Truyện Ngắn & Phóng Sự
Tận Cùng Bằng Số. - Topa
( HNPD )Ánh nắng buổi sớm mai thật rạng rỡ.
Nhìn khu rừng rộng lớn mà mỗi khi đêm đến nó âm u đến rợn cả người; tôi không thể ngờ mình trải qua cuộc sống cô đơn và thiếu thốn ở đây đã được nhiều năm.Nhiều năm trước
( HNPĐ ) Ánh nắng buổi sớm mai thật rạng rỡ.
Nhìn khu rừng rộng lớn mà mỗi khi đêm đến nó âm u đến rợn cả người; tôi không thể ngờ mình trải qua cuộc sống cô đơn và thiếu thốn ở đây đã được nhiều năm.
Nhiều năm trước - tôi không còn khái niệm về thời gian nữa – nhưng tôi nhớ rõ mùa xuân năm một chín bảy lăm và vào những ngày gần giữa tháng ba khi thành phố Ban Mê Thuột bị tấn công, tôi đang là Hạ sĩ nhất Tiểu đội trưởng; cùng với Tiểu đội tám người từ trong rừng sâu đang trên đường trở về lại hậu cứ. Nhưng, lòng vòng trong rừng ba ngày thì tiểu đội… tan tác hết chỉ còn lại hai người. Chúng tôi đi loanh quanh mãi trong rừng mà không làm sao tìm được hướng ra quốc lộ vì, máy liên lạc thì đã bị hư mà quân Việt cộng thì nhiều quá. Chúng có mặt gần như khắp mọi nơi.
Cho đến một ngày vào một buổi chiều cuối tháng sáu cùng năm, chúng tôi tìm ra được quốc lộ thì mới biết quân Việt cộng đã chiếm trọn miền Nam rồi. Qua những tin tức mà người dân cho biết, thì, có nhiều đơn vị không chịu đầu hàng và cũng đang lẩn trốn trong rừng. Thế là hai đứa chúng tôi quyết định quay trở lại vào rừng chứ không đầu hàng quân Việt cộng. Đầu hàng Việt cộng thì cũng đồng nghĩa với chấp nhận bản án tử hình. Có được sống thì cũng bị hành hạ cho đến chết.
Hai đứa chúng tôi đi thật sâu vào lại trong rừng. Khi mặt trời lặn và chúng tôi đã qua đêm đầu tiên trên một cành cây thật lớn. Đêm đầu tiên chúng tôi thấy có nhiều con thú đi phía dưới chỗ chúng tôi nằm, và như vậy chúng tôi biết là sẽ không sợ bị đói trong bao lâu vì chúng tôi sẽ làm bẫy để bắt thú. Sau đó chúng tôi dựng một cái chòi khá chắc chắn trên cây cổ thụ làm chỗ tránh mưa tránh nắng và ngủ qua đêm. Lúc đầu cả hai đứa chúng tôi nghĩ chỉ tạm thời thôi. Chúng tôi tin là rồi chúng tôi cũng sẽ gặp được những đơn vị bạn. Nơi vùng rừng núi chúng tôi chọn để dựng chòi, chúng tôi yên tâm sẽ không bị quân Việt cộng phát giác.
Chúng tôi chỉ còn đúng hai mươi tám viên đạn AR16 nên cần tiết kiệm cho một lần sử dụng sau cùng. Vì vậy chúng tôi phải sử dụng dao găm. Hành trang của cả hai chúng tôi chỉ có hai cái ba-lô bên trong chứa một bộ quần áo và ít đồ dùng làm vệ sinh cá nhân mà nay đã gần cạn. Khi chúng tôi chấp nhận cuộc sống ở trong rừng là chúng tôi chấp nhận mọi nghịch cảnh và tin tưởng sẽ gặp được các đơn vị bạn. Chúng tôi nhớ gia đình rất nhiều, nhất là người yêu. Chúng tôi thèm ly cà phê, ly bia, ly rượu đế và thuốc lá. Chúng tôi rất nhớ bạn bè cùng đơn vị và nhớ hậu cứ.
