Tham Khảo

TT Obama: Thành Công Và Thất Bại: Phần 1

Ứng viên Obama đắc cử, lý do quan trọng nhất vì ông hứa hẹn “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ bảo thủ hay cấp tiến, trắng hay đen, giàu hay nghèo, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


TT Obama: Thành Công Và Thất Bại:
Vũ Linh 

__,_._,___

 
...chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama... 
 Còn không lâu nữa thì dân Mỹ trả tự do cho TT Obama, tha hồ đi câu, đánh gôn, viết sách hay đi đọc diễn văn kiếm vài chục triệu, rồi mở quỹ phước thiện gì đó kiếm vài tỷ theo gương ông bà Clinton. Chuyện bầu bán coi như xong, bây giờ là lúc ta xét lại thành quả của TT Obama. 
 Trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng DC vừa qua, TT Obama tuyên bố “tôi rất lạc quan về tương lai. Làm sao tôi không như vậy được với những thành quả chúng ta đã đạt được?” Có thật vậy không? Ông đã đạt thành quả gì? Thành công hay thất bại? 
 Nhìn một cách đơn giản thì rất dễ. Đối với cử tri cấp tiến đã bầu cho ông, TT Obama là một trong những tổng thống tài giỏi, vĩ đại nhất. Đấng Tiên Tri mà! Đối với những người bảo thủ chống ông thì dĩ nhiên ông là một trong những tổng thống tồi tệ nhất, tranh chức quán quân với TT Carter. Ông Tổ Chức Cộng Đồng mà! Đâu là sự thật? 

> Trước hết, nói về cá nhân TT Obama. Ông là người có tham vọng lớn hơn ai hết. Leo lên ghế lãnh đạo tối cao khi mới có 47 tuổi, sau khi làm thượng nghị sĩ liên bang có 4 năm, mà hai năm đầu đi lòng vòng bắt tay làm quen đồng nghiệp, hai năm sau đã lặn lội khắp nước, vận động tranh cử tổng thống toàn thời. Một tay hạ gục hai guồng máy chính trị lớn nhất nước là hai chính đảng DC và CH. Đối với một người da đen, cho dù là một nửa thôi, thì giấc mộng của ông thật là vĩ đại. Vậy mà ông đã thành công, mà lại nhanh hơn ai hết. Không giỏi sao được? 

> Một điều nữa, 8 năm dưới TT Obama cũng là 8 năm không xì-căng-đan như dưới thời Clinton. Ông cũng may mắn không gặp những đại họa như vụ 9/11, bão Katrina lớn nhất lịch sử, hai khủng hoảng kinh tế 2000-2008. Cho dù không chia sẻ quan điểm chính trị với Obama, cũng phải công nhận ông trong sạch, thanh liêm, có một gia đình gương mẫu. 

> Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng thống theo kiểu không xì-căng-đan, thanh liêm, có gia đình gương mẫu, thì trong tương lai nên tìm một công chức già nào đó bầu làm tổng thống cho chắc ăn. 

> Bây giờ ta nhìn qua thành quả thực sự của TT Obama. Vì khuôn khổ bài báo, bài viết tuần này sẽ bàn về chính trị tổng quát và xã hội. Sẽ có 3 bài viết nữa đề cập đến kinh tế, Obamacare, và chính sách đối ngoại, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Trừ phi có biến cố đặc biệt cần bàn gấp, không thì loạt bài này sẽ được đăng liên tục trong 4 tuần trước ngày TT Obama vui thú điền viên. 

> Loạt bài hơi dài, khác xa với những tâng bốc của TTDC, sẽ gây “sóng gió loạn giang hồ”! Kẻ này hoan nghênh mọi phản biện nghiêm chỉnh. Sẽ… “cãi” lại nếu cần. 

> 1. ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 

> Ứng viên Obama đắc cử, lý do quan trọng nhất vì ông hứa hẹn “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ bảo thủ hay cấp tiến, trắng hay đen, giàu hay nghèo, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dân Mỹ mê mẩn và ngây ngô tin tưởng vào một người có viễn kiến có thể làm chuyện đổi đời. Ông tổ chức công đồng sẽ dư thừa khả năng tổ chức quốc gia. Đến gần cuối hai nhiệm kỳ, ông đã đạt thành quả nào? 

> Miả mai thay, theo báo phe ta Washington Post, TT Obama là tổng thống tạo phân hoá lớn nhất lịch sử cận đại Mỹ. Hầu hết các luật lớn nhỏ đều được biểu quyết theo đúng tỷ lệ phiếu của hai đảng trong quốc hội, không có một đồng thuận nào giữa hai chính đảng. 

> Tất cả bắt đầu ngay từ ngày đầu. Lần đầu tiên tân TT Obama gặp các lãnh tụ đối lập CH đầu năm 2009, ông đã nói ngay mặt dân biểu lãnh tụ khối CH Eric Cantor: “Eric, bầu cử phải có hậu quả. Tôi đã thắng!”. Diễn dịch ra chữ quốc ngữ: mời các ông đi chỗ khác chơi! Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có tổng thống tân cử nào khiếm nhã và phách lối như vậy. 

> Năm 2008, dân Mỹ mê mẩn ông chính khách của đại đoàn kết dân tộc, trao cho ông chẳng những Nhà Trắng, mà luôn cả Hạ Viện và Thượng Viện. Ông ứng viên ôn hoà mau mắn biến ngay thành ông tổng thống cấp tiến cực đoan nhất. Từ gần một ngàn tỷ kích cầu đến Obamacare. Dân Mỹ xanh mặt. Năm 2010, vội trao Hạ Viện cho CH để kềm hãm bớt con tàu Obama đang hùng hục lao vào tảng đá xã hội chủ nghiã. 

