Tham Khảo
TƯỚNG SỐ Chính Phong Nguyễn Hoàng TƯỚNG NGƯỜI VÀ TƯỚNG VẬT ANTHROPOSCOPY
Tướng là dáng dấp của người, để lộ ra bên ngoài, qua tánh tình, cử chỉ, diện mạo, khiến người có kinh nghiệm, xem tướng cũng biết được người sang hèn, lành dữ, phúc hậu hay xảo trá, hào phóng hay bần tiện, khôn ngoan hay dại dột, thọ hay chết yểu
Tướng là dáng dấp của người, để lộ ra bên ngoài, qua tánh tình, cử chỉ, diện mạo, khiến người có kinh nghiệm, xem tướng cũng biết được người sang hèn, lành dữ, phúc hậu hay xảo trá, hào phóng hay bần tiện, khôn ngoan hay dại dột, thọ hay chết yểu… để rồi lựa cách giao thiệp với họ.
Còn có câu “nhân hiền tại mạo”, có nghĩa là xem sắc mặt cũng biết được người hiền lành, tử tế. Vì sắc mặt và dáng dấp con người ảnh hưởng khá nhiều đến tâm tính của họ. Có kẻ khi nóng giận thì quát tháo, đấm đá vợ con, gây cho gia đình đổ vỡ. Nhưng lại có người ráng kiềm chế sự nóng giận lại, để rồi nói năng từ tốn, cử chỉ vui vẻ, hài hoà thì tự nhiên cái nóng nó tiêu tan, tinh thần trở lại sáng suốt, cư xử phải lối.
Phải chăng, vì những lý lẽ nêu trên mà môn tướng số hiện diện?
Nói về tướng số, chúng ta không thể quên được các “lốc cốc tử” sau đây:
Bá Nhạc là một người chuyên môn nuôi và xem tướng ngựa. Một buổi chiều kia, khi ghé qua chợ ngựa, bỗng thấy một con ngựa quý mà chẳng ai mua, cũng chẳng có ai trả giá hay để ý trong suốt buổi chợ. Ông nhìn ngựa rồi bỏ đi, đi được ít bước, ông quay lại nhìn ngựa một lần nữa, thế là mọi người đổ sô lại dành mua, trả giá đòi mua ngựa. Nên có câu: “giá tăng nhất cố”, có nghĩa “giá tăng do một cái ngó lại”. Cuối cùng, chính Bá Nhạc đã mua được con ngựa “Long Tôn” này. Thì ra ngựa khi vào tay Bá Nhạc, đã trổ tài chạy ngàn dậm mà chủ cũ không biết, lại bắt nó kéo xe, có câu:
“Ngựa Long Tôn gặp chàng Bá Nhạc
Ngọc Kim Sơn gặp đuợc Biện Hoà
Nước non kia hẳn chẳng già
Nhân duyên kia định cũng đà có nơi.
Ngọc Biện Hòa là một loại ngọc qúy, mà Biện Hoà đã dâng vua, khi ngọc còn nằm trong một tảng đá ở Kim Sơn mang về. Vua cho thợ ngọc coi thì họ tâu rằng ngọc qúy thường không nằm trong loại đá tầm thường. Sở Lệ Vương cho là Biện Hòa có tội khi quân, trả đá lại và hành tội chặt một chân. Tiếp đến, con là Sở Võ Vương nối ngôi, Biện Hòa lại dâng đá, thợ ngọc lại tâu ngọc quý không có trong đá. Võ Vương giận giữ, sai chặt nốt chân kia.
Khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa không đi được nữa, bèn ôm đá ngồi khóc dưới chân núi Kim Sơn suốt ba ngày ba đêm, máu hòa nước mắt, có người thương tình, nói:
- Anh đã hai lần dâng ngọc, hai lần bị chặt chân thì nên thôi đi, lại còn mong được thưởng hay sao?”
