Cà Kê Dê Ngỗng
Tại sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng hung hăng?
Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh đến chủ quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung Quốc
Trần Quang (gt)
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc
Kinh nhấn mạnh đến chủ quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung
Quốc đã phản ánh thái độ hung hăng “mới” của nước này. Giai đoạn hiện
nay và trong nhiều năm sắp tới, "giấc mơ Trung Hoa" sẽ được trình diễn
trên vũ đài quốc tế. Đâu là nguyên nhân?
Có thể nói, việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành cường quốc là sự thay đổi
quan trọng nhất trong hệ thống quốc tế của thế kỷ 21. Trung Quốc hiện
đang được nhiều nước trên thế giới coi là một đối thủ chiến lược của Mỹ
trên thực tế, có khả năng thách thức uy quyền tối cao của Mỹ trên toàn
cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sau những căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nhiều nhà quan sát đã mô tả
chính sách đối ngoại của Trung Quốc là "ngày càng hung hăng". Từ trước
đến nay, chính sách đối ngoại "quyết đoán" của Trung Quốc thường được
hiểu là nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn
2008-2009. Tháng 7/2009, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cầm Đào đã
có bài phát biểu trước các quan chức ngoại giao trong nước, nhấn mạnh
rằng Trung Quốc cần phải tăng cường sức mạnh cũng như ảnh hưởng trên vũ
đài quốc tế. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào đã nhắc đến một nguyên tắc chỉ
đạo chiến lược mà nhà lãnh đạo tiền bối Đặng Tiểu Bình từng đưa ra hồi
đầu những năm 1990, đó là: "giấu mình, chờ thời" (KLP/AS), đồng thời
khẳng định Trung Quốc nên "tuân thủ nghiêm ngặt" nguyên tắc đó. Mặc dù
toàn văn bài phát biểu đó của ông Hồ Cẩm Đào không được công bố chính
thức, song tờ "Nhân dân Nhật báo" - cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên
"theo đuổi để đạt được 4 thế mạnh" trong chính sách đối ngoại: Một là,
Trung Quốc nên tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị quốc tế;
Hai là, Trung Quốc nên tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế
toàn cầu; Ba là, Trung Quốc nên tự xây dựng cho mình một hình ảnh thân
thiện hơn; Bốn là, Trung Quốc nên trau dồi để trở thành một cường quốc
có đạo nghĩa.
Kể từ đó, dường như luôn có một sự mâu thuẫn đáng kể giữa những ý định
được công bố chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và cách
hành xử với bên ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng
như các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải của nước này. Năm 2011, một
số phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc đã lên tiếng chỉ
trích việc (chính quyền) phớt lờ một phần "vô cùng cần thiết" trong
nguyên tắc chỉ đạo của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mình".
Khi Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình tiến hành củng cố quyền lực, bức
tranh ở Trung Quốc đã thay đổi. Ông Tập Cận Bình không còn nhắc tới
nguyên tắc "giấu mình chờ thời" nữa mà thay vào đó, ông đưa ra "chiến
lược chủ động" (SFA), tìm mọi cách để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa"
trên vũ đài quốc tế, đặc biệt là trong chính sách ngoại giao với các
nước lân cận (chính sách ngoại giao ngoại biên) của Trung Quốc. "Giấc mơ
Trung Hoa" vẽ lên viễn cảnh đất nước Trung Quốc hồi sinh, trở nên thịnh
vượng và có sức mạnh quân sự. Ông Tập Cận Bình đã tìm cách định hình
lại các vấn đề đối nội và đối ngoại, cải tổ các thể chế an ninh, trong
đó có việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia (CNSC) tháng 1/2014 do
chính ông đứng đầu. Mục đích của việc thành lập CNSC là để tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và phát triển một chiến lược an ninh
quốc gia chính thống.
Ông Tập Cận Bình - hiện còn là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Chủ tịch Quân ủy Trung ương và CNSC - ngày càng đóng vai trò nổi bật
trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh cũng như
trong việc điều phối các cơ quan nhà nước thuộc Đảng, chính phủ và PLA.
