Tham Khảo
Tại Sao Giới Trẻ Việt Ủng Hộ Đảng Dân Chủ?
...thắc mắc cộng sản có gì ghê gớm đâu mà sao bố mẹ chống dữ vậy...
Đọc những góp ý trên Việt Báo, thỉnh thoảng có vài độc giả “thành thật khai báo” có khác biệt quan điểm chính trị lớn trong gia đình, thể hiện qua việc con cái khác ý với bố mẹ, nhất là khi bàn về cuộc bầu tổng thống Mỹ vừa qua. Một số lớn bố mẹ ủng hộ ông Trump, trong khi hầu hết con cái không ưa ông ta.
Đây là vấn đề quan trọng có lẽ cần tìm hiểu thêm nếu muốn tránh gia cang xào xáo.
Chuyện thế hệ tỵ nạn đầu chống hay ủng hộ đảng nào đã được bàn quá nhiều, bài này sẽ chú tâm vào thế hệ hai.
Trước tiên, phải nói ngay, mặc dù hầu hết dân tỵ nạn thế hệ hai không biết chiến tranh là gì, một số lớn sanh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên trong các trại tỵ nạn, thậm chí sanh ra sau khi chế độ CS đã xụp đổ toàn diện khắp thế giới, và cả sau khi CSVN đã “đổi mới”. Chúng chẳng biết cuộc chiến quốc-cộng là gì, có khi nói tiếng Việt không chạy. Nhưng nhờ bố mẹ và cộng đồng, nhất là tại các cộng đồng tỵ nạn lớn ở Cali, Texas, Washington DC,…, một số lớn giới trẻ đó vẫn hăng hái bảo vệ chính nghiã quốc gia, đã và đang tích cực đứng ra tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền trong nước. Một điểm son cho thế hệ tương lai của chúng ta. Nhất là khi ta biết hầu hết các trường Mỹ diễn giải cuộc chiến quốc-cộng VN một cách hoàn toàn bất lợi cho “bên thua cuộc”.
Bù lại, tại những nơi tương đối thưa thớt dân tỵ nạn, cũng có nhiều người thuộc thế hệ hai có quan điểm hững hờ hơn, có khi sai lầm nặng. Một số đi “du lịch” VN, gãi đầu gãi tai, thắc mắc cộng sản có gì ghê gớm đâu mà sao bố mẹ chống dữ vậy? Đọc báo Mỹ toàn thấy ca tụng phở, bánh mì thịt, và danh lam thắng cảnh VN, cao ốc trọc trời chẳng thua gì Singapore, ca sĩ hét nhạc rap với TT Obama, kẹt xe hàng giờ chứng tỏ dân ta giàu có, không xe hơi thì cũng xe gắn máy. Kinh tế tăng trưởng cao nhất nhì thế giới. Đi VN chỉ thấy dân chúng phè phỡn nhậu nhẹt, vui vẻ ka-ra-ô-kê cả ngày. Dân VN đi Mỹ như đi chợ, quan chức CSVN đều gửi con du học Mỹ, cả thủ tướng cũng mua nhà ở Mỹ,… Sao phải đòi lật đổ CS?
Đó là cách nhìn dĩ nhiên sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng, cần giải thích. Mà chỉ có thể giải thích bằng cách thuyết phục mà ta sẽ bàn thêm trong phần dưới.
Một số khác có cái nhìn… ba phải, cả hai bên đều có điểm tốt và xấu, với chủ ý giúp cho cái gọi là “hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Trong vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận CS, trách nhiệm lớn nhất là của thế hệ bố mẹ. Con cái không hiểu rõ hay không chấp nhận cuộc chiến của chúng ta, thì đó là lỗi của phụ huynh, không trách đám con cái được.
Đó là bàn về chuyện quốc-cộng. Còn bàn về nước Mỹ, chuyện đảng DC và CH, thì hố cách biệt giữa hai thế hệ dường như khá sâu. Trong khi phần lớn bố mẹ ủng hộ CH thì đại đa số giới trẻ tỵ nạn ủng hộ DC, đặc biệt là mê mẩn TT Obama trong khi chống TT Trump kịch liệt. Lý do không cần tìm hiểu đâu xa: trường học và trường đời.
Trước hết phải nói ngay, tất cả là từ trường học: từ tiểu học, đến trung học, đến đại học, không còn bí mật gì nữa, các trường học Mỹ đều là những ổ ươm cây cấp tiến của các nghiệp đoàn giáo chức thiên tả. Tất cả cách diễn giải, lập luận trong các môn học liên quan đến nhân văn như văn hóa, văn chương, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội,… đều theo đúng bài bản cấp tiến. Càng cao càng thiên tả. Đến cấp đại học thì gần như tất cả các trường lớn đều là thành đồng cấp tiến hết. Từ Harvard, Yale đến Berkeley, Stanford, Columbia, đến MIT, Duke, USC, UNC,…
Rất nhiều thăm dò cho thấy giới trẻ có học cao thường thiên tả, trong khi cũng giới trẻ nhưng không có cao học thì lại bảo thủ hơn. Chỉ chứng minh ảnh hưởng thiên tả của các đại học Mỹ. Không ai phủ nhận giá trị kỹ thuật tuyệt đỉnh của các đại học Mỹ, nhưng khi nói về khía cạnh nhân văn, thì tất cả là một câu hỏi thật lớn. Cho đến giờ này, gần 30 năm sau khi các chế độ CS rụng như sung mà sinh viên đại học Berkeley vẫn còn biểu tình trương biểu ngữ hoan hô cộng sản. Một hình ảnh mang thật nhiều ý nghiã về tính u mê của đại học Berkeley nói riêng và đại học Mỹ nói chung.