> TT Obama làm tổng thống đúng 2 năm, ra được 3 bộ luật lớn: kích cầu kinh tế, cải tổ ngân hàng, và Obamacare, còn 6 năm sau… bận đánh gôn. Cả ba luật lớn được biểu quyết tuyệt đối theo lằn ranh hai đảng tại Hạ Viện: kích cầu kinh tế: 0 phiếu CH, cải tổ ngân hàng: 3 phiếu CH, Obamacare: 1 phiếu CH (db Cao Quang Ánh). Ta sẽ xét lại những luật này trong những bài tới. 

> Có một điều ít người để ý. Nếu nước Mỹ theo thể chế đại nghị, với lãnh đạo được bầu theo đa số tại Hạ Viện như Âu Châu thì TT Obama đã về vườn từ đầu 2011 khi Hạ Viện lọt vào tay CH. 

> Chính quyền đổ lỗi cho đảng đối lập là “the party of no”, mà quên mất các dân cử đối lập cũng đều do dân bầu và chỉ làm bổn phận được dân giao phó. 

> Việc nước Mỹ có hai chính đảng đối lập chống nhau đã có từ ngày khai quốc. Cái tài giỏi của người lãnh đạo là khai thông mâu thuẫn, tạo đồng thuận bằng tương nhượng. Không làm được việc này thì chỉ là do người lãnh đạo không muốn hay không có khả năng. Không thể khư khư làm theo ý mình rồi đòi hỏi đối lập phải dạ vâng như trong chế độ ma-dzê in Việt Nam. 

> Hai ví dụ cụ thể. TT Bush con, ngay sau khi đắc cử, năm 2001 đã hợp tác chặt chẽ với TNS cấp tiến Ted Kennedy để ra luật cải tổ giáo dục No Child Left Behind, được cả hai phe thông qua dễ dàng. Cuối 2008, cần ra luật cứu nguy ngân hàng: bộ trưởng Tài Chánh của TT Bush con, Hank Paulson, quỳ gối trước mặt bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trước mặt cả chục dân biểu và nhà báo, năn nỉ phe DC biểu quyết luật cứu nguy ngân hàng. Có khác với thái độ của TT Obama đối với ông Cantor không? Tất cả các luật của TT Bush con, từ kích cầu, cứu nguy kinh tế, đến cải tổ giáo dục, giảm thuế, an ninh quốc gia,... đều có phiếu của cả hai đảng. 

> Vì bế tắc chính trị, nhiều vấn đề lớn cho đến nay vẫn chẳng có giải pháp gì bất chấp những hứa hẹn đình đám của ứng viên Obama. 

> Hàng loạt vụ giết người tập thể vẫn chưa đưa đến biện pháp kiểm soát súng đạn nào sau gần 8 năm võ miệng. Ưu tư lớn của khối cấp tiến, hâm nóng địa cầu và môi trường sạch: chẳng có gì xẩy ra, ngoài chuyện ngăn cản việc thiết lập ống dẫn dầu từ Canada qua Texas, khiến mất cơ hội tạo việc làm cho mấy chục ngàn người. Vấn nạn di dân lậu Nam Mỹ vẫn y nguyên, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn khi cả ngàn trẻ con Nam Mỹ mỗi ngày vẫn được lùa qua Mỹ làm mỏ neo cho bố mẹ chúng qua đoàn tụ gia đình sau. 

> Trong việc tạo đại đoàn kết, TT Obama thất bại hoàn toàn vì không giảm được mâu thuẫn chính trị, xã hội, văn hoá như đã hứa hẹn, cách biệt CH-DC, bảo thủ-cấp tiến, giàu–nghèo chỉ thấy tăng chứ không giảm. Có thể vì trong thâm tâm TT Obama thực sự không muốn, và đại đoàn kết chỉ là khẩu hiệu mỵ dân để tranh cử. 

> Trong cái thất bại đó, nước Mỹ gánh chịu những tai họa nặng nề nhất. Một số không nhỏ dân Mỹ tức giận, lo sợ đủ chuyện, sợ bị nhà giàu bóc lột, sợ bị cảnh sát bắn, sợ mất job cho di dân La-tinh, sợ khủng bố tràn ngập, sợ đóng thuế tới phá sản, sợ giá trị gia đình, văn hoá và tôn giáo bị đảo lộn. Đưa đến sự ra đời của những nhóm cực tả (Occupy Wall Street) và cực hữu (Tea Party). 

> Nước Mỹ từ những ngày nội chiến thời TT Lincoln cách đây hơn 100 năm, chưa khi nào phân hoá, nhóm này chống khối kia nặng nề như ngày nay. Nhìn vào phản ứng của cử tri của bà Hillary sau khi ông Trump đắc cử thì rõ, một phản ứng cuồng tín chưa bao giờ thấy trong lịch sử Mỹ. 

> 2. MÂU THUẪN MÀU DA 

> TT Obama đắc cử một phần không nhỏ vì cả nước hy vọng một tổng thống với hai dòng máu như ông sẽ là cầu nối giữa hai khối da trắng và da đen, giải quyết tận gốc vấn nạn kỳ thị của xứ Mỹ này. Gần 70 triệu người, tuyệt đại đa số là da trắng, ngất ngây bầu cho ông vì “hy vọng”. 