Biện Hoà trả lời:
- Tôi không ham được thưởng, chỉ giận rằng quả thực là ngọc quý mà bảo là đá, lòng tôi ngay mà bảo tôi lừa. Xấu tốt, phải trái, điên đảo không được rõ ràng, nên tôi buồn lòng mà khóc đấy thôi.
Lời than này đã đến tai Văn Vương; vua sai người đến lấy đá và cho người bổ ra coi, thì rõ ràng trong viên đá có viên ngọc sáng ngời, không một tỳ vết.
Vua rất mừng bèn đặt tên là Ngọc Biện Hoà, còn thương tình cho Biện Hoà ăn lộc đại phu suốt đời.
Xem tướng người, ta lại thấy thân mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Từ Thục phu nhân, Bà người họ Nhữ, con gái của thượng thư Nhữ Văn Lan, quê làng Yên Tử Hạ, huyện Tiên Minh, tỉnh Hải Hưng. Sinh thời bà được phong làm Từ Thục phu nhân. Bà nổi tiếng thông minh và tinh thông về thuật số.
Vào đời Hồng Đức (1470-1497), bà đã đoán được vận mệnh nhà Lê chỉ khoảng bốn chục năm nữa là suy tàn.
Bà chủ ý phò vua giúp nước, nên dù lớn tuổi, bà vẫn đợi tìm gặp được người vừa ý mới kết hôn. Đợi cả hai chục năm, bà mới gặp Văn Định là thân phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người có tướng hạ sinh quý tử, bà mới kết nghĩa trăm năm.
Con bà là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, đỗ trạng nguyên năm 1535 vào đời Nhà Mạc.
Giỏi về văn học, ông còn là một nhà tiên tri đại tài, đã lưu lại cuốn “Bạch Vân Quốc Ngữ Thi”, với nhiều lời tiên tri về hậu vận nước ta, mà người đời sau còn lưu truyền, gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Vì không là thầy tướng, nên người viết không giám bàn về nguồn gốc của tướng số, chỉ biết đọc tục ngữ ca dao, trong đó có nhiều câu đề cập đến diện mạo người và vật. Tiếng anh có câu “A good face is a letter of recommendation” (gương mặt hiền lành là một lá thư để tiến cử). Rồi người ta còn nói “luạ tốt xem biên, người hiền xem tướng”, Ciceron đã nói “gương mặt là cái gương của tâm hồn”.
TƯỚNG NGƯỜI
1. Chim sa cá nhẩy chớ nuôi (chơi),
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng.
Người nào thấy chim đang bay mà ngã vào chỗ mình đang ngồi hay đứng; cá nhẩy vào thuyền đang bơi thì chớ bắt chúng về nuôi, hay chơi, sợ xui xẻo. Còn người nào có lông bụng thì lòng dạ tiểu nhân, chớ làm bạn với họ.
2. Đàn bà sang sảng tiếng đồng,
Chẳng vất vả về đường chồng cũng vất vả về đường con.
Sang sảng: Giòn giã, mạnh mẽ, âm thanh chói như tiếng chuông.
Vất vả: Cực nhọc, chật vật, khổ cực.
Đàn bà mà tiếng nói giòn giã như tiếng của đồng chạm nhau thì sẻ cực khổ chẳng về chồng, cũng cực về con. Chẳng hạn sát chồng, tức chồng chết sớm, hoặc sau không sanh con. Nếu có, con cũng bất hạnh, như tàn tật, ngu đần v.v…
3. Âm hộ vô mao cất đầu không nổi.
Âm hộ: Cửa mình, mặt ngoài bộ phận sinh dục của người đàn bà.
Vô: là không.
Mao: Lông.
Những người dị đoan cho rằng người đàn ông nào lấy phải đàn bà mà phần ngoài của bộ phận sinh dục không có lông thì làm ăn không khá nổi!
4. Đàn bà con mắt lá răm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Mắt lá dăm: Mắt có hình dạng như chiếc lá rau răm.
Lông mày lá liễu: lông mày cong, nhỏ như lá cây liễu.
Bà hay cô nào mà có cặp mắt nhỏ dài như lá răm, lông mày như lá liễu là những khuôn mặt đẹp và sang.