Nếu có đại học hay trường trung học nào có khuynh hướng bảo thủ thì y như rằng, đó chỉ là một trường nhỏ, tư nhân, phần lớn là của các tổ chức công giáo hay tin lành. Ở đây, phải hiểu thêm đó cũng là lý do phe bảo thủ khuyến khích phụ huynh cho con học trường tư, vừa để nhận được cách giáo dục có giá trị hơn, vừa để bớt bị ảnh hưởng của giáo chức thiên tả của các trường công.
Không có thống kê chính xác, nhưng ai cũng biết ít ra ba phần tư trí thức, giáo sư, học giả đều có khuynh hướng cấp tiến, giảng dạy tư tưởng cấp tiến theo ý họ. Ta phải hiểu rõ cách giáo dục của Mỹ. Không có một chương trình giáo khoa nào do bộ Giáo Dục liên bang hay tiểu bang, hay do trường đặt ra chung cho tất cả mọi giáo sư, mà trái lại, các giáo sư đều toàn quyền giảng dạy đề tài mình muốn, diễn giảng theo ý mình muốn.
Về chính trị Mỹ, bức tranh họ đưa ra rất rõ nét. Đảng DC là đảng của nhân bản, văn minh, tiến bộ, của cởi mở, đa dạng, hoà nhập, của tình thương, công bằng, nhân đạo giúp đỡ người nghèo yếu, yêu chuộng hòa bình,... Trong khi đảng CH là dư âm của thời đồ đá, lo ôm chặt những tục lệ ngàn xưa, những tôn giáo của mấy ngàn năm trước, nếu không thì cũng lo bảo vệ quyền thế của tài phiệt làm giàu bằng bóc lột lao động, khai thác nô lệ da đen, hung hãn hiếu chiến,... Đặc biệt là kỳ thị nặng đủ thứ, từ màu da đến giới tính. Đảng của dân ruộng, ít học. Đó là bức tranh tổng quát thô thiển và khác xa sự thật, nhưng lại in sâu trong đầu giới trẻ tỵ nạn do nhà trường nhồi nhét.
Báo đăng một giáo sư tại Orange Coast College (Costa Mesa, CA) giảng giải cho sinh viên cuộc bầu tổng thống vừa qua là “một hành động khủng bố” (terrorist act) của đám Mỹ ruộng. Một sinh viên thu nguyên bài giảng, phổ biến lên mạng. Phản ứng của nhà trường: khiển trách giáo sư? Dĩ nhiên là không, vì giáo sư là một phụ nữ, đồng tính, lại gốc Mễ, toàn là những tiêu chuẩn cần “bảo vệ” cho phải đạo chính trị. Anh sinh viên Mỹ trắng bị treo giò, bắt viết bài xin lỗi.
Tại một trường tiểu học ở New Jersey, một ông bố xem qua bài làm của con gái, với ý định giúp con, bất ngờ thấy trong đó có những câu hỏi mà câu trả lời đúng phải là... bôi bác Trump và ca tụng Obama.
Nhìn vào đó thì hiểu ngay tại sao đa số giới trí thức trẻ Việt ủng hộ đảng DC. Đi học thì làm sao tránh được ảnh hưởng những thầy cô giảng giải kiểu này trong gần hai chục năm khi mới bắt đầu biết đọc cho đến ra đời?
Câu hỏi lớn là tại sao giới học đường khoa bảng Mỹ lại ngả về phiá tả như vậy? Câu trả lời khá giản dị.
Các lý thuyết cấp tiến, từ xã hội chủ nghiã hồng nhạt của Tây Âu đến chủ nghiã cộng sản đỏ xẫm, đều dựa trên những tư tưởng có thể nói là rất nhân bản, khó ai có thể bác bỏ. Chủ nghiã CS chiếm rồi thống trị được gần một nửa thế giới trong hơn 70 năm không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải chỉ nhờ họng súng và nhà tù không. Họng súng và nhà tù là công cụ giữ quyền của các chế độ độc tài CS thật, nhưng trước đó khi chưa có quyền, thì họ đã thắng bằng gì nếu không phải bằng cách tuyên truyền quảng bá những lý thuyết rất nhân bản, rất lôi cuốn những người có thiện tâm, bất kể bằng thuyết phục hay lừa gạt? Nền tảng của những lý thuyết thiên tả thật ra rất vững, như công bằng xã hội, bình đẳng nam-nữ, trắng-đen,..., không còn cảnh quyền thế đàn áp thấp cổ bé họng, lao động bị khai thác còn da bọc xương bởi các đại gia mập ú, v.v...
Bất kể sự xụp đổ của các chế độ CS, trí thức Mỹ ngày nay vẫn ôm chặt lấy những tư tưởng thiên tả đó. Họ biện giải nhân sinh quan xã hội chủ nghiã vẫn là tuyệt hảo. Các chế độ CS xụp đổ chẳng qua vì các chế độ đó thật sự là mạo danh, không phải xã hội chủ nghiã chân chính, mà chỉ là lợi dụng xã hội chủ nghiã để áp đặt những chế độ độc tài bất nhân không tưởng thôi. Theo họ, các chế độ sắt máu của Stalin hay Mao hay Pol Pot không phản ánh lý tưởng xã hội chủ nghiã thuần khiết gì hết.
Kiểu ngụy biện này vẫn thịnh hành trong giới trí thức khoa bảng thiên tả Mỹ (và cả Âu Châu). Rồi họ dạy lại cho học trò của họ. Chúng dĩ nhiên bị ảnh hưởng, không nhiều thì ít, nhìn hai đảng DC và CH dưới lăng kính cấp tiến DC là nhân bản và bảo thủ CH là hủ lậu.