> Thực tế, hy vọng biến thành ảo vọng. TT Obama thất bại nặng nề, khi chưa bao giờ nước Mỹ từ những ngày rối loạn của thập niên 1960 lại gặp xung khắc màu da nặng như bây giờ. 

> Da đen bị cảnh sát bắn, cảnh sát bị da đen giết, chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Các phong trào cực đoan Black Lives Matter [Mạng Da Đen Đáng Kể] hay Blue Lives Matter [Mạng Cảnh Sát Đáng Kể] xuất hiện. Cũng là lần đầu tiên từ thời TT Carter cách đây gần nửa thế kỷ, dân da đen lại nổi loạn, cướp bóc, đốt phá. Và lạ lùng thay, tổng thống công khai đứng về phiá những người cùng màu da chống những cảnh sát hy sinh giữ an ninh trật tự cho cả nước. Khi nghe tin cảnh sát bắt một ông giáo sư da đen, TT Obama phán ngay “cảnh sát ngu xuẩn”, dù chưa biết hư thực thế nào. 

> Người ta đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân xung khắc? Da trắng thấy có tổng thống da đen nên đâm ra ghét da đen nhiều hơn? Hay da đen có tổng thống cùng mầu da bênh mình nên ngang ngược hơn? Đã có ai đặt câu hỏi tại sao trong lịch sử cận đại Mỹ, dân da đen không bao giờ biểu tình, đốt phá dưới thời các tổng thống CH Eisenhower, Nixon, Ford, Bush cha và Bush con, mà chỉ dưới thời tổng thống DC Kennedy, Johnson, Carter và Obama? Có phải vì dân da đen lạm dụng các tổng thống DC không? 

> Truyền thông phe ta ồn ào tố nước Mỹ kỳ thị nhất. Lạ nhỉ! Cái xứ này là xứ duy nhất ngoài Phi Châu đã hai lần bầu cho một ông đen làm tổng thống khi dân da đen chỉ có hơn một phần mười dân số. Vậy mà lại là xứ kỳ thị nhất thế giới sao? 

> Khi 95% dân da đen bỏ phiếu cho TT Obama thì không ai dám nói đó là vì cùng màu da. Nhưng khi có ai chỉ trích ông [kể cả kẻ này] thì có ngay vài tiếng lao nhao “kỳ thị”! 

> Quan hệ dân da đen với hai đảng DC và CH rất phức tạp, đã chuyển hướng 180 độ trong nửa thế kỷ qua. Nguyên thủy, CH chủ trương bẻ xích nô lệ cho da đen trong khi DC chống, đưa đến nội chiến dưới thời TT CH Abraham Lincoln. Cho đến năm 1950, TT Eisenhower của CH vẫn còn được gần 70% phiếu da đen. Thời đó, DC là đảng của miền Nam kỳ thị trong khi vùng đông bắc –nhất là New York- là thành đồng của CH. 

> TT Kennedy của DC không hồ hởi gì với dân da đen. Ông và ông em, bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, tìm cách hạ uy tín của mục sư Martin Luther King, cho FBI theo dõi, lập hồ sơ gái gú lăng nhăng của ông. Cả hai ông thất bại, nhưng TT Johnson sau đó đủ khôn ngoan chính trị để “ôm” lấy cuộc nổi loạn của dân da đen, tự khoác cái áo Superman tranh đấu cho họ, ban hành các luật nhân quyền và dân quyền cho họ năm 1965. TT Johnson tuyên bố một câu để đời “vì mấy tên mọi –niggers- này mà đảng DC sẽ mất hết miền Nam”. Quả đúng như vậy, dân da trắng miền Nam nhất loạt bỏ đảng DC, biến miền này thành đất CH, bắt buộc DC phải mua chuộc khối da đen bằng chính sách trợ cấp thả giàn, khiến da đen hoàn toàn ngả về DC. 

> Trong vấn đề hàn gắn trắng đen, TT Obama cũng thất bại hoàn toàn, vừa không đạt được mục tiêu cá nhân, vừa di hại lớn cho nước Mỹ. 

> 3. CHUYỂN HƯỚNG QUA CẤP TIẾN 

> Khi còn vận động tranh cử năm 2008 thì ông Obama tương đối ôn hoà, chống lại bà Hillary mà ông tố là thiên tả cực đoan. Nhưng ngay sau khi đắc cử thì quan điểm cấp tiến cực đoan hiện rõ ngay. 

> Những cải cách theo hướng cấp tiến có hậu quả lớn và lâu dài nhất gồm có việc áp đặt chính sách kinh tế nợ ngập đầu với mục đích tái phân phối lợi tức, và gia tăng đủ loại trợ cấp an sinh mà ta sẽ bàn trong bài tới. 

> Trên phương diện văn hóa, chính sách cấp tiến, “phải đạo chính trị”, được thể hiện qua việc tích cực tranh đấu cho nữ quyền, hôn nhân đồng tính, quyền lợi của khối lưỡng tính và chuyển giới. Rồi đến những quyết định xoá bỏ những vết tích Nam quân của thời nội chiến vẫn làm dân da đen sợ hãi cả trăm năm sau, dẹp bỏ những biểu tượng của Thiên Chúa giáo bây giờ bị tố quá tàn nhẫn đối với Hồi giáo trong thời Thập Tự Chinh cách đây mấy trăm năm, để ca tụng Hồi giáo như tôn giáo của hoà bình và tình thương bất kể khủng bố đang đánh bom tứ phiá, mở cửa đón di dân Hồi, cổ võ việc ân xá di dân lậu gốc Nam Mỹ, nhân danh một nước Mỹ đa dạng và nhân bản, trong khi âm thầm đếm số cử tri tương lai. 