Tuyên bố của ông Tập Cận Bình về SFA chẳng hề có điểm chung nào với
nguyên tắc "giấu mình". Không những thế, SFA còn nhấn mạnh sự cần thiết
phải bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và các lợi ích an ninh cũng như
thành tựu kinh tế. Theo nhận định của Giáo sư Diêm Học Thông thuộc Đại
học Thanh Hoa, chiến lược SFA của ông Tập Cận Bình đặt mục tiêu "tìm
kiếm một môi trường thích hợp để Trung Quốc hồi sinh mạnh mẽ". Chiến
lược này về cơ bản là khác biệt so với chiến lược KLP (đặt mục tiêu tạo
ra một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc).
Ông Tập Cận Bình coi Trung Quốc là một cường quốc lớn trên vũ đài thế
giới. Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2014, ông đã đưa ra khái niệm
"chính sách ngoại giao nước lớn mang đậm bản sắc Trung Quốc". Đây là
lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, giới lãnh đạo Bắc Kinh mô tả chính
sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách ngoại giao của một "nước
lớn". Trung Quốc đã biến chiến lược SFA thành hiện thực thông qua đề
xuất về một "mối quan hệ kiểu mới của các cường quốc" giữa Trung Quốc và
Mỹ, thông qua sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" kết nối Á-Âu và
thông qua cam kết của ông Tập Cận Bình về việc góp 8.000 quân cho lực
lượng gìn giữ hòa bình dự phòng của Liên hợp quốc.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vai trò then chốt trong các hoạt động
chính sách đối ngoại và an ninh hiện tại của Trung Quốc. Năm 2013, ông
Tập Cận Bình từng nói rằng Trung Quốc nên thúc đẩy các mối quan hệ chính
trị, củng cố các thành tựu kinh tế, tăng cường hợp tác an ninh cũng như
các cuộc trao đổi văn hóa trong khu vực. Phát biểu này được đưa ra sau
khi Trung Quốc đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á
(AIIB) và Quỹ Con đường Tơ lụa. Khu vực này đầy rẫy những mối đe dọa
truyền thống tiềm tàng đối với Trung Quốc, trong đó có các cuộc tranh
chấp biên giới lãnh thổ, lãnh hải cũng như chính sách "xoay trục sang
châu Á" của Mỹ. Chính sách "xoay trục sang châu Á" của Mỹ được Bắc Kinh
coi là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết các cuộc tranh chấp
lãnh thổ theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Việc bảo vệ chủ quyền và
quyền hàng hải đã trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu, quan trọng
ngang hàng với việc duy trì ổn định trong khu vực.
Trong cuộc họp bàn về Công tác Ngoại giao Ngoại biên năm 2013 và Hội
nghị về Công tác Đối ngoại Trung ương năm 2014, ông Tập Cận Bình đã nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những
hành động hung hăng nhằm tranh giành đất đai cũng như các nỗ lực của
Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động xây dựng ở Biển Đông được
Trung Quốc coi là một phần trong chiến lược SFA. Theo lời Đô đốc Tôn
Kiến Quốc hồi tháng 5/2015, đây là các hoạt động "hợp pháp và chính
đáng". Mặc dù các nỗ lực tranh giành đất đai của Trung Quốc có thể giúp
nước này tăng cường khả năng duy trì các chiến dịch quân sự trong khu
vực, song có thể nói chúng đã vi phạm tinh thần hợp tác chung cũng như
quy định "tự kiềm chế" được đưa ra trong Tuyên bố chung về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Rõ ràng, Trung Quốc đã có những
cách tiếp cận độc đoán hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải
trong khu vực.
Thái độ hung hăng "mới" này của Trung Quốc kể từ năm 2012 nên được coi
là một diễn tiến lôgic, có chủ ý của Bắc Kinh. Trung Quốc đã nổi lên như
một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh đến chủ
quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung Quốc đã phản ánh điều
này. Giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm sắp tới, "giấc mơ Trung Hoa"
sẽ được trình diễn trên vũ đài quốc tế.
Masayuki Masuda
Masayuki Masuda, một thành viên cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu
Quốc phòng Quốc gia (NIDS) ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Bài viết được đăng
trên East Asia Forum.
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tại sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng hung hăng?
Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh đến chủ quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung Quốc
Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc
Kinh nhấn mạnh đến chủ quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung
Quốc đã phản ánh thái độ hung hăng “mới” của nước này. Giai đoạn hiện
nay và trong nhiều năm sắp tới, "giấc mơ Trung Hoa" sẽ được trình diễn
trên vũ đài quốc tế. Đâu là nguyên nhân?
Có thể nói, việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành cường quốc là sự thay đổi
quan trọng nhất trong hệ thống quốc tế của thế kỷ 21. Trung Quốc hiện
đang được nhiều nước trên thế giới coi là một đối thủ chiến lược của Mỹ
trên thực tế, có khả năng thách thức uy quyền tối cao của Mỹ trên toàn
cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sau những căng thẳng leo thang ở Biển Đông, nhiều nhà quan sát đã mô tả
chính sách đối ngoại của Trung Quốc là "ngày càng hung hăng". Từ trước
đến nay, chính sách đối ngoại "quyết đoán" của Trung Quốc thường được
hiểu là nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn
2008-2009. Tháng 7/2009, Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cầm Đào đã
có bài phát biểu trước các quan chức ngoại giao trong nước, nhấn mạnh
rằng Trung Quốc cần phải tăng cường sức mạnh cũng như ảnh hưởng trên vũ
đài quốc tế. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào đã nhắc đến một nguyên tắc chỉ
đạo chiến lược mà nhà lãnh đạo tiền bối Đặng Tiểu Bình từng đưa ra hồi
đầu những năm 1990, đó là: "giấu mình, chờ thời" (KLP/AS), đồng thời
khẳng định Trung Quốc nên "tuân thủ nghiêm ngặt" nguyên tắc đó. Mặc dù
toàn văn bài phát biểu đó của ông Hồ Cẩm Đào không được công bố chính
thức, song tờ "Nhân dân Nhật báo" - cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên
"theo đuổi để đạt được 4 thế mạnh" trong chính sách đối ngoại: Một là,
Trung Quốc nên tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn trên vũ đài chính trị quốc tế;
Hai là, Trung Quốc nên tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế
toàn cầu; Ba là, Trung Quốc nên tự xây dựng cho mình một hình ảnh thân
thiện hơn; Bốn là, Trung Quốc nên trau dồi để trở thành một cường quốc
có đạo nghĩa.
Kể từ đó, dường như luôn có một sự mâu thuẫn đáng kể giữa những ý định
được công bố chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) và cách
hành xử với bên ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng
như các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải của nước này. Năm 2011, một
số phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc đã lên tiếng chỉ
trích việc (chính quyền) phớt lờ một phần "vô cùng cần thiết" trong
nguyên tắc chỉ đạo của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mình".
Khi Chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình tiến hành củng cố quyền lực, bức
tranh ở Trung Quốc đã thay đổi. Ông Tập Cận Bình không còn nhắc tới
nguyên tắc "giấu mình chờ thời" nữa mà thay vào đó, ông đưa ra "chiến
lược chủ động" (SFA), tìm mọi cách để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa"
trên vũ đài quốc tế, đặc biệt là trong chính sách ngoại giao với các
nước lân cận (chính sách ngoại giao ngoại biên) của Trung Quốc. "Giấc mơ
Trung Hoa" vẽ lên viễn cảnh đất nước Trung Quốc hồi sinh, trở nên thịnh
vượng và có sức mạnh quân sự. Ông Tập Cận Bình đã tìm cách định hình
lại các vấn đề đối nội và đối ngoại, cải tổ các thể chế an ninh, trong
đó có việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia (CNSC) tháng 1/2014 do
chính ông đứng đầu. Mục đích của việc thành lập CNSC là để tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và phát triển một chiến lược an ninh
quốc gia chính thống.
Ông Tập Cận Bình - hiện còn là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và
Chủ tịch Quân ủy Trung ương và CNSC - ngày càng đóng vai trò nổi bật
trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh cũng như
trong việc điều phối các cơ quan nhà nước thuộc Đảng, chính phủ và PLA.