Sau học đường ra đến trường đời, giới trẻ đó tìm hiểu chuyện chung quanh mình bằng cách nào? Dĩ nhiên qua truyền thông: báo chí, TV, internet. Và bạn bè cùng lứa và gia đình.
Nói về truyền thông ở Mỹ thì phải hiểu cho rõ có hai loại: một cái gọi là truyền thông dòng chính (TTDC), là các cơ quan ngôn luận lớn như các đài truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN, FOX,... và các báo phổ biến trên toàn quốc như New York Times, Washington Post, Time, Newsweek; và một cái gọi là truyền thông địa phương, gồm các đài truyền hình và báo điạ phương của tiểu bang hay tỉnh.
Truyền thông địa phương vì phục vụ giới trung lưu địa phương, nên có khuynh hướng thực tế và bảo thủ hơn, nhưng tiếng nói cũng giới hạn hơn nhiều.
TTDC phần lớn thuộc sở hữu của giới đại tài phiệt tư bản như ABC của Disney hay Washington Post của Jeff Bezos, đáng lý ra phải có khuynh hướng bảo thủ, nhưng vì phục vụ các thị trường cấp tiến trí thức thiên tả của các thành phố lớn, nên phải ôm lấy quan điểm cấp tiến để có khách hàng. Cuối cùng thì cũng vẫn chỉ là chuyện tiền bạc. Ở cấp thấp hơn, giới nhà báo, ký giả cũng có khuynh hướng thiên tả không khác gì giới trí thức học đường. Theo nghiên cứu của chính báo Washington Post, trong 100 nhà báo của TTDC, chỉ có 7 người là ủng hộ CH! Đó là kể cả đài TV bảo thủ Fox, nếu không kể Fox thì chắc chỉ còn 1-2 anh CH trong 100 nhà báo Mỹ! Lý tưởng nhân bản của xã hội chủ nghiã vẫn là cái gì trí thức mơ tưởng, kể cả các nhà báo.
Đã vậy, các nhà báo thường có bệnh tự tôn, tự phong cho mình một thứ “thiên mệnh”, trách nhiệm cứu dân độ thế, nhất là dân nghèo, không có tiếng nói, nên mấy anh nhà báo hay tình nguyện làm cái loa, khiếu nại dùm cho dân thấp cổ bé họng.
Giới trẻ tỵ nạn, nếu là sinh viên, trí thức, tất nhiên “phải” coi CNN, đọc New York Times, hay Newsweek, hay Time,... Tất cả đều ra rả bôi bác sỉ vả CH, từ cao bồi Reagan đến anh ngốc của làng W Bush và bây giờ là tay độc tài vô lại Trump, để tung hô các đại trí thức nhân bản Kennedy, Clinton, rồi Obama.
Giới trẻ nếu thuộc thành phần lao động thì không rảnh đọc báo hay coi TV, nhưng lại bị ảnh hưởng của các nghiệp đoàn hầu hết thiên tả, hay ít ra cũng thiên về đảng DC.
Đúng kỹ thuật tuyên truyền, nói mãi sẽ thành sự thật. Đối với giới trẻ Việt, TT Obama là người yêu chuộng hòa bình, được giải Nobel mà. Ông cũng là hiện thân cho những tư tưởng cấp tiến: tốt bụng, cởi mở, hòa đồng, bảo vệ và tranh đấu cho các khối thiểu số như phụ nữ, dân nghèo, dân da màu kể cả da nâu và da vàng, dân đồng tính,…
Ông Trump thắng cử phần lớn vì kinh tế Obama thất bại, đẩy hàng triệu người vào thất nghiệp hay lương thấp, cũng như vì thất bại không giải quyết được nạn di dân lậu. Nhưng TTDC đã biến chiến thắng của ông thành chiến thắng của kỳ thị chủng tộc, bài ngoại của dân da trắng. Và giới trẻ tỵ nạn cũng theo bạn Mỹ, nhẩy dựng lên chống cái tay kỳ thị này ngay. Dù sao chúng cũng là di dân mà.
Giới trẻ đó đang bào chữa, chúng chống Trump không phải vì thua đau mà vì lo sợ tương lai nước Mỹ sẽ biến thành Quốc Xã, phải chặn tay độc tài kỳ thị này từ trong trứng nước. Nếu không ngăn chặn Trump ngay từ đầu, sẽ biến thành một Hitler, chằm hăm lo “bạch hóa” nước Mỹ, đuổi hết dân da màu ra khỏi xứ,… Tay “chuẩn độc tài” này thắng cử vì dân Mỹ quá nhiều người ngu, giới trí thức phải có trách nhiệm cứu khối dân đó khỏi tay Hitler này, bất cần kết quả bầu cử.
Rồi đám trẻ đó nhìn lại chung quanh, thấy đám học sinh, sinh viên bạn bè cùng trường thuộc đủ loại người, da trắng, da đen, da nâu, da vàng, đồng tính, chuyển giới, đủ loại, mà chúng chẳng thấy có gì khác biệt, có cả sinh viên Iran, Iraq, chẳng có vẻ gì là ISIS hết, vậy sao lại kỳ thị người này, chống báng hay cấm cửa người kia. Tất cả những quan điểm của chúng đều tương tự, chúng trao đổi với nhau cả ngày qua tụ tập tại Starbuck, nhắn tin iPhone, email, Facebook, Twitter,… Chỉ củng cố tư tưởng cho nhau thôi.
Rồi đám trẻ về nhà.