> Việc chuyển hướng qua phiá tả có lợi hay hại cho nước Mỹ tùy thuộc quan điểm mỗi người. Người cấp tiến dĩ nhiên sẽ coi đây là một bước tiến đúng hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Ngược lại người bảo thủ sẽ than vãn về suy đồi đạo đức, mất giá trị văn hoá cổ truyền. 

> Việc TT Obama nâng đỡ các khối dân thiểu số là điều đáng ca ngợi, nhưng khi ông quá chú tâm vào khối thiểu số này, lơ là khối dân da trắng lao động và nhất là trung lưu, bỏ mặc họ vật lộn với thất nghiệp, lương thấp, chi phí y tế cao, giáo dục con cái bết bát, đời sống tinh thần đảo lộn, an ninh cá nhân bị đe dọa,… thì chính ông đã tạo ra những bất mãn lớn, đưa đến sự ra đời của các hiện tượng cực đoan Sanders và Trump. Và sự thất bại của bà Hillary, mà chẳng cần đến bàn tay lông lá của Putin xiá vào. 

> Trong việc chuyển hướng qua cấp tiến, TT Obama đã thành công lớn trên phương diện cá nhân vì đã đạt được mục đích. Nước Mỹ chưa bao giờ cấp tiến rõ nét như bây giờ, kể từ thời TT Johnson. 

> KẾT 

> Dân Mỹ nghĩ sao? Chỉ cần nhìn vào kết quả các cuộc bầu cử thì biết, khỏi tranh cãi. 

> Dưới 8 năm của TT Obama, dân Mỹ đã có cơ hội cho mấy ông bà bảo thủ của “the party of no” về nhà đuổi gà qua 4 lần bầu cử 2010-12-14-16. Nhưng không, họ đại thắng cả 4 lần, với đảng DC mất tổng cộng 11 thống đốc, 8 thượng nghị sĩ liên bang, 63 dân biểu liên bang, và khoảng 950 dân biểu và nghị sĩ tiểu bang, nhiều hơn dưới bất cứ tổng thống nào khác trong lịch sử Mỹ. Số dân biểu CH tại Hạ Viện liên bang hiện nay là con số lớn nhất kể từ 1928, cách đây gần 90 năm. CH bây giờ kiểm soát cả hai viện quốc hội liên bang, sẽ kiểm soát luôn Tối Cao Pháp Viện trong vài chục năm tới, và nắm quyền tại 33 tiểu bang so với 17 tiểu bang DC. Trong lịch sử cận đại, chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama. Đó là gia tài chính trị lớn nhất TT Obama để lại. 

> Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Washington Post phán “cử tri của Trump chỉ là một đám da trắng nổi giận”. Một nửa nước, 62 triệu người nổi giận? Đó có phải là gia tài của một tổng thống giỏi không? 

> Sau cuộc bầu cử, thiên hạ đã bàn quá nhiều về hai yếu tố: những điểm yếu của cá nhân bà Hillary, và cuộc nổi loạn của dân lao động các tiểu bang kỹ nghệ. Nhưng có một yếu tố nữa không thể bỏ qua. Dân Mỹ bác bỏ toàn diện chính sách cấp tiến của TT Obama. Bằng chứng? Các tiểu bang xôi đậu trước đây bầu cho TT Obama như Florida, North Carolina và Iowa: tại đây, chẳng có dân lao động nổi giận vì mất job gì hết, nhưng họ vẫn không bỏ phiếu cho bà Hillary, tức là bác bỏ Obama nhiệm kỳ 3. Một sai lầm nữa của bà Hillary là đã ôm TT Obama quá chặt. 

> TTDC gân cổ cãi bà Hillary thắng gần 3 triệu phiếu phổ thông theo kết quả cuối cùng, mà ém nhẹm thắng lợi này trên căn bản chỉ dựa trên hai tiểu bang khổng lồ là Cali và Nữu Ước. Ngoài hai tiểu bang này ra, trên tổng số của 48 tiểu bang còn lại, bà Hillary thua 3 triệu phiếu. Những đổ thừa cho Putin và wikileaks xì emails đều không giải thích được thảm bại te tua của DC trên khắp nước, không dính dáng gì đến bà Hillary. 

> Nước Mỹ dưới TT Obama ngày một mất căn tính quốc gia –national identity-, trở thành một nồi cháo hổ lốn, trong đó quốc kỳ bị đốt, chào quốc ca trở thành chuyện tùy hỷ, tổng thống –bất kể ai- bị cả nửa nước khinh miệt, nhục mạ, và nước Mỹ bị cả thế giới coi thường. Ngay cả căn tính cá nhân cũng đang mất dần khi chẳng ai rõ ai là đàn ông, ai là đàn bà, ai là... nửa nạc nửa mỡ. 

> Thất bại lớn của TT Obama là đã không tạo được một hậu thuẫn chính trị vững mạnh và lâu dài, không “cấy” được người thừa kế để bảo vệ gia tài cấp tiến của ông. TT Reagan đã để lại dấu ấn, mang nước Mỹ vào khung bảo thủ trong 20 năm sau khi ông mãn nhiệm. TT Obama ra đi, để lại một gia tài mà TT Trump sẽ xóa gần hết trong vòng một năm. (25-12-16) 


Vũ Linh 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TT Obama: Thành Công Và Thất Bại: Phần 1

Ứng viên Obama đắc cử, lý do quan trọng nhất vì ông hứa hẹn “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ bảo thủ hay cấp tiến, trắng hay đen, giàu hay nghèo, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.