5. Đàn ông rộng miệng thì sang,
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Sang: Người đẹp đẽ, có danh vọng.
Riêng về cái miệng, đàn ông mà miệng nhỏ như đàn bà, không những không có oai, mà không khá được. Nói chung: người đàn ông xưa giữ vai trò giao thiệp ngoài đời, hoặc trên chính trường, nên miệng rộng, ăn to nói lớn khiến người đối diện phải kính nể.
Ngược lại, Nữ giới đảm trách việc nội trợ, nếu lắm mồm lắm miệng, nói nhiều, chỉ làm cho gia đình xáo trộn, đôi khi còn đi đến tan nhà nát cửa.
6. Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
Nghì: Nghĩa, ngãi, nhân.
Đàn ông không có râu được đoán là người bất nghĩa, người vô ơn bạc bẽo, không nghĩa nhân gì cả. Còn quý bà mà không có nhũ hoa, xẹp lép thì lấy sữa đâu mà nuôi con. Đó là quan niệm xưa, chứ ngày nay đa số quý bà nuôi con bằng sữa bò, sữa bột.
7. Dầy môi ăn vụng đã xong,
Mỏng môi hay hớt, cong môi hay hờn.
Ăn vụng: Ăn lén không cho ai thấy.
Nói hớt: Đem chuyện riêng tư của người ta, đi nói với người khác, nhằm bôi nhọ người ta.
Hờn: Giận, nhưng ngoài mặt thì lạnh lùng, khiến đối tượng phải dỗ dành, chiều chuộng.
Thầy tướng còn đoán rằng: Người có cặp môi dầy thì hay ăn lén, môi mỏng hay lau chau hay dành nói, khi mà người đối diện mới mở miệng ra chưa kịp thốt lời. Còn môi cong thi hay giận mát, giận trong lòng mà không để lộ ra ngoài,
8. Trai bạc mắt, gái thâm môi,
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng.
Bạc mắt: Mắt trắng (nhiều lòng trắng).
Thâm môi: Môi ngả mầu đen tím.
Trai mắt trắng dã, gái môi thâm xì, người có lông bụng đều là những người có tướng xấu, không nên bạn thân với họ.
9. Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp, đánh con tối ngày.
Những người béo tốt, mập mạp thì lại hay ăn, lại còn ăn lén nữa và thường có tính xấu là hay đánh con.
10.Những người mặt nạc đóm dầy,
Mo mang trời đất biết ngày nào khôn.
Mặt nạc: Mặt đầy thịt, thịt lum lên.
Những người mặt mập ú những thịt là tướng của người ngu, dù có được học hỏi hay được chỉ vẽ hoài cũng chẳng giỏi giang được.
11. Những người phinh phính mặt mo,
Chân đi chữ bát thì cho không màng.
Phinh phính mặt mo: Mặt béo, đầy lên như cái mo cau. Chân đi chữ bát: Chân đi khuỳnh khoàng (hai hàng) thì cho không cũng không ai lấy. Do đó, những trự này có cơ hội ế dài.
12. Những người mặt mũi lem nhem,
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau.
Lem nhem: Tèm lem dơ dáy.
Kiếp: Khoảng thòi gian từ lúc sinh ra đến lúc chết. Ta gọi lả một kiếp người.
13. Những người mặt trắng phau phau.
Bởi chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn.
Bởi chưng: Bởi vì.
Hai câu ca dao trên theo cùng thuyết luân hồi của nhà Phật, kiếp trước không chịu khó lau chùi đĩa đèn trên bàn thờ Phật – Đèn cũng tượng trưng cho ánh sáng, nên kiếp này mặt mũi lem nhem dơ dáy. Trái lại, kiếp này mặt mũi sạch sẽ sáng láng, trắng trẻo là do kiếp trước siêng năng hay lău chùi đĩa đèn. Cho nên đạo Phật khuyên chúng sinh {Phật Tử) ngay trong kiếp nầy ăn ở hiền lành, nhân hậu thì kiếp sau cũng sẽ gặp được nhiều phước báu.
14. Nhân hiền tại mạo.
Có trắng gạo mới ngon cơm.
Nhân hiền tại mạo: Người hiền lành tử tế được xét đoán nơi sắc mặt, dáng dấp; cũng do các nét trên, đã ảnh hưởng rất
15. Từ xưa cho đến đời nay,
Những người mắt nhướng thì hay trông trời.
Mắt nhướng: Đôi mắt luôn nhướng lên nhìn trời.
16. Tôi đã biết vợ tôi rồi,
Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.
Người đàn bà mà tóc phía trước quăn, thầy tướng đã đoán hay ghen, nên anh chồng của nàng đừng có léng phéng, kẻo có phen ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài đấy.
17. Xem tướng biết mặt anh hào,
Xuy ra nét ở khác nào tiểu nhân.
Anh hào: Bậc tài trí hơn người.
Tiểu nhân: Kẻ hay ghen ghét, thù vặt, hại người.
Xem diện mạo bên ngoài, thấy anh chàng này như người tài trí, thông thái. Nhưng xét kỹ thì cách ăn ở, đối xử với mọi người rất hẹp hòi nhỏ mọn, tầm thường. Ở trường hợp này, cái tướng bên ngoài dã không ảnh hưởng gì đến tính nết bên trong; mặt ngoài rõ ràng là người tài trí, mà tâm tính (bên trong), tính nết của kẻ tầm thường. Do đó, tướng số chưa chắc đã chính xác, bởi có những người mặt mũi xấu xí, nhưng có trái tim và tấm lòng nhân hậu, thí dụ như anh gù nhà thờ Đức Bà (Pháp), hay anh Trương Chi đã đi vào huyền sử.
Tóm lại, tướng bề ngoài chưa chắc đã phản ánh tính tình (cái tâm) bên trong. Nên mới có câu “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết rằng người có nhân (hay không nhân).
TH chuyển
TH chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
TƯỚNG SỐ Chính Phong Nguyễn Hoàng TƯỚNG NGƯỜI VÀ TƯỚNG VẬT ANTHROPOSCOPY
Tướng là dáng dấp của người, để lộ ra bên ngoài, qua tánh tình, cử chỉ, diện mạo, khiến người có kinh nghiệm, xem tướng cũng biết được người sang hèn, lành dữ, phúc hậu hay xảo trá, hào phóng hay bần tiện, khôn ngoan hay dại dột, thọ hay chết yểu
Tướng là dáng dấp của người, để lộ ra bên ngoài, qua tánh tình, cử chỉ, diện mạo, khiến người có kinh nghiệm, xem tướng cũng biết được người sang hèn, lành dữ, phúc hậu hay xảo trá, hào phóng hay bần tiện, khôn ngoan hay dại dột, thọ hay chết yểu… để rồi lựa cách giao thiệp với họ.
Còn có câu “nhân hiền tại mạo”, có nghĩa là xem sắc mặt cũng biết được người hiền lành, tử tế. Vì sắc mặt và dáng dấp con người ảnh hưởng khá nhiều đến tâm tính của họ. Có kẻ khi nóng giận thì quát tháo, đấm đá vợ con, gây cho gia đình đổ vỡ. Nhưng lại có người ráng kiềm chế sự nóng giận lại, để rồi nói năng từ tốn, cử chỉ vui vẻ, hài hoà thì tự nhiên cái nóng nó tiêu tan, tinh thần trở lại sáng suốt, cư xử phải lối.
Phải chăng, vì những lý lẽ nêu trên mà môn tướng số hiện diện?
Nói về tướng số, chúng ta không thể quên được các “lốc cốc tử” sau đây:
Bá Nhạc là một người chuyên môn nuôi và xem tướng ngựa. Một buổi chiều kia, khi ghé qua chợ ngựa, bỗng thấy một con ngựa quý mà chẳng ai mua, cũng chẳng có ai trả giá hay để ý trong suốt buổi chợ. Ông nhìn ngựa rồi bỏ đi, đi được ít bước, ông quay lại nhìn ngựa một lần nữa, thế là mọi người đổ sô lại dành mua, trả giá đòi mua ngựa. Nên có câu: “giá tăng nhất cố”, có nghĩa “giá tăng do một cái ngó lại”. Cuối cùng, chính Bá Nhạc đã mua được con ngựa “Long Tôn” này. Thì ra ngựa khi vào tay Bá Nhạc, đã trổ tài chạy ngàn dậm mà chủ cũ không biết, lại bắt nó kéo xe, có câu:
“Ngựa Long Tôn gặp chàng Bá Nhạc
Ngọc Kim Sơn gặp đuợc Biện Hoà
Nước non kia hẳn chẳng già
Nhân duyên kia định cũng đà có nơi.
Ngọc Biện Hòa là một loại ngọc qúy, mà Biện Hoà đã dâng vua, khi ngọc còn nằm trong một tảng đá ở Kim Sơn mang về. Vua cho thợ ngọc coi thì họ tâu rằng ngọc qúy thường không nằm trong loại đá tầm thường. Sở Lệ Vương cho là Biện Hòa có tội khi quân, trả đá lại và hành tội chặt một chân. Tiếp đến, con là Sở Võ Vương nối ngôi, Biện Hòa lại dâng đá, thợ ngọc lại tâu ngọc quý không có trong đá. Võ Vương giận giữ, sai chặt nốt chân kia.
Khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa không đi được nữa, bèn ôm đá ngồi khóc dưới chân núi Kim Sơn suốt ba ngày ba đêm, máu hòa nước mắt, có người thương tình, nói:
- Anh đã hai lần dâng ngọc, hai lần bị chặt chân thì nên thôi đi, lại còn mong được thưởng hay sao?”
Biện Hoà trả lời:
- Tôi không ham được thưởng, chỉ giận rằng quả thực là ngọc quý mà bảo là đá, lòng tôi ngay mà bảo tôi lừa. Xấu tốt, phải trái, điên đảo không được rõ ràng, nên tôi buồn lòng mà khóc đấy thôi.
Lời than này đã đến tai Văn Vương; vua sai người đến lấy đá và cho người bổ ra coi, thì rõ ràng trong viên đá có viên ngọc sáng ngời, không một tỳ vết.
Vua rất mừng bèn đặt tên là Ngọc Biện Hoà, còn thương tình cho Biện Hoà ăn lộc đại phu suốt đời.
Xem tướng người, ta lại thấy thân mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Từ Thục phu nhân, Bà người họ Nhữ, con gái của thượng thư Nhữ Văn Lan, quê làng Yên Tử Hạ, huyện Tiên Minh, tỉnh Hải Hưng. Sinh thời bà được phong làm Từ Thục phu nhân. Bà nổi tiếng thông minh và tinh thông về thuật số.
Vào đời Hồng Đức (1470-1497), bà đã đoán được vận mệnh nhà Lê chỉ khoảng bốn chục năm nữa là suy tàn.
Bà chủ ý phò vua giúp nước, nên dù lớn tuổi, bà vẫn đợi tìm gặp được người vừa ý mới kết hôn. Đợi cả hai chục năm, bà mới gặp Văn Định là thân phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người có tướng hạ sinh quý tử, bà mới kết nghĩa trăm năm.
Con bà là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, đỗ trạng nguyên năm 1535 vào đời Nhà Mạc.
Giỏi về văn học, ông còn là một nhà tiên tri đại tài, đã lưu lại cuốn “Bạch Vân Quốc Ngữ Thi”, với nhiều lời tiên tri về hậu vận nước ta, mà người đời sau còn lưu truyền, gọi là “Sấm Trạng Trình”.
Vì không là thầy tướng, nên người viết không giám bàn về nguồn gốc của tướng số, chỉ biết đọc tục ngữ ca dao, trong đó có nhiều câu đề cập đến diện mạo người và vật. Tiếng anh có câu “A good face is a letter of recommendation” (gương mặt hiền lành là một lá thư để tiến cử). Rồi người ta còn nói “luạ tốt xem biên, người hiền xem tướng”, Ciceron đã nói “gương mặt là cái gương của tâm hồn”.
TƯỚNG NGƯỜI
1. Chim sa cá nhẩy chớ nuôi (chơi),
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng.
Người nào thấy chim đang bay mà ngã vào chỗ mình đang ngồi hay đứng; cá nhẩy vào thuyền đang bơi thì chớ bắt chúng về nuôi, hay chơi, sợ xui xẻo. Còn người nào có lông bụng thì lòng dạ tiểu nhân, chớ làm bạn với họ.
2. Đàn bà sang sảng tiếng đồng,
Chẳng vất vả về đường chồng cũng vất vả về đường con.
Sang sảng: Giòn giã, mạnh mẽ, âm thanh chói như tiếng chuông.
Vất vả: Cực nhọc, chật vật, khổ cực.
Đàn bà mà tiếng nói giòn giã như tiếng của đồng chạm nhau thì sẻ cực khổ chẳng về chồng, cũng cực về con. Chẳng hạn sát chồng, tức chồng chết sớm, hoặc sau không sanh con. Nếu có, con cũng bất hạnh, như tàn tật, ngu đần v.v…
3. Âm hộ vô mao cất đầu không nổi.
Âm hộ: Cửa mình, mặt ngoài bộ phận sinh dục của người đàn bà.
Vô: là không.
Mao: Lông.
Những người dị đoan cho rằng người đàn ông nào lấy phải đàn bà mà phần ngoài của bộ phận sinh dục không có lông thì làm ăn không khá nổi!
4. Đàn bà con mắt lá răm,
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Mắt lá dăm: Mắt có hình dạng như chiếc lá rau răm.
Lông mày lá liễu: lông mày cong, nhỏ như lá cây liễu.
Bà hay cô nào mà có cặp mắt nhỏ dài như lá răm, lông mày như lá liễu là những khuôn mặt đẹp và sang.
5. Đàn ông rộng miệng thì sang,
Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Sang: Người đẹp đẽ, có danh vọng.
Riêng về cái miệng, đàn ông mà miệng nhỏ như đàn bà, không những không có oai, mà không khá được. Nói chung: người đàn ông xưa giữ vai trò giao thiệp ngoài đời, hoặc trên chính trường, nên miệng rộng, ăn to nói lớn khiến người đối diện phải kính nể.
Ngược lại, Nữ giới đảm trách việc nội trợ, nếu lắm mồm lắm miệng, nói nhiều, chỉ làm cho gia đình xáo trộn, đôi khi còn đi đến tan nhà nát cửa.
6. Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
Nghì: Nghĩa, ngãi, nhân.
Đàn ông không có râu được đoán là người bất nghĩa, người vô ơn bạc bẽo, không nghĩa nhân gì cả. Còn quý bà mà không có nhũ hoa, xẹp lép thì lấy sữa đâu mà nuôi con. Đó là quan niệm xưa, chứ ngày nay đa số quý bà nuôi con bằng sữa bò, sữa bột.
7. Dầy môi ăn vụng đã xong,
Mỏng môi hay hớt, cong môi hay hờn.
Ăn vụng: Ăn lén không cho ai thấy.
Nói hớt: Đem chuyện riêng tư của người ta, đi nói với người khác, nhằm bôi nhọ người ta.
Hờn: Giận, nhưng ngoài mặt thì lạnh lùng, khiến đối tượng phải dỗ dành, chiều chuộng.
Thầy tướng còn đoán rằng: Người có cặp môi dầy thì hay ăn lén, môi mỏng hay lau chau hay dành nói, khi mà người đối diện mới mở miệng ra chưa kịp thốt lời. Còn môi cong thi hay giận mát, giận trong lòng mà không để lộ ra ngoài,
8. Trai bạc mắt, gái thâm môi,
Những người lông bụng chớ chơi bạn cùng.
Bạc mắt: Mắt trắng (nhiều lòng trắng).
Thâm môi: Môi ngả mầu đen tím.