Nhưng, khoảng bốn năm tháng sau thì người bạn đồng ngũ và đồng hành với tôi đã bị căn bệnh sốt rét cướp đi mạng sống. Từ đó xem như tôi phải bị sống cô đơn đến nỗi nhiều khi gần như bị hoảng loạn. Cũng may là sau đó tôi đã sinh hoạt lại bình thường vì tin tưởng thật nhiều, cũng như hy vọng rất nhiều… vào một ngày sẽ lại được tiếp tục chiến đấu. Tôi không muốn tìm đường về nữa. Tôi nhất quyết không chấp nhận sống với Việt cộng. Hằng ngày tôi vẫn đều đặn bẫy được thú rừng và được tồn tại với tháng ngày còn lại trên trần thế.
Mỗi sáng tôi thức dậy theo tiếng hót của một con chim mà tôi không biết tên. Cứ đúng vào lúc mặt trời sắp lên là con chim bay đến đậu ở cành cây gần cái chòi và hót lên những tiếng làm cho tôi cảm thấy vui và yêu đời như thuở tôi mới mới bước chân vào quân đội. Có những lúc tôi đã nghĩ, phải chăng người bạn đã bỏ tôi nữa chừng giữa khu rừng già đã nhập vào con chim và mỗi sáng lại đến thăm tôi để tôi bớt cô đơn? Bây giờ tôi đã quen nhìn ánh mặt trời để đoán biết thời gian vì cái đồng hồ đeo tay của tôi đã không còn sử dụng được từ lâu lắm rồi.
Sáng hôm nay tôi đi đến vũng nước rất lớn và cách xa cái chòi cũng gần năm trăm thước. Vũng nước thì trong veo nhìn thấu tận đáy. Vũng nước lớn nhưng không có cá. Nghĩ đến người tôi yêu lòng tôi thật xót xa và đau đớn quá. Trước hết, đáng lẽ tôi không nên nối lại tình yêu với người con gái đó khi mà cơn hồng thủy đã bắt đầu từ ngày 10 tháng 3. Tôi đã hứa hẹn với nàng, sau lần về tới tôi sẽ cưới nàng. Giờ này thì... chỉ có điều là một nỗi buồn mênh mông làm tim tôi đau thắt lại và tôi nhắm nghiền hai mắt tưởng chừng làm như thế tôi sẽ không còn trông thấy cảnh người yêu tôi khóc lúc không nhận được tin tức về tôi sau ngày tang thương của quê hương miền Nam. Đối với nàng, tôi đã bị mất tích và đã chết. Nhưng riêng tôi, tôi sẽ không bao giờ có thể quên nàng và sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội để được gặp lại nàng.
Ánh nắng buổi ban mai thật rạng rỡ nên tôi thấy bầu trời đẹp quá. Tôi nhìn tôi trong vũng nước mà kinh hoàng vì con người của tôi đã thay đổi quá nhiều. Thân thể tôi bắt đầu bị lở lói làm đau nhức quá. Tôi không thể đoán biết mình đang bị bệnh gì mà toàn thân bị nổi những cục to tướng và có nước lẫn máu từ trong đó rỉ ra. Tôi nằm xuống bên vũng nước cho đở nhức và nhìn trời rồi hoài niệm về những ngày đầu gặp gỡ người tôi yêu và yêu tôi…
***
Chiếc xe đò của hãng xe Sanh Hòa chạy đường dài Pleiku - Sàigòn đang từ từ lăn bánh rời khỏi bến xe để đưa tôi về vùng thủ đô náo nhiệt và yên bình. Đó là khoảng cuối năm năm một chín sáu tư. Hành lý của tôi quá gọn nhẹ, chỉ với một cái va ly nhỏ đựng đầy sách vở và một túi quần áo. Trên xe, khách đa số là phụ nữ. Đa số họ mang theo mật ong và hai món hàng thủ công tiêu biểu của thành phố núi là cái gùi đeo lưng của người Thượng và căn nhà sàn nhỏ bé xinh xắn…Tất cả được gói trong các bao giấy kiếng màu thật đẹp. Ngồi bên cạnh tôi là cô gái còn rất trẻ. “Đúng là… em Pleiku má đỏ môi hồng” - Tôi liếc nhìn cô gái và nghĩ như vậy.