Phải thẳng thắn nhìn nhận ảnh hưởng của bậc cha mẹ ngày nay khác rất xa ngày xưa. Đám trẻ bây giờ không như thế hệ trước, bố mẹ nói gì răm rắp cúi đầu nghe, không dám cãi. Bây giờ không còn như vậy nữa. Bố mẹ nói có lý thì chúng nghe, không có lý là chúng cãi. Có khi đổ thừa bố mẹ coi FOX nhiều quá, chứ không phải vì chúng đã coi CNN nhiều quá! Tệ hơn nữa, nhiều đứa trong thâm tâm coi thường bố mẹ như một đám già hủ lậu, ít hiểu biết, có bất đồng ý, cũng chẳng thèm cãi, mất công mang tiếng hỗn, bỏ đi chơi game.
Ngược lại, một số lớn bố mẹ cũng không “nói chuyện” được với con cái. Có thể vì vẫn quá khích với tính chủ quan độc đoán của phụ huynh Á Đông, không chịu tìm hiểu cách suy nghĩ của con cái, cứ mở miệng là chửi tối mắt thay vì thuyết phục với lập luận vững chắc. Có thể học vấn, hiểu biết thua kém con cái, cãi không lại. Có thể vì đầu tắp mặt tối lo đi làm không có thời giờ ngồi nói chuyện với con cái.
Việc ta gọi là “dậy bảo con cái” cũng mang một ý nghiã rất khác, rất giới hạn ngày nay trên đất Mỹ. Ta chỉ cần nhớ lại tên một bài hát của Madonna, thần tượng của giới trẻ Mỹ: “Papa, Dont Preach!”, “Bố, Đừng Giảng Đạo!” Làm sao tìm được thế cân bằng, nói chuyện mà không giảng đạo với con cái?
Không phải là nói chuyện với con cái sẽ thuyết phục được chúng đâu, nhưng ít nhất là sẽ tạo thông cảm, giảm xung đột.
Thật ra, việc đám con cái ủng hộ tư tưởng cấp tiến không phải là chuyện buồn hay chuyện xấu gì. Trái lại, đám con cái có quan điểm cấp tiến vì có thiện tâm, vì chuộng công bằng, muốn nâng đỡ những kẻ cô thế, chẳng hạn như hoan nghênh Obamacare, chấp nhận trả thêm ít tiền bảo hiểm để những người nghèo, người già và bệnh hoạn có được bảo hiểm y tế, hay như trong tình trạng hiện tại, giúp đỡ di dân lậu Mễ, dân tỵ nạn Trung Đông, hay dân thiểu số chuyển giới, … Bậc phụ huynh cần cảm thấy hãnh diện có con là người tốt, có lòng tốt. Chỉ đáng tiếc là lòng tốt của chúng bị chi phối bởi lý tưởng mơ hồ của tuổi trẻ, chưa đụng chạm vào thực tế, nên có thể đã đặt không đúng chỗ hay không đúng mức, để rồi bị khai thác.
Tất cả những yếu tố này gom vào đã để lại dấu ấn lớn trong giới trẻ tỵ nạn thế hệ hai. Đại đa số -không phải tất cả- ủng hộ tư tưởng cấp tiến và đảng DC.
Có một vị độc giả thắc mắc “sao cả Âu Châu yêu mến ông Obama?”
Tây Âu, kể cả Canada và Úc, là khối các nước có tư tưởng cấp tiến, theo chế độ xã hội chủ nghiã hết, kể cả các đồng minh Anh, Pháp, và Đức. Do đó, họ ủng hộ một tổng thống cấp tiến như Obama là chuyện đương nhiên, với hệ quả tất yếu là chống Trump. Đó là chưa kể dân Âu Châu chỉ biết nước Mỹ qua các báo Time, Newsweek, International Herald Tribune (là phiên bản quốc tế của New York Times), và qua CNN là đài TV có thể coi được trên khắp thế giới. Toàn là những cơ quan ngôn luận cấp tiến suốt ngày lo công kênh TT Obama. Trong những điều kiện đó, làm sao dân Âu Châu không ủng hộ TT Obama được? Kể cả đa số dân Việt tỵ nạn tại Âu Châu.
Mâu thuẫn giữa các thế hệ là chuyện đã có chắc từ thời ông Bành Tổ. Riêng đối với dân tỵ nạn chúng ta, vấn đề trở nên khó khăn hơn vì cộng vào khác biệt tuổi tác, lại có thêm khác biệt văn hoá khi giới trẻ lớn lên trong văn hoá Mỹ khác xa văn hoá Việt, được giảng dạy về cuộc chiến quốc-cộng cũng như khác biệt cấp tiến-bảo thủ dưới một khiá cạnh khác. Đã vậy, nhờ truyền thông đại chúng, cái hố phân cách còn bị đào xâu thêm vì được tranh luận mạnh hơn.
Thôi thì chỉ cần đồng ý với nhau là đã có sự bất đồng ý về chuyện ngoài đời, trong khi trong nhà với nhau thì như người Mỹ hay nói, blood is thicker than politics, tình máu mủ ruột thịt sâu đậm hơn chính trị chính em, là mọi sự sẽ ổn thỏa.
Xin quý độc giả ghi nhận bài này do một dân tỵ nạn thế hệ đầu, thuộc dạng “cổ lai hy” viết. Với hy vọng sẽ giúp kích động được những cuộc “nói chuyện” giữa hai thế hệ tỵ nạn, trên các diễn đàn công cộng như mặt báo này, hay ngay cả trong những bữa ăn trong nhà, để tạo cảm thông nhiều hơn trong gia đình Mỹ gốc… tỵ nạn. (12-03-17)
Vũ Linh
Hoàng Phạm chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại Sao Giới Trẻ Việt Ủng Hộ Đảng Dân Chủ?