TT Obama: Thành Công Và Thất Bại:
Vũ Linh 

__,_._,___

 
...chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama... 
 Còn không lâu nữa thì dân Mỹ trả tự do cho TT Obama, tha hồ đi câu, đánh gôn, viết sách hay đi đọc diễn văn kiếm vài chục triệu, rồi mở quỹ phước thiện gì đó kiếm vài tỷ theo gương ông bà Clinton. Chuyện bầu bán coi như xong, bây giờ là lúc ta xét lại thành quả của TT Obama. 
 Trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng DC vừa qua, TT Obama tuyên bố “tôi rất lạc quan về tương lai. Làm sao tôi không như vậy được với những thành quả chúng ta đã đạt được?” Có thật vậy không? Ông đã đạt thành quả gì? Thành công hay thất bại? 
 Nhìn một cách đơn giản thì rất dễ. Đối với cử tri cấp tiến đã bầu cho ông, TT Obama là một trong những tổng thống tài giỏi, vĩ đại nhất. Đấng Tiên Tri mà! Đối với những người bảo thủ chống ông thì dĩ nhiên ông là một trong những tổng thống tồi tệ nhất, tranh chức quán quân với TT Carter. Ông Tổ Chức Cộng Đồng mà! Đâu là sự thật? 

> Trước hết, nói về cá nhân TT Obama. Ông là người có tham vọng lớn hơn ai hết. Leo lên ghế lãnh đạo tối cao khi mới có 47 tuổi, sau khi làm thượng nghị sĩ liên bang có 4 năm, mà hai năm đầu đi lòng vòng bắt tay làm quen đồng nghiệp, hai năm sau đã lặn lội khắp nước, vận động tranh cử tổng thống toàn thời. Một tay hạ gục hai guồng máy chính trị lớn nhất nước là hai chính đảng DC và CH. Đối với một người da đen, cho dù là một nửa thôi, thì giấc mộng của ông thật là vĩ đại. Vậy mà ông đã thành công, mà lại nhanh hơn ai hết. Không giỏi sao được? 

> Một điều nữa, 8 năm dưới TT Obama cũng là 8 năm không xì-căng-đan như dưới thời Clinton. Ông cũng may mắn không gặp những đại họa như vụ 9/11, bão Katrina lớn nhất lịch sử, hai khủng hoảng kinh tế 2000-2008. Cho dù không chia sẻ quan điểm chính trị với Obama, cũng phải công nhận ông trong sạch, thanh liêm, có một gia đình gương mẫu. 

> Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng thống theo kiểu không xì-căng-đan, thanh liêm, có gia đình gương mẫu, thì trong tương lai nên tìm một công chức già nào đó bầu làm tổng thống cho chắc ăn. 

> Bây giờ ta nhìn qua thành quả thực sự của TT Obama. Vì khuôn khổ bài báo, bài viết tuần này sẽ bàn về chính trị tổng quát và xã hội. Sẽ có 3 bài viết nữa đề cập đến kinh tế, Obamacare, và chính sách đối ngoại, kể cả cuộc chiến chống khủng bố. Trừ phi có biến cố đặc biệt cần bàn gấp, không thì loạt bài này sẽ được đăng liên tục trong 4 tuần trước ngày TT Obama vui thú điền viên. 

> Loạt bài hơi dài, khác xa với những tâng bốc của TTDC, sẽ gây “sóng gió loạn giang hồ”! Kẻ này hoan nghênh mọi phản biện nghiêm chỉnh. Sẽ… “cãi” lại nếu cần. 

> 1. ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 

> Ứng viên Obama đắc cử, lý do quan trọng nhất vì ông hứa hẹn “đại đoàn kết dân tộc”, không có nước Mỹ bảo thủ hay cấp tiến, trắng hay đen, giàu hay nghèo, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dân Mỹ mê mẩn và ngây ngô tin tưởng vào một người có viễn kiến có thể làm chuyện đổi đời. Ông tổ chức công đồng sẽ dư thừa khả năng tổ chức quốc gia. Đến gần cuối hai nhiệm kỳ, ông đã đạt thành quả nào? 

> Miả mai thay, theo báo phe ta Washington Post, TT Obama là tổng thống tạo phân hoá lớn nhất lịch sử cận đại Mỹ. Hầu hết các luật lớn nhỏ đều được biểu quyết theo đúng tỷ lệ phiếu của hai đảng trong quốc hội, không có một đồng thuận nào giữa hai chính đảng. 

> Tất cả bắt đầu ngay từ ngày đầu. Lần đầu tiên tân TT Obama gặp các lãnh tụ đối lập CH đầu năm 2009, ông đã nói ngay mặt dân biểu lãnh tụ khối CH Eric Cantor: “Eric, bầu cử phải có hậu quả. Tôi đã thắng!”. Diễn dịch ra chữ quốc ngữ: mời các ông đi chỗ khác chơi! Trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có tổng thống tân cử nào khiếm nhã và phách lối như vậy. 

> Năm 2008, dân Mỹ mê mẩn ông chính khách của đại đoàn kết dân tộc, trao cho ông chẳng những Nhà Trắng, mà luôn cả Hạ Viện và Thượng Viện. Ông ứng viên ôn hoà mau mắn biến ngay thành ông tổng thống cấp tiến cực đoan nhất. Từ gần một ngàn tỷ kích cầu đến Obamacare. Dân Mỹ xanh mặt. Năm 2010, vội trao Hạ Viện cho CH để kềm hãm bớt con tàu Obama đang hùng hục lao vào tảng đá xã hội chủ nghiã. 

