Truyện Ngắn & Phóng Sự
TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA - ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA:
CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - RẠCH GIÁ - CẦN THƠ
SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU
ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
Tôi ao ước, khi ổn định được cuộc sống ở Mỹ, sẽ tìm cơ hội về thăm lại chiến trường xưa ở Miền Tây và sẽ tìm lại dấu vết - lối xưa của một lộ trình khổ nhục ở các trại tù cộng sản, từ Nam ra Bắc và trở về Nam để có dịp hồi tưởng cảnh cũ bi thương nghiệt ngã. Sau 3 năm đầu ở đất Bắc, tôi, 43 tuổi, đã đi "ba chưn", lê lết từng bước một và khi lao động, tôi cố gắng bỏ gậy để cho xương cốt phải hoạt động nhiều, không như một vài anh em khác khai bịnh ở nhà nằm võng và khi được thả ra, đi đứng khó khăn và vài năm sau đã ra đi. Trước khi vào tù, tôi cân được gần 65 ký lô, sau 3 năm cải tạo kết quả "tiến bộ" trông thấy còn được 43 ký (ngồi vào sọt cân rau, 2 bạn tù còn sức kéo lên cân). Có dịp trở lại những trại tù năm xưa, tôi cũng đã ao ước, nhưng có thể phải chờ đến kiếp sau, nếu được đi tự do. Những trại tù nghiệt ngã mà tôi đã trải qua: Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú - Rừng Lá Hàm Tân cũng như thành ông Năm ở Hóc Môn và Suối Máu (Trung tâm 3 giam giữ tù phiến cộng) Biên Hòa.
Dịp may đến với tôi, lần đầu tiên, tôi trở quê thăm ông anh thứ bảy - 82 tuổi đang đau nhiều, muốn gặp lại tôi, nhân cơ hội này, tôi đã thăm lại chiến trường xưa - Miền Tây mà tôi đã từng tham dự trong các cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, năm 1963 và 1964: Châu Đốc (An Giang) - Long Xuyên (An Giang) - Kiên Giang (Rạch Giá) - Phong Dinh (Cần Thơ) - Ba Xuyên (Sóc Trăng) - Bạc Liêu - An Xuyên (Cà Mau).
Với sự đề phòng bất trắc hay gặp sự rắc rối khó khăn trong chuyến trở về quê hương lần đầu, một người bạn thu xếp mua vé giúp tôi trong chuyến du lịch Việt Nam từ San Jose tháng 6 năm 2010, cách nay hơn 8 năm. Hảng du lịch ở hải ngoại thường có đầu mối làm ăn với trong nước cho nên vấn đề kiểm soát an ninh khách du lịch đối với Việt Nam cũng có phần dễ dãi.
(H: Đường giao thông hiện nay của Việt Nam - Sài Gòn như thế này đây!!!)
Sau gần 20 năm xa quê hương, khi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cảm thấy có sự thay đổi lớn quá, khách du lịch vãng lai tấp nập. Năm xưa, chiến tranh còn ác liệt có mấy ai ở nước ngoài dám đến Việt Nam du lịch chỉ có cánh nhà báo, du học sinh, thương gia có làm ăn với Việt Nam, nhân viên của chánh phủ đi công tác, còn đại đa số gồm toàn những người mặc quân phục tới lui tấp nập.
Sài Gòn năm 2010 đã lột xác với những cao ốc to sầm, đường sá đấy bụi bặm chật ních xe cộ, đa số xe lưu thông là xe gắn máy tung khói bụi mịt mù trời đất, ai cũng có khẩu trang che mũi miệng, chen chúc xê dịch từng thước đất vào giờ cao điểm giao thông. Đến năm 2017 có thêm xe hơi chen lấn với xe gắn máy... Việt Nam đã thay đổi lớn, quan trọng nhứt, người giàu, đại gia tăng vọt và tầng lớp bình dân, nhà nghèo, giới nông dân bám đất ruộng lại nghèo hơn xưa cũng gia tăng còn khủng khiếp hơn.
Theo chương trình, sau một vòng đi tua Phan Rang - Phan Thiết - Tháp Chàm - Cam Ranh - Nha Trang - Đà Lạt và trở lại Sài Gòn ngơi nghỉ để chuẩn bị trở về lại Hoa Kỳ.
ẤP BÀ BÀI - XÃ VĨNH NGUƠN (CHÂU ĐỐC) KHÓ QUÊN
Nhân cơ hội ở Sài Gòn hơn một tuần, tôi đi về thăm lại quê hương cũng là nơi chôn nhau cắt rún của tôi - ấp Bà Bài thuộc xã Vĩnh Nguơn, tỉnh Châu Đốc. (H: Bốn anh chị em chúng tôi sum họp đông đủ lần đầu tiên, từ trái: thứ 7, thứ 9, thứ 11 và tôi thứ 10, đứa em trai út chết sớm lúc mới 7 tuổi, năm 1947. Nay anh 7 của chúng tôi đã quá vãng năm 2010 - chị thứ 9 mất 2017 - tôi cũng có về đưa tiển và tiếp tục thăm lâi chiến trường xưa - chừng nào đến phiên tôi ra đi? Cô em gái út cũng trên 80 tuổi lên đường nữa sẽ kết thúc thế hệ "gia phả" gia đình họ Trần - ấp Bà Bài. Chúng tôi lớn lên phải tản cư chạy giặc, hứng chịu muôn vàn khổ lụy trong chiến tranh huynh đệ tương tàn? Hình này tại chùa Bồng Lai - năm 2010, cạnh cây cầu bắc ngang kinh Vĩnh Tế - ấp Bà Bài mà khi xưa chưa có). Nay, ấp Bà Bài chỉ có chùa Bồng Lai xây cất đàng hoàng, không có một nhà dân, vì còn sợ nạn "cáp duồn" của người Miên muốn đòi lại đất - chỉ cất chòi ở tạm lo ruộng rẫy, đánh bắt cá, hết mùa trở về nhà ở xa cách 5 - 10 cây số.
Khi còn chiến tranh ác liệt, từ năm 1965 đến năm 1975, ấp Bà Bài là vùng "oanh kích tự do" vì Việt Cộng từ Cam Bốt thường sử dụng vùng đất này làm chỗ dừng quân hay trú quân dài hạn. Nơi này và vài tuyến đường nữa, VC từ Miên xâm nhập vào địa phận tỉnh Châu Đốc, mà điểm dừng chân lý tưởng của chúng là ấp Bà Bài, dọc bờ kinh Vĩnh Tế.
Với con kinh Vĩnh Tế sâu và rộng là vật cản hữu hiệu - chướng ngại vật thiên nhiên, chặn đường xe thiết giáp, các loại cơ giới và làm chậm lại sự di chuyển của bộ binh. Hơn nữa, từ đó rút quân sang đất Miên lại rất gần vô cùng thuận tiện, không quá 1 cây số rưởi. Khu vực rộng lớn này trên thế đất có nhiều cỏ lát cao che phủ quanh năm, Việt Cộng rút quân về đất Miên là an toàn khu của chúng. Đặc biệt về lương thực, hậu cần, vùng này có nhiều thóc gạo, chuyên canh tác lúa Thần Nông và thực phẩm: tôm cá, rắn rùa lươn, gọi là chim trời cá nước vô cùng phong phú, có đầy dãy khắp đồng ruộng. Còn về rau xanh có vô số rau nhúc, rau muống, bông điên điển, bông súng hoang dã tha hồ mà dùng. Nói về lương thực, khu vực này có kho dự trữ khổng lồ trong thiên nhiên trời đất, nuôi cả một đạo quân lớn cấp Sư Đoàn hay Quân Đòan lâu dài rất dễ dàng, không cần tiếp tế lương thực từ xa đưa tới. Về mặt chiến thuật, Việt Cộng cũng như quân cộng sản Miên - Khờ Mẻ Đỏ của Pôn Pốt, năm 1978, 1979, đã lợi dụng địa thế hiểm yếu này đặt Bộ Chỉ Huy tiền phương, đầu não của Sư Đoàn hay Quân Đoàn của Khờ Me Đỏ làm bàn đạp xua quân tấn công pháo kích vào tỉnh lỵ Châu Đốc và các vùng lân cận quan yếu.