Pleiku là một trong vài tỉnh thành vùng cao nguyên có nhiều nhóm người gần như trần truồng thường đi hàng một. Đàn ông thì chỉ cần một miếng vải nhỏ và dài để làm cái khố. Đàn bà cũng chỉ cần một miếng vải để làm váy và phía trên thân thì hoàn toàn trống trơn không có gì che đậy cả. Họ đi hàng một giữa buổi trưa hè cũng như những ngày lạnh buốt giá của mùa đông và, cả những ngày có mưa giông gió bão nữa. Họ đi như vậy mỗi ngày ra chợ để trao đổi buôn bán với người Kinh. Tôi chợt nghĩ tới Dalat, nơi đã sáu năm qua tôi đến trọ học. Cả hai địa danh này đều có khi hậu trong lành và mát lạnh cùng những nét đẹp hùng vĩ của núi rừng và thác nước; đã là một sự quyến rũ và mời gọi mọi người đến chiêm ngưỡng. Nhưng, Dalat có nhiều rừng thông bạt ngàn với tiếng reo vi vút và cảnh vật thơ mộng nên là nơi thu hút được nhiều du khách hơn và đã tạo cảm hứng cho các văn nhân và thi sĩ để lại cho đời những ca khúc và những bài thơ tuyệt tác không bao giờ phai mờ theo thời gian.
Xe chạy qua trước trường trung học Minh Đức, nơi trước kia mỗi ngày tôi đi đến trường với bao niềm vui bên bạn bè trong những năm theo học tại đây. Xe chạy qua rạp chiếu bóng Diệp Kính, nơi đó cuốn phim Việt đầu tiên tôi được xem là phim Tơ Tình. Xe bắt đầu đỗ xuống cái dốc cao nhất của thành phố và sau đó sẽ ra khỏi thành phố.
Sinh ra và lớn lên tại thành phố này nên từng đoạn đường, từng ngỏ ngách cũng như từng căn nhà đã quá quen thuộc với tôi.Tôi quay đầu nhìn qua cô gái ngồi bên cạnh mà từ đầu đến giờ vẫn mãi mê nâng niu cái nhà sàn nhỏ mà cô đang ôm trong lòng. Khuôn mặt của cô gái thật thanh thản và khá đẹp. Tôi đoán cô cũng cùng tuổi với tôi, nghĩa là cũng mười bảy tuổi.
Chiếc xe đò đang leo dốc đèo Phượng Hoàng. Từ đoạn đường này đến Ban Mê Thuột không có nhà hai bên đường mà chỉ toàn rừng.
Cô gái xoay người và đụng vào tôi. Cô gái nói thật nhỏ:
- Xin lỗi anh.
Tôi nhìn cô gái và hỏi chuyện:
- Cô về Sàigòn?
- Không, em về Dalat.
- Vậy… cô không phải người ở đây?
- Dì em có tiệm gạo rất lớn ở đây nên lần này cũng là lần thứ nhất em đến thăm dì và nhân dịp xem cho biết Pleiku ra sao.
Tôi cảm thấy thích thú vì có người cùng đồng hành. Nhìn cô gái khó đoán cô là dân Dalat hay Pleiku. Các cô gái ở hai thành phố này đều má đỏ môi hồng tự nhiên. Nhưng, gái Dalat có phần đẹp hơn và đài các hơn.
Tôi bắt chuyện để làm quen:
- Pleiku có làm cho cô vui không?
- Pleiku... buồn quá anh. Nhưng em thích nhìn người Thượng đi hàng một ra chợ. Họ tự nhiên và hình như họ không bị lạnh, họ hay quá anh.
- Họ sống như vậy lâu đời rồi nên quen cô à.
- Em cũng nghĩ vậy. À… anh đi Sàigòn?
- Không. Tôi… tôi cũng đi Dalat.
Cô gái quay đầu nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Anh… cũng đi Dalat thật sao?
- Quê tôi ở đây nhưng tôi lên Dalat học đã sáu năm rồi. Tôi học nội trú trong trường đạo. Trường tôi ở Trạm Hành. Cô biết Trạm Hành không?