Tuyên bố của ông Tập Cận Bình về SFA chẳng hề có điểm chung nào với
nguyên tắc "giấu mình". Không những thế, SFA còn nhấn mạnh sự cần thiết
phải bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc và các lợi ích an ninh cũng như
thành tựu kinh tế. Theo nhận định của Giáo sư Diêm Học Thông thuộc Đại
học Thanh Hoa, chiến lược SFA của ông Tập Cận Bình đặt mục tiêu "tìm
kiếm một môi trường thích hợp để Trung Quốc hồi sinh mạnh mẽ". Chiến
lược này về cơ bản là khác biệt so với chiến lược KLP (đặt mục tiêu tạo
ra một môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc).
Ông Tập Cận Bình coi Trung Quốc là một cường quốc lớn trên vũ đài thế
giới. Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2014, ông đã đưa ra khái niệm
"chính sách ngoại giao nước lớn mang đậm bản sắc Trung Quốc". Đây là
lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, giới lãnh đạo Bắc Kinh mô tả chính
sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách ngoại giao của một "nước
lớn". Trung Quốc đã biến chiến lược SFA thành hiện thực thông qua đề
xuất về một "mối quan hệ kiểu mới của các cường quốc" giữa Trung Quốc và
Mỹ, thông qua sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" kết nối Á-Âu và
thông qua cam kết của ông Tập Cận Bình về việc góp 8.000 quân cho lực
lượng gìn giữ hòa bình dự phòng của Liên hợp quốc.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có vai trò then chốt trong các hoạt động
chính sách đối ngoại và an ninh hiện tại của Trung Quốc. Năm 2013, ông
Tập Cận Bình từng nói rằng Trung Quốc nên thúc đẩy các mối quan hệ chính
trị, củng cố các thành tựu kinh tế, tăng cường hợp tác an ninh cũng như
các cuộc trao đổi văn hóa trong khu vực. Phát biểu này được đưa ra sau
khi Trung Quốc đề xuất thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á
(AIIB) và Quỹ Con đường Tơ lụa. Khu vực này đầy rẫy những mối đe dọa
truyền thống tiềm tàng đối với Trung Quốc, trong đó có các cuộc tranh
chấp biên giới lãnh thổ, lãnh hải cũng như chính sách "xoay trục sang
châu Á" của Mỹ. Chính sách "xoay trục sang châu Á" của Mỹ được Bắc Kinh
coi là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết các cuộc tranh chấp
lãnh thổ theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Việc bảo vệ chủ quyền và
quyền hàng hải đã trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu, quan trọng
ngang hàng với việc duy trì ổn định trong khu vực.
Trong cuộc họp bàn về Công tác Ngoại giao Ngoại biên năm 2013 và Hội
nghị về Công tác Đối ngoại Trung ương năm 2014, ông Tập Cận Bình đã nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những
hành động hung hăng nhằm tranh giành đất đai cũng như các nỗ lực của
Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động xây dựng ở Biển Đông được
Trung Quốc coi là một phần trong chiến lược SFA. Theo lời Đô đốc Tôn
Kiến Quốc hồi tháng 5/2015, đây là các hoạt động "hợp pháp và chính
đáng". Mặc dù các nỗ lực tranh giành đất đai của Trung Quốc có thể giúp
nước này tăng cường khả năng duy trì các chiến dịch quân sự trong khu
vực, song có thể nói chúng đã vi phạm tinh thần hợp tác chung cũng như
quy định "tự kiềm chế" được đưa ra trong Tuyên bố chung về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Rõ ràng, Trung Quốc đã có những
cách tiếp cận độc đoán hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải
trong khu vực.
Thái độ hung hăng "mới" này của Trung Quốc kể từ năm 2012 nên được coi
là một diễn tiến lôgic, có chủ ý của Bắc Kinh. Trung Quốc đã nổi lên như
một cường quốc chiến lược lớn, và việc Bắc Kinh nhấn mạnh đến chủ
quyền, an ninh cũng như vị thế nước lớn của Trung Quốc đã phản ánh điều
này. Giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm sắp tới, "giấc mơ Trung Hoa"
sẽ được trình diễn trên vũ đài quốc tế.
Masayuki Masuda
Masayuki Masuda, một thành viên cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu
Quốc phòng Quốc gia (NIDS) ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Bài viết được đăng
trên East Asia Forum.
(Nghiên Cứu Biển Đông)