Từ ấp Bà Bài, theo đường chim bay, tới tỉnh lỵ Châu Đốc xấp xỉ 10 cây số, đến Núi Sam chừng 4 cây số, đến thị trấn Nhà Bàn - điểm đầu mối của vùng Thất Sơn Châu Đốc, cách chừng 6 cây số và vùng biên giới có con kinh Cả Hàng, Casino Tà Mâu trên đất Miên (vùng mật khu cũ của Việt Cộng) cũng khoảng 5-6 cây số. Đây là một casino nối tiếng nhứt ở Đông Dương về sự trấn lột sạch sành sanh dân chơi cờ bạc hay cá độ đá gà gần đó đã vay nợ nóng, có thể bị hành hạ, giam cầm, kể cả mất mạng nữa...(đài Á Châu Tự Do - RFA phổ biến tin gần đây). Nếu ở đấu kinh Vĩnh Tế (xã Vĩnh Nguơn - Châu Đốc), từ ngôi đình làng đi thắng theo đường chim bay đến Tà Mâu, chừng 4-5 cây số. Nếu đi đường chử L ngược, dọc theo một nhánh dòng sông Hậu và chạy vào đường ruộng đến sòng bài Tà Mâu, chừng 10 cây số. Hiện nay, khu vực này cũng là khu chợ trời - chợ biên giới, chuyên buôn bán đồ lậu tuồn sang Việt Nam, tôi cũng đã có đến khu vực này
Tôi về thăm lại quê hương Bà Bài, năm 2010, vẫn chưa có những người từ bỏ nơi này năm xưa trở về cất lại nhà ở. Mọi người tản cư đi nơi khác an ninh hơn, như đại gia đình chúng tôi có gần cả trăm người tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc từ năm 1947. Nhiều gia đình cũng rời ấp Bà Bài đi nhiều nơi khác như cất nhà theo dọc tỉnh lộ từ Núi Sam đi vào các quận Tịnh Biên, Tri Tôn (vùng 7 núi) hay cất nhà ở gần Bến Đá Núi Sam, Nhà Bàn...
NHỚ LẠI BẠC LIÊU
Đầu năm 1963, từ Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong tỉnh lỵ Bạc Liêu, tôi nhận Sự Vụ Lệnh về phục vụ Trung Đoàn 33, đơn vị cơ hữu của Sư Đòan 21 BB (SĐ 21 có 3 Trung đoàn 31 - 32 - 33...). Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 Bộ Binh ở cạnh đầu cầu Hoàng Diệu (sau này là Quân Y Viện Long Xuyên) - đối diện chênh chếch với cửa chính trường Trung học Thọai Ngọc Hầu. Tất cả 13 sĩ quan mới ra trường Thủ Đức - Đà Lat và Nha Trang (Khóa 13 Thủ Đức - Khóa 16 Đà Lạt và Khóa 3 Đồng Đế - Nha Trang), về trình diện cũng là lúc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 BB có lệnh di chuyển về đóng bản doanh trong vòng thành, sát bên Trung Tâm Cải Huấn tỉnh Châu Đốc (cũ). Được lệnh theo đoàn xe di chuyển về Châu Đốc, chúng tôi sẽ được bổ nhiệm về 3 tiểu đoàn cơ hữu của Trung đoàn 33 (lúc này 1 trung đoàn có 3 tiểu đoàn, sau này lên 4 tiểu đoàn). Đến Châu Đốc đã là 29 Tết, các tân sĩ quan được nghỉ Tết 4 ngày, sẽ được bổ nhiệm về các đơn vị sau Tết. Mỗi người đều có số, sau nhiều năm tôi không có dịp ăn Tết với cha mẹ già và đại gia đình của tôi ở quê nhà - xứ mắm Châu Đốc. Nay được về nhà ăn Tết, còn gì hạnh phúc cho bằng, tôi còn gặp nhiều học sinh mà tôi từng dạy học ở Châu Đốc nhiều năm cho nên tôi có hàng trăm (có thể đến cả ngàn, tôi dạy môn sinh hoạt học đường cả trường tiểu học khoảng 20 lớp và có một thời gian dạy lớp Nhứt) học trò của tôi còn đang đi học tại Châu Đốc hay đã đi học xa ở Sài Gòn, Cần Thơ ... cũng về Châu Đốc ăn Têt, chúng tôi gặp lại nhau vô cùng may mắn, dịp may hiếm có.
Trong cái rủi lại có cái may nữa, khi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB ở Bạc Liêu, 3 khóa: Thủ Đúc - Đà Lạt - Nha Trang có trên dưới 40 sĩ quan mới ra trường, chờ đợi được bổ nhiệm về các đơn vị, có thêm thì giờ "bát phố" Bạc Liêu. Nghe tin đồn, có nhiều tân sĩ quan "chạy chọt" làm việc chỗ tốt khỏi phải ra đơn vị tác chiến, nghe nói danh sách sĩ quan đi các đơn vị trình lên Tư Lệnh Sư Đoàn là Đại Tá Bùi Hữu Nhơn (sau này là Thiếu Tướng và giải ngũ, nay 90 tuổi, định cư gần San Jose), hình như có vấn đề đó, Đại Tá Tư Lệnh bắt phải làm lại và thay đổi nhiều lần, nên chúng tôi phải chờ đợi ra đơn vị hơi lâu. Chúng tôi phải ngóng cổ chờ đợi, được ở nhà vãng lai của Sư Đoàn. Lúc này cận ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi cũng muốn đi về đơn vị ngay để ăn Tết ở đơn vị đầu tiên trong đời quân ngũ. Cả tuần chờ đợi cũng chưa nhúc nhích, chiều chiều chúng tôi tụm năm tụm ba ra phố chợ Bạc Liêu chơi hay ăn nhậu.Tình cờ, tôi gặp vài nữ sinh trường Phước Kiến ở Chợ Lớn, đang về quê thăm gia đình, đánh vũ cầu trên bãi cỏ, chào hỏi tôi và mời tôi đánh vũ cầu với các em cho vui. Tôi mãi mê theo trái cầu, chẳng may sụp một ổ gà, bàn chân trái bị bong gân, tôi được các bạn dìu về nhà vãng lai, tưởng đâu nhẹ. Nào ngờ, bịnh xá cho biết vụ bong gân này phải chửa trị lâu, tôi vội tìm hỏi các ông lang Đông Y chửa bằng thuốc rượu và cả ngoại khoa khác như bó ngải...
Tôi gặp một gia đình của một ông thầy bất đắc dĩ, có thứ thuốc rượu này chỉ dùng để làm phước. Mỗi ngày, từ nhà vãng lai, tôi phải đi xe lôi đến nhà ông bác này. Cả gia đình, nhứt là bà ngoại và ông bà chủ nhà, cám cảnh, tội nghiệp, bảo tôi ở lại đây, chừng nào có Sự Vụ Lệnh đi về đơn vị mới, sẽ đi. Bây giờ, để việc chửa trị cho dễ và tránh di chuyển nhiều mới mau bình phục, tôi vô cùng xúc động và cảm kích tấm lòng tốt của gia đình. Tự nhiên, ân phúc từ trên trời rơi xuống quá bất ngờ, ăn ở miễn phí lại được chửa trị chăm sóc tận tình chu đáo. Hàng ngày, trước khi đi học và đi học về, bà ngoại đưa cháu gái đang học lớp đệ tam, khoảng 16 tuổi, nhỏ hơn tôi đúng một giáp, dùng nước nóng pha muối lau sạch chỗ bong gân và sau khi bó ngải lại lau chung quanh bàn chân đang sưng húp lên, dù có đau tôi cũng nín thinh vì trông bàn tay nhỏ nhắn của cô nữ sinh 16 tuổi như bàn tay của nàng tiên "cứu độ" kẻ đang khốn khổ vì bong gân, đi đứng khó khăn phải có nạn hay phải có người dìu...Cô nữ sinh hàng ngày phải lo bưng dọn cơm cho tôi một ngày 3 bữa suốt luôn 4 ngày, bạn từ nhà vãng lai Sư Đoàn đến cho biết, tất cả phải trình diện Đại Tá Tư Lệnh - Trung Tá Tư Lệnh Phó (Trung Ta Cáo Hảo Hớn, sau này là Trung Tướng) - Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng và mỗi tân sĩ quan sẽ nhận Sự Vụ Lệnh được bổ nhiệm về đơn vị. Có nhiều người bạn có Sự Vụ Lệnh vội vả ra đi bằng xe đò vì cả 3 Trung Đoàn đang trú đóng ở Cà Mau, Chương Thiện và Long Xuyên, cách Bạc Liêu xa nhứt cũng trên dưới 100 cây số. Vì bị bong gân không đi dễ dàng, tôi phải đợi đoàn công voa của Trung Đoàn 33 - ở Long Xuyên đến nhận tiếp liệu phẩm của Sư Đoàn, tôi sẽ tháp tùng về đơn vị, được biết phải đợi thêm 3 ngày nữa, ngày 28 Tết Ta mới có đoàn xe này đến Bạc Liêu, tôi nghĩ càng tốt để chửa bong gân tiếp.