> TT Obama làm tổng thống đúng 2 năm, ra được 3 bộ luật lớn: kích cầu kinh tế, cải tổ ngân hàng, và Obamacare, còn 6 năm sau… bận đánh gôn. Cả ba luật lớn được biểu quyết tuyệt đối theo lằn ranh hai đảng tại Hạ Viện: kích cầu kinh tế: 0 phiếu CH, cải tổ ngân hàng: 3 phiếu CH, Obamacare: 1 phiếu CH (db Cao Quang Ánh). Ta sẽ xét lại những luật này trong những bài tới. 

> Có một điều ít người để ý. Nếu nước Mỹ theo thể chế đại nghị, với lãnh đạo được bầu theo đa số tại Hạ Viện như Âu Châu thì TT Obama đã về vườn từ đầu 2011 khi Hạ Viện lọt vào tay CH. 

> Chính quyền đổ lỗi cho đảng đối lập là “the party of no”, mà quên mất các dân cử đối lập cũng đều do dân bầu và chỉ làm bổn phận được dân giao phó. 

> Việc nước Mỹ có hai chính đảng đối lập chống nhau đã có từ ngày khai quốc. Cái tài giỏi của người lãnh đạo là khai thông mâu thuẫn, tạo đồng thuận bằng tương nhượng. Không làm được việc này thì chỉ là do người lãnh đạo không muốn hay không có khả năng. Không thể khư khư làm theo ý mình rồi đòi hỏi đối lập phải dạ vâng như trong chế độ ma-dzê in Việt Nam. 

> Hai ví dụ cụ thể. TT Bush con, ngay sau khi đắc cử, năm 2001 đã hợp tác chặt chẽ với TNS cấp tiến Ted Kennedy để ra luật cải tổ giáo dục No Child Left Behind, được cả hai phe thông qua dễ dàng. Cuối 2008, cần ra luật cứu nguy ngân hàng: bộ trưởng Tài Chánh của TT Bush con, Hank Paulson, quỳ gối trước mặt bà chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi trước mặt cả chục dân biểu và nhà báo, năn nỉ phe DC biểu quyết luật cứu nguy ngân hàng. Có khác với thái độ của TT Obama đối với ông Cantor không? Tất cả các luật của TT Bush con, từ kích cầu, cứu nguy kinh tế, đến cải tổ giáo dục, giảm thuế, an ninh quốc gia,... đều có phiếu của cả hai đảng. 

> Vì bế tắc chính trị, nhiều vấn đề lớn cho đến nay vẫn chẳng có giải pháp gì bất chấp những hứa hẹn đình đám của ứng viên Obama. 

> Hàng loạt vụ giết người tập thể vẫn chưa đưa đến biện pháp kiểm soát súng đạn nào sau gần 8 năm võ miệng. Ưu tư lớn của khối cấp tiến, hâm nóng địa cầu và môi trường sạch: chẳng có gì xẩy ra, ngoài chuyện ngăn cản việc thiết lập ống dẫn dầu từ Canada qua Texas, khiến mất cơ hội tạo việc làm cho mấy chục ngàn người. Vấn nạn di dân lậu Nam Mỹ vẫn y nguyên, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn khi cả ngàn trẻ con Nam Mỹ mỗi ngày vẫn được lùa qua Mỹ làm mỏ neo cho bố mẹ chúng qua đoàn tụ gia đình sau. 

> Trong việc tạo đại đoàn kết, TT Obama thất bại hoàn toàn vì không giảm được mâu thuẫn chính trị, xã hội, văn hoá như đã hứa hẹn, cách biệt CH-DC, bảo thủ-cấp tiến, giàu–nghèo chỉ thấy tăng chứ không giảm. Có thể vì trong thâm tâm TT Obama thực sự không muốn, và đại đoàn kết chỉ là khẩu hiệu mỵ dân để tranh cử. 

> Trong cái thất bại đó, nước Mỹ gánh chịu những tai họa nặng nề nhất. Một số không nhỏ dân Mỹ tức giận, lo sợ đủ chuyện, sợ bị nhà giàu bóc lột, sợ bị cảnh sát bắn, sợ mất job cho di dân La-tinh, sợ khủng bố tràn ngập, sợ đóng thuế tới phá sản, sợ giá trị gia đình, văn hoá và tôn giáo bị đảo lộn. Đưa đến sự ra đời của những nhóm cực tả (Occupy Wall Street) và cực hữu (Tea Party). 

> Nước Mỹ từ những ngày nội chiến thời TT Lincoln cách đây hơn 100 năm, chưa khi nào phân hoá, nhóm này chống khối kia nặng nề như ngày nay. Nhìn vào phản ứng của cử tri của bà Hillary sau khi ông Trump đắc cử thì rõ, một phản ứng cuồng tín chưa bao giờ thấy trong lịch sử Mỹ. 

> 2. MÂU THUẪN MÀU DA 

> TT Obama đắc cử một phần không nhỏ vì cả nước hy vọng một tổng thống với hai dòng máu như ông sẽ là cầu nối giữa hai khối da trắng và da đen, giải quyết tận gốc vấn nạn kỳ thị của xứ Mỹ này. Gần 70 triệu người, tuyệt đại đa số là da trắng, ngất ngây bầu cho ông vì “hy vọng”. 