...thắc mắc cộng sản có gì ghê gớm đâu mà sao bố mẹ chống dữ vậy...
Đọc những góp ý trên Việt Báo, thỉnh thoảng có vài độc giả “thành thật khai báo” có khác biệt quan điểm chính trị lớn trong gia đình, thể hiện qua việc con cái khác ý với bố mẹ, nhất là khi bàn về cuộc bầu tổng thống Mỹ vừa qua. Một số lớn bố mẹ ủng hộ ông Trump, trong khi hầu hết con cái không ưa ông ta.
Đây là vấn đề quan trọng có lẽ cần tìm hiểu thêm nếu muốn tránh gia cang xào xáo.
Chuyện thế hệ tỵ nạn đầu chống hay ủng hộ đảng nào đã được bàn quá nhiều, bài này sẽ chú tâm vào thế hệ hai.
Trước tiên, phải nói ngay, mặc dù hầu hết dân tỵ nạn thế hệ hai không biết chiến tranh là gì, một số lớn sanh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên trong các trại tỵ nạn, thậm chí sanh ra sau khi chế độ CS đã xụp đổ toàn diện khắp thế giới, và cả sau khi CSVN đã “đổi mới”. Chúng chẳng biết cuộc chiến quốc-cộng là gì, có khi nói tiếng Việt không chạy. Nhưng nhờ bố mẹ và cộng đồng, nhất là tại các cộng đồng tỵ nạn lớn ở Cali, Texas, Washington DC,…, một số lớn giới trẻ đó vẫn hăng hái bảo vệ chính nghiã quốc gia, đã và đang tích cực đứng ra tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền trong nước. Một điểm son cho thế hệ tương lai của chúng ta. Nhất là khi ta biết hầu hết các trường Mỹ diễn giải cuộc chiến quốc-cộng VN một cách hoàn toàn bất lợi cho “bên thua cuộc”.
Bù lại, tại những nơi tương đối thưa thớt dân tỵ nạn, cũng có nhiều người thuộc thế hệ hai có quan điểm hững hờ hơn, có khi sai lầm nặng. Một số đi “du lịch” VN, gãi đầu gãi tai, thắc mắc cộng sản có gì ghê gớm đâu mà sao bố mẹ chống dữ vậy? Đọc báo Mỹ toàn thấy ca tụng phở, bánh mì thịt, và danh lam thắng cảnh VN, cao ốc trọc trời chẳng thua gì Singapore, ca sĩ hét nhạc rap với TT Obama, kẹt xe hàng giờ chứng tỏ dân ta giàu có, không xe hơi thì cũng xe gắn máy. Kinh tế tăng trưởng cao nhất nhì thế giới. Đi VN chỉ thấy dân chúng phè phỡn nhậu nhẹt, vui vẻ ka-ra-ô-kê cả ngày. Dân VN đi Mỹ như đi chợ, quan chức CSVN đều gửi con du học Mỹ, cả thủ tướng cũng mua nhà ở Mỹ,… Sao phải đòi lật đổ CS?
Đó là cách nhìn dĩ nhiên sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng, cần giải thích. Mà chỉ có thể giải thích bằng cách thuyết phục mà ta sẽ bàn thêm trong phần dưới.
Một số khác có cái nhìn… ba phải, cả hai bên đều có điểm tốt và xấu, với chủ ý giúp cho cái gọi là “hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Trong vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận CS, trách nhiệm lớn nhất là của thế hệ bố mẹ. Con cái không hiểu rõ hay không chấp nhận cuộc chiến của chúng ta, thì đó là lỗi của phụ huynh, không trách đám con cái được.
Đó là bàn về chuyện quốc-cộng. Còn bàn về nước Mỹ, chuyện đảng DC và CH, thì hố cách biệt giữa hai thế hệ dường như khá sâu. Trong khi phần lớn bố mẹ ủng hộ CH thì đại đa số giới trẻ tỵ nạn ủng hộ DC, đặc biệt là mê mẩn TT Obama trong khi chống TT Trump kịch liệt. Lý do không cần tìm hiểu đâu xa: trường học và trường đời.
Trước hết phải nói ngay, tất cả là từ trường học: từ tiểu học, đến trung học, đến đại học, không còn bí mật gì nữa, các trường học Mỹ đều là những ổ ươm cây cấp tiến của các nghiệp đoàn giáo chức thiên tả. Tất cả cách diễn giải, lập luận trong các môn học liên quan đến nhân văn như văn hóa, văn chương, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội,… đều theo đúng bài bản cấp tiến. Càng cao càng thiên tả. Đến cấp đại học thì gần như tất cả các trường lớn đều là thành đồng cấp tiến hết. Từ Harvard, Yale đến Berkeley, Stanford, Columbia, đến MIT, Duke, USC, UNC,…
Rất nhiều thăm dò cho thấy giới trẻ có học cao thường thiên tả, trong khi cũng giới trẻ nhưng không có cao học thì lại bảo thủ hơn. Chỉ chứng minh ảnh hưởng thiên tả của các đại học Mỹ. Không ai phủ nhận giá trị kỹ thuật tuyệt đỉnh của các đại học Mỹ, nhưng khi nói về khía cạnh nhân văn, thì tất cả là một câu hỏi thật lớn. Cho đến giờ này, gần 30 năm sau khi các chế độ CS rụng như sung mà sinh viên đại học Berkeley vẫn còn biểu tình trương biểu ngữ hoan hô cộng sản. Một hình ảnh mang thật nhiều ý nghiã về tính u mê của đại học Berkeley nói riêng và đại học Mỹ nói chung.