Lại có số may, có cơ hội đến nhà ân nhân cám ơn và ở tiếp 3 ngày nữa, cả nhà kể cả cô nữ sinh xinh đẹp này đều có cảm tình, quý mến tôi. Sau này về đơn vị, có dịp nhớ lại, nếu bà ngoại giới thiệu hay làm mai cô nữ sinh bé bỏng này với tôi, chỉ nuôi gạo 2 năm nữa đúng 18 tuổi thì có quyền lấy chồng sĩ quan đúng luật nhà binh, đúng với quan niệm thời chiến "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân". Bà ngoại và ba má cô gái cứ hỏi mãi tôi có bao nhiêư anh chị em, mấy tuổi, có gia đình chưa? Tôi trộm nghĩ, bà có ý muốn gã cô cháu ngoại? Nhưng, bà e ngại điều gì đó, không nói ra. Thật tình mà nói, với tuổi 28 rồi, nếu bà giới thiệu cháu ngoại quá trẻ đẹp chắc lúc đó, tôi không thể "cầm lòng đặng", khó từ chối, vả lại cũng là ân nhân và cô lại xinh đẹp bé bỏng, "búp bê" nữa. Thế mới biết, người xưa nói không sai:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
dịch nghĩa:
Có duyên ngàn dặm xa còn gặp
Không duyên đối mặt vẫn cách lòng.
(Có dịp, tôi sẽ viết lại giai thoại "văn chương" hữu duyên và vô duyên)
Sau vài năm về làm việc tại Cần Thơ, tôi có nhờ một người bạn gốc Bạc Liêu hỏi tin tức, được biết cô gái năm xưa đó, cũng có chồng sĩ quan Thiết Giáp. Sau biến cố nghiệt ngã 30.4.1975, gia đình cô cậu này nếu được sang Hoa Kỳ định cư như gia đình chúng tôi thì Trời xanh "bất phụ hảo tâm nhân" không phụ người tốt có lòng nhân từ.
VỀ CHÂU ĐỐC
Sau 4 ngày ăn Tết sum vầy với gia đình thật hạnh phúc. Đến ngày Mồng Bốn, 13 anh em chúng tôi trình diện Trung Tá (hay Thiếu Tá) Nguyễn Văn Thanh - Khóa 2 Võ Bị Đập Đá cùng khóa với Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Sau khi bắt tay chúng tôi, ông Trung Đoàn Trưởng liếc nhanh qua và hỏi tôi tại sao phải băng chân, không đi giày được mặc dù tôi cũng mặc quân phục số 2, đội cát-kết (casquette) như tất cả các bạn. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh cho Trung úy Trưởng Ban Quản Trị, bổ nhiệm mỗi tiểu đoàn 4 sĩ quan đủ 3 khóa. Còn ông Chuẩn úy này, ông Trung Đoàn Trưởng chỉ tôi, ở lại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, sẽ tính sau. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh xong, bắt tay chúng tôi một lần nữa. Thế là chấm dứt buổi trình diện mà tôi nơm nớp lo sợ, nếu đi ra Tiểu đoàn làm sao tôi đi hành quân khi chân còn bong gân, không mang được giày.
Hôm sau, 12 bạn đi ra 3 tiểu đoàn, tôi được bổ nhiệm làm Đại Đội Phó Trọng Pháo có nhiệm vụ bảo vệ an ninh Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn và yễm trợ các tiểu đoàn về hỏa lực súng cối 81ly, đại bác 57 ly không giật... nghĩa là vẫn ở Châu Đốc về nhà ăn cơm với gia đình. Được vài tháng, tôi được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban 5 - Chiến Tranh Tâm Lý (sau này gọi là Khối Chiến Tranh Chánh Trị của Trung Đoàn), thay thế Đai úy Lưu Kim Châu - Khóa I Thủ Đức đi học trường Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Một thời gian ngắn sau, tôi kiêm nhiệm Trưởng Ban An Ninh Trung Đoàn. Một chuẩn úy mới ra trường mấy tháng nhận một lúc 2 chức vụ thay thế chức vụ của ông Đại Úy, có 2 xe jeep.
Lúc bấy giờ, bị chánh phủ Mỹ cắt bớt viện trợ nhằm gây áp lực Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chánh trị. Các đơn vị Quân Đội cũng bị ảnh hưởng, xe đi làm việc chỉ được cấp một nửa xăng so sánh với trước kia. Nhưng trớ trêu, một chuẩn úy, khi ở Long Xuyên có đến 2 xe jeep, tôi chỉ sử dụng một chiếc cho nên cũng dư dả xăng tha hồ mà lái vung vít bát phố hay cuối tuần đi chơi xa Châu Đốc - Cần Thơ làm cho 3 ông Trung úy già trong Bộ Chỉ Huy ganh tỵ "thóc mét" trình với ông Trung Đoàn Trưởng, tôi đi chơi nhiều, hao xăng... Ba mặt một lời, ông Trung Đoàn Trưởng hỏi ông Trung Úy Trưởng Ban Tư, mỗi xe được dủng bao nhiêu xăng , 2 xe của ông N. xài bao nhiêu, cộng chung, tôi chưa dùng hết cấp số cung cấp xăng cho 2 xe. Nếu tính xăng dùng cho 1 chiếc như các sĩ quan khác thì vượt mức định lượng cho phép. Ông Trung Đoàn còn nói tiếp, Chuẩn úy mới ra trường còn trẻ, Châu Đốc và Long Xuyên là quê hương của ổng để ổng thăm viếng bà con bạn bè mà xăng lại chưa sử dụng hết, ba ông Trung úy cụt hứng, tiu nghỉu. Thế là chuẩn úy N thắng 3 Trung úy về vụ sử dụng xăng, các ông ấy ghét tôi lắm, nhưng làm gì được nhau.
Tôi nhớ mãi cách xử sự người lớn của một cấp chỉ huy mà tôi vô cùng kính trọng. Cũng trong chuyến về thăm quê này, trên đường về Sài Gòn, tôi có ghé lại Cần Thơ đến thăm ông Thầy cũ trong Quân Đội, lúc bấy giờ, Trung Tá Thanh đã 90 tuổi (đeo lon Trung tá 12 năm - Trung úy Lê Văn Hưng, trưởng 2 Trung Đoàn do Thiếu Tá Thanh chỉ huy- sau Chuẩn Tướng Hưng lại là sếp của TT Thánh ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 - Cần Thơ). Và 7 năm sau, Cụ Thanh mất, từ Mỹ tôi có đặt một tràng hoa phúng điếu ông Thầy an táng tại Cần Thơ. Đó là tình nghĩa huynh đệ chi binh, mãi mãi bất diệt.
* Khi Trung Đoàn 33 di chuyển quân từ Long Xuyên về Châu Đốc, đặc biệt là vùng Bảy Núi, Việt Cộng thường phục kích, bắn sẻ hay đặt mìn ven lộ, đường đi từ Nhà Bàn đến Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng và Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở trên Núi Cấm. Hơn nữa trước đó không lâu, Việt Cộng đặt mìn phá hư hại nặng nhà máy điện của Thị Xã Châu Đốc. Trung Đoàn chủ lực chính quy 33 về đây có nhiệm vụ trước mắt "dọn sạch" những đám quân du kích VC ở vùng xung quanh núi Sam, vùng sâu vùng xa của kinh xáng Vịnh Tre và kinh xáng Cây Dương, mà từ bảy núi VC thường về hoạt động kinh tài, tuyên truyền dụ dân vào bưng biền và phá rối an ninh Thị xã Châu Đốc...Nếu VC hoạt động gần Cái Dầu, ở giữa 2 con kinh này, chắc chắn bị lực lượng địa phương Bảo An - Dân Vệ (gốc Hòa Hảo - không đội trời chung với VC) sẽ hốt hết. Cái nôi của lực lượng võ trang của Hòa Hảo do Thiếu Tướng Hòa Hảo Lâm Thành Nguyên chỉ huy đặt bản doanh tại Cái Dầu và Bình Mỹ cũng gần đó, năm xưa, trước năm 1955.
* Khoảng rằm tháng giêng âm lịch, dân quê còn ăn Tết, được tin tình báo, nhiều cán bộ VC cũng về khu vực quen thuộc của chúng ăn Tết và nhận tiếp tế, một tiểu đoàn của Trung Đoàn 33 mở cuộc hành quân lục soát vùng sâu của 2 con kinh này, tóm được nhiều cán bộ kinh tài, trong trong có chị B. con gái Thầy giáo M., có 2 em trai cùng học với tôi ở trường tiểu học Châu Đốc. Khi xe đò chạy ngang khu vực này, như một cuốn phim quay chậm hình ảnh hành quân năm xưa ở kinh xáng Vịnh Tre và Cây Dương sống dậy trong tôi.
Một lần khác, đoàn xe chiếu phim của tôi và đại diện Trung Đoàn, gồm có 2 chiếc xe Jeep, một dodge 4 và một xe GMC, sau 2 đêm công tác, từ Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng trở về Châu Đốc, chạy ngang qua mõm Núi Voi, thuộc xã Thới Sơn - thị trấn Nhà Bàn, cách văn phòng Hội Đồng Xã vài trăm thước, VC giật mìn trật lất chiếc xe tôi đi không hề hấn gì, chúng còn bắn thêm hàng chục phát súng, rồi co giò chạy lên núi lớn trốn mất, Hội Đồng Xã Thới Sơn báo động, một tiểu đội Nghĩa quân chạy đến tiếp cứu, 4 chiếc xe của chúng tôi đã "bình an" chạy đến chợ Nhà Bàn, ngồi nghỉ ngơi uống nước rồi đi tiếp về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn.