- Trại Mát - Trạm Hành - Cầu Đất - Đơn Dương… là những nơi em cũng thường đi qua nhưng trường của anh thì em không biết.
- Ở Trạm Hành có cái Ấp Chiến Lược Phát Chi. Trường tôi cách cái Ấp chiến lược đó khoảng ba trăm thước. Đó là vùng đất cao nhất Dalat. Đứng từ trong trường nhìn ra đường quốc lộ, phía tay mặt là hướng đi Dalat. Phía tay trái là hướng đi Đơn Dương…
Tôi ngưng nói và quay mặt nhìn những người lính Công Binh đang tu sửa một đoạn đường. Việt cộng đêm đêm thường lẻn ra đào lên nhiều chỗ làm xe chạy bị gập ghềnh và bị xốc. Từ chiếc ra-đi-ô của bác tài xế phát ra tiếng hát thật vui nhộn của quái kiệt Trần Văn Trạch:
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Được nên cửa nhà
Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng
Triệu phú đến nơi
Chỉ mười đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi...
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
Của người Việt Nam
Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số… gần… đến …
Tôi nói nhỏ với cô gái:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá.
- Thứ ba nào em cũng đón nghe bài hát này. Ông… gì đó hát vui quá.
- Ông Trần Văn Trạch đó cô. Ông cũng là tác giả bài hát này và cũng là ca sĩ. Ông có nhiều tài nên được tặng biệt danh quái kiệt.
Một lúc sau tiếng của cô xướng ngôn viên chương trình sổ xố vang lên: “…vé có tận củng bằng số: sáu tám ba…”
Cô gái tay vẫn mân mê cái nhà sàn nhỏ, không nhìn tôi và hỏi:
- Anh có mua vé số bao giờ chưa?
- Học sinh nghèo… nội trú thì nếu có muốn cũng không mua vé số được.
- Em… cũng chưa mua vé số lần nào cả. À, anh có thường ra thành phố Dalat không?
- Sáu năm ở Trạm Hành tôi chỉ ra thành phố một lần trong hai tiếng nên chỉ thấy sơ qua khu Hoà Bình và chợ Dalat thôi.
Cô gái nghiêng mặt nhìn tôi.
- Ngày nào anh phải có mặt ở trường?
- Thứ hai tới là ngày khai giảng. Ngày chót phải có mặt là chiều thứ sáu.
- Khi về đến Dalat em mời anh ghé nhà em uống ly nước rồi hãy vào trường. Em nghe nói học nội trú thì không được ra ngoài phải không anh?
- Nếu ai có nhà ở gần thì thường vài ba tháng một lần vào ngày thứ bảy cũng được phép về thăm nhà cho đến chiều ngày hôm sau. Nãy giờ mãi nói chuyện mà quên giới thiệu tên. Tôi tên Nam.
- Em tên Thùy.
- Tên cô đẹp và... thùy mị lắm.
Thùy cúi mặt bẽn lẽn:
- Cám ơn lời khen của anh.
- Cô Thùy có anh chị em nhiều không?
- Nhà em chỉ có ba người thôi. Mẹ và em của em. Ba em mất đã hai năm nay rồi.
***
Tôi nhìn xuống vũng nước để xem lại dung nhan. Tôi không thể ngờ con người của mình nay đã như người rừng. Nhiều năm qua chưa một lần được hớt tóc và cạo râu nên tóc và râu quá dài và quá rậm. Tôi nhúng tay vào vũng nước rồi vuốt nhè nhẹ lên mặt và tóc. Gương mặt của tôi cũng bị nổi những cục u lớn hành đau nhức nhối. Tôi thường ao ước được chết nhưng tôi vẫn sống và từ nhiều năm qua tôi chưa một lần bị bệnh, dù nhẹ. Có đôi lần vì quá cô đơn quá tuyệt vọng và sợ hãi nên tôi đã toan tự tử. Tôn giáo của tôi nghiêm cấm sự tự hủy hoại cuộc sống nên tôi rất mong một cơn bệnh nào đó đến đem tôi ra khỏi cuộc đời này. “Chết cũng đâu phải là chuyện dễ dàng muốn mà được, phải không thằng lính thất trận và mất nước kia.” Tôi độc thoại với cái bóng của mình trong vũng nước. Tôi không ngờ số phận của tôi lại nghiệt ngã lại tận cùng một cách đến bi thảm như thế này. Tôi hồi tưởng lại cái ngày tôi và Thùy cùng ngồi bên nhau bên bờ hồ Xuân Hương. Ngày đó tôi cũng nhìn xuống hồ nước và nói:
- Em đẹp nên dù có ở dưới đáy hồ em cũng đẹp.
- Anh nịnh quá. Anh có khen ai bao giờ chưa?
- Chưa, em là người đầu tiên và… anh tin cũng là cuối cùng. Em tin như vậy không?
- Mới biết anh nhưng em tin anh nói thật.
Tôi nói thật và trong lòng tôi cũng cầu mong sẽ như vậy. Không ngờ câu nói định mệnh đó lại trở thành sự thật một cách quá phũ phàng. Số phận thật nghiệt ngã đã đẩy đưa tôi đến cảnh tận cùng bằng số… bù đen đúa của kiếp người để tôi phải xa lánh tất cả.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên má nhưng tôi cũng không buồn lau vì hôm nay tôi muốn khóc cho vơi bớt nỗi buồn cô quạnh nơi rừng sâu. Lần đầu tiên được yêu, được biết như thế nào là nhớ nhung là mơ mộng là đợi chờ là đưa đón là buồn giận… Tất cả chưa được bao lâu để rồi phải chấm dứt tức tưởi trong nỗi buồn hận khi Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Sau lần chia tay với người tôi yêu bên nhà Thủy Tạ, tôi hẹn Thùy cứ mỗi ba tháng tôi sẽ xin phép nhà trường để đến nhà thăm Thùy. Hè năm sau tôi đưa Thùy về thăm gia đình tôi và nhân dịp đó tôi cũng có đến thăm người dì của Thùy. Không như mẹ và em của Thùy, người dì của Thùy không có cảm tình với tôi dù tôi rất khéo léo cố lấy lòng người dì giàu có nhất nhì của thành phố. Nguyên do là vì nhà tôi nghèo quá.
Năm một chín sáu sáu, khi đó tôi mười chín tuổi và, tôi quyết định đi cầm súng để bảo vệ quê hương.
***
Thời gian gần đây cuộc sống của tôi đã có những xáo trộn làm tôi rất lo âu. Hai lần qua tôi đã thấy có nhiều nhóm người Thượng bồng bế dắt dìu nhau len lỏi trong rừng cách chỗ có cái chòi của tôi độ ba trăm thước và đang đi về hướng dãy núi Trường Sơn. Những lần sau đó các nhóm Thượng khác đã nhìn thấy tôi và họ đã vội vã tránh xa tôi. Tôi không biết những nhóm người Thượng này vì đâu lại phải đi tìm đất sống trong tận cùng dãy núi phía xa kia? Hay họ sẽ đi qua biên giới các nước láng giềng? Tôi chưa có câu giải đáp bởi tôi quá mặc cảm vì căn bệnh nan y đã làm khuôn mặt tôi biến dạng nên có lẽ nhìn ghê sợ lắm vì vậy tôi không dám giáp mặt với họ. Hơn nữa tôi cũng không biết một chữ một câu tiếng Thượng nào để giao tiếp.
Khoảng… gần đây tôi không bỏ sót một ngày nào để theo dõi nhóm thợ khai thác cây rừng đang từ từ mỗi ngày tiến về phía cái chòi của tôi. Tôi nghĩ không bao lâu nữa, nhóm thợ này sẽ đến chỗ tôi trú ngụ và rồi sẽ phát giác ra tôi. Nếu không bị căn bệnh nan y hành hạ thì tôi đã đến gặp gỡ họ rồi. Sau nhiều năm đã quên hẵn, lần đầu tiên tôi được thưởng thức lại khói thuốc lá. Tôi đã lén đến chỗ để vật dụng của nhóm thợ và lấy cắp được một gói thuốc lá. Mất một gói thuốc lá, nhóm thợ sẽ không để ý. Tôi không muốn lấy thêm bất cứ một món gì khác. Cũng trong dịp này tôi đã khám phá nhóm thợ rừng có vũ khí. Tôi chợt hiểu nhóm thợ khai thác cây rừng này là ai. Họ nói toàn giọng miền Bắc
***
Tôi đang trốn trong cái hang thật nhỏ và nhìn đám người đội lốt thợ làm rừng. Tôi thấy họ nói chuyện với nhau và chỉ tay về cái chòi của tôi. Gặp lại người đồng chủng nhưng tôi không vui mà trái lại rất sợ. Tôi bỗng nghĩ đến Thùy, không biết giờ này nàng đang trôi giạt nơi đâu, đang làm gì và đã tìm được hạnh phúc bên người đàn ông độ lượng nào chưa. Tôi bỗng nhớ đến một chiều thứ ba định mệnh năm một chín sáu tư đã xui khiến cho tôi ngồi bên cạnh Thùy trên cùng một chuyến xe. Tôi đang khóc như đứa bé con vì cảm thấy quá cô đơn và, vì căn bệnh hành hạ làm tôi đau đớn quá. Mệt quá nên một lúc sau tôi thiếp dần vào một giấc ngủ không thể cưỡng lại.
Tôi giật mình thức giấc khi thấy đất đá tuôn ào ào phủ đầy lên mặt và lên người tôi. Tôi bị ngộp thở dữ dội. Tôi muốn ra khỏi hang nhưng tôi không thể nhúc nhích được một chút nào cả. Tôi cố nhướng đôi con mắt lên thật lớn nhìn về hướng cửa hang nhưng quá khó thực hiện vì đất cát đang phủ đầy trên mặt. Tôi kinh hoàng khi biết cửa hang đã bị lấp. Đất đá đã phủ đầy làm cho tay chân tôi không còn cách gì cử động được nữa. Hai tay của tôi đã bị khối đất đá kềm chặt cứng nên không thể cử động theo ý muốn được nữa. Tôi bị chôn sống mất rồi. Tôi hả miệng thật lớn để thở thì đất cát liền tuôn vào trong miệng. Nếu như bây giờ tôi muốn kêu cứu thì chắc chắn những người ngoài cửa hang cũng không thể nghe tiếng của tôi được. Tôi đã ngộp thở quá rồi. Tôi gần ngất đi vì thiếu dưỡng khí. Bỗng, ngay lúc đó tôi nghe thật rõ giọng nói của người nữ xướng ngôn viên chương trình xổ số văng vẳng bên tai tôi: “… Tận cùng bằng số …”. Và, cũng ngay khi đó tôi thấy Thùy xuất hiện trong bộ đồ đầm toàn trắng và mỉm cười nhìn tôi nhưng với khuôn mặt đầy nước mắt. Khi Thùy cúi xuống hôn lên cái mặt gớm ghiếc của tôi, nàng nói nhỏ bên tai tôi:
- Em đến đón anh về với em đây. Chúng ta sẽ mãi mãi sống bên nhau, sẽ không bao giờ phải bị xa nhau nữa.
Tôi cũng nói nhỏ bên tai nàng:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá! ./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Ánh nắng buổi sớm mai thật rạng rỡ.
Nhìn khu rừng rộng lớn mà mỗi khi đêm đến nó âm u đến rợn cả người; tôi không thể ngờ mình trải qua cuộc sống cô đơn và thiếu thốn ở đây đã được nhiều năm.
Nhiều năm trước - tôi không còn khái niệm về thời gian nữa – nhưng tôi nhớ rõ mùa xuân năm một chín bảy lăm và vào những ngày gần giữa tháng ba khi thành phố Ban Mê Thuột bị tấn công, tôi đang là Hạ sĩ nhất Tiểu đội trưởng; cùng với Tiểu đội tám người từ trong rừng sâu đang trên đường trở về lại hậu cứ. Nhưng, lòng vòng trong rừng ba ngày thì tiểu đội… tan tác hết chỉ còn lại hai người. Chúng tôi đi loanh quanh mãi trong rừng mà không làm sao tìm được hướng ra quốc lộ vì, máy liên lạc thì đã bị hư mà quân Việt cộng thì nhiều quá. Chúng có mặt gần như khắp mọi nơi.
Cho đến một ngày vào một buổi chiều cuối tháng sáu cùng năm, chúng tôi tìm ra được quốc lộ thì mới biết quân Việt cộng đã chiếm trọn miền Nam rồi. Qua những tin tức mà người dân cho biết, thì, có nhiều đơn vị không chịu đầu hàng và cũng đang lẩn trốn trong rừng. Thế là hai đứa chúng tôi quyết định quay trở lại vào rừng chứ không đầu hàng quân Việt cộng. Đầu hàng Việt cộng thì cũng đồng nghĩa với chấp nhận bản án tử hình. Có được sống thì cũng bị hành hạ cho đến chết.
Hai đứa chúng tôi đi thật sâu vào lại trong rừng. Khi mặt trời lặn và chúng tôi đã qua đêm đầu tiên trên một cành cây thật lớn. Đêm đầu tiên chúng tôi thấy có nhiều con thú đi phía dưới chỗ chúng tôi nằm, và như vậy chúng tôi biết là sẽ không sợ bị đói trong bao lâu vì chúng tôi sẽ làm bẫy để bắt thú. Sau đó chúng tôi dựng một cái chòi khá chắc chắn trên cây cổ thụ làm chỗ tránh mưa tránh nắng và ngủ qua đêm. Lúc đầu cả hai đứa chúng tôi nghĩ chỉ tạm thời thôi. Chúng tôi tin là rồi chúng tôi cũng sẽ gặp được những đơn vị bạn. Nơi vùng rừng núi chúng tôi chọn để dựng chòi, chúng tôi yên tâm sẽ không bị quân Việt cộng phát giác.
Chúng tôi chỉ còn đúng hai mươi tám viên đạn AR16 nên cần tiết kiệm cho một lần sử dụng sau cùng. Vì vậy chúng tôi phải sử dụng dao găm. Hành trang của cả hai chúng tôi chỉ có hai cái ba-lô bên trong chứa một bộ quần áo và ít đồ dùng làm vệ sinh cá nhân mà nay đã gần cạn. Khi chúng tôi chấp nhận cuộc sống ở trong rừng là chúng tôi chấp nhận mọi nghịch cảnh và tin tưởng sẽ gặp được các đơn vị bạn. Chúng tôi nhớ gia đình rất nhiều, nhất là người yêu. Chúng tôi thèm ly cà phê, ly bia, ly rượu đế và thuốc lá. Chúng tôi rất nhớ bạn bè cùng đơn vị và nhớ hậu cứ.
Nhưng, khoảng bốn năm tháng sau thì người bạn đồng ngũ và đồng hành với tôi đã bị căn bệnh sốt rét cướp đi mạng sống. Từ đó xem như tôi phải bị sống cô đơn đến nỗi nhiều khi gần như bị hoảng loạn. Cũng may là sau đó tôi đã sinh hoạt lại bình thường vì tin tưởng thật nhiều, cũng như hy vọng rất nhiều… vào một ngày sẽ lại được tiếp tục chiến đấu. Tôi không muốn tìm đường về nữa. Tôi nhất quyết không chấp nhận sống với Việt cộng. Hằng ngày tôi vẫn đều đặn bẫy được thú rừng và được tồn tại với tháng ngày còn lại trên trần thế.
Mỗi sáng tôi thức dậy theo tiếng hót của một con chim mà tôi không biết tên. Cứ đúng vào lúc mặt trời sắp lên là con chim bay đến đậu ở cành cây gần cái chòi và hót lên những tiếng làm cho tôi cảm thấy vui và yêu đời như thuở tôi mới mới bước chân vào quân đội. Có những lúc tôi đã nghĩ, phải chăng người bạn đã bỏ tôi nữa chừng giữa khu rừng già đã nhập vào con chim và mỗi sáng lại đến thăm tôi để tôi bớt cô đơn? Bây giờ tôi đã quen nhìn ánh mặt trời để đoán biết thời gian vì cái đồng hồ đeo tay của tôi đã không còn sử dụng được từ lâu lắm rồi.
Sáng hôm nay tôi đi đến vũng nước rất lớn và cách xa cái chòi cũng gần năm trăm thước. Vũng nước thì trong veo nhìn thấu tận đáy. Vũng nước lớn nhưng không có cá. Nghĩ đến người tôi yêu lòng tôi thật xót xa và đau đớn quá. Trước hết, đáng lẽ tôi không nên nối lại tình yêu với người con gái đó khi mà cơn hồng thủy đã bắt đầu từ ngày 10 tháng 3. Tôi đã hứa hẹn với nàng, sau lần về tới tôi sẽ cưới nàng. Giờ này thì... chỉ có điều là một nỗi buồn mênh mông làm tim tôi đau thắt lại và tôi nhắm nghiền hai mắt tưởng chừng làm như thế tôi sẽ không còn trông thấy cảnh người yêu tôi khóc lúc không nhận được tin tức về tôi sau ngày tang thương của quê hương miền Nam. Đối với nàng, tôi đã bị mất tích và đã chết. Nhưng riêng tôi, tôi sẽ không bao giờ có thể quên nàng và sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội để được gặp lại nàng.
Ánh nắng buổi ban mai thật rạng rỡ nên tôi thấy bầu trời đẹp quá. Tôi nhìn tôi trong vũng nước mà kinh hoàng vì con người của tôi đã thay đổi quá nhiều. Thân thể tôi bắt đầu bị lở lói làm đau nhức quá. Tôi không thể đoán biết mình đang bị bệnh gì mà toàn thân bị nổi những cục to tướng và có nước lẫn máu từ trong đó rỉ ra. Tôi nằm xuống bên vũng nước cho đở nhức và nhìn trời rồi hoài niệm về những ngày đầu gặp gỡ người tôi yêu và yêu tôi…
***
Chiếc xe đò của hãng xe Sanh Hòa chạy đường dài Pleiku - Sàigòn đang từ từ lăn bánh rời khỏi bến xe để đưa tôi về vùng thủ đô náo nhiệt và yên bình. Đó là khoảng cuối năm năm một chín sáu tư. Hành lý của tôi quá gọn nhẹ, chỉ với một cái va ly nhỏ đựng đầy sách vở và một túi quần áo. Trên xe, khách đa số là phụ nữ. Đa số họ mang theo mật ong và hai món hàng thủ công tiêu biểu của thành phố núi là cái gùi đeo lưng của người Thượng và căn nhà sàn nhỏ bé xinh xắn…Tất cả được gói trong các bao giấy kiếng màu thật đẹp. Ngồi bên cạnh tôi là cô gái còn rất trẻ. “Đúng là… em Pleiku má đỏ môi hồng” - Tôi liếc nhìn cô gái và nghĩ như vậy.
Pleiku là một trong vài tỉnh thành vùng cao nguyên có nhiều nhóm người gần như trần truồng thường đi hàng một. Đàn ông thì chỉ cần một miếng vải nhỏ và dài để làm cái khố. Đàn bà cũng chỉ cần một miếng vải để làm váy và phía trên thân thì hoàn toàn trống trơn không có gì che đậy cả. Họ đi hàng một giữa buổi trưa hè cũng như những ngày lạnh buốt giá của mùa đông và, cả những ngày có mưa giông gió bão nữa. Họ đi như vậy mỗi ngày ra chợ để trao đổi buôn bán với người Kinh. Tôi chợt nghĩ tới Dalat, nơi đã sáu năm qua tôi đến trọ học. Cả hai địa danh này đều có khi hậu trong lành và mát lạnh cùng những nét đẹp hùng vĩ của núi rừng và thác nước; đã là một sự quyến rũ và mời gọi mọi người đến chiêm ngưỡng. Nhưng, Dalat có nhiều rừng thông bạt ngàn với tiếng reo vi vút và cảnh vật thơ mộng nên là nơi thu hút được nhiều du khách hơn và đã tạo cảm hứng cho các văn nhân và thi sĩ để lại cho đời những ca khúc và những bài thơ tuyệt tác không bao giờ phai mờ theo thời gