Truyện Ngắn & Phóng Sự
TRỞ LẠI ĐỒN ÔNG *
Tiểu Đĩnh
(GUỐC AI BỎ LẠI TRÊN XUỒNG)
Nhân diện bất kiến nhi tương tư ngọc trợ hữu thời mộng lý cư
Tử Hà
Hạ sĩ Cáp đứng trước tượng ông Quan Công trên bệ cao trong đồn mà buông lời khiếm nhã rồi sau đó anh ta bị một viên đạn lạc xé miệng anh rách một đường dài. Việc này có thể được anh em Tây học cho là sự ngẫu nhiên. Tôi thì nghĩ ngược lại. Lý do là từ bé tôi thường nghe câu, “Bệnh nhập ư khẩu, hoạn xuất ư khẩu,” nghĩa là bệnh vào thân mình qua cửa miệng và tai họa cũng do cửa miệng mình mà ra.
Nhà Phật thì có nói đến cái vạ miệng — sính Nho thì nói đó là khẩu nghiệp. Nhà Chúa cũng khuyên con người nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tránh cái hại cho mình về sau. Nhà Nho thì, “Nhất ngôn thiết quá tứ mã nan truy”, nghĩa là một lời nói ra thì cỗ xe bốn ngựa kéo cũng khó đuổi kịp. Mà anh Cáp vì không biết hay đã quên mất những lời dạy của thánh hiền và của Chúa, của Phật mà vừa rồi được trên cho một bài học chăng? Và càng gần thời đại chúng ta hiện nay, những sự huyền bí liên hệ đến thần thánh cũng được ghi nhận và loan truyền trong đại chúng.
Theo Steve McEveety, nhà sản xuất phim, trong khi quay phim “Sự Thương Khó Của Chúa Giêsu,”(6) thì chuyện lạ xảy ra: Tài tử đóng vai Chúa Giêsu, James Caviezel, đang lúc đóng phim thì bị sét đánh. Viên phụ tá giám đốc phim trường cũng bị sét đánh hai lần (7). Lúc đó, tuy chưa biết tin trên nhưng tôi tin giữa người sống và người khuất mặt đang ở thế giới bên kia, luôn có một liên hệ hữu cơ. Và tôi muốn trở lại nhìn lại bức tượng của ông Quan Công một lần nữa.
Sáng sớm hôm sau, tàu tôi vào bãi ủi nhận người đi chợ đêm qua thì gặp ông quận cùng toàn thể vợ con lính Đồn Ông đã chờ sẵn. Tôi không cho tàu ủi vào chỗ cũ hôm qua mà lựa một bãi ủi khác cách đó khoảng 100 thước.
Ông quận có lẽ vì tự ái cá nhân, không để tôi một mình gánh việc cho ông, nên xin tháp tùng chuyền đi. Ngoài kẽm gai cọc sắt ông mang theo, còn có sáu thùng mỗi cái to như cái trống chầu, mỗi cái cao gần một thước, trong chứa hàng quân tiếp vụ và tiếp liệu linh tinh khác cho đồn. Rồi thực phẩm hàng hóa mấy bà mua về gộp chung để trên bờ cao như đống lúa gần chục giạ.
Lo an ninh cho đoàn, ông quận xin tôi cho ông mang theo 2 tiểu đội địa phương quân, nói theo danh từ Bộ Binh là một trung đội trừ bị; mỗi tiểu đội xuống một giang đĩnh chuyển vận. Người quá giang và hàng hóa xuống hầm tàu của hai chiếc “Đầu Lân.”. Cặp trinh sát không chở người vì cần phải vận chuyển nhanh trường hợp đụng trận.
Ông quận trưởng xuống tàu với nhân viên mang máy truyền tin, theo sau có một anh tà-lọt mang một thùng giấy đầy nhóc thức ăn, có thịt heo quay, gà quay ê hề với cả rượu Hennessy, nước sô-đa và một cây nước đá dài hơn thước.
Ông kề tai tôi nói nhỏ:
“Đại Bàng có nghĩ tụi nó sẽ trả thù cho hai thằng bọn chúng bỏ mạng hôm qua hay không?”
Té ra ông mang theo một trung đội lính chỉ vì câu hỏi này.
Tôi nói: “Nếu nó đòi trả thù thì tụi tôi cũng muốn trả thù cho hai binh sĩ của Trung Đoàn 15 và Hạ Sĩ Cáp của tôi nữa.
Ông Lượng đứng gần bên, nghe thế liền nói ké:
“Cái vụ đó thì đang mong lắm đây”.
Tôi bỗng nghĩ mà buồn cười cho anh Cáp. Vết thương tuy không nặng nhưng khi lành rồi tôi e mồm anh ta sẽ bên cao bên thấp trông như lúc nào anh cũng như đang cười nửa miệng.
Khi nhân viên quá giang xuống tàu xong thì tất cả chiến đĩnh rời bến. Cảnh vật im lìm trong buổi sáng bình yên. Mặt trời phía Đông vừa nhú lên khởi ngọn cây bên kia sông Tiền. Khu chợ cũng bắt đầu nhóm họp như thường lệ. Thoạt nhìn giang đĩnh đi hàng một. Vầng hồng lơ lửng phía sau lưng.
Lúc chui qua cầu Nha Mân tôi kêu Trung Úy Lượng nói: “Anh điều động tác xạ từ giờ phút này”.
Xoay qua ông quận, tôi hỏi:
“Khi cần đi thăm các đồn bót trong quận thì ông đi bằng gì?”
Ông ta nói:
“Nhờ cố vấn xin trực thăng. Nhưng xin mười lần thì chỉ được hai, ba. Nhiều khi cũng trớt da me. (8) Trên bảo tôi dùng phương tiện tự túc như đò máy chẳng hạn. Nhưng làm gì có đò máy đi qua Đồn Ông!”
Bất giác tôi nhớ tháng 6 năm 1966, lúc tôi đang có công tác ở thành phố Philadelphia, Mỹ quốc. Một ông bạn người Do Thái có nói cả quyết với tôi rằng Hoa Kỳ đang vào kế hoạch rời bỏ miền Nam Việt Nam. Lời nói một năm trước đó có liên quan gì đến ba tiếng “trớt da me” tôi vừa nghe ông quận nói hay không?
Tôi gợi ý:
“Đi bằng tàu giang đoàn thì sao?”
Ông quận giải thích:
“Mỗi lần xin tàu giang đoàn thì trên kêu tôi phải lo tùng thiết. Tùng thiết đào đâu ra. Phải xin quân ở trung đoàn. Mà họ đâu có rảnh. Quân số bên đó có khi cũng eo hẹp, thường dưới cấp số. Ngoài ra nhận chức quận trưởng ngày nay phải lo nhiều thứ ngoài an ninh lãnh thổ. Để khi rảnh tôi sẽ nói Đại Bàng nghe”.
Tôi hỏi:
“Không dùng binh sĩ của quận làm quân tùng thiết được sao?”
Ông nói:
“Quận tôi chỉ có dân vệ. Mà dân vệ ở đâu thì giữ đồn ở đó.”
Tôi còn thắc mắc:
“Còn lính gì ông quận mang đi theo hôm nay?”
“Đó là lính Bảo An làm ở văn phòng.”
Tôi không biết quân số của quận ra sao, bao nhiêu. Hỏi thêm thì e bất tiện. Làm sao yên tâm đánh nhau khi chưa giải quyết được những khó khăn ông quận vừa nói đó.
Nhớ lại công tác trước mắt, tôi quay sang ông quận hỏi: “Có phải chúng ta đang ở trong vùng oanh kích tự do hay không?”
Ông quận:
“Mấy bảng viết hai chữ tử địa là ranh giới từ đó trở đi thuộc vùng oanh kích tự do.”
Tôi hỏi thế cốt cho Trung Úy Lượng nghe, xem phản ứng ông ra sao. Thì có ngay. Ông ra lệnh các nơi chuẩn bị tác xạ. Tầm sát thương hữu hiệu của súng Mit.30 là 100 thước. Khi đoàn tàu còn cách những cái voi đất chừng ngần ấy khoảng cách là ông Lượng cho bắn từng loạt đạn Mit. 30 vào đó.
Hôm qua tôi không tác xạ vì là lần đầu đoàn tàu tôi vào rạch, không muốn làm rõ sự có mặt của giang đoàn tôi trong vùng. Hôm nay thì tôi phải làm thế vì chuyến đi của tôi đã được phổ biến.
Trong buổi sáng sớm, tiếng súng làm chim chóc trong những khu vườn bỏ hoang bị động ổ, từ đó vụt bay lên. Có con bay đi thật xa, có con vừa bay lên rồi lại đáp xuống. Đó là những chim mẹ đang ấp trứng hay đang giữ con. Chí đến nhưng con dơi quạ sải cánh gần thước, vừa ăn đêm về treo ngược đầu trên cành cây, hai cánh che mắt mà ngủ, nghe tiếng súng cũng bay lên tìm chỗ thoát thân. Trên sông nước đục ngầu, xác cá trôi lác đác có con to bằng bắp tay người lớn.
Nhìn xác cá trôi trên sông, ông quận nói:
“Trăm phần trăm là cá này do lính Đồn Ông ném lựu đạn chiều hôm qua đây.”
Tôi không mấy để ý đến câu ông quận vừa nói, đang bận nghĩ quả tình đồn Ông đã hết lựu đạn, không được tiếp tế lâu ngày mà sao địch không thừa dịp này tấn công đánh úp?
Rồi nghe ông quân buông thêm một câu:
“Chắc thiếu cái ăn tươi lâu ngày mà làm liều. Hoàn cảnh khó khăn có khi khiến con người vi phạm luật lệ; có nói cũng bằng thừa. Và đó là một trong những hệ quả tất nhiên của chiến tranh đối với những người lính đồn lẻ như đồn Ông này. ”
Nhưng tôi thấy một hệ quả khác khi nhìn các bé con trong gia đình các binh sĩ địa phương quân đóng ở Đồn Ông. Có lẽ rồi đây theo câu ngạn ngữ, “Con sãi ở chùa thì quét lá đa”, chỉ chừng mươi năm nữa, nếu chiến tranh còn tiếp diễn, những đứa bé con đó sẽ lại theo bước cha anh mà đi lính giữ đồn. Cái gì đã khiến cho con người thành bất lực, không kéo được những trẻ con như thế ra khỏi vũng lầy thất học. Và thất học theo một nghĩa nào đó sẽ đưa đến ngu dốt, nói theo kịch tác gia Molière của Pháp, tức là “kẻ sát nhân không bao giờ bị trừng trị.” Những tay sát thủ từng giết trọn gia đình Nga Hoàng Nicolas II năm 1918 toàn là những nông dân không có ăn học. Tôi nghĩ nếu cứ ngồi ở Sài Gòn hoặc những đô thị khác, tôi sẽ trờ thành mù loà, không sao thấy tận mắt những cảnh khổ của người dân như tôi từng chứng kiến.
Khi thấy nóc đình, vị trí của Đồn Ông, một anh lính của ông quận nói lớn: “Đến rồi.”
Anh nói như để mừng sau khi đi khoảng….5 cây số đường sông ngang qua vùng tử địa mà….được bình yên! Anh nói xong thì mấy phụ nữ và trẻ con cũng lộ niềm vui ra mặt vì được trở lại nơi họ đang sống hàng ngày với thiếu thốn, với muỗi mòng, với tiếng súng và tiếng đạn bay, với tiếng chửi từ bên kia sông, với cái lạch con con do binh sĩ đào để lấy nước dùng trong việc ăn uống, tắm giặt và nhiều thứ sinh hoạt khác. Người thành thị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sống này sẽ không sao tin được rằng chẳng xa họ bao nhiêu, có một nền văn hóa khác, một nền văn hóa của chiến tranh thôn quê được bày ra khác với văn hóa chiến tranh thành phố nhan nhản hàng P.Ex, văn hóa bia ôm, văn hóa thầu đồ Mỹ, và văn hóa còi hụ ô tô, văn hoá đấu đá nhau để tranh chỗ đứng dưới bóng mặt trời, để tiền vô đầy túi không có đáy.
Nghe tiếng máy tàu, binh sĩ trong đồn kéo nhau ra bờ sông, mặt mày hớn hở như trẻ con thấy mẹ đi chợ về. Họ mừng “mẹ về” thì ít, mà mừng vì có đồ nhậu sấp về thì nhiều. Cá bắt hôm qua đã được những bàn tay đực rựa trong đồn nấu sẵn, chỉ còn chờ có rượu đế về là đủ bộ. Một năm 12 tháng có bao lần được vui như thế, không mừng sao được!
Đồ tiếp liệu từ quận, thức ăn mua từ chợ được mang lên bờ. Con nít cũng a vào khiêng, kéo, lôi xềnh xệch đồ của mình trên nền đất. Nhưng có điều lạ là khác với trẻ con thành phố, con trẻ ở đây vui mừng trong yên lặng, không nhảy múa hò reo. Người lớn cũng thế. Chiến tranh đã nhận chìm mọi tiếng cười ở thôn quê, nơi mà chính quyền được thu gọn vào cái hầm núp, phương tiện duy nhất có thể bảo vệ người dân, người mà nỗi vui to tát nhất là may mắn được đi chợ ba tháng một lần!
Ba tháng lương lính quèn không là bao nhưng là cả một niềm vui cho mọi người trong cái đồn hẻo lánh đó. Tất cả cũng nhờ một tin tình báo ba trợn do cố vấn Mỹ bỏ tiền ra mua từ đâu đó, đã đưa đến một cuộc hành quân cấp trung đoàn (trừ) với kết quả không có gì. Rồi giang đoàn vì nể ông quận nên “nhóng lên” hai ngàn thước từ điểm đổ quân. Mục đích đưa ông ta đi thăm cái Đồn Ông để trả một lần cho binh sĩ tại đây ba tháng lương ông nợ họ. Rồi mấy bà đòi đi chợ, một nhu cầu không thể thiếu khi trong tay mấy bà đang có tiền. Kế đó, Giang đoàn tự động cân hồ cho mình thêm một loại…tô nhỏ ăn thêm mà gồng mình đưa các bà vợ lính đi chợ, xong chờ đưa mấy bà về chỉ để đạt được hai việc. Một là giúp nâng tinh thần những chiến sĩ thường bị bỏ quên và hai là cho tôi thêm chút suy tư để rồi mặc cảm như mình có lỗi. Nơi hậu cứ của tôi, thị xã Vĩnh Long, người ta có thể đi chợ bất cứ lúc nào trong ngày, uống bia ướp lạnh và hưởng nhiều thứ tiện nghi khác, những tiện nghi rất xa lạ với người lính và vợ con của họ tại Đồn Ông, nơi chỉ cách quận Nha Mân có không đầy năm ngàn thước!
Thế nhưng tôi cũng tự hỏi mình: ”Nhỡ có lệnh khẩn cấp đi hành quân vùng khác trong khi đang lên bờ nhậu nhẹt thì sao?” Rồi tự nhủ, “ Không sao. Đã biết thì tức là có tiên liệu. Ngoài ra với lính giang đoàn, nhậu cũng là hành quân chứ sao!”
Nhìn quanh không thấy Trung Úy Lượng và ông trưởng đồn đâu cả. Thì ra ông Lượng đang vui vẻ cặp cổ ông trưởng đồn; cả hai đang đi vào ngôi đình.
Mãn nguyện khi thấy mọi người đều vui vẻ, ông quận mời tôi lên bờ. Bước vào bên trong đình, thấy tại “khu gia binh” lúc bấy giờ thì thành cái chợ chồm hổm tí hon. Hàng hóa mua từ chợ về được bày ra la liệt, choáng ra cả lối đi. Nhưng không sao. Thức ăn quan trọng hơn không gian và địa lý.
Nói như ngôi chợ là vì tôi nghe một bà vợ lính nói:
“Chao chị mua nhiều quá. Để lại cho tôi hai lọ, giá bao nhiêu cũng được.”
Bà kia tiếp:
“Nhờ sẵn chuyến tàu thì mua cả mấy tá, mua cho đã đời luôn. Lạy trời mỗi tháng có được mấy ông lính thủy vào đây cho mình đi chợ một lần như thế này thì ai đó có muốn gì tôi cũng chịu hết.”
Nghe thế, một bà khác nói:
“Tôi xin nài lại ba hủ. Chút nữa lấy rồi tính tiền luôn.”
Tôi nhìn lên bức tượng ông Quan Công, người luôn nêu gương tiết nghĩa và chính trực mà cá nhân tôi nhiều năm sau đó vẫn còn cảm nhận được sự phù hộ vô cùng kỳ diệu của ông. Và như anh em trong đồn lúc bấy giờ, lòng tôi kính trọng ông ngang với lòng kính trọng những vị đại thánh khác. Lúc đó tôi có nói thầm trong lòng: ”Xin ông tha lỗi cho anh Cáp, người chẳng may không biết giữ lễ độ mà đã xúc phạm đến ông.”
Số kẽm gai cọc sắt đã được anh em binh sĩ khiêng lên bờ xong. Đồn trưởng ra đứng kiểm tra. Ông quận đi đến hỏi: “Cá bắt được hôm qua có khá không?”
Trưởng đồn nói:
“Khá lắm. Lâu ngày “Ùm” một cái là vớt được năm thúng.”
Như vậy là trong số lựu đạn tôi tiếp cho Đồn Ông ngày hôm qua ít ra có một quả đã được dùng để ném cá, không phải để “chửi lại”bọn bên kia sông. Và theo nhận xét của Trung úy Lượng thì tôi hiểu dường như khi nhận lựu đạn ngoài cấp số này, họ chia phần để…ném cá rồi bán lại cho nhau. Rồi cứ quen như thế, có lẽ đây rồi họ cũng sẽ chia nhau số lựu đạn vừa được quận tiếp tế do tàu giang đoàn tôi mang vào.
Ông đồn trưởng mời cơm, nói thức ăn do mấy bà vợ lính vừa nêm nếm với thêm gia vị mua ở chợ về. Tình cảm mời mọc này ít khi thấy xảy ra ở thành thị đông người.
Thức ăn toàn đồ nhậu. Một người nào đó nói rõ ràng tôi nghe không thiếu một tiếng, “(Rượu) Đế kỳ này nhờ tàu rộng chỗ nên được mua về thừa thãi, hai quan đừng lo.”
Sáu năm trước đó nhân chuyến đưa ông “xếp” lớn của tôi trong lực lượng hải thuyền về thăm làng nơi ông chôn nhao cắt rốn ở miền Trung, làng Hà Thanh, tôi thấy ông được cả làng đãi cũng thứ đế này. Ông nhận phần của ông xong, nhấp một tí lấy thảo rồi đưa cả cho tôi thanh toán. Lần đó tôi có bửu bối mang theo nên tránh được cái say bất tỉnh, chỉ có hơi nhức đầu một tí. Bây giờ đi tay không, mà nhậu với ông đồn trưởng người miền Nam, thì không để cho lính khiêng về tàu là nhất định không xong. Ông quận chắc cũng biết thế. Mà khi cấp dưới mời nhậu mà mình không chịu chơi hết mình thì theo phong tục địa phương là rất… khó làm việc về sau. Tuy nhiên ông cũng nói: “Hôm nay nhậu thì nhậu nhưng sau đó tôi còn về quận có nhiều việc khác. Tôi và ông Giang đoàn này xin mỗi người hai chén thôi.”
Ông đồn trưởng la lên:”Bi nhiêu bi. Hai cũng được. Nào xin mời hải nội chi quân tử vào tiệc.”
Lúc đó có mấy bà khệ nệ bưng đến mâm gỗ trên có những tô đựng thức ăn toàn cá, thứ nướng, thứ nấu, bay mùi thơm. Chúng tôi ngồi xếp bằng theo kiểu tham thiền, ngồi ngay trên nền nhà, và bắt đầu rót rượu vào chén sành. Cách uống rượu ở đó là một tay cầm vành chén đầy rượu nâng lên miệng, nheo mắt mời từng người rồi ngả đầu ra phía sau mà ực, ực cho xong một chén. Mỗi thiền sư ực, ực xong thì khà một tiếng đuổi hơi nồng của rượu ra khỏi miệng.
Nhiều thì không biết sao, nhưng với hai chén như đã giao kết thì tôi làm được. Nếu có ba hay hơn một chút thì cũng không ngại lắm. Vừa nhậu, vừa nhìn ra bên ngoài thấy Trung úy Lượng và hơn chục thủy thủ cũng là những thiền sư khác, chén chú chén anh, nhưng ồn ào hơn nơi chúng tôi đang ngồi với ông đồn trưởng.
Trả nợ xong chén rượu thứ hai, tôi đứng lên, xin kiếu, nói đường còn xa tính từ Nha Mân đến tận….Vĩnh Long. Năm ngàn thước từ Đồn Ông đến Quận Đường đã là xa đến ba tháng trời không ai đến với ai được thì khoảng cách từ đó đến nơi tôi về, hai mươi cây số ngàn thì nghìn trùng xa cách đến cỡ nào!
Ông quận đứng dậy, nói cám ơn ông đồn trưởng, nói cách nhã nhặn, rồi tiếp:
“Tôi sẽ cố vào thăm anh em. Nhưng tôi muốn cuộc vui chấm dứt bây giờ. Vì an ninh cho mấy anh em trong này mà tôi nói.”
Nghe thế ông đồn trưởng đứng nghiêm, đưa tay chào ông quận và tôi, rồi nói lớn với người của ông:
“Hôm nay như vậy là đủ rồi, anh em. Ta nghe lời ông quận của chúng ta, ta ngưng nhậu ngày từ giờ, nghe.”
Có tiếng ai đó nói:
“Mới vô chưa được năm chén mà thôi sao được ông. Không cho vô thì thôi. Đã cho vô mà chỉ vô nửa chừng thì chịu sao thấu!”
Đồn trưởng quay lại nói:
“Tôi nói anh em thôi là thôi. Tàu mà ra khỏi nơi đây là tụi nó dám về chửi mình lắm đó. Quên như vậy rồi sao, hả? Vui hôm nay còn ngày mai nữa chớ?”
Nhìn lại nơi bày ra cuộc nhậu thấy chén bát, ly, tộ la liệt, thức ăn tùm lum không khác cảnh tí hon của trận Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ ở đảo Guadacanal thời Thế Chiến 2 vào năm 1944 là bao nhiêu. Ôi, túy ngọa sa trường quân mạc tiếu! Ngày xưa Vương Hàn, tác giả của bài hát Lương Châu từ, có thấu cảnh này hay chăng?
Chúng tôi nói cám ơn mấy bà đã cho chúng tôi một bữa cơm ngon, rồi về tàu, lui bãi. Ông quận kề tai tôi nói:
“Mình đi xong tôi tin họ sẽ nhậu tiếp. Gọi máy mà không nghe ai trả lời thì biết ngay.”
Đường về bình yên cho đến cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì trong gió chiều lồng lộng, trên mặt nước có một chiếc xuồng ba lá ai thả trôi sông.
Năm 1955, tai kinh Ba Thê, Long Xuyên, trong khi hành quân chúng tôi bắt gặp ba bè chuối thả trôi theo giòng nước, trên mỗi bè có một thông điệp do thành phần phiến loạn gửi ra. Mới đọc câu đầu đã thấy ngay đó là lời nói láo rất hạ cấp. Sau đó, năm 1961, thì ra biển vùng vĩ tuyến đúng ngày Mồng Một Tất năm Tân Sửu, với chiếc HQ-02, cũng chộp được một chiếc thuyền Hải Nam trên có ba tù cải tạo người Trung Hoa Dân Quốc trốn trại giong buồm đi bốn ngày trên biển, đói khát gần chết; tất cả được cứu đưa về đất liền miền Nam. Bây giờ năm 1967 thì tôi về vùng sông ngòi này để gặp một chiếc xuồng ba lá ngạo mạn chắn ngang thủy trình.
Trong vùng tử địa đó, bất cứ cái gì lạ mắt, bất thường, đều là một
vấn đề phải suy nghĩ. Đó là một bẫy sập, đi gần đó hay đụng nhẹ vào là
có thể thủy mìn sẽ nổ? Trung Úy Lượng cho một tàu trinh sát đến kiểm
tra. Báo cáo liền đó là xuồng không người, có hai chiếc dầm bơi, và…một
chiếc guốc phụ nữ. Đó là một đề tài rất tốt cho những nhà văn có óc
trinh thám phân tích rồi viết thành truyện dài vô tận.
Ông quận trưởng đề nghị bắn xuồng rồi bỏ cho chìm.
Nghe thế, ông Lượng chụp cây Mit. 30, lên đạn, nhưng ông run tay, do dự. Thấy miệng ông như đang nhai kẹp cao su. Xương quay hàm ông cử động liên hồi trong khi ông liếm môi trên và môi dưới của miệng ông.
Tôi không hỏi lý do của sự chậm chạp khác thường đó. Thình lình ông bắt tay lên miệng làm loa, hỏi lính:
“Guốc Đa Kao hay (guốc) dông (9) hả? ”
Bên tàu trinh sát trả lời:
“Gót nhọn ông ơi”
Ông Lượng kêu một tiếng “Quái!” rồi im.
Như không chờ được lâu hơn, ông quận thúc: “Trung úy…. mần nó đi. Mục tiêu ngon lành mà.”
Câu nói ông quận làm ông Lượng lúng búng: “Sao bắn guốc đà….àn bà?”
Ông ôm khẩu trung liên đã lên đạn, nòng súng nhắm ngay mục tiêu là chiếc xuồng ba lá mảnh mai, trông thật dễ thương; súng trong tay ông hễ bấm cò là nổ. Nhưng ông ngại chỉ vì trên chiếc xuồng đó có hai cây dầm bơi và một chiếc guốc phụ nữ.
Người nhà quê vùng đó không ai mang guốc mà đi xuồng cả, đặc biệt là guốc gót nhọn. Hai cây dầm có nghĩa là trên xuồng trước đó phải có tối thiểu hai người. Vậy thì còn ba chiếc guốc kia và bốn cái bàn chân mang guốc đã hà khứ xứ? (10)Có lẽ vì thế mà ông Lượng không nở bấm cò súng khi chưa trả lời được câu hóc búa là ba chiếc guốc kia và bốn bàn chân phụ nữ đã thật sự đi đâu.
Bỗng nhiên ông Lượng đổi ý, kêu một chiếc tàu FOM trinh sát cho người lấy chiếc guốc “nghi can” đó cho ông, rồi kéo chiếc xuồng đó về quận để ông điều tra sự thật về ba chiếc guốc còn thiếu trên xuồng.
Tôi cho đó là chuyện nhỏ.
Về dến Nha Mân, chờ mọi người của ông quận lên bờ xong, tôi quay sang hỏi ông quận:
“Mấy tấm bảng đề “tử địa”ai treo gần quận đường quá thì có nên triệt hạ cho đỡ chướng mắt hay không?”
Ông trả lời:
“Khi mới đến tôi đã cho hạ. Vài hôm sau lại thấy những cái mới”,
“Ai đặt lại bảng mới?” tôi hỏi.
“Chắc họ cũng không xa đây lắm”, ông quận đáp.
“Ông quận có nghe nói qua về anh em Biệt Hải của Hải Quân Việt Nam chưa?” tôi hỏi tiếp.
“Cái đó là gì vậy?” ông hỏi lại.
“Là cái có thể giúp ông quận tìm ra ai là người đã đặt những tấm bảng gỗ đó, rồi mang về cho ông quận”
Ông quận nói nhanh: “Tốt quá. Vậy thì bao giờ ‘Đại Bàng’ giúp tôi được?”
Tôi nói: “Việc này thì ông liên lạc với tôi sau. Nhưng ông phải hứa với tôi là giữ tuyệt đối bí mật nha”.
Ông quận gật đầu. Rồi sau một thoáng suy nghĩ, ông nói:
“Tôi muốn bà nhà tôi nhìn tận mắt cảnh sống cơ cực của mấy bà vợ binh sĩ địa phương quân ở đây, chồng đâu vợ đó. Bà ở Sài Gòn, chê Nha Mân nhà quê. Lại còn kêu tôi gửi công xa của quận về đưa bà đi đây đi đó. Mấy bà vợ lính ở đây đến đi bộ cũng không có đường để đi. Cùng là đàn bà với nhau cả mà sao có điều gì rất khó nọi”
Đoàn giang đĩnh về đến bến ủi trước quận Nha Mân. Một sĩ quan thuộc ban hành quân của quận đến trình ông quận một xấp công văn xin ông duyệt ký.
Ông quân đưa tay ra nhận những tờ giấy đó rồi nhìn anh ta, hỏi:
“Từ sáng giờ có ghi nhận tai nạn nào trên rạch Nha Mân gần cầu không, hả?”
Người sĩ quan đó nói:
“Thưa không.”
Nghe thế, ông Lượng xía vào, nhắn ông quận trưởng:
“Chiếc xuồng thì chúng tôi tôi tôi gởi cho quận. Có ai xin lại thì ông quận cho llàm phước. Chiếc guốc guốc guốc mồ mồ côi thì tôi cầm về để để để trên bàn viết mà nhìn chơi. Cám ơn ông nhiều.”
Bốn tàu tuần tự lui bãi, ra sông Tiền để về hậu cứ.
Thức ăn và rượu ông quận mang theo còn để lại y nguyên trên tàu. Cây nước đá đã tan hết. Ông Lượng kêu các tàu trong đoàn lần lượt cập vào cho ông chia đều thức ăn; rượu thì ông giữ lại. Ông nói:
“Anh em yên trí đi. Đi với với tôi là không bao giờ thiếu cái ăn cả. Chỉ có no dồn đói góp thôi.
Trong khi tàu đang chạy chậm trên sông lớn, tôi ra sau lái thả gàu kéo nước tắm. Gió trên sông mát lạnh nhưng trong lòng cảm thấy ấm khi nhìn thủy thủ chia thức ăn cho nhau. Trên tàu biển, sĩ quan ăn riêng, ở riêng với nhau. Trên tàu Giang đoàn thì ngược lại.
Ông Lượng trẻ hơn tôi nhưng so với đa số thủy thủ của tôi thì ông cũng là người có tuổi. Trong bóng chiều tà trên sóng nước, nhìn ông đang khom người moi thức ăn chia cho anh em thủy thủ, tôi tưởng tượng ông như một gà đãi kiếm mồi cả ngày, buổi chiều về nuôi từng đứa con mình.
Tiểu Đĩnh
1. Trung đoàn trưởng là trung tá NVT, quê Long Xuyên, gốc nhà giáo, mô phạm đầy người.
2. Over lay, giấy kiếng phủ trên bản đồ.
3. Provincial Ranger Unit
4. Chiến đĩnh Monitor, đon vị chủ lực về hỏa pháo của giang đoàn.
5. Trung úy NVL, gốc Bộ Binh, cải tuyển sang Hải Quân. Sau một lần đi
hành quân, tàu ông bị mìn nổ lật úp. Ông thoát được nhưng sinh tật cà
lăm khi nói.
6. Phim The Passion do Mel Gibson thực hiện năm 2004.
7. Steeve McEveely nói: ”I’m about a hundred feet away from them when I
glanced over and see lightning coming out of Caviezel’s ears—Newsweek
Nov. 3, 2003.
8. Tiếng dân gian trong Nam có nghĩa là trớt hướt, hay là không có gì cả.
9. Cây dông đồng, dùng đẻo thành guốc.
10.Nhân diện bất tri hà xứ khứ – Thôi Hiệu.
http://www.tvvn.org/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh-2/
Tân Sơn Hòa chuyển
TRỞ LẠI ĐỒN ÔNG *
Tiểu Đĩnh
(GUỐC AI BỎ LẠI TRÊN XUỒNG)
Nhân diện bất kiến nhi tương tư ngọc trợ hữu thời mộng lý cư
Tử Hà
Hạ sĩ Cáp đứng trước tượng ông Quan Công trên bệ cao trong đồn mà buông lời khiếm nhã rồi sau đó anh ta bị một viên đạn lạc xé miệng anh rách một đường dài. Việc này có thể được anh em Tây học cho là sự ngẫu nhiên. Tôi thì nghĩ ngược lại. Lý do là từ bé tôi thường nghe câu, “Bệnh nhập ư khẩu, hoạn xuất ư khẩu,” nghĩa là bệnh vào thân mình qua cửa miệng và tai họa cũng do cửa miệng mình mà ra.
Nhà Phật thì có nói đến cái vạ miệng — sính Nho thì nói đó là khẩu nghiệp. Nhà Chúa cũng khuyên con người nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói để tránh cái hại cho mình về sau. Nhà Nho thì, “Nhất ngôn thiết quá tứ mã nan truy”, nghĩa là một lời nói ra thì cỗ xe bốn ngựa kéo cũng khó đuổi kịp. Mà anh Cáp vì không biết hay đã quên mất những lời dạy của thánh hiền và của Chúa, của Phật mà vừa rồi được trên cho một bài học chăng? Và càng gần thời đại chúng ta hiện nay, những sự huyền bí liên hệ đến thần thánh cũng được ghi nhận và loan truyền trong đại chúng.
Theo Steve McEveety, nhà sản xuất phim, trong khi quay phim “Sự Thương Khó Của Chúa Giêsu,”(6) thì chuyện lạ xảy ra: Tài tử đóng vai Chúa Giêsu, James Caviezel, đang lúc đóng phim thì bị sét đánh. Viên phụ tá giám đốc phim trường cũng bị sét đánh hai lần (7). Lúc đó, tuy chưa biết tin trên nhưng tôi tin giữa người sống và người khuất mặt đang ở thế giới bên kia, luôn có một liên hệ hữu cơ. Và tôi muốn trở lại nhìn lại bức tượng của ông Quan Công một lần nữa.
Sáng sớm hôm sau, tàu tôi vào bãi ủi nhận người đi chợ đêm qua thì gặp ông quận cùng toàn thể vợ con lính Đồn Ông đã chờ sẵn. Tôi không cho tàu ủi vào chỗ cũ hôm qua mà lựa một bãi ủi khác cách đó khoảng 100 thước.
Ông quận có lẽ vì tự ái cá nhân, không để tôi một mình gánh việc cho ông, nên xin tháp tùng chuyền đi. Ngoài kẽm gai cọc sắt ông mang theo, còn có sáu thùng mỗi cái to như cái trống chầu, mỗi cái cao gần một thước, trong chứa hàng quân tiếp vụ và tiếp liệu linh tinh khác cho đồn. Rồi thực phẩm hàng hóa mấy bà mua về gộp chung để trên bờ cao như đống lúa gần chục giạ.
Lo an ninh cho đoàn, ông quận xin tôi cho ông mang theo 2 tiểu đội địa phương quân, nói theo danh từ Bộ Binh là một trung đội trừ bị; mỗi tiểu đội xuống một giang đĩnh chuyển vận. Người quá giang và hàng hóa xuống hầm tàu của hai chiếc “Đầu Lân.”. Cặp trinh sát không chở người vì cần phải vận chuyển nhanh trường hợp đụng trận.
Ông quận trưởng xuống tàu với nhân viên mang máy truyền tin, theo sau có một anh tà-lọt mang một thùng giấy đầy nhóc thức ăn, có thịt heo quay, gà quay ê hề với cả rượu Hennessy, nước sô-đa và một cây nước đá dài hơn thước.
Ông kề tai tôi nói nhỏ:
“Đại Bàng có nghĩ tụi nó sẽ trả thù cho hai thằng bọn chúng bỏ mạng hôm qua hay không?”
Té ra ông mang theo một trung đội lính chỉ vì câu hỏi này.
Tôi nói: “Nếu nó đòi trả thù thì tụi tôi cũng muốn trả thù cho hai binh sĩ của Trung Đoàn 15 và Hạ Sĩ Cáp của tôi nữa.
Ông Lượng đứng gần bên, nghe thế liền nói ké:
“Cái vụ đó thì đang mong lắm đây”.
Tôi bỗng nghĩ mà buồn cười cho anh Cáp. Vết thương tuy không nặng nhưng khi lành rồi tôi e mồm anh ta sẽ bên cao bên thấp trông như lúc nào anh cũng như đang cười nửa miệng.
Khi nhân viên quá giang xuống tàu xong thì tất cả chiến đĩnh rời bến. Cảnh vật im lìm trong buổi sáng bình yên. Mặt trời phía Đông vừa nhú lên khởi ngọn cây bên kia sông Tiền. Khu chợ cũng bắt đầu nhóm họp như thường lệ. Thoạt nhìn giang đĩnh đi hàng một. Vầng hồng lơ lửng phía sau lưng.
Lúc chui qua cầu Nha Mân tôi kêu Trung Úy Lượng nói: “Anh điều động tác xạ từ giờ phút này”.
Xoay qua ông quận, tôi hỏi:
“Khi cần đi thăm các đồn bót trong quận thì ông đi bằng gì?”
Ông ta nói:
“Nhờ cố vấn xin trực thăng. Nhưng xin mười lần thì chỉ được hai, ba. Nhiều khi cũng trớt da me. (8) Trên bảo tôi dùng phương tiện tự túc như đò máy chẳng hạn. Nhưng làm gì có đò máy đi qua Đồn Ông!”
Bất giác tôi nhớ tháng 6 năm 1966, lúc tôi đang có công tác ở thành phố Philadelphia, Mỹ quốc. Một ông bạn người Do Thái có nói cả quyết với tôi rằng Hoa Kỳ đang vào kế hoạch rời bỏ miền Nam Việt Nam. Lời nói một năm trước đó có liên quan gì đến ba tiếng “trớt da me” tôi vừa nghe ông quận nói hay không?
Tôi gợi ý:
“Đi bằng tàu giang đoàn thì sao?”
Ông quận giải thích:
“Mỗi lần xin tàu giang đoàn thì trên kêu tôi phải lo tùng thiết. Tùng thiết đào đâu ra. Phải xin quân ở trung đoàn. Mà họ đâu có rảnh. Quân số bên đó có khi cũng eo hẹp, thường dưới cấp số. Ngoài ra nhận chức quận trưởng ngày nay phải lo nhiều thứ ngoài an ninh lãnh thổ. Để khi rảnh tôi sẽ nói Đại Bàng nghe”.
Tôi hỏi:
“Không dùng binh sĩ của quận làm quân tùng thiết được sao?”
Ông nói:
“Quận tôi chỉ có dân vệ. Mà dân vệ ở đâu thì giữ đồn ở đó.”
Tôi còn thắc mắc:
“Còn lính gì ông quận mang đi theo hôm nay?”
“Đó là lính Bảo An làm ở văn phòng.”
Tôi không biết quân số của quận ra sao, bao nhiêu. Hỏi thêm thì e bất tiện. Làm sao yên tâm đánh nhau khi chưa giải quyết được những khó khăn ông quận vừa nói đó.
Nhớ lại công tác trước mắt, tôi quay sang ông quận hỏi: “Có phải chúng ta đang ở trong vùng oanh kích tự do hay không?”
Ông quận:
“Mấy bảng viết hai chữ tử địa là ranh giới từ đó trở đi thuộc vùng oanh kích tự do.”
Tôi hỏi thế cốt cho Trung Úy Lượng nghe, xem phản ứng ông ra sao. Thì có ngay. Ông ra lệnh các nơi chuẩn bị tác xạ. Tầm sát thương hữu hiệu của súng Mit.30 là 100 thước. Khi đoàn tàu còn cách những cái voi đất chừng ngần ấy khoảng cách là ông Lượng cho bắn từng loạt đạn Mit. 30 vào đó.
Hôm qua tôi không tác xạ vì là lần đầu đoàn tàu tôi vào rạch, không muốn làm rõ sự có mặt của giang đoàn tôi trong vùng. Hôm nay thì tôi phải làm thế vì chuyến đi của tôi đã được phổ biến.
Trong buổi sáng sớm, tiếng súng làm chim chóc trong những khu vườn bỏ hoang bị động ổ, từ đó vụt bay lên. Có con bay đi thật xa, có con vừa bay lên rồi lại đáp xuống. Đó là những chim mẹ đang ấp trứng hay đang giữ con. Chí đến nhưng con dơi quạ sải cánh gần thước, vừa ăn đêm về treo ngược đầu trên cành cây, hai cánh che mắt mà ngủ, nghe tiếng súng cũng bay lên tìm chỗ thoát thân. Trên sông nước đục ngầu, xác cá trôi lác đác có con to bằng bắp tay người lớn.
Nhìn xác cá trôi trên sông, ông quận nói:
“Trăm phần trăm là cá này do lính Đồn Ông ném lựu đạn chiều hôm qua đây.”
Tôi không mấy để ý đến câu ông quận vừa nói, đang bận nghĩ quả tình đồn Ông đã hết lựu đạn, không được tiếp tế lâu ngày mà sao địch không thừa dịp này tấn công đánh úp?
Rồi nghe ông quân buông thêm một câu:
“Chắc thiếu cái ăn tươi lâu ngày mà làm liều. Hoàn cảnh khó khăn có khi khiến con người vi phạm luật lệ; có nói cũng bằng thừa. Và đó là một trong những hệ quả tất nhiên của chiến tranh đối với những người lính đồn lẻ như đồn Ông này. ”
Nhưng tôi thấy một hệ quả khác khi nhìn các bé con trong gia đình các binh sĩ địa phương quân đóng ở Đồn Ông. Có lẽ rồi đây theo câu ngạn ngữ, “Con sãi ở chùa thì quét lá đa”, chỉ chừng mươi năm nữa, nếu chiến tranh còn tiếp diễn, những đứa bé con đó sẽ lại theo bước cha anh mà đi lính giữ đồn. Cái gì đã khiến cho con người thành bất lực, không kéo được những trẻ con như thế ra khỏi vũng lầy thất học. Và thất học theo một nghĩa nào đó sẽ đưa đến ngu dốt, nói theo kịch tác gia Molière của Pháp, tức là “kẻ sát nhân không bao giờ bị trừng trị.” Những tay sát thủ từng giết trọn gia đình Nga Hoàng Nicolas II năm 1918 toàn là những nông dân không có ăn học. Tôi nghĩ nếu cứ ngồi ở Sài Gòn hoặc những đô thị khác, tôi sẽ trờ thành mù loà, không sao thấy tận mắt những cảnh khổ của người dân như tôi từng chứng kiến.
Khi thấy nóc đình, vị trí của Đồn Ông, một anh lính của ông quận nói lớn: “Đến rồi.”
Anh nói như để mừng sau khi đi khoảng….5 cây số đường sông ngang qua vùng tử địa mà….được bình yên! Anh nói xong thì mấy phụ nữ và trẻ con cũng lộ niềm vui ra mặt vì được trở lại nơi họ đang sống hàng ngày với thiếu thốn, với muỗi mòng, với tiếng súng và tiếng đạn bay, với tiếng chửi từ bên kia sông, với cái lạch con con do binh sĩ đào để lấy nước dùng trong việc ăn uống, tắm giặt và nhiều thứ sinh hoạt khác. Người thành thị chưa bao giờ nhìn thấy cảnh sống này sẽ không sao tin được rằng chẳng xa họ bao nhiêu, có một nền văn hóa khác, một nền văn hóa của chiến tranh thôn quê được bày ra khác với văn hóa chiến tranh thành phố nhan nhản hàng P.Ex, văn hóa bia ôm, văn hóa thầu đồ Mỹ, và văn hóa còi hụ ô tô, văn hoá đấu đá nhau để tranh chỗ đứng dưới bóng mặt trời, để tiền vô đầy túi không có đáy.
Nghe tiếng máy tàu, binh sĩ trong đồn kéo nhau ra bờ sông, mặt mày hớn hở như trẻ con thấy mẹ đi chợ về. Họ mừng “mẹ về” thì ít, mà mừng vì có đồ nhậu sấp về thì nhiều. Cá bắt hôm qua đã được những bàn tay đực rựa trong đồn nấu sẵn, chỉ còn chờ có rượu đế về là đủ bộ. Một năm 12 tháng có bao lần được vui như thế, không mừng sao được!
Đồ tiếp liệu từ quận, thức ăn mua từ chợ được mang lên bờ. Con nít cũng a vào khiêng, kéo, lôi xềnh xệch đồ của mình trên nền đất. Nhưng có điều lạ là khác với trẻ con thành phố, con trẻ ở đây vui mừng trong yên lặng, không nhảy múa hò reo. Người lớn cũng thế. Chiến tranh đã nhận chìm mọi tiếng cười ở thôn quê, nơi mà chính quyền được thu gọn vào cái hầm núp, phương tiện duy nhất có thể bảo vệ người dân, người mà nỗi vui to tát nhất là may mắn được đi chợ ba tháng một lần!
Ba tháng lương lính quèn không là bao nhưng là cả một niềm vui cho mọi người trong cái đồn hẻo lánh đó. Tất cả cũng nhờ một tin tình báo ba trợn do cố vấn Mỹ bỏ tiền ra mua từ đâu đó, đã đưa đến một cuộc hành quân cấp trung đoàn (trừ) với kết quả không có gì. Rồi giang đoàn vì nể ông quận nên “nhóng lên” hai ngàn thước từ điểm đổ quân. Mục đích đưa ông ta đi thăm cái Đồn Ông để trả một lần cho binh sĩ tại đây ba tháng lương ông nợ họ. Rồi mấy bà đòi đi chợ, một nhu cầu không thể thiếu khi trong tay mấy bà đang có tiền. Kế đó, Giang đoàn tự động cân hồ cho mình thêm một loại…tô nhỏ ăn thêm mà gồng mình đưa các bà vợ lính đi chợ, xong chờ đưa mấy bà về chỉ để đạt được hai việc. Một là giúp nâng tinh thần những chiến sĩ thường bị bỏ quên và hai là cho tôi thêm chút suy tư để rồi mặc cảm như mình có lỗi. Nơi hậu cứ của tôi, thị xã Vĩnh Long, người ta có thể đi chợ bất cứ lúc nào trong ngày, uống bia ướp lạnh và hưởng nhiều thứ tiện nghi khác, những tiện nghi rất xa lạ với người lính và vợ con của họ tại Đồn Ông, nơi chỉ cách quận Nha Mân có không đầy năm ngàn thước!
Thế nhưng tôi cũng tự hỏi mình: ”Nhỡ có lệnh khẩn cấp đi hành quân vùng khác trong khi đang lên bờ nhậu nhẹt thì sao?” Rồi tự nhủ, “ Không sao. Đã biết thì tức là có tiên liệu. Ngoài ra với lính giang đoàn, nhậu cũng là hành quân chứ sao!”
Nhìn quanh không thấy Trung Úy Lượng và ông trưởng đồn đâu cả. Thì ra ông Lượng đang vui vẻ cặp cổ ông trưởng đồn; cả hai đang đi vào ngôi đình.
Mãn nguyện khi thấy mọi người đều vui vẻ, ông quận mời tôi lên bờ. Bước vào bên trong đình, thấy tại “khu gia binh” lúc bấy giờ thì thành cái chợ chồm hổm tí hon. Hàng hóa mua từ chợ về được bày ra la liệt, choáng ra cả lối đi. Nhưng không sao. Thức ăn quan trọng hơn không gian và địa lý.
Nói như ngôi chợ là vì tôi nghe một bà vợ lính nói:
“Chao chị mua nhiều quá. Để lại cho tôi hai lọ, giá bao nhiêu cũng được.”
Bà kia tiếp:
“Nhờ sẵn chuyến tàu thì mua cả mấy tá, mua cho đã đời luôn. Lạy trời mỗi tháng có được mấy ông lính thủy vào đây cho mình đi chợ một lần như thế này thì ai đó có muốn gì tôi cũng chịu hết.”
Nghe thế, một bà khác nói:
“Tôi xin nài lại ba hủ. Chút nữa lấy rồi tính tiền luôn.”
Tôi nhìn lên bức tượng ông Quan Công, người luôn nêu gương tiết nghĩa và chính trực mà cá nhân tôi nhiều năm sau đó vẫn còn cảm nhận được sự phù hộ vô cùng kỳ diệu của ông. Và như anh em trong đồn lúc bấy giờ, lòng tôi kính trọng ông ngang với lòng kính trọng những vị đại thánh khác. Lúc đó tôi có nói thầm trong lòng: ”Xin ông tha lỗi cho anh Cáp, người chẳng may không biết giữ lễ độ mà đã xúc phạm đến ông.”
Số kẽm gai cọc sắt đã được anh em binh sĩ khiêng lên bờ xong. Đồn trưởng ra đứng kiểm tra. Ông quận đi đến hỏi: “Cá bắt được hôm qua có khá không?”
Trưởng đồn nói:
“Khá lắm. Lâu ngày “Ùm” một cái là vớt được năm thúng.”
Như vậy là trong số lựu đạn tôi tiếp cho Đồn Ông ngày hôm qua ít ra có một quả đã được dùng để ném cá, không phải để “chửi lại”bọn bên kia sông. Và theo nhận xét của Trung úy Lượng thì tôi hiểu dường như khi nhận lựu đạn ngoài cấp số này, họ chia phần để…ném cá rồi bán lại cho nhau. Rồi cứ quen như thế, có lẽ đây rồi họ cũng sẽ chia nhau số lựu đạn vừa được quận tiếp tế do tàu giang đoàn tôi mang vào.
Ông đồn trưởng mời cơm, nói thức ăn do mấy bà vợ lính vừa nêm nếm với thêm gia vị mua ở chợ về. Tình cảm mời mọc này ít khi thấy xảy ra ở thành thị đông người.
Thức ăn toàn đồ nhậu. Một người nào đó nói rõ ràng tôi nghe không thiếu một tiếng, “(Rượu) Đế kỳ này nhờ tàu rộng chỗ nên được mua về thừa thãi, hai quan đừng lo.”
Sáu năm trước đó nhân chuyến đưa ông “xếp” lớn của tôi trong lực lượng hải thuyền về thăm làng nơi ông chôn nhao cắt rốn ở miền Trung, làng Hà Thanh, tôi thấy ông được cả làng đãi cũng thứ đế này. Ông nhận phần của ông xong, nhấp một tí lấy thảo rồi đưa cả cho tôi thanh toán. Lần đó tôi có bửu bối mang theo nên tránh được cái say bất tỉnh, chỉ có hơi nhức đầu một tí. Bây giờ đi tay không, mà nhậu với ông đồn trưởng người miền Nam, thì không để cho lính khiêng về tàu là nhất định không xong. Ông quận chắc cũng biết thế. Mà khi cấp dưới mời nhậu mà mình không chịu chơi hết mình thì theo phong tục địa phương là rất… khó làm việc về sau. Tuy nhiên ông cũng nói: “Hôm nay nhậu thì nhậu nhưng sau đó tôi còn về quận có nhiều việc khác. Tôi và ông Giang đoàn này xin mỗi người hai chén thôi.”
Ông đồn trưởng la lên:”Bi nhiêu bi. Hai cũng được. Nào xin mời hải nội chi quân tử vào tiệc.”
Lúc đó có mấy bà khệ nệ bưng đến mâm gỗ trên có những tô đựng thức ăn toàn cá, thứ nướng, thứ nấu, bay mùi thơm. Chúng tôi ngồi xếp bằng theo kiểu tham thiền, ngồi ngay trên nền nhà, và bắt đầu rót rượu vào chén sành. Cách uống rượu ở đó là một tay cầm vành chén đầy rượu nâng lên miệng, nheo mắt mời từng người rồi ngả đầu ra phía sau mà ực, ực cho xong một chén. Mỗi thiền sư ực, ực xong thì khà một tiếng đuổi hơi nồng của rượu ra khỏi miệng.
Nhiều thì không biết sao, nhưng với hai chén như đã giao kết thì tôi làm được. Nếu có ba hay hơn một chút thì cũng không ngại lắm. Vừa nhậu, vừa nhìn ra bên ngoài thấy Trung úy Lượng và hơn chục thủy thủ cũng là những thiền sư khác, chén chú chén anh, nhưng ồn ào hơn nơi chúng tôi đang ngồi với ông đồn trưởng.
Trả nợ xong chén rượu thứ hai, tôi đứng lên, xin kiếu, nói đường còn xa tính từ Nha Mân đến tận….Vĩnh Long. Năm ngàn thước từ Đồn Ông đến Quận Đường đã là xa đến ba tháng trời không ai đến với ai được thì khoảng cách từ đó đến nơi tôi về, hai mươi cây số ngàn thì nghìn trùng xa cách đến cỡ nào!
Ông quận đứng dậy, nói cám ơn ông đồn trưởng, nói cách nhã nhặn, rồi tiếp:
“Tôi sẽ cố vào thăm anh em. Nhưng tôi muốn cuộc vui chấm dứt bây giờ. Vì an ninh cho mấy anh em trong này mà tôi nói.”
Nghe thế ông đồn trưởng đứng nghiêm, đưa tay chào ông quận và tôi, rồi nói lớn với người của ông:
“Hôm nay như vậy là đủ rồi, anh em. Ta nghe lời ông quận của chúng ta, ta ngưng nhậu ngày từ giờ, nghe.”
Có tiếng ai đó nói:
“Mới vô chưa được năm chén mà thôi sao được ông. Không cho vô thì thôi. Đã cho vô mà chỉ vô nửa chừng thì chịu sao thấu!”
Đồn trưởng quay lại nói:
“Tôi nói anh em thôi là thôi. Tàu mà ra khỏi nơi đây là tụi nó dám về chửi mình lắm đó. Quên như vậy rồi sao, hả? Vui hôm nay còn ngày mai nữa chớ?”
Nhìn lại nơi bày ra cuộc nhậu thấy chén bát, ly, tộ la liệt, thức ăn tùm lum không khác cảnh tí hon của trận Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ ở đảo Guadacanal thời Thế Chiến 2 vào năm 1944 là bao nhiêu. Ôi, túy ngọa sa trường quân mạc tiếu! Ngày xưa Vương Hàn, tác giả của bài hát Lương Châu từ, có thấu cảnh này hay chăng?
Chúng tôi nói cám ơn mấy bà đã cho chúng tôi một bữa cơm ngon, rồi về tàu, lui bãi. Ông quận kề tai tôi nói:
“Mình đi xong tôi tin họ sẽ nhậu tiếp. Gọi máy mà không nghe ai trả lời thì biết ngay.”
Đường về bình yên cho đến cách cầu Nha Mân chừng hai ngàn thước thì trong gió chiều lồng lộng, trên mặt nước có một chiếc xuồng ba lá ai thả trôi sông.
Năm 1955, tai kinh Ba Thê, Long Xuyên, trong khi hành quân chúng tôi bắt gặp ba bè chuối thả trôi theo giòng nước, trên mỗi bè có một thông điệp do thành phần phiến loạn gửi ra. Mới đọc câu đầu đã thấy ngay đó là lời nói láo rất hạ cấp. Sau đó, năm 1961, thì ra biển vùng vĩ tuyến đúng ngày Mồng Một Tất năm Tân Sửu, với chiếc HQ-02, cũng chộp được một chiếc thuyền Hải Nam trên có ba tù cải tạo người Trung Hoa Dân Quốc trốn trại giong buồm đi bốn ngày trên biển, đói khát gần chết; tất cả được cứu đưa về đất liền miền Nam. Bây giờ năm 1967 thì tôi về vùng sông ngòi này để gặp một chiếc xuồng ba lá ngạo mạn chắn ngang thủy trình.
Trong vùng tử địa đó, bất cứ cái gì lạ mắt, bất thường, đều là một
vấn đề phải suy nghĩ. Đó là một bẫy sập, đi gần đó hay đụng nhẹ vào là
có thể thủy mìn sẽ nổ? Trung Úy Lượng cho một tàu trinh sát đến kiểm
tra. Báo cáo liền đó là xuồng không người, có hai chiếc dầm bơi, và…một
chiếc guốc phụ nữ. Đó là một đề tài rất tốt cho những nhà văn có óc
trinh thám phân tích rồi viết thành truyện dài vô tận.
Ông quận trưởng đề nghị bắn xuồng rồi bỏ cho chìm.
Nghe thế, ông Lượng chụp cây Mit. 30, lên đạn, nhưng ông run tay, do dự. Thấy miệng ông như đang nhai kẹp cao su. Xương quay hàm ông cử động liên hồi trong khi ông liếm môi trên và môi dưới của miệng ông.
Tôi không hỏi lý do của sự chậm chạp khác thường đó. Thình lình ông bắt tay lên miệng làm loa, hỏi lính:
“Guốc Đa Kao hay (guốc) dông (9) hả? ”
Bên tàu trinh sát trả lời:
“Gót nhọn ông ơi”
Ông Lượng kêu một tiếng “Quái!” rồi im.
Như không chờ được lâu hơn, ông quận thúc: “Trung úy…. mần nó đi. Mục tiêu ngon lành mà.”
Câu nói ông quận làm ông Lượng lúng búng: “Sao bắn guốc đà….àn bà?”
Ông ôm khẩu trung liên đã lên đạn, nòng súng nhắm ngay mục tiêu là chiếc xuồng ba lá mảnh mai, trông thật dễ thương; súng trong tay ông hễ bấm cò là nổ. Nhưng ông ngại chỉ vì trên chiếc xuồng đó có hai cây dầm bơi và một chiếc guốc phụ nữ.
Người nhà quê vùng đó không ai mang guốc mà đi xuồng cả, đặc biệt là guốc gót nhọn. Hai cây dầm có nghĩa là trên xuồng trước đó phải có tối thiểu hai người. Vậy thì còn ba chiếc guốc kia và bốn cái bàn chân mang guốc đã hà khứ xứ? (10)Có lẽ vì thế mà ông Lượng không nở bấm cò súng khi chưa trả lời được câu hóc búa là ba chiếc guốc kia và bốn bàn chân phụ nữ đã thật sự đi đâu.
Bỗng nhiên ông Lượng đổi ý, kêu một chiếc tàu FOM trinh sát cho người lấy chiếc guốc “nghi can” đó cho ông, rồi kéo chiếc xuồng đó về quận để ông điều tra sự thật về ba chiếc guốc còn thiếu trên xuồng.
Tôi cho đó là chuyện nhỏ.
Về dến Nha Mân, chờ mọi người của ông quận lên bờ xong, tôi quay sang hỏi ông quận:
“Mấy tấm bảng đề “tử địa”ai treo gần quận đường quá thì có nên triệt hạ cho đỡ chướng mắt hay không?”
Ông trả lời:
“Khi mới đến tôi đã cho hạ. Vài hôm sau lại thấy những cái mới”,
“Ai đặt lại bảng mới?” tôi hỏi.
“Chắc họ cũng không xa đây lắm”, ông quận đáp.
“Ông quận có nghe nói qua về anh em Biệt Hải của Hải Quân Việt Nam chưa?” tôi hỏi tiếp.
“Cái đó là gì vậy?” ông hỏi lại.
“Là cái có thể giúp ông quận tìm ra ai là người đã đặt những tấm bảng gỗ đó, rồi mang về cho ông quận”
Ông quận nói nhanh: “Tốt quá. Vậy thì bao giờ ‘Đại Bàng’ giúp tôi được?”
Tôi nói: “Việc này thì ông liên lạc với tôi sau. Nhưng ông phải hứa với tôi là giữ tuyệt đối bí mật nha”.
Ông quận gật đầu. Rồi sau một thoáng suy nghĩ, ông nói:
“Tôi muốn bà nhà tôi nhìn tận mắt cảnh sống cơ cực của mấy bà vợ binh sĩ địa phương quân ở đây, chồng đâu vợ đó. Bà ở Sài Gòn, chê Nha Mân nhà quê. Lại còn kêu tôi gửi công xa của quận về đưa bà đi đây đi đó. Mấy bà vợ lính ở đây đến đi bộ cũng không có đường để đi. Cùng là đàn bà với nhau cả mà sao có điều gì rất khó nọi”
Đoàn giang đĩnh về đến bến ủi trước quận Nha Mân. Một sĩ quan thuộc ban hành quân của quận đến trình ông quận một xấp công văn xin ông duyệt ký.
Ông quân đưa tay ra nhận những tờ giấy đó rồi nhìn anh ta, hỏi:
“Từ sáng giờ có ghi nhận tai nạn nào trên rạch Nha Mân gần cầu không, hả?”
Người sĩ quan đó nói:
“Thưa không.”
Nghe thế, ông Lượng xía vào, nhắn ông quận trưởng:
“Chiếc xuồng thì chúng tôi tôi tôi gởi cho quận. Có ai xin lại thì ông quận cho llàm phước. Chiếc guốc guốc guốc mồ mồ côi thì tôi cầm về để để để trên bàn viết mà nhìn chơi. Cám ơn ông nhiều.”
Bốn tàu tuần tự lui bãi, ra sông Tiền để về hậu cứ.
Thức ăn và rượu ông quận mang theo còn để lại y nguyên trên tàu. Cây nước đá đã tan hết. Ông Lượng kêu các tàu trong đoàn lần lượt cập vào cho ông chia đều thức ăn; rượu thì ông giữ lại. Ông nói:
“Anh em yên trí đi. Đi với với tôi là không bao giờ thiếu cái ăn cả. Chỉ có no dồn đói góp thôi.
Trong khi tàu đang chạy chậm trên sông lớn, tôi ra sau lái thả gàu kéo nước tắm. Gió trên sông mát lạnh nhưng trong lòng cảm thấy ấm khi nhìn thủy thủ chia thức ăn cho nhau. Trên tàu biển, sĩ quan ăn riêng, ở riêng với nhau. Trên tàu Giang đoàn thì ngược lại.
Ông Lượng trẻ hơn tôi nhưng so với đa số thủy thủ của tôi thì ông cũng là người có tuổi. Trong bóng chiều tà trên sóng nước, nhìn ông đang khom người moi thức ăn chia cho anh em thủy thủ, tôi tưởng tượng ông như một gà đãi kiếm mồi cả ngày, buổi chiều về nuôi từng đứa con mình.
Tiểu Đĩnh
1. Trung đoàn trưởng là trung tá NVT, quê Long Xuyên, gốc nhà giáo, mô phạm đầy người.
2. Over lay, giấy kiếng phủ trên bản đồ.
3. Provincial Ranger Unit
4. Chiến đĩnh Monitor, đon vị chủ lực về hỏa pháo của giang đoàn.
5. Trung úy NVL, gốc Bộ Binh, cải tuyển sang Hải Quân. Sau một lần đi
hành quân, tàu ông bị mìn nổ lật úp. Ông thoát được nhưng sinh tật cà
lăm khi nói.
6. Phim The Passion do Mel Gibson thực hiện năm 2004.
7. Steeve McEveely nói: ”I’m about a hundred feet away from them when I
glanced over and see lightning coming out of Caviezel’s ears—Newsweek
Nov. 3, 2003.
8. Tiếng dân gian trong Nam có nghĩa là trớt hướt, hay là không có gì cả.
9. Cây dông đồng, dùng đẻo thành guốc.
10.Nhân diện bất tri hà xứ khứ – Thôi Hiệu.
http://www.tvvn.org/hanh-quan-nha-man-tieu-dinh-2/
Tân Sơn Hòa chuyển