Về Châu Đốc lần này, tôi cũng quyết tâm thăm lại cho bằng được nơi mình bị phục kích đầu tiên. Ở Thất Sơn có Núi Voi (nhỏ xíu, gần chợ Nhà Bàn) mà lại có Núi Tượng nữa mới vui (voi cũng gọi là tượng, chỉ thứ thú hoang dã to), là ngọn núi lớn có trong 7 núi (Thất Sơn). Núi Tượng là Thánh Địa của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, núi Tượng là núi cuối cùng của vùng Thất Sơn, gần xã Lạc Quới - trên bờ kinh Vĩnh Tế. Núi Tượng cách kinh Vĩnh Tế chừng hơn 3 cây số, cũng là nơi quân Khơ Me Đỏ đã tràn qua đây (năm 1978 hay 1979?) giết đồng bào - tín đồ đạo Hiếu Nghĩa lên đến nhiều ngàn người (từ 3-7 ngàn), hiện nay còn nhiều đầu lâu, xương, tro của những nạn nhân bị cộng sản Miên tàn sát man rợ được thờ cúng tại Thánh Địa này.
* Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1963, Trung Đoàn 33 được Sư Đoàn điều về vùng ruộng cuối Núi Tượng để giữ an ninh cho một con kinh đào từ cầu Cây Me -Tri Tôn vòng qua núi Tượng và thông với một con kinh từ kinh Vĩnh Tế (xã Lạc Quới) chạy vào, tạo nguồn nước ngọt cho canh tác và vùng rừng núi rộng lớn này có đủ nước ngọt cung cấp cho người dân tiêu dùng... Tổng Thống Ngô Đình Diệm và phái đoàn chánh phủ cùng với ngoại giao đoàn, lên đến hàng trăm người đến vùng giáp mối 2 con kinh này mà BCH Trung Đoàn 33 chịu trách nhiệm thuyết trình bằng tiếng Pháp, không có thông dịch viên. Công tác đào con kinh chiến lược này là Quốc Sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có ảnh hưởng cả vùng Thất Sơn rộng lớn. Dân công là người dân ở trong tỉnh An Giang bị bắt "làm sâu" luân phiên nhau, mất mấy năm mới hoàn thành, từ Cây Me - Tri Tôn đi đến cuối núi Tượng, hàng chục cây số. Khi Trung Đoàn 33 về đây chỉ còn khoảng dưới 2 cây số, hàng ngàn dân công luân phiên nhau làm trong nhiều tháng, đào đất bằng tay, xe cơ giới rất hiếm để kịp hoàn tất trước mùa nước lũ đến, tháng 9 - 10 âm lịch. Cả 3 tiểu đoàn cơ hữu của Trung Đoàn 33 phải mở liên miên các cuộc hành quân xung quanh vùng 7 núi nhằm giữ an ninh tuyệt đối cho dân công đào kinh. Chẳng may cũng có một trung đội của 1 Tiểu đoàn phục kích đêm sát chân núi Tượng, bị VC đột kích giết chết vài chiến sĩ hốt trọn trung đội này mà Trung Đội Trưởng, một Chuẩn Úy cùng khóa 13 với tôi.
Về lần này, tôi cũng tranh thủ, cố gắng nhờ cháu tôi chở bằng xe gắn máy Honda đi từ Nhà Bàn tới Tri Tôn, đến đầu kinh đào năm xưa - cầu Cây Me, tôi dừng lại quan sát và vô cùng bùi ngùi cảm xúc, mới đó mà gần 50 năm trôi qua như giấc mộng.
Sau Lễ cắt băng khánh thành con kinh đào lịch sử này, Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 lại quay về địa điểm bản doanh cũ ở An Giang (Châu Đốc đã sáp nhập vào An Giang khoảng năm 1957). Thời điểm trở lại An Giang là thời điểm "rèn cán chỉnh quân", ngơi nghỉ nhiều và tổ chức học tập chánh trị hàng tuần vào chiều thứ 5 mà tôi là người chịu trách nhiều điều hợp đúng với lịch học tập chánh trị của Sư Đoàn gởi xuống và đã trình qua ông Trung Đoàn Trưởng. Tôi biên soạn lại và vận động với trường trung học Thoại Ngọc Hầu đưa các các nữ sinh trong Ban Văn Nghệ của nhà trường qua giúp vui vào mỗi buổi học tập chánh trị. Lúc này, trong Quân Đội đặt trọng tâm vào học tập chánh trị vì tình hình chánh trị trong nước cũng như quốc tế giao động đối với chế độ. Lần thứ 2, Bộ Chỉ Trung Đoàn ở An Giang kéo dài được khoảng 3 tháng, Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn lại di chuyển nữa, về Thị Xã Sóc Trăng - tỉnh Ba Xuyên.
VỀ TỈNH LỴ BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
Bộ Chỉ Huy trung Đoàn 33 được đóng trong ngôi biệt thự to rộng và khang trang, có hàng rào sắt bao quanh, cách Toà Hành Chánh tỉnh chưa tới trăm mét. Một đơn vị tác chiến mà được đóng tại một khu vực hành chánh an ninh như tuyệt đối thì vui vẻ biết bao!. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ở đây cũng không lâu, vài tháng sau, khoảng tháng 9 tháng 10 năm 1963, Trung Đoàn được lệnh mở cuộc hành quân đưa 3 tiểu đoàn cơ hữu về vùng Chà Là-Giá Ngựa (cách Tỉnh lỵ Cà Mau chừng 10 cây số), trên bờ sông Bảy Háp - con sông dài đi từ Thị xã Cà Mau đến quận cuối cùng của tỉnh An Xuyên, gần Mũi Cà Mau, là Năm Căn.
Đơn vị về trú đóng trong thị xã Ba Xuyên, thời gian chủ yếu là nghỉ ngơi dưỡng quân, lại nên thơ nhứt của đời binh nghiệp vì luôn ăn ngon những đặc sản của Sóc Trăng: bún nước lèo nêm bò hóc, bánh cống, mè láu, lạp xưởng Quảng Trân, ba ba (một loại rùa), đuông... Với chức vụ Trưởng Ban An Ninh, tôi thường bắt những anh lính ba gai, đi hành quân về, nhậu bí tỉ, không biết trời đất là gì, tôi cho lệnh hốt về giam trong chuồng cọp cho muỗi đốt chơi, chừng nào hết say, tôi mới thả ra, còn lịch sự, nếu người lính có vợ con hay ở trại gia binh, tôi cho xe jeep đưa về tới nhà.
(H: Hồ Tịnh Tâm - Sóc
Trăng - năm 2017)
Công việc hàng ngày cũng không có cực nhọc, quan trọng, tôi chỉ lo giải quyết các vụ linh tinh của Trung đoàn như lính lác nhậu nhẹt bê bối hay đánh vợ con, không đem tiền lương về cho vợ, nướng sạch cho các sòng bài hay gái ghiết lăng nhăng. Tôi phải phân xử những chuyện trời ơi đất hởi đó. Một bà vợ lính gốc vùng sơn cước, răng đen, gặp tôi, bà đay nghiến ông chồng làm tôi cũng đỏ mặt vì là trai "còn gin": Thiếu úy nghĩ coi, nó mê con đ. đó có gì hơn tôi đâu. Nếu con đ. đó có 4 v. 2 n. thì tôi không tức... kỷ niệm này tôi nhớ mãi cho đến bây giờ. Khi các bà ít học ghen thì phải biết, tung chiêu độc chữi tục nghe phát mệt. Tại Ba Xuyên, không có mở hành quân nhiều, tôi luôn ở Bộ Chỉ Huy, ngoài giờ làm việc, mặc sức cho các sĩ quan trẻ như tôi lả lướt, đi du ngoạn hồ Tịnh Tâm, không còn tịnh tâm mà là động tâm vì có nhiều cô gái đẹp dập dìu vào buổi chiều hay ngày nghỉ cuối tuần và còn có "bò lạc" nữa. Còn các quán nhậu, nhứt là vùng Bãi Xàu có đặc sản đuông chà là, nhậu hết sẩy và các cô bán các quán nhậu luôn đon đả chìu mời khách, không ngại cọ quẹt, đụng chạm tóe lửa, lọt vào tầm tác xạ của những chàng lính hào hoa...
Sau này, tôi mới rõ, Trung Đoàn 33 BB được về Ba Xuyên là hoàn toàn nghỉ ngơi, có dịp xả xúp bắp để chuẩn bị cho những ngày tháng gian khổ sắp tới ở vùng muỗi như sáo thổi, đĩa lền như bánh canh - vùng đất tận cùng đất nước - Cà Mau và Mũi Cà Mau. (Còn một bài nữa).
