Hình Ảnh & Sự Kiện
Tại sao vai ác lại là người Nga?
Dù ông Putin có bị ảnh hưởng bởi những vai ác của Hollywood hay không thì vẫn có một thực tế là có người đã nghiêm túc đề nghị hạn chế phim Mỹ trên màn ảnh Nga.
Với
sự phức tạp của chính trị thế giới ngày nay, chúng ta có thể dự đoán rằng các
vai ác sẽ không còn bị đóng khung trong phạm vi một dân tộc nào đó. Thật ra,
những kẻ thù với môi trường là vai phản diện chính trong bộ phim có doanh thu
cao nhất mọi thời đại ra mắt vào năm 2009: Avatar.
baomai.blogspot.com.au/2014/11/tai-sao-vai-ac-lai-la-nguoi-nga.html
TVQ chuyển
a?
Khi
khắc họa kẻ ác, Hollywood thường viện tới
những định kiến cố hữu về các dân tộc. Nhưng tại sao họ lại muốn làm phật
lòng một bộ phận khán giả? Tom Brook tìm hiểu vấn đề này.
Nga
là ác?
Các nhà làm phim Hollywood có định kiến về người Nga?
Từ
một cựu điệp viên KGB tàn ác trong ‘The Avengers’ cho đến bọn xấu người Nga
trong ‘A Good Day to Die Hard’, điều chắc chắn là không thiếu nhân vật phản
diện là người Nga trên màn ảnh.
Các
chính trị gia và và các nhà làm phim Nga đã nói rõ họ không vui với việc ngành
công nghiệp điện ảnh Mỹ tiếp tục mô tả người Nga là kẻ ác. Thậm chí còn có
đe dọa từ Nga là nước này sẽ tẩy chay các bộ phim của Hollywood. Điều này càng cho thấy rõ rủi ro
khi các nhà làm phim mô tả xấu về người dân một nước nào đó.
Hãng
tin Nga Interfax hồi tháng Tám đưa tin rằng ông Batu Khasikov, một thành viên
của ủy ban văn hóa của Thượng viện Liên bang Nga, đã nói rằng những bộ phim
mà ‘tất cả những gì có liên quan đến Nga đều bị làm xấu quá mức hay được thể
hiện một cách sơ khai và ngốc nghếch nên bị cấm phát hành ra rạp’.
Việc
khắc họa các nhân vật người Nga là kẻ ác đã có từ lâu.
“Thậm
chí trước cả Chiến tranh Lạnh, Nga đã bị khắc họa là một mối đe dọa địa chính
trị đối với phương Tây,” ông James Chapman, giáo sư nghiên cứu phim ảnh tại Đại
học Leicester, nói, “Nhưng đến khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, quan niệm đó lại
càng bị nhuốm màu ý thức hệ khi mà giờ đây nó không chỉ liên quan đến nước Nga
mà còn chính quyền cộng sản của Liên Xô.”
Điều
bất ngờ là sự sụp đổ Bức tường Berlin
không chấm dứt việc thể hiện những kẻ ác người Nga trên màn ảnh. Có lẽ đã có
một lúc tần suất của vai phản diện người Nga có giảm nhưng các nhân vật Nga
vẫn là những vai ác mà Hollywood ưa chuộng.
Do
ông Putin?
“Thậm
chí bạn không thể bật tivi lên hay đi xem xi nê mà không thấy mô tả người Nga
là kinh khủng,” bà Nina Khrushcheva, cháu cố của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita
Khrushchev và hiện là một giáo sư định cư ở Mỹ, nói.
Bà
Khrushcheva, hiện đang dạy ở trường New School ở New York, đã theo dõi việc
hình ảnh người Nga được khắc họa như thế nào trong ngành công nghiệp giải trí
của Mỹ. Theo đánh giá của bà thì việc ghép các nhân vật phản diện cho người
Nga không thật sự giảm bớt kể từ Chiến tranh Lạnh.
“Nó
chưa bao giờ giảm bớt thật sự để Nga thấy rằng họ luôn là một kẻ thù,” bà nói.
Tài
tử Kenneth Bragnagh từng thủ vai một tỷ phú Nga độc ác trong Jack Ryan:
Shadow Recruit
Giờ
đây, các học giả xem lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin là
nguyên do của việc ngày càng có nhiều kẻ ác người Nga trên màn ảnh.
“Tôi
nghĩ nhất là khi ông Putin quay trở lại với một chế độ cứng rắn, đặc biệt
với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, đã có cảm giác rằng Nga vẫn là một
mối đe dọa địa chính trị và là một cường quốc thù địch ngay khi Nga đã là một
nước hậu cộng sản – và tôi nghĩ đó là lý do chúng ta thấy kiểu phác họa người
Nga như thế này,” Giáo sư Chapman nói.
Người
Nga giờ đây có thể là sự lựa chọn của Hollywood cho những vai ác nhưng qua hàng
chục năm qua nhiều sắc tộc và quốc tịch khác nhau đều được Hollywood nhắm vào
vai phản diện. Vào thời điểm Đệ nhị Thế chiến, người Đức và người Nhật đều
xuất hiện trong phim Mỹ với tư cách kẻ xấu.
Kẻ
ác Ả Rập
Một
sắc tộc bị cho làm kẻ ác trong nhiều năm qua với các mức độ khác nhau là
người Ả Rập và người Hồi giáo. Thậm chí ngay trước khi có vai diễn của
Rudolph Valentino trong những bộ phim câm như ‘The Sheik’ vào năm 1921, các
nhà làm phim lúc đó đã mô tả người Ả Rập trong những vai đáng nghi – chuyên ăn
cắp và giết người.
Việc
khắc họa cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập của Hollywood được xem là có ‘triệu
chứng 3B’ – tức là mô tả người Ả Rập hoặc là belly-dancer, tức vũ công múa
bụng, hay billionaire, tức tỷ phú, hay bomber, tức kẻ đánh bom.
Cách
hành xử của ông Putin càng làm tăng thành kiến đối với người Nga
Sau
vụ khủng bố ngày 11/9, người Mỹ gốc Ả Rập ngày càng quan ngại rằng họ sẽ được
đóng khung trong hình ảnh khủng bố. Mặc dù có một số phim khắc họa tròn trịa
những người dân bình thường gốc Ả Rập, Tiến sỹ Jack G Shaheen, tác giả của
cuốn 'Những người Ả Rập Xấu – Hollywood đã biến một dân tộc thành kẻ xấu như
thế nào', cho rằng thay đổi vẫn chưa đủ.
“Điều
không may là là những kẻ ác Ả Rập và Hồi giáo vẫn xuất hiện thường trên phim
và trong các chương trình truyền hình,” ông nói.
Fu Manchu
Trung
Cộng cũng ‘được giao’ một số vai ác trong phim của Hollywood
kể từ thời ác nhân Fu Manchu trong những ngày đầu khi phim có lời thoại ra đời.
Khi hãng MGM cho ra mắt bộ phim ‘Mặt nạ của Fu Manchu’ hồi năm 1932, Đại sứ
quán Trung Cộng ở Mỹ đã gửi phản đối chính thức bởi vì nhân vật chính được mô
tả với sự căm thù như thế.
Tránh
Trung Cộng ra
Nhưng
ngày nay khó tìm được bất kỳ nhân vật Trung Cộng là người ác trong các bộ
phim Hollywood vì Trung Cộng đã trở thành một
thị trường hết sức quan trọng của phim Mỹ.
Điều
này có thể thấy rất rõ khi bộ phim chiến tranh Red Dawn được làm lại hồi năm
2012. Lúc đầu, các vai ác là người Trung Cộng. Nhưng sau đó những người sản
xuất lo rằng việc này sẽ gây khó khăn cho họ tiếp cận thị trường Trung Cộng
nên những vai ác đã được biến thành người Bắc Hàn trong giai đoạn hậu kỳ.
Việc này tốn rất nhiều tiền. Bởi vì không có phim Hollywood
nào phát hành ở Bắc Hàn nên các nhà sản xuất không sợ mất doanh thu tại đây.
Người
Nga không vui với cách họ được miêu tả trong phim ảnh Mỹ
Việc
Hollywood đóng khung vai ác có thể có những hậu quả rất rõ ràng cụ thể. Trong
trường hợp người Nga các chính trị gia đã nổi giận. Cách làm kiểu này cũng có
thể đã tạo ra cho các lãnh đạo Nga một hình mẫu để đi theo.
Trên
trang blog của mình, bà Nina Khrushcheva, vốn không là người ủng hộ ông Putin,
đưa ra lập luận rằng Tổng thống Nga đã bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi cách
Hollywood đưa vào phim toàn kẻ ác người Nga.
“Ông
ấy trở nên một hình ảnh tàn ác như vậy giống như hình ảnh mà Hollywood mô tả nước Nga hay những nhà lãnh đạo Nga. Ông
ấy có thể nghĩ như là: “À, dù sao thì quý vị cũng đã miêu tả tôi là kẻ ác, vậy
thì tôi cứ như thế mà chiếm lãnh thổ của nước khác.”
Sẽ
suy nghĩ lại?
Dù
ông Putin có bị ảnh hưởng bởi những vai ác của Hollywood
hay không thì vẫn có một thực tế là có người đã nghiêm túc đề nghị hạn chế
phim Mỹ trên màn ảnh Nga. Bà Khrushcheva cho rằng điện ảnh Mỹ sẽ bị Nga đưa ra
các biện pháp trừng phạt.
Nếu
như Nga là thị trường điện ảnh lớn thứ bảy trên thế giới thì tại sao các hãng
phim lại dám làm cho một trong những khách hàng quan trọng nhất của họ trở
thành thù địch? Một khả năng là việc Nga bực bội với những bộ phim Hollywood có thể có tác dụng quảng bá có lợi cho các hãng
phim.
“Các
hãng phim sẽ thích thú với sự quan tâm của công chúng,” giáo sư James Chapman
nói.
Ông
Klaus Dodds, giáo sư Địa chính trị tại Đại học London,
nói: “Tôi nghĩ Hollywood quan tâm hơn nhiều
đến thị trường Trung Cộng.” Thật ra gần như Hollywood ám ảnh với thị trường Trung
Cộng nhưng giờ đây với sự bất bình của người Nga có thể làm giảm doanh thu
phòng vé, các nhà làm phim Hollywood có thể đánh giá lại vấn đề.
baomai.blogspot.com.au/2014/11/tai-sao-vai-ac-lai-la-nguoi-nga.html
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Tại sao vai ác lại là người Nga?
Dù ông Putin có bị ảnh hưởng bởi những vai ác của Hollywood hay không thì vẫn có một thực tế là có người đã nghiêm túc đề nghị hạn chế phim Mỹ trên màn ảnh Nga.
a?
Khi
khắc họa kẻ ác, Hollywood thường viện tới
những định kiến cố hữu về các dân tộc. Nhưng tại sao họ lại muốn làm phật
lòng một bộ phận khán giả? Tom Brook tìm hiểu vấn đề này.
Nga
là ác?
Các nhà làm phim Hollywood có định kiến về người Nga?
Từ
một cựu điệp viên KGB tàn ác trong ‘The Avengers’ cho đến bọn xấu người Nga
trong ‘A Good Day to Die Hard’, điều chắc chắn là không thiếu nhân vật phản
diện là người Nga trên màn ảnh.
Các
chính trị gia và và các nhà làm phim Nga đã nói rõ họ không vui với việc ngành
công nghiệp điện ảnh Mỹ tiếp tục mô tả người Nga là kẻ ác. Thậm chí còn có
đe dọa từ Nga là nước này sẽ tẩy chay các bộ phim của Hollywood. Điều này càng cho thấy rõ rủi ro
khi các nhà làm phim mô tả xấu về người dân một nước nào đó.
Hãng
tin Nga Interfax hồi tháng Tám đưa tin rằng ông Batu Khasikov, một thành viên
của ủy ban văn hóa của Thượng viện Liên bang Nga, đã nói rằng những bộ phim
mà ‘tất cả những gì có liên quan đến Nga đều bị làm xấu quá mức hay được thể
hiện một cách sơ khai và ngốc nghếch nên bị cấm phát hành ra rạp’.
Việc
khắc họa các nhân vật người Nga là kẻ ác đã có từ lâu.
“Thậm
chí trước cả Chiến tranh Lạnh, Nga đã bị khắc họa là một mối đe dọa địa chính
trị đối với phương Tây,” ông James Chapman, giáo sư nghiên cứu phim ảnh tại Đại
học Leicester, nói, “Nhưng đến khi Chiến tranh Lạnh xảy ra, quan niệm đó lại
càng bị nhuốm màu ý thức hệ khi mà giờ đây nó không chỉ liên quan đến nước Nga
mà còn chính quyền cộng sản của Liên Xô.”
Điều
bất ngờ là sự sụp đổ Bức tường Berlin
không chấm dứt việc thể hiện những kẻ ác người Nga trên màn ảnh. Có lẽ đã có
một lúc tần suất của vai phản diện người Nga có giảm nhưng các nhân vật Nga
vẫn là những vai ác mà Hollywood ưa chuộng.
Do
ông Putin?
“Thậm
chí bạn không thể bật tivi lên hay đi xem xi nê mà không thấy mô tả người Nga
là kinh khủng,” bà Nina Khrushcheva, cháu cố của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita
Khrushchev và hiện là một giáo sư định cư ở Mỹ, nói.
Bà
Khrushcheva, hiện đang dạy ở trường New School ở New York, đã theo dõi việc
hình ảnh người Nga được khắc họa như thế nào trong ngành công nghiệp giải trí
của Mỹ. Theo đánh giá của bà thì việc ghép các nhân vật phản diện cho người
Nga không thật sự giảm bớt kể từ Chiến tranh Lạnh.
“Nó
chưa bao giờ giảm bớt thật sự để Nga thấy rằng họ luôn là một kẻ thù,” bà nói.
Tài
tử Kenneth Bragnagh từng thủ vai một tỷ phú Nga độc ác trong Jack Ryan:
Shadow Recruit
Giờ
đây, các học giả xem lập trường cứng rắn của Tổng thống Nga Vladimir Putin là
nguyên do của việc ngày càng có nhiều kẻ ác người Nga trên màn ảnh.
“Tôi
nghĩ nhất là khi ông Putin quay trở lại với một chế độ cứng rắn, đặc biệt
với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, đã có cảm giác rằng Nga vẫn là một
mối đe dọa địa chính trị và là một cường quốc thù địch ngay khi Nga đã là một
nước hậu cộng sản – và tôi nghĩ đó là lý do chúng ta thấy kiểu phác họa người
Nga như thế này,” Giáo sư Chapman nói.
Người
Nga giờ đây có thể là sự lựa chọn của Hollywood cho những vai ác nhưng qua hàng
chục năm qua nhiều sắc tộc và quốc tịch khác nhau đều được Hollywood nhắm vào
vai phản diện. Vào thời điểm Đệ nhị Thế chiến, người Đức và người Nhật đều
xuất hiện trong phim Mỹ với tư cách kẻ xấu.
Kẻ
ác Ả Rập
Một
sắc tộc bị cho làm kẻ ác trong nhiều năm qua với các mức độ khác nhau là
người Ả Rập và người Hồi giáo. Thậm chí ngay trước khi có vai diễn của
Rudolph Valentino trong những bộ phim câm như ‘The Sheik’ vào năm 1921, các
nhà làm phim lúc đó đã mô tả người Ả Rập trong những vai đáng nghi – chuyên ăn
cắp và giết người.
Việc
khắc họa cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập của Hollywood được xem là có ‘triệu
chứng 3B’ – tức là mô tả người Ả Rập hoặc là belly-dancer, tức vũ công múa
bụng, hay billionaire, tức tỷ phú, hay bomber, tức kẻ đánh bom.
Cách
hành xử của ông Putin càng làm tăng thành kiến đối với người Nga
Sau
vụ khủng bố ngày 11/9, người Mỹ gốc Ả Rập ngày càng quan ngại rằng họ sẽ được
đóng khung trong hình ảnh khủng bố. Mặc dù có một số phim khắc họa tròn trịa
những người dân bình thường gốc Ả Rập, Tiến sỹ Jack G Shaheen, tác giả của
cuốn 'Những người Ả Rập Xấu – Hollywood đã biến một dân tộc thành kẻ xấu như
thế nào', cho rằng thay đổi vẫn chưa đủ.
“Điều
không may là là những kẻ ác Ả Rập và Hồi giáo vẫn xuất hiện thường trên phim
và trong các chương trình truyền hình,” ông nói.
Fu Manchu
Trung
Cộng cũng ‘được giao’ một số vai ác trong phim của Hollywood
kể từ thời ác nhân Fu Manchu trong những ngày đầu khi phim có lời thoại ra đời.
Khi hãng MGM cho ra mắt bộ phim ‘Mặt nạ của Fu Manchu’ hồi năm 1932, Đại sứ
quán Trung Cộng ở Mỹ đã gửi phản đối chính thức bởi vì nhân vật chính được mô
tả với sự căm thù như thế.
Tránh
Trung Cộng ra
Nhưng
ngày nay khó tìm được bất kỳ nhân vật Trung Cộng là người ác trong các bộ
phim Hollywood vì Trung Cộng đã trở thành một
thị trường hết sức quan trọng của phim Mỹ.
Điều
này có thể thấy rất rõ khi bộ phim chiến tranh Red Dawn được làm lại hồi năm
2012. Lúc đầu, các vai ác là người Trung Cộng. Nhưng sau đó những người sản
xuất lo rằng việc này sẽ gây khó khăn cho họ tiếp cận thị trường Trung Cộng
nên những vai ác đã được biến thành người Bắc Hàn trong giai đoạn hậu kỳ.
Việc này tốn rất nhiều tiền. Bởi vì không có phim Hollywood
nào phát hành ở Bắc Hàn nên các nhà sản xuất không sợ mất doanh thu tại đây.
Người
Nga không vui với cách họ được miêu tả trong phim ảnh Mỹ
Việc
Hollywood đóng khung vai ác có thể có những hậu quả rất rõ ràng cụ thể. Trong
trường hợp người Nga các chính trị gia đã nổi giận. Cách làm kiểu này cũng có
thể đã tạo ra cho các lãnh đạo Nga một hình mẫu để đi theo.
Trên
trang blog của mình, bà Nina Khrushcheva, vốn không là người ủng hộ ông Putin,
đưa ra lập luận rằng Tổng thống Nga đã bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi cách
Hollywood đưa vào phim toàn kẻ ác người Nga.
“Ông
ấy trở nên một hình ảnh tàn ác như vậy giống như hình ảnh mà Hollywood mô tả nước Nga hay những nhà lãnh đạo Nga. Ông
ấy có thể nghĩ như là: “À, dù sao thì quý vị cũng đã miêu tả tôi là kẻ ác, vậy
thì tôi cứ như thế mà chiếm lãnh thổ của nước khác.”
Sẽ
suy nghĩ lại?
Dù
ông Putin có bị ảnh hưởng bởi những vai ác của Hollywood
hay không thì vẫn có một thực tế là có người đã nghiêm túc đề nghị hạn chế
phim Mỹ trên màn ảnh Nga. Bà Khrushcheva cho rằng điện ảnh Mỹ sẽ bị Nga đưa ra
các biện pháp trừng phạt.
Nếu
như Nga là thị trường điện ảnh lớn thứ bảy trên thế giới thì tại sao các hãng
phim lại dám làm cho một trong những khách hàng quan trọng nhất của họ trở
thành thù địch? Một khả năng là việc Nga bực bội với những bộ phim Hollywood có thể có tác dụng quảng bá có lợi cho các hãng
phim.
“Các
hãng phim sẽ thích thú với sự quan tâm của công chúng,” giáo sư James Chapman
nói.
Ông
Klaus Dodds, giáo sư Địa chính trị tại Đại học London,
nói: “Tôi nghĩ Hollywood quan tâm hơn nhiều
đến thị trường Trung Cộng.” Thật ra gần như Hollywood ám ảnh với thị trường Trung
Cộng nhưng giờ đây với sự bất bình của người Nga có thể làm giảm doanh thu
phòng vé, các nhà làm phim Hollywood có thể đánh giá lại vấn đề.
baomai.blogspot.com.au/2014/11/tai-sao-vai-ac-lai-la-nguoi-nga.html
TVQ chuyển