở đó khỏi phải đi xa chợ
búa, có cả những lớp mẫu giáo, và nhất là trạm y tế cấp phường như trong thành
phố, huống hồ người chủ trương điều hành một cơ cấu hành chánh lý tưởng, là Bác
sĩ Phạm Văn Lương thì vấn đề y tế được xem quan trọng rồi.
Y sĩ thiếu tá Phạm Văn Lương đã nhiều lần kéo xốc xã hội thời Tông Tông...tôi
lên, khiến tha nhân phải ngưỡng mộ ông, một sĩ quan khoá 4 Cương quyết Thủ Đức,
mà ngày tan hàng ông mới 41 tuổi, nhưng có nhiều thành tích lớn ...
Lẽ ra tôi phải viết nhiều hơn về ông, Bác sĩ Phạm Văn Lương, vị y sĩ thiếu tá ở
Quân Khu I, người đã chứng kiến và điều hành việc gom xác đồng đội huynh đệ chi
binh... chúng ta ở Đại lộ Kinh hoàng, chôn cất và lập Đài Kỷ niệm ở Quảng Trị
năm 1972, sau trận mùa hè đỏ lửa.
Song hình như tôi đang chỉ muốn nói về bão lụt miền Trung, qua sự kiện thung
lũng hoa vàng San Jose, vừa bị nhận chìm một số đường xá ở ngay một nước Văn
Minh tột đỉnh, phương tiện dư thừa.
Sự kiện bão lụt, nước dâng làm đê, đập vỡ, vẫn phải chấp nhận sức tàn phá của
Thiên tai, thì có tài giỏi, xuất chúng tới đâu, cũng chịu thua ...trời thôi .
Nói như thế, không có nghĩa là lỡ đất đai sông núi ở đâu đâu có bị thiên tai lũ
lụt, cũng để phó thác cho trời nhé...
Trời là cơ cấu tâm sinh lý dạy cho loài người học hỏi và ngưỡng mộ, trời đã tạo
ra thì trời giúp...
Do đó, hãy vững tin là mọi sự sẽ theo phép tấu xảo tinh vi và thể hiện quyền
hạn của Ngài, Thượng Đế vô cùng vô hạn...
Tôi phúc đáp tin thư của người anh họ trên San Jose rằng: "Gió mưa là bệnh
của trời, trời đang se mình, trời tự chữa, tự khỏi..."
Tôi bỗng nghĩ tới một người, cũng đang nũng nịu thời thế, ông ta cũng sẽ tự làm
quang đãng những ưu tư bấy nay... của ông, và của người nào thích ông qua bão
cuồng mưa lũ ở đời...
Ông ta rất kính Chúa, yêu người, yêu đời vv...ở thời đại mênh mông phức tạp này,
những cơn bão đời, những trận lũ... tình, có... hoành hành rồi ra cũng sẽ an
bình, trong sáng ngày tháng ngọc ngà, mà Thượng Đế tặng cho bất cứ ai tìm
đến Ngài vậy.
Trận giông gió, lũ lụt nào cũng được kết thúc bằng nỗi trầm tư, buồn phiền... song
đầy tin tưởng, lạc quan với chuỗi ngày sắp tới...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)