Sacramento ngày vào Thu 2018
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)
TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA - ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA:
CHÂU ĐỐC - LONG XUYÊN - RẠCH GIÁ - CẦN THƠ
SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU - CÀ MAU
ANH PHƯƠNG Trần Văn Ngà
Tôi ao ước, khi ổn định được cuộc sống ở Mỹ, sẽ tìm cơ hội về thăm lại chiến trường xưa ở Miền Tây và sẽ tìm lại dấu vết - lối xưa của một lộ trình khổ nhục ở các trại tù cộng sản, từ Nam ra Bắc và trở về Nam để có dịp hồi tưởng cảnh cũ bi thương nghiệt ngã. Sau 3 năm đầu ở đất Bắc, tôi, 43 tuổi, đã đi "ba chưn", lê lết từng bước một và khi lao động, tôi cố gắng bỏ gậy để cho xương cốt phải hoạt động nhiều, không như một vài anh em khác khai bịnh ở nhà nằm võng và khi được thả ra, đi đứng khó khăn và vài năm sau đã ra đi. Trước khi vào tù, tôi cân được gần 65 ký lô, sau 3 năm cải tạo kết quả "tiến bộ" trông thấy còn được 43 ký (ngồi vào sọt cân rau, 2 bạn tù còn sức kéo lên cân). Có dịp trở lại những trại tù năm xưa, tôi cũng đã ao ước, nhưng có thể phải chờ đến kiếp sau, nếu được đi tự do. Những trại tù nghiệt ngã mà tôi đã trải qua: Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú - Rừng Lá Hàm Tân cũng như thành ông Năm ở Hóc Môn và Suối Máu (Trung tâm 3 giam giữ tù phiến cộng) Biên Hòa.
Dịp may đến với tôi, lần đầu tiên, tôi trở quê thăm ông anh thứ bảy - 82 tuổi đang đau nhiều, muốn gặp lại tôi, nhân cơ hội này, tôi đã thăm lại chiến trường xưa - Miền Tây mà tôi đã từng tham dự trong các cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, năm 1963 và 1964: Châu Đốc (An Giang) - Long Xuyên (An Giang) - Kiên Giang (Rạch Giá) - Phong Dinh (Cần Thơ) - Ba Xuyên (Sóc Trăng) - Bạc Liêu - An Xuyên (Cà Mau).
Với sự đề phòng bất trắc hay gặp sự rắc rối khó khăn trong chuyến trở về quê hương lần đầu, một người bạn thu xếp mua vé giúp tôi trong chuyến du lịch Việt Nam từ San Jose tháng 6 năm 2010, cách nay hơn 8 năm. Hảng du lịch ở hải ngoại thường có đầu mối làm ăn với trong nước cho nên vấn đề kiểm soát an ninh khách du lịch đối với Việt Nam cũng có phần dễ dãi.
(H: Đường giao thông hiện nay của Việt Nam - Sài Gòn như thế này đây!!!)
Sau gần 20 năm xa quê hương, khi đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cảm thấy có sự thay đổi lớn quá, khách du lịch vãng lai tấp nập. Năm xưa, chiến tranh còn ác liệt có mấy ai ở nước ngoài dám đến Việt Nam du lịch chỉ có cánh nhà báo, du học sinh, thương gia có làm ăn với Việt Nam, nhân viên của chánh phủ đi công tác, còn đại đa số gồm toàn những người mặc quân phục tới lui tấp nập.
Sài Gòn năm 2010 đã lột xác với những cao ốc to sầm, đường sá đấy bụi bặm chật ních xe cộ, đa số xe lưu thông là xe gắn máy tung khói bụi mịt mù trời đất, ai cũng có khẩu trang che mũi miệng, chen chúc xê dịch từng thước đất vào giờ cao điểm giao thông. Đến năm 2017 có thêm xe hơi chen lấn với xe gắn máy... Việt Nam đã thay đổi lớn, quan trọng nhứt, người giàu, đại gia tăng vọt và tầng lớp bình dân, nhà nghèo, giới nông dân bám đất ruộng lại nghèo hơn xưa cũng gia tăng còn khủng khiếp hơn.
Theo chương trình, sau một vòng đi tua Phan Rang - Phan Thiết - Tháp Chàm - Cam Ranh - Nha Trang - Đà Lạt và trở lại Sài Gòn ngơi nghỉ để chuẩn bị trở về lại Hoa Kỳ.
ẤP BÀ BÀI - XÃ VĨNH NGUƠN (CHÂU ĐỐC) KHÓ QUÊN
Nhân cơ hội ở Sài Gòn hơn một tuần, tôi đi về thăm lại quê hương cũng là nơi chôn nhau cắt rún của tôi - ấp Bà Bài thuộc xã Vĩnh Nguơn, tỉnh Châu Đốc. (H: Bốn anh chị em chúng tôi sum họp đông đủ lần đầu tiên, từ trái: thứ 7, thứ 9, thứ 11 và tôi thứ 10, đứa em trai út chết sớm lúc mới 7 tuổi, năm 1947. Nay anh 7 của chúng tôi đã quá vãng năm 2010 - chị thứ 9 mất 2017 - tôi cũng có về đưa tiển và tiếp tục thăm lâi chiến trường xưa - chừng nào đến phiên tôi ra đi? Cô em gái út cũng trên 80 tuổi lên đường nữa sẽ kết thúc thế hệ "gia phả" gia đình họ Trần - ấp Bà Bài. Chúng tôi lớn lên phải tản cư chạy giặc, hứng chịu muôn vàn khổ lụy trong chiến tranh huynh đệ tương tàn? Hình này tại chùa Bồng Lai - năm 2010, cạnh cây cầu bắc ngang kinh Vĩnh Tế - ấp Bà Bài mà khi xưa chưa có). Nay, ấp Bà Bài chỉ có chùa Bồng Lai xây cất đàng hoàng, không có một nhà dân, vì còn sợ nạn "cáp duồn" của người Miên muốn đòi lại đất - chỉ cất chòi ở tạm lo ruộng rẫy, đánh bắt cá, hết mùa trở về nhà ở xa cách 5 - 10 cây số.
Khi còn chiến tranh ác liệt, từ năm 1965 đến năm 1975, ấp Bà Bài là vùng "oanh kích tự do" vì Việt Cộng từ Cam Bốt thường sử dụng vùng đất này làm chỗ dừng quân hay trú quân dài hạn. Nơi này và vài tuyến đường nữa, VC từ Miên xâm nhập vào địa phận tỉnh Châu Đốc, mà điểm dừng chân lý tưởng của chúng là ấp Bà Bài, dọc bờ kinh Vĩnh Tế.
Với con kinh Vĩnh Tế sâu và rộng là vật cản hữu hiệu - chướng ngại vật thiên nhiên, chặn đường xe thiết giáp, các loại cơ giới và làm chậm lại sự di chuyển của bộ binh. Hơn nữa, từ đó rút quân sang đất Miên lại rất gần vô cùng thuận tiện, không quá 1 cây số rưởi. Khu vực rộng lớn này trên thế đất có nhiều cỏ lát cao che phủ quanh năm, Việt Cộng rút quân về đất Miên là an toàn khu của chúng. Đặc biệt về lương thực, hậu cần, vùng này có nhiều thóc gạo, chuyên canh tác lúa Thần Nông và thực phẩm: tôm cá, rắn rùa lươn, gọi là chim trời cá nước vô cùng phong phú, có đầy dãy khắp đồng ruộng. Còn về rau xanh có vô số rau nhúc, rau muống, bông điên điển, bông súng hoang dã tha hồ mà dùng. Nói về lương thực, khu vực này có kho dự trữ khổng lồ trong thiên nhiên trời đất, nuôi cả một đạo quân lớn cấp Sư Đoàn hay Quân Đòan lâu dài rất dễ dàng, không cần tiếp tế lương thực từ xa đưa tới. Về mặt chiến thuật, Việt Cộng cũng như quân cộng sản Miên - Khờ Mẻ Đỏ của Pôn Pốt, năm 1978, 1979, đã lợi dụng địa thế hiểm yếu này đặt Bộ Chỉ Huy tiền phương, đầu não của Sư Đoàn hay Quân Đoàn của Khờ Me Đỏ làm bàn đạp xua quân tấn công pháo kích vào tỉnh lỵ Châu Đốc và các vùng lân cận quan yếu.
Từ ấp Bà Bài, theo đường chim bay, tới tỉnh lỵ Châu Đốc xấp xỉ 10 cây số, đến Núi Sam chừng 4 cây số, đến thị trấn Nhà Bàn - điểm đầu mối của vùng Thất Sơn Châu Đốc, cách chừng 6 cây số và vùng biên giới có con kinh Cả Hàng, Casino Tà Mâu trên đất Miên (vùng mật khu cũ của Việt Cộng) cũng khoảng 5-6 cây số. Đây là một casino nối tiếng nhứt ở Đông Dương về sự trấn lột sạch sành sanh dân chơi cờ bạc hay cá độ đá gà gần đó đã vay nợ nóng, có thể bị hành hạ, giam cầm, kể cả mất mạng nữa...(đài Á Châu Tự Do - RFA phổ biến tin gần đây). Nếu ở đấu kinh Vĩnh Tế (xã Vĩnh Nguơn - Châu Đốc), từ ngôi đình làng đi thắng theo đường chim bay đến Tà Mâu, chừng 4-5 cây số. Nếu đi đường chử L ngược, dọc theo một nhánh dòng sông Hậu và chạy vào đường ruộng đến sòng bài Tà Mâu, chừng 10 cây số. Hiện nay, khu vực này cũng là khu chợ trời - chợ biên giới, chuyên buôn bán đồ lậu tuồn sang Việt Nam, tôi cũng đã có đến khu vực này
Tôi về thăm lại quê hương Bà Bài, năm 2010, vẫn chưa có những người từ bỏ nơi này năm xưa trở về cất lại nhà ở. Mọi người tản cư đi nơi khác an ninh hơn, như đại gia đình chúng tôi có gần cả trăm người tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc từ năm 1947. Nhiều gia đình cũng rời ấp Bà Bài đi nhiều nơi khác như cất nhà theo dọc tỉnh lộ từ Núi Sam đi vào các quận Tịnh Biên, Tri Tôn (vùng 7 núi) hay cất nhà ở gần Bến Đá Núi Sam, Nhà Bàn...
NHỚ LẠI BẠC LIÊU
Đầu năm 1963, từ Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong tỉnh lỵ Bạc Liêu, tôi nhận Sự Vụ Lệnh về phục vụ Trung Đoàn 33, đơn vị cơ hữu của Sư Đòan 21 BB (SĐ 21 có 3 Trung đoàn 31 - 32 - 33...). Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 Bộ Binh ở cạnh đầu cầu Hoàng Diệu (sau này là Quân Y Viện Long Xuyên) - đối diện chênh chếch với cửa chính trường Trung học Thọai Ngọc Hầu. Tất cả 13 sĩ quan mới ra trường Thủ Đức - Đà Lat và Nha Trang (Khóa 13 Thủ Đức - Khóa 16 Đà Lạt và Khóa 3 Đồng Đế - Nha Trang), về trình diện cũng là lúc Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 BB có lệnh di chuyển về đóng bản doanh trong vòng thành, sát bên Trung Tâm Cải Huấn tỉnh Châu Đốc (cũ). Được lệnh theo đoàn xe di chuyển về Châu Đốc, chúng tôi sẽ được bổ nhiệm về 3 tiểu đoàn cơ hữu của Trung đoàn 33 (lúc này 1 trung đoàn có 3 tiểu đoàn, sau này lên 4 tiểu đoàn). Đến Châu Đốc đã là 29 Tết, các tân sĩ quan được nghỉ Tết 4 ngày, sẽ được bổ nhiệm về các đơn vị sau Tết. Mỗi người đều có số, sau nhiều năm tôi không có dịp ăn Tết với cha mẹ già và đại gia đình của tôi ở quê nhà - xứ mắm Châu Đốc. Nay được về nhà ăn Tết, còn gì hạnh phúc cho bằng, tôi còn gặp nhiều học sinh mà tôi từng dạy học ở Châu Đốc nhiều năm cho nên tôi có hàng trăm (có thể đến cả ngàn, tôi dạy môn sinh hoạt học đường cả trường tiểu học khoảng 20 lớp và có một thời gian dạy lớp Nhứt) học trò của tôi còn đang đi học tại Châu Đốc hay đã đi học xa ở Sài Gòn, Cần Thơ ... cũng về Châu Đốc ăn Têt, chúng tôi gặp lại nhau vô cùng may mắn, dịp may hiếm có.
Trong cái rủi lại có cái may nữa, khi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB ở Bạc Liêu, 3 khóa: Thủ Đúc - Đà Lạt - Nha Trang có trên dưới 40 sĩ quan mới ra trường, chờ đợi được bổ nhiệm về các đơn vị, có thêm thì giờ "bát phố" Bạc Liêu. Nghe tin đồn, có nhiều tân sĩ quan "chạy chọt" làm việc chỗ tốt khỏi phải ra đơn vị tác chiến, nghe nói danh sách sĩ quan đi các đơn vị trình lên Tư Lệnh Sư Đoàn là Đại Tá Bùi Hữu Nhơn (sau này là Thiếu Tướng và giải ngũ, nay 90 tuổi, định cư gần San Jose), hình như có vấn đề đó, Đại Tá Tư Lệnh bắt phải làm lại và thay đổi nhiều lần, nên chúng tôi phải chờ đợi ra đơn vị hơi lâu. Chúng tôi phải ngóng cổ chờ đợi, được ở nhà vãng lai của Sư Đoàn. Lúc này cận ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi cũng muốn đi về đơn vị ngay để ăn Tết ở đơn vị đầu tiên trong đời quân ngũ. Cả tuần chờ đợi cũng chưa nhúc nhích, chiều chiều chúng tôi tụm năm tụm ba ra phố chợ Bạc Liêu chơi hay ăn nhậu.Tình cờ, tôi gặp vài nữ sinh trường Phước Kiến ở Chợ Lớn, đang về quê thăm gia đình, đánh vũ cầu trên bãi cỏ, chào hỏi tôi và mời tôi đánh vũ cầu với các em cho vui. Tôi mãi mê theo trái cầu, chẳng may sụp một ổ gà, bàn chân trái bị bong gân, tôi được các bạn dìu về nhà vãng lai, tưởng đâu nhẹ. Nào ngờ, bịnh xá cho biết vụ bong gân này phải chửa trị lâu, tôi vội tìm hỏi các ông lang Đông Y chửa bằng thuốc rượu và cả ngoại khoa khác như bó ngải...
Tôi gặp một gia đình của một ông thầy bất đắc dĩ, có thứ thuốc rượu này chỉ dùng để làm phước. Mỗi ngày, từ nhà vãng lai, tôi phải đi xe lôi đến nhà ông bác này. Cả gia đình, nhứt là bà ngoại và ông bà chủ nhà, cám cảnh, tội nghiệp, bảo tôi ở lại đây, chừng nào có Sự Vụ Lệnh đi về đơn vị mới, sẽ đi. Bây giờ, để việc chửa trị cho dễ và tránh di chuyển nhiều mới mau bình phục, tôi vô cùng xúc động và cảm kích tấm lòng tốt của gia đình. Tự nhiên, ân phúc từ trên trời rơi xuống quá bất ngờ, ăn ở miễn phí lại được chửa trị chăm sóc tận tình chu đáo. Hàng ngày, trước khi đi học và đi học về, bà ngoại đưa cháu gái đang học lớp đệ tam, khoảng 16 tuổi, nhỏ hơn tôi đúng một giáp, dùng nước nóng pha muối lau sạch chỗ bong gân và sau khi bó ngải lại lau chung quanh bàn chân đang sưng húp lên, dù có đau tôi cũng nín thinh vì trông bàn tay nhỏ nhắn của cô nữ sinh 16 tuổi như bàn tay của nàng tiên "cứu độ" kẻ đang khốn khổ vì bong gân, đi đứng khó khăn phải có nạn hay phải có người dìu...Cô nữ sinh hàng ngày phải lo bưng dọn cơm cho tôi một ngày 3 bữa suốt luôn 4 ngày, bạn từ nhà vãng lai Sư Đoàn đến cho biết, tất cả phải trình diện Đại Tá Tư Lệnh - Trung Tá Tư Lệnh Phó (Trung Ta Cáo Hảo Hớn, sau này là Trung Tướng) - Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng và mỗi tân sĩ quan sẽ nhận Sự Vụ Lệnh được bổ nhiệm về đơn vị. Có nhiều người bạn có Sự Vụ Lệnh vội vả ra đi bằng xe đò vì cả 3 Trung Đoàn đang trú đóng ở Cà Mau, Chương Thiện và Long Xuyên, cách Bạc Liêu xa nhứt cũng trên dưới 100 cây số. Vì bị bong gân không đi dễ dàng, tôi phải đợi đoàn công voa của Trung Đoàn 33 - ở Long Xuyên đến nhận tiếp liệu phẩm của Sư Đoàn, tôi sẽ tháp tùng về đơn vị, được biết phải đợi thêm 3 ngày nữa, ngày 28 Tết Ta mới có đoàn xe này đến Bạc Liêu, tôi nghĩ càng tốt để chửa bong gân tiếp.