Trai mắt trắng dã, gái môi thâm xì, người có lông bụng đều là những người có tướng xấu, không nên bạn thân với họ.
9. Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp, đánh con tối ngày.
Những người béo tốt, mập mạp thì lại hay ăn, lại còn ăn lén nữa và thường có tính xấu là hay đánh con.
10.Những người mặt nạc đóm dầy,
Mo mang trời đất biết ngày nào khôn.
Mặt nạc: Mặt đầy thịt, thịt lum lên.
Những người mặt mập ú những thịt là tướng của người ngu, dù có được học hỏi hay được chỉ vẽ hoài cũng chẳng giỏi giang được.
11. Những người phinh phính mặt mo,
Chân đi chữ bát thì cho không màng.
Phinh phính mặt mo: Mặt béo, đầy lên như cái mo cau. Chân đi chữ bát: Chân đi khuỳnh khoàng (hai hàng) thì cho không cũng không ai lấy. Do đó, những trự này có cơ hội ế dài.
12. Những người mặt mũi lem nhem,
Bởi chưng kiếp trước đĩa đèn không lau.
Lem nhem: Tèm lem dơ dáy.
Kiếp: Khoảng thòi gian từ lúc sinh ra đến lúc chết. Ta gọi lả một kiếp người.
13. Những người mặt trắng phau phau.
Bởi chưng kiếp trước hay lau đĩa đèn.
Bởi chưng: Bởi vì.
Hai câu ca dao trên theo cùng thuyết luân hồi của nhà Phật, kiếp trước không chịu khó lau chùi đĩa đèn trên bàn thờ Phật – Đèn cũng tượng trưng cho ánh sáng, nên kiếp này mặt mũi lem nhem dơ dáy. Trái lại, kiếp này mặt mũi sạch sẽ sáng láng, trắng trẻo là do kiếp trước siêng năng hay lău chùi đĩa đèn. Cho nên đạo Phật khuyên chúng sinh {Phật Tử) ngay trong kiếp nầy ăn ở hiền lành, nhân hậu thì kiếp sau cũng sẽ gặp được nhiều phước báu.
14. Nhân hiền tại mạo.
Có trắng gạo mới ngon cơm.
Nhân hiền tại mạo: Người hiền lành tử tế được xét đoán nơi sắc mặt, dáng dấp; cũng do các nét trên, đã ảnh hưởng rất
15. Từ xưa cho đến đời nay,
Những người mắt nhướng thì hay trông trời.
Mắt nhướng: Đôi mắt luôn nhướng lên nhìn trời.
16. Tôi đã biết vợ tôi rồi,
Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.
Người đàn bà mà tóc phía trước quăn, thầy tướng đã đoán hay ghen, nên anh chồng của nàng đừng có léng phéng, kẻo có phen ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài đấy.
17. Xem tướng biết mặt anh hào,
Xuy ra nét ở khác nào tiểu nhân.
Anh hào: Bậc tài trí hơn người.
Tiểu nhân: Kẻ hay ghen ghét, thù vặt, hại người.
Xem diện mạo bên ngoài, thấy anh chàng này như người tài trí, thông thái. Nhưng xét kỹ thì cách ăn ở, đối xử với mọi người rất hẹp hòi nhỏ mọn, tầm thường. Ở trường hợp này, cái tướng bên ngoài dã không ảnh hưởng gì đến tính nết bên trong; mặt ngoài rõ ràng là người tài trí, mà tâm tính (bên trong), tính nết của kẻ tầm thường. Do đó, tướng số chưa chắc đã chính xác, bởi có những người mặt mũi xấu xí, nhưng có trái tim và tấm lòng nhân hậu, thí dụ như anh gù nhà thờ Đức Bà (Pháp), hay anh Trương Chi đã đi vào huyền sử.
Tóm lại, tướng bề ngoài chưa chắc đã phản ánh tính tình (cái tâm) bên trong. Nên mới có câu “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết rằng người có nhân (hay không nhân).
TH chuyển
TH chuyển