Nếu có đại học hay trường trung học nào có khuynh hướng bảo thủ thì y như rằng, đó chỉ là một trường nhỏ, tư nhân, phần lớn là của các tổ chức công giáo hay tin lành. Ở đây, phải hiểu thêm đó cũng là lý do phe bảo thủ khuyến khích phụ huynh cho con học trường tư, vừa để nhận được cách giáo dục có giá trị hơn, vừa để bớt bị ảnh hưởng của giáo chức thiên tả của các trường công.
Không có thống kê chính xác, nhưng ai cũng biết ít ra ba phần tư trí thức, giáo sư, học giả đều có khuynh hướng cấp tiến, giảng dạy tư tưởng cấp tiến theo ý họ. Ta phải hiểu rõ cách giáo dục của Mỹ. Không có một chương trình giáo khoa nào do bộ Giáo Dục liên bang hay tiểu bang, hay do trường đặt ra chung cho tất cả mọi giáo sư, mà trái lại, các giáo sư đều toàn quyền giảng dạy đề tài mình muốn, diễn giảng theo ý mình muốn.
Về chính trị Mỹ, bức tranh họ đưa ra rất rõ nét. Đảng DC là đảng của nhân bản, văn minh, tiến bộ, của cởi mở, đa dạng, hoà nhập, của tình thương, công bằng, nhân đạo giúp đỡ người nghèo yếu, yêu chuộng hòa bình,... Trong khi đảng CH là dư âm của thời đồ đá, lo ôm chặt những tục lệ ngàn xưa, những tôn giáo của mấy ngàn năm trước, nếu không thì cũng lo bảo vệ quyền thế của tài phiệt làm giàu bằng bóc lột lao động, khai thác nô lệ da đen, hung hãn hiếu chiến,... Đặc biệt là kỳ thị nặng đủ thứ, từ màu da đến giới tính. Đảng của dân ruộng, ít học. Đó là bức tranh tổng quát thô thiển và khác xa sự thật, nhưng lại in sâu trong đầu giới trẻ tỵ nạn do nhà trường nhồi nhét.
Báo đăng một giáo sư tại Orange Coast College (Costa Mesa, CA) giảng giải cho sinh viên cuộc bầu tổng thống vừa qua là “một hành động khủng bố” (terrorist act) của đám Mỹ ruộng. Một sinh viên thu nguyên bài giảng, phổ biến lên mạng. Phản ứng của nhà trường: khiển trách giáo sư? Dĩ nhiên là không, vì giáo sư là một phụ nữ, đồng tính, lại gốc Mễ, toàn là những tiêu chuẩn cần “bảo vệ” cho phải đạo chính trị. Anh sinh viên Mỹ trắng bị treo giò, bắt viết bài xin lỗi.
Tại một trường tiểu học ở New Jersey, một ông bố xem qua bài làm của con gái, với ý định giúp con, bất ngờ thấy trong đó có những câu hỏi mà câu trả lời đúng phải là... bôi bác Trump và ca tụng Obama.
Nhìn vào đó thì hiểu ngay tại sao đa số giới trí thức trẻ Việt ủng hộ đảng DC. Đi học thì làm sao tránh được ảnh hưởng những thầy cô giảng giải kiểu này trong gần hai chục năm khi mới bắt đầu biết đọc cho đến ra đời?
Câu hỏi lớn là tại sao giới học đường khoa bảng Mỹ lại ngả về phiá tả như vậy? Câu trả lời khá giản dị.
Các lý thuyết cấp tiến, từ xã hội chủ nghiã hồng nhạt của Tây Âu đến chủ nghiã cộng sản đỏ xẫm, đều dựa trên những tư tưởng có thể nói là rất nhân bản, khó ai có thể bác bỏ. Chủ nghiã CS chiếm rồi thống trị được gần một nửa thế giới trong hơn 70 năm không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải chỉ nhờ họng súng và nhà tù không. Họng súng và nhà tù là công cụ giữ quyền của các chế độ độc tài CS thật, nhưng trước đó khi chưa có quyền, thì họ đã thắng bằng gì nếu không phải bằng cách tuyên truyền quảng bá những lý thuyết rất nhân bản, rất lôi cuốn những người có thiện tâm, bất kể bằng thuyết phục hay lừa gạt? Nền tảng của những lý thuyết thiên tả thật ra rất vững, như công bằng xã hội, bình đẳng nam-nữ, trắng-đen,..., không còn cảnh quyền thế đàn áp thấp cổ bé họng, lao động bị khai thác còn da bọc xương bởi các đại gia mập ú, v.v...
Bất kể sự xụp đổ của các chế độ CS, trí thức Mỹ ngày nay vẫn ôm chặt lấy những tư tưởng thiên tả đó. Họ biện giải nhân sinh quan xã hội chủ nghiã vẫn là tuyệt hảo. Các chế độ CS xụp đổ chẳng qua vì các chế độ đó thật sự là mạo danh, không phải xã hội chủ nghiã chân chính, mà chỉ là lợi dụng xã hội chủ nghiã để áp đặt những chế độ độc tài bất nhân không tưởng thôi. Theo họ, các chế độ sắt máu của Stalin hay Mao hay Pol Pot không phản ánh lý tưởng xã hội chủ nghiã thuần khiết gì hết.
Kiểu ngụy biện này vẫn thịnh hành trong giới trí thức khoa bảng thiên tả Mỹ (và cả Âu Châu). Rồi họ dạy lại cho học trò của họ. Chúng dĩ nhiên bị ảnh hưởng, không nhiều thì ít, nhìn hai đảng DC và CH dưới lăng kính cấp tiến DC là nhân bản và bảo thủ CH là hủ lậu.
Sau học đường ra đến trường đời, giới trẻ đó tìm hiểu chuyện chung quanh mình bằng cách nào? Dĩ nhiên qua truyền thông: báo chí, TV, internet. Và bạn bè cùng lứa và gia đình.
Nói về truyền thông ở Mỹ thì phải hiểu cho rõ có hai loại: một cái gọi là truyền thông dòng chính (TTDC), là các cơ quan ngôn luận lớn như các đài truyền hình ABC, CBS, NBC, CNN, FOX,... và các báo phổ biến trên toàn quốc như New York Times, Washington Post, Time, Newsweek; và một cái gọi là truyền thông địa phương, gồm các đài truyền hình và báo điạ phương của tiểu bang hay tỉnh.
Truyền thông địa phương vì phục vụ giới trung lưu địa phương, nên có khuynh hướng thực tế và bảo thủ hơn, nhưng tiếng nói cũng giới hạn hơn nhiều.
TTDC phần lớn thuộc sở hữu của giới đại tài phiệt tư bản như ABC của Disney hay Washington Post của Jeff Bezos, đáng lý ra phải có khuynh hướng bảo thủ, nhưng vì phục vụ các thị trường cấp tiến trí thức thiên tả của các thành phố lớn, nên phải ôm lấy quan điểm cấp tiến để có khách hàng. Cuối cùng thì cũng vẫn chỉ là chuyện tiền bạc. Ở cấp thấp hơn, giới nhà báo, ký giả cũng có khuynh hướng thiên tả không khác gì giới trí thức học đường. Theo nghiên cứu của chính báo Washington Post, trong 100 nhà báo của TTDC, chỉ có 7 người là ủng hộ CH! Đó là kể cả đài TV bảo thủ Fox, nếu không kể Fox thì chắc chỉ còn 1-2 anh CH trong 100 nhà báo Mỹ! Lý tưởng nhân bản của xã hội chủ nghiã vẫn là cái gì trí thức mơ tưởng, kể cả các nhà báo.
Đã vậy, các nhà báo thường có bệnh tự tôn, tự phong cho mình một thứ “thiên mệnh”, trách nhiệm cứu dân độ thế, nhất là dân nghèo, không có tiếng nói, nên mấy anh nhà báo hay tình nguyện làm cái loa, khiếu nại dùm cho dân thấp cổ bé họng.
Giới trẻ tỵ nạn, nếu là sinh viên, trí thức, tất nhiên “phải” coi CNN, đọc New York Times, hay Newsweek, hay Time,... Tất cả đều ra rả bôi bác sỉ vả CH, từ cao bồi Reagan đến anh ngốc của làng W Bush và bây giờ là tay độc tài vô lại Trump, để tung hô các đại trí thức nhân bản Kennedy, Clinton, rồi Obama.
Giới trẻ nếu thuộc thành phần lao động thì không rảnh đọc báo hay coi TV, nhưng lại bị ảnh hưởng của các nghiệp đoàn hầu hết thiên tả, hay ít ra cũng thiên về đảng DC.
Đúng kỹ thuật tuyên truyền, nói mãi sẽ thành sự thật. Đối với giới trẻ Việt, TT Obama là người yêu chuộng hòa bình, được giải Nobel mà. Ông cũng là hiện thân cho những tư tưởng cấp tiến: tốt bụng, cởi mở, hòa đồng, bảo vệ và tranh đấu cho các khối thiểu số như phụ nữ, dân nghèo, dân da màu kể cả da nâu và da vàng, dân đồng tính,…
Ông Trump thắng cử phần lớn vì kinh tế Obama thất bại, đẩy hàng triệu người vào thất nghiệp hay lương thấp, cũng như vì thất bại không giải quyết được nạn di dân lậu. Nhưng TTDC đã biến chiến thắng của ông thành chiến thắng của kỳ thị chủng tộc, bài ngoại của dân da trắng. Và giới trẻ tỵ nạn cũng theo bạn Mỹ, nhẩy dựng lên chống cái tay kỳ thị này ngay. Dù sao chúng cũng là di dân mà.
Giới trẻ đó đang bào chữa, chúng chống Trump không phải vì thua đau mà vì lo sợ tương lai nước Mỹ sẽ biến thành Quốc Xã, phải chặn tay độc tài kỳ thị này từ trong trứng nước. Nếu không ngăn chặn Trump ngay từ đầu, sẽ biến thành một Hitler, chằm hăm lo “bạch hóa” nước Mỹ, đuổi hết dân da màu ra khỏi xứ,… Tay “chuẩn độc tài” này thắng cử vì dân Mỹ quá nhiều người ngu, giới trí thức phải có trách nhiệm cứu khối dân đó khỏi tay Hitler này, bất cần kết quả bầu cử.
Rồi đám trẻ đó nhìn lại chung quanh, thấy đám học sinh, sinh viên bạn bè cùng trường thuộc đủ loại người, da trắng, da đen, da nâu, da vàng, đồng tính, chuyển giới, đủ loại, mà chúng chẳng thấy có gì khác biệt, có cả sinh viên Iran, Iraq, chẳng có vẻ gì là ISIS hết, vậy sao lại kỳ thị người này, chống báng hay cấm cửa người kia. Tất cả những quan điểm của chúng đều tương tự, chúng trao đổi với nhau cả ngày qua tụ tập tại Starbuck, nhắn tin iPhone, email, Facebook, Twitter,… Chỉ củng cố tư tưởng cho nhau thôi.
Rồi đám trẻ về nhà.
Phải thẳng thắn nhìn nhận ảnh hưởng của bậc cha mẹ ngày nay khác rất xa ngày xưa. Đám trẻ bây giờ không như thế hệ trước, bố mẹ nói gì răm rắp cúi đầu nghe, không dám cãi. Bây giờ không còn như vậy nữa. Bố mẹ nói có lý thì chúng nghe, không có lý là chúng cãi. Có khi đổ thừa bố mẹ coi FOX nhiều quá, chứ không phải vì chúng đã coi CNN nhiều quá! Tệ hơn nữa, nhiều đứa trong thâm tâm coi thường bố mẹ như một đám già hủ lậu, ít hiểu biết, có bất đồng ý, cũng chẳng thèm cãi, mất công mang tiếng hỗn, bỏ đi chơi game.
Ngược lại, một số lớn bố mẹ cũng không “nói chuyện” được với con cái. Có thể vì vẫn quá khích với tính chủ quan độc đoán của phụ huynh Á Đông, không chịu tìm hiểu cách suy nghĩ của con cái, cứ mở miệng là chửi tối mắt thay vì thuyết phục với lập luận vững chắc. Có thể học vấn, hiểu biết thua kém con cái, cãi không lại. Có thể vì đầu tắp mặt tối lo đi làm không có thời giờ ngồi nói chuyện với con cái.
Việc ta gọi là “dậy bảo con cái” cũng mang một ý nghiã rất khác, rất giới hạn ngày nay trên đất Mỹ. Ta chỉ cần nhớ lại tên một bài hát của Madonna, thần tượng của giới trẻ Mỹ: “Papa, Dont Preach!”, “Bố, Đừng Giảng Đạo!” Làm sao tìm được thế cân bằng, nói chuyện mà không giảng đạo với con cái?
Không phải là nói chuyện với con cái sẽ thuyết phục được chúng đâu, nhưng ít nhất là sẽ tạo thông cảm, giảm xung đột.
Thật ra, việc đám con cái ủng hộ tư tưởng cấp tiến không phải là chuyện buồn hay chuyện xấu gì. Trái lại, đám con cái có quan điểm cấp tiến vì có thiện tâm, vì chuộng công bằng, muốn nâng đỡ những kẻ cô thế, chẳng hạn như hoan nghênh Obamacare, chấp nhận trả thêm ít tiền bảo hiểm để những người nghèo, người già và bệnh hoạn có được bảo hiểm y tế, hay như trong tình trạng hiện tại, giúp đỡ di dân lậu Mễ, dân tỵ nạn Trung Đông, hay dân thiểu số chuyển giới, … Bậc phụ huynh cần cảm thấy hãnh diện có con là người tốt, có lòng tốt. Chỉ đáng tiếc là lòng tốt của chúng bị chi phối bởi lý tưởng mơ hồ của tuổi trẻ, chưa đụng chạm vào thực tế, nên có thể đã đặt không đúng chỗ hay không đúng mức, để rồi bị khai thác.
Tất cả những yếu tố này gom vào đã để lại dấu ấn lớn trong giới trẻ tỵ nạn thế hệ hai. Đại đa số -không phải tất cả- ủng hộ tư tưởng cấp tiến và đảng DC.
Có một vị độc giả thắc mắc “sao cả Âu Châu yêu mến ông Obama?”
Tây Âu, kể cả Canada và Úc, là khối các nước có tư tưởng cấp tiến, theo chế độ xã hội chủ nghiã hết, kể cả các đồng minh Anh, Pháp, và Đức. Do đó, họ ủng hộ một tổng thống cấp tiến như Obama là chuyện đương nhiên, với hệ quả tất yếu là chống Trump. Đó là chưa kể dân Âu Châu chỉ biết nước Mỹ qua các báo Time, Newsweek, International Herald Tribune (là phiên bản quốc tế của New York Times), và qua CNN là đài TV có thể coi được trên khắp thế giới. Toàn là những cơ quan ngôn luận cấp tiến suốt ngày lo công kênh TT Obama. Trong những điều kiện đó, làm sao dân Âu Châu không ủng hộ TT Obama được? Kể cả đa số dân Việt tỵ nạn tại Âu Châu.
Mâu thuẫn giữa các thế hệ là chuyện đã có chắc từ thời ông Bành Tổ. Riêng đối với dân tỵ nạn chúng ta, vấn đề trở nên khó khăn hơn vì cộng vào khác biệt tuổi tác, lại có thêm khác biệt văn hoá khi giới trẻ lớn lên trong văn hoá Mỹ khác xa văn hoá Việt, được giảng dạy về cuộc chiến quốc-cộng cũng như khác biệt cấp tiến-bảo thủ dưới một khiá cạnh khác. Đã vậy, nhờ truyền thông đại chúng, cái hố phân cách còn bị đào xâu thêm vì được tranh luận mạnh hơn.
Thôi thì chỉ cần đồng ý với nhau là đã có sự bất đồng ý về chuyện ngoài đời, trong khi trong nhà với nhau thì như người Mỹ hay nói, blood is thicker than politics, tình máu mủ ruột thịt sâu đậm hơn chính trị chính em, là mọi sự sẽ ổn thỏa.
Xin quý độc giả ghi nhận bài này do một dân tỵ nạn thế hệ đầu, thuộc dạng “cổ lai hy” viết. Với hy vọng sẽ giúp kích động được những cuộc “nói chuyện” giữa hai thế hệ tỵ nạn, trên các diễn đàn công cộng như mặt báo này, hay ngay cả trong những bữa ăn trong nhà, để tạo cảm thông nhiều hơn trong gia đình Mỹ gốc… tỵ nạn. (12-03-17)
Vũ Linh
Hoàng Phạm chuyển