Lại có số may, có cơ hội đến nhà ân nhân cám ơn và ở tiếp 3 ngày nữa, cả nhà kể cả cô nữ sinh xinh đẹp này đều có cảm tình, quý mến tôi. Sau này về đơn vị, có dịp nhớ lại, nếu bà ngoại giới thiệu hay làm mai cô nữ sinh bé bỏng này với tôi, chỉ nuôi gạo 2 năm nữa đúng 18 tuổi thì có quyền lấy chồng sĩ quan đúng luật nhà binh, đúng với quan niệm thời chiến "gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân". Bà ngoại và ba má cô gái cứ hỏi mãi tôi có bao nhiêư anh chị em, mấy tuổi, có gia đình chưa? Tôi trộm nghĩ, bà có ý muốn gã cô cháu ngoại? Nhưng, bà e ngại điều gì đó, không nói ra. Thật tình mà nói, với tuổi 28 rồi, nếu bà giới thiệu cháu ngoại quá trẻ đẹp chắc lúc đó, tôi không thể "cầm lòng đặng", khó từ chối, vả lại cũng là ân nhân và cô lại xinh đẹp bé bỏng, "búp bê" nữa. Thế mới biết, người xưa nói không sai:
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
dịch nghĩa:
Có duyên ngàn dặm xa còn gặp
Không duyên đối mặt vẫn cách lòng.
(Có dịp, tôi sẽ viết lại giai thoại "văn chương" hữu duyên và vô duyên)
Sau vài năm về làm việc tại Cần Thơ, tôi có nhờ một người bạn gốc Bạc Liêu hỏi tin tức, được biết cô gái năm xưa đó, cũng có chồng sĩ quan Thiết Giáp. Sau biến cố nghiệt ngã 30.4.1975, gia đình cô cậu này nếu được sang Hoa Kỳ định cư như gia đình chúng tôi thì Trời xanh "bất phụ hảo tâm nhân" không phụ người tốt có lòng nhân từ.
VỀ CHÂU ĐỐC
Sau 4 ngày ăn Tết sum vầy với gia đình thật hạnh phúc. Đến ngày Mồng Bốn, 13 anh em chúng tôi trình diện Trung Tá (hay Thiếu Tá) Nguyễn Văn Thanh - Khóa 2 Võ Bị Đập Đá cùng khóa với Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh. Sau khi bắt tay chúng tôi, ông Trung Đoàn Trưởng liếc nhanh qua và hỏi tôi tại sao phải băng chân, không đi giày được mặc dù tôi cũng mặc quân phục số 2, đội cát-kết (casquette) như tất cả các bạn. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh cho Trung úy Trưởng Ban Quản Trị, bổ nhiệm mỗi tiểu đoàn 4 sĩ quan đủ 3 khóa. Còn ông Chuẩn úy này, ông Trung Đoàn Trưởng chỉ tôi, ở lại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, sẽ tính sau. Ông Trung Đoàn Trưởng ra lệnh xong, bắt tay chúng tôi một lần nữa. Thế là chấm dứt buổi trình diện mà tôi nơm nớp lo sợ, nếu đi ra Tiểu đoàn làm sao tôi đi hành quân khi chân còn bong gân, không mang được giày.
Hôm sau, 12 bạn đi ra 3 tiểu đoàn, tôi được bổ nhiệm làm Đại Đội Phó Trọng Pháo có nhiệm vụ bảo vệ an ninh Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn và yễm trợ các tiểu đoàn về hỏa lực súng cối 81ly, đại bác 57 ly không giật... nghĩa là vẫn ở Châu Đốc về nhà ăn cơm với gia đình. Được vài tháng, tôi được bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban 5 - Chiến Tranh Tâm Lý (sau này gọi là Khối Chiến Tranh Chánh Trị của Trung Đoàn), thay thế Đai úy Lưu Kim Châu - Khóa I Thủ Đức đi học trường Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Một thời gian ngắn sau, tôi kiêm nhiệm Trưởng Ban An Ninh Trung Đoàn. Một chuẩn úy mới ra trường mấy tháng nhận một lúc 2 chức vụ thay thế chức vụ của ông Đại Úy, có 2 xe jeep.
Lúc bấy giờ, bị chánh phủ Mỹ cắt bớt viện trợ nhằm gây áp lực Tổng Thống Ngô Đình Diệm về chánh trị. Các đơn vị Quân Đội cũng bị ảnh hưởng, xe đi làm việc chỉ được cấp một nửa xăng so sánh với trước kia. Nhưng trớ trêu, một chuẩn úy, khi ở Long Xuyên có đến 2 xe jeep, tôi chỉ sử dụng một chiếc cho nên cũng dư dả xăng tha hồ mà lái vung vít bát phố hay cuối tuần đi chơi xa Châu Đốc - Cần Thơ làm cho 3 ông Trung úy già trong Bộ Chỉ Huy ganh tỵ "thóc mét" trình với ông Trung Đoàn Trưởng, tôi đi chơi nhiều, hao xăng... Ba mặt một lời, ông Trung Đoàn Trưởng hỏi ông Trung Úy Trưởng Ban Tư, mỗi xe được dủng bao nhiêu xăng , 2 xe của ông N. xài bao nhiêu, cộng chung, tôi chưa dùng hết cấp số cung cấp xăng cho 2 xe. Nếu tính xăng dùng cho 1 chiếc như các sĩ quan khác thì vượt mức định lượng cho phép. Ông Trung Đoàn còn nói tiếp, Chuẩn úy mới ra trường còn trẻ, Châu Đốc và Long Xuyên là quê hương của ổng để ổng thăm viếng bà con bạn bè mà xăng lại chưa sử dụng hết, ba ông Trung úy cụt hứng, tiu nghỉu. Thế là chuẩn úy N thắng 3 Trung úy về vụ sử dụng xăng, các ông ấy ghét tôi lắm, nhưng làm gì được nhau.
Tôi nhớ mãi cách xử sự người lớn của một cấp chỉ huy mà tôi vô cùng kính trọng. Cũng trong chuyến về thăm quê này, trên đường về Sài Gòn, tôi có ghé lại Cần Thơ đến thăm ông Thầy cũ trong Quân Đội, lúc bấy giờ, Trung Tá Thanh đã 90 tuổi (đeo lon Trung tá 12 năm - Trung úy Lê Văn Hưng, trưởng 2 Trung Đoàn do Thiếu Tá Thanh chỉ huy- sau Chuẩn Tướng Hưng lại là sếp của TT Thánh ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 - Cần Thơ). Và 7 năm sau, Cụ Thanh mất, từ Mỹ tôi có đặt một tràng hoa phúng điếu ông Thầy an táng tại Cần Thơ. Đó là tình nghĩa huynh đệ chi binh, mãi mãi bất diệt.
* Khi Trung Đoàn 33 di chuyển quân từ Long Xuyên về Châu Đốc, đặc biệt là vùng Bảy Núi, Việt Cộng thường phục kích, bắn sẻ hay đặt mìn ven lộ, đường đi từ Nhà Bàn đến Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng và Trại Lực Lượng Đặc Biệt ở trên Núi Cấm. Hơn nữa trước đó không lâu, Việt Cộng đặt mìn phá hư hại nặng nhà máy điện của Thị Xã Châu Đốc. Trung Đoàn chủ lực chính quy 33 về đây có nhiệm vụ trước mắt "dọn sạch" những đám quân du kích VC ở vùng xung quanh núi Sam, vùng sâu vùng xa của kinh xáng Vịnh Tre và kinh xáng Cây Dương, mà từ bảy núi VC thường về hoạt động kinh tài, tuyên truyền dụ dân vào bưng biền và phá rối an ninh Thị xã Châu Đốc...Nếu VC hoạt động gần Cái Dầu, ở giữa 2 con kinh này, chắc chắn bị lực lượng địa phương Bảo An - Dân Vệ (gốc Hòa Hảo - không đội trời chung với VC) sẽ hốt hết. Cái nôi của lực lượng võ trang của Hòa Hảo do Thiếu Tướng Hòa Hảo Lâm Thành Nguyên chỉ huy đặt bản doanh tại Cái Dầu và Bình Mỹ cũng gần đó, năm xưa, trước năm 1955.
* Khoảng rằm tháng giêng âm lịch, dân quê còn ăn Tết, được tin tình báo, nhiều cán bộ VC cũng về khu vực quen thuộc của chúng ăn Tết và nhận tiếp tế, một tiểu đoàn của Trung Đoàn 33 mở cuộc hành quân lục soát vùng sâu của 2 con kinh này, tóm được nhiều cán bộ kinh tài, trong trong có chị B. con gái Thầy giáo M., có 2 em trai cùng học với tôi ở trường tiểu học Châu Đốc. Khi xe đò chạy ngang khu vực này, như một cuốn phim quay chậm hình ảnh hành quân năm xưa ở kinh xáng Vịnh Tre và Cây Dương sống dậy trong tôi.
Một lần khác, đoàn xe chiếu phim của tôi và đại diện Trung Đoàn, gồm có 2 chiếc xe Jeep, một dodge 4 và một xe GMC, sau 2 đêm công tác, từ Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng trở về Châu Đốc, chạy ngang qua mõm Núi Voi, thuộc xã Thới Sơn - thị trấn Nhà Bàn, cách văn phòng Hội Đồng Xã vài trăm thước, VC giật mìn trật lất chiếc xe tôi đi không hề hấn gì, chúng còn bắn thêm hàng chục phát súng, rồi co giò chạy lên núi lớn trốn mất, Hội Đồng Xã Thới Sơn báo động, một tiểu đội Nghĩa quân chạy đến tiếp cứu, 4 chiếc xe của chúng tôi đã "bình an" chạy đến chợ Nhà Bàn, ngồi nghỉ ngơi uống nước rồi đi tiếp về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn.
Về Châu Đốc lần này, tôi cũng quyết tâm thăm lại cho bằng được nơi mình bị phục kích đầu tiên. Ở Thất Sơn có Núi Voi (nhỏ xíu, gần chợ Nhà Bàn) mà lại có Núi Tượng nữa mới vui (voi cũng gọi là tượng, chỉ thứ thú hoang dã to), là ngọn núi lớn có trong 7 núi (Thất Sơn). Núi Tượng là Thánh Địa của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, núi Tượng là núi cuối cùng của vùng Thất Sơn, gần xã Lạc Quới - trên bờ kinh Vĩnh Tế. Núi Tượng cách kinh Vĩnh Tế chừng hơn 3 cây số, cũng là nơi quân Khơ Me Đỏ đã tràn qua đây (năm 1978 hay 1979?) giết đồng bào - tín đồ đạo Hiếu Nghĩa lên đến nhiều ngàn người (từ 3-7 ngàn), hiện nay còn nhiều đầu lâu, xương, tro của những nạn nhân bị cộng sản Miên tàn sát man rợ được thờ cúng tại Thánh Địa này.
* Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1963, Trung Đoàn 33 được Sư Đoàn điều về vùng ruộng cuối Núi Tượng để giữ an ninh cho một con kinh đào từ cầu Cây Me -Tri Tôn vòng qua núi Tượng và thông với một con kinh từ kinh Vĩnh Tế (xã Lạc Quới) chạy vào, tạo nguồn nước ngọt cho canh tác và vùng rừng núi rộng lớn này có đủ nước ngọt cung cấp cho người dân tiêu dùng... Tổng Thống Ngô Đình Diệm và phái đoàn chánh phủ cùng với ngoại giao đoàn, lên đến hàng trăm người đến vùng giáp mối 2 con kinh này mà BCH Trung Đoàn 33 chịu trách nhiệm thuyết trình bằng tiếng Pháp, không có thông dịch viên. Công tác đào con kinh chiến lược này là Quốc Sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có ảnh hưởng cả vùng Thất Sơn rộng lớn. Dân công là người dân ở trong tỉnh An Giang bị bắt "làm sâu" luân phiên nhau, mất mấy năm mới hoàn thành, từ Cây Me - Tri Tôn đi đến cuối núi Tượng, hàng chục cây số. Khi Trung Đoàn 33 về đây chỉ còn khoảng dưới 2 cây số, hàng ngàn dân công luân phiên nhau làm trong nhiều tháng, đào đất bằng tay, xe cơ giới rất hiếm để kịp hoàn tất trước mùa nước lũ đến, tháng 9 - 10 âm lịch. Cả 3 tiểu đoàn cơ hữu của Trung Đoàn 33 phải mở liên miên các cuộc hành quân xung quanh vùng 7 núi nhằm giữ an ninh tuyệt đối cho dân công đào kinh. Chẳng may cũng có một trung đội của 1 Tiểu đoàn phục kích đêm sát chân núi Tượng, bị VC đột kích giết chết vài chiến sĩ hốt trọn trung đội này mà Trung Đội Trưởng, một Chuẩn Úy cùng khóa 13 với tôi.
Về lần này, tôi cũng tranh thủ, cố gắng nhờ cháu tôi chở bằng xe gắn máy Honda đi từ Nhà Bàn tới Tri Tôn, đến đầu kinh đào năm xưa - cầu Cây Me, tôi dừng lại quan sát và vô cùng bùi ngùi cảm xúc, mới đó mà gần 50 năm trôi qua như giấc mộng.
Sau Lễ cắt băng khánh thành con kinh đào lịch sử này, Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 lại quay về địa điểm bản doanh cũ ở An Giang (Châu Đốc đã sáp nhập vào An Giang khoảng năm 1957). Thời điểm trở lại An Giang là thời điểm "rèn cán chỉnh quân", ngơi nghỉ nhiều và tổ chức học tập chánh trị hàng tuần vào chiều thứ 5 mà tôi là người chịu trách nhiều điều hợp đúng với lịch học tập chánh trị của Sư Đoàn gởi xuống và đã trình qua ông Trung Đoàn Trưởng. Tôi biên soạn lại và vận động với trường trung học Thoại Ngọc Hầu đưa các các nữ sinh trong Ban Văn Nghệ của nhà trường qua giúp vui vào mỗi buổi học tập chánh trị. Lúc này, trong Quân Đội đặt trọng tâm vào học tập chánh trị vì tình hình chánh trị trong nước cũng như quốc tế giao động đối với chế độ. Lần thứ 2, Bộ Chỉ Trung Đoàn ở An Giang kéo dài được khoảng 3 tháng, Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn lại di chuyển nữa, về Thị Xã Sóc Trăng - tỉnh Ba Xuyên.
VỀ TỈNH LỴ BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
Bộ Chỉ Huy trung Đoàn 33 được đóng trong ngôi biệt thự to rộng và khang trang, có hàng rào sắt bao quanh, cách Toà Hành Chánh tỉnh chưa tới trăm mét. Một đơn vị tác chiến mà được đóng tại một khu vực hành chánh an ninh như tuyệt đối thì vui vẻ biết bao!. Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ở đây cũng không lâu, vài tháng sau, khoảng tháng 9 tháng 10 năm 1963, Trung Đoàn được lệnh mở cuộc hành quân đưa 3 tiểu đoàn cơ hữu về vùng Chà Là-Giá Ngựa (cách Tỉnh lỵ Cà Mau chừng 10 cây số), trên bờ sông Bảy Háp - con sông dài đi từ Thị xã Cà Mau đến quận cuối cùng của tỉnh An Xuyên, gần Mũi Cà Mau, là Năm Căn.
Đơn vị về trú đóng trong thị xã Ba Xuyên, thời gian chủ yếu là nghỉ ngơi dưỡng quân, lại nên thơ nhứt của đời binh nghiệp vì luôn ăn ngon những đặc sản của Sóc Trăng: bún nước lèo nêm bò hóc, bánh cống, mè láu, lạp xưởng Quảng Trân, ba ba (một loại rùa), đuông... Với chức vụ Trưởng Ban An Ninh, tôi thường bắt những anh lính ba gai, đi hành quân về, nhậu bí tỉ, không biết trời đất là gì, tôi cho lệnh hốt về giam trong chuồng cọp cho muỗi đốt chơi, chừng nào hết say, tôi mới thả ra, còn lịch sự, nếu người lính có vợ con hay ở trại gia binh, tôi cho xe jeep đưa về tới nhà.
(H: Hồ Tịnh Tâm - Sóc
Trăng - năm 2017)
Công việc hàng ngày cũng không có cực nhọc, quan trọng, tôi chỉ lo giải quyết các vụ linh tinh của Trung đoàn như lính lác nhậu nhẹt bê bối hay đánh vợ con, không đem tiền lương về cho vợ, nướng sạch cho các sòng bài hay gái ghiết lăng nhăng. Tôi phải phân xử những chuyện trời ơi đất hởi đó. Một bà vợ lính gốc vùng sơn cước, răng đen, gặp tôi, bà đay nghiến ông chồng làm tôi cũng đỏ mặt vì là trai "còn gin": Thiếu úy nghĩ coi, nó mê con đ. đó có gì hơn tôi đâu. Nếu con đ. đó có 4 v. 2 n. thì tôi không tức... kỷ niệm này tôi nhớ mãi cho đến bây giờ. Khi các bà ít học ghen thì phải biết, tung chiêu độc chữi tục nghe phát mệt. Tại Ba Xuyên, không có mở hành quân nhiều, tôi luôn ở Bộ Chỉ Huy, ngoài giờ làm việc, mặc sức cho các sĩ quan trẻ như tôi lả lướt, đi du ngoạn hồ Tịnh Tâm, không còn tịnh tâm mà là động tâm vì có nhiều cô gái đẹp dập dìu vào buổi chiều hay ngày nghỉ cuối tuần và còn có "bò lạc" nữa. Còn các quán nhậu, nhứt là vùng Bãi Xàu có đặc sản đuông chà là, nhậu hết sẩy và các cô bán các quán nhậu luôn đon đả chìu mời khách, không ngại cọ quẹt, đụng chạm tóe lửa, lọt vào tầm tác xạ của những chàng lính hào hoa...
Sau này, tôi mới rõ, Trung Đoàn 33 BB được về Ba Xuyên là hoàn toàn nghỉ ngơi, có dịp xả xúp bắp để chuẩn bị cho những ngày tháng gian khổ sắp tới ở vùng muỗi như sáo thổi, đĩa lền như bánh canh - vùng đất tận cùng đất nước - Cà Mau và Mũi Cà Mau. (Còn một bài nữa).
Sacramento ngày vào Thu 2018
Anh Phương Trần Văn Ngà (HNPD)