> Thực tế, hy vọng biến thành ảo vọng. TT Obama thất bại nặng nề, khi chưa bao giờ nước Mỹ từ những ngày rối loạn của thập niên 1960 lại gặp xung khắc màu da nặng như bây giờ. 

> Da đen bị cảnh sát bắn, cảnh sát bị da đen giết, chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Các phong trào cực đoan Black Lives Matter [Mạng Da Đen Đáng Kể] hay Blue Lives Matter [Mạng Cảnh Sát Đáng Kể] xuất hiện. Cũng là lần đầu tiên từ thời TT Carter cách đây gần nửa thế kỷ, dân da đen lại nổi loạn, cướp bóc, đốt phá. Và lạ lùng thay, tổng thống công khai đứng về phiá những người cùng màu da chống những cảnh sát hy sinh giữ an ninh trật tự cho cả nước. Khi nghe tin cảnh sát bắt một ông giáo sư da đen, TT Obama phán ngay “cảnh sát ngu xuẩn”, dù chưa biết hư thực thế nào. 

> Người ta đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân xung khắc? Da trắng thấy có tổng thống da đen nên đâm ra ghét da đen nhiều hơn? Hay da đen có tổng thống cùng mầu da bênh mình nên ngang ngược hơn? Đã có ai đặt câu hỏi tại sao trong lịch sử cận đại Mỹ, dân da đen không bao giờ biểu tình, đốt phá dưới thời các tổng thống CH Eisenhower, Nixon, Ford, Bush cha và Bush con, mà chỉ dưới thời tổng thống DC Kennedy, Johnson, Carter và Obama? Có phải vì dân da đen lạm dụng các tổng thống DC không? 

> Truyền thông phe ta ồn ào tố nước Mỹ kỳ thị nhất. Lạ nhỉ! Cái xứ này là xứ duy nhất ngoài Phi Châu đã hai lần bầu cho một ông đen làm tổng thống khi dân da đen chỉ có hơn một phần mười dân số. Vậy mà lại là xứ kỳ thị nhất thế giới sao? 

> Khi 95% dân da đen bỏ phiếu cho TT Obama thì không ai dám nói đó là vì cùng màu da. Nhưng khi có ai chỉ trích ông [kể cả kẻ này] thì có ngay vài tiếng lao nhao “kỳ thị”! 

> Quan hệ dân da đen với hai đảng DC và CH rất phức tạp, đã chuyển hướng 180 độ trong nửa thế kỷ qua. Nguyên thủy, CH chủ trương bẻ xích nô lệ cho da đen trong khi DC chống, đưa đến nội chiến dưới thời TT CH Abraham Lincoln. Cho đến năm 1950, TT Eisenhower của CH vẫn còn được gần 70% phiếu da đen. Thời đó, DC là đảng của miền Nam kỳ thị trong khi vùng đông bắc –nhất là New York- là thành đồng của CH. 

> TT Kennedy của DC không hồ hởi gì với dân da đen. Ông và ông em, bộ trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, tìm cách hạ uy tín của mục sư Martin Luther King, cho FBI theo dõi, lập hồ sơ gái gú lăng nhăng của ông. Cả hai ông thất bại, nhưng TT Johnson sau đó đủ khôn ngoan chính trị để “ôm” lấy cuộc nổi loạn của dân da đen, tự khoác cái áo Superman tranh đấu cho họ, ban hành các luật nhân quyền và dân quyền cho họ năm 1965. TT Johnson tuyên bố một câu để đời “vì mấy tên mọi –niggers- này mà đảng DC sẽ mất hết miền Nam”. Quả đúng như vậy, dân da trắng miền Nam nhất loạt bỏ đảng DC, biến miền này thành đất CH, bắt buộc DC phải mua chuộc khối da đen bằng chính sách trợ cấp thả giàn, khiến da đen hoàn toàn ngả về DC. 

> Trong vấn đề hàn gắn trắng đen, TT Obama cũng thất bại hoàn toàn, vừa không đạt được mục tiêu cá nhân, vừa di hại lớn cho nước Mỹ. 

> 3. CHUYỂN HƯỚNG QUA CẤP TIẾN 

> Khi còn vận động tranh cử năm 2008 thì ông Obama tương đối ôn hoà, chống lại bà Hillary mà ông tố là thiên tả cực đoan. Nhưng ngay sau khi đắc cử thì quan điểm cấp tiến cực đoan hiện rõ ngay. 

> Những cải cách theo hướng cấp tiến có hậu quả lớn và lâu dài nhất gồm có việc áp đặt chính sách kinh tế nợ ngập đầu với mục đích tái phân phối lợi tức, và gia tăng đủ loại trợ cấp an sinh mà ta sẽ bàn trong bài tới. 

> Trên phương diện văn hóa, chính sách cấp tiến, “phải đạo chính trị”, được thể hiện qua việc tích cực tranh đấu cho nữ quyền, hôn nhân đồng tính, quyền lợi của khối lưỡng tính và chuyển giới. Rồi đến những quyết định xoá bỏ những vết tích Nam quân của thời nội chiến vẫn làm dân da đen sợ hãi cả trăm năm sau, dẹp bỏ những biểu tượng của Thiên Chúa giáo bây giờ bị tố quá tàn nhẫn đối với Hồi giáo trong thời Thập Tự Chinh cách đây mấy trăm năm, để ca tụng Hồi giáo như tôn giáo của hoà bình và tình thương bất kể khủng bố đang đánh bom tứ phiá, mở cửa đón di dân Hồi, cổ võ việc ân xá di dân lậu gốc Nam Mỹ, nhân danh một nước Mỹ đa dạng và nhân bản, trong khi âm thầm đếm số cử tri tương lai. 

> Việc chuyển hướng qua phiá tả có lợi hay hại cho nước Mỹ tùy thuộc quan điểm mỗi người. Người cấp tiến dĩ nhiên sẽ coi đây là một bước tiến đúng hướng tiến bộ của văn minh nhân loại. Ngược lại người bảo thủ sẽ than vãn về suy đồi đạo đức, mất giá trị văn hoá cổ truyền. 

> Việc TT Obama nâng đỡ các khối dân thiểu số là điều đáng ca ngợi, nhưng khi ông quá chú tâm vào khối thiểu số này, lơ là khối dân da trắng lao động và nhất là trung lưu, bỏ mặc họ vật lộn với thất nghiệp, lương thấp, chi phí y tế cao, giáo dục con cái bết bát, đời sống tinh thần đảo lộn, an ninh cá nhân bị đe dọa,… thì chính ông đã tạo ra những bất mãn lớn, đưa đến sự ra đời của các hiện tượng cực đoan Sanders và Trump. Và sự thất bại của bà Hillary, mà chẳng cần đến bàn tay lông lá của Putin xiá vào. 

> Trong việc chuyển hướng qua cấp tiến, TT Obama đã thành công lớn trên phương diện cá nhân vì đã đạt được mục đích. Nước Mỹ chưa bao giờ cấp tiến rõ nét như bây giờ, kể từ thời TT Johnson. 

> KẾT 

> Dân Mỹ nghĩ sao? Chỉ cần nhìn vào kết quả các cuộc bầu cử thì biết, khỏi tranh cãi. 

> Dưới 8 năm của TT Obama, dân Mỹ đã có cơ hội cho mấy ông bà bảo thủ của “the party of no” về nhà đuổi gà qua 4 lần bầu cử 2010-12-14-16. Nhưng không, họ đại thắng cả 4 lần, với đảng DC mất tổng cộng 11 thống đốc, 8 thượng nghị sĩ liên bang, 63 dân biểu liên bang, và khoảng 950 dân biểu và nghị sĩ tiểu bang, nhiều hơn dưới bất cứ tổng thống nào khác trong lịch sử Mỹ. Số dân biểu CH tại Hạ Viện liên bang hiện nay là con số lớn nhất kể từ 1928, cách đây gần 90 năm. CH bây giờ kiểm soát cả hai viện quốc hội liên bang, sẽ kiểm soát luôn Tối Cao Pháp Viện trong vài chục năm tới, và nắm quyền tại 33 tiểu bang so với 17 tiểu bang DC. Trong lịch sử cận đại, chưa có một tổng thống nào đã mang tai họa lớn cho đảng mình như TT Obama. Đó là gia tài chính trị lớn nhất TT Obama để lại. 

> Trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Washington Post phán “cử tri của Trump chỉ là một đám da trắng nổi giận”. Một nửa nước, 62 triệu người nổi giận? Đó có phải là gia tài của một tổng thống giỏi không? 

> Sau cuộc bầu cử, thiên hạ đã bàn quá nhiều về hai yếu tố: những điểm yếu của cá nhân bà Hillary, và cuộc nổi loạn của dân lao động các tiểu bang kỹ nghệ. Nhưng có một yếu tố nữa không thể bỏ qua. Dân Mỹ bác bỏ toàn diện chính sách cấp tiến của TT Obama. Bằng chứng? Các tiểu bang xôi đậu trước đây bầu cho TT Obama như Florida, North Carolina và Iowa: tại đây, chẳng có dân lao động nổi giận vì mất job gì hết, nhưng họ vẫn không bỏ phiếu cho bà Hillary, tức là bác bỏ Obama nhiệm kỳ 3. Một sai lầm nữa của bà Hillary là đã ôm TT Obama quá chặt. 

> TTDC gân cổ cãi bà Hillary thắng gần 3 triệu phiếu phổ thông theo kết quả cuối cùng, mà ém nhẹm thắng lợi này trên căn bản chỉ dựa trên hai tiểu bang khổng lồ là Cali và Nữu Ước. Ngoài hai tiểu bang này ra, trên tổng số của 48 tiểu bang còn lại, bà Hillary thua 3 triệu phiếu. Những đổ thừa cho Putin và wikileaks xì emails đều không giải thích được thảm bại te tua của DC trên khắp nước, không dính dáng gì đến bà Hillary. 

> Nước Mỹ dưới TT Obama ngày một mất căn tính quốc gia –national identity-, trở thành một nồi cháo hổ lốn, trong đó quốc kỳ bị đốt, chào quốc ca trở thành chuyện tùy hỷ, tổng thống –bất kể ai- bị cả nửa nước khinh miệt, nhục mạ, và nước Mỹ bị cả thế giới coi thường. Ngay cả căn tính cá nhân cũng đang mất dần khi chẳng ai rõ ai là đàn ông, ai là đàn bà, ai là... nửa nạc nửa mỡ. 

> Thất bại lớn của TT Obama là đã không tạo được một hậu thuẫn chính trị vững mạnh và lâu dài, không “cấy” được người thừa kế để bảo vệ gia tài cấp tiến của ông. TT Reagan đã để lại dấu ấn, mang nước Mỹ vào khung bảo thủ trong 20 năm sau khi ông mãn nhiệm. TT Obama ra đi, để lại một gia tài mà TT Trump sẽ xóa gần hết trong vòng một năm. (25-12-16) 


Vũ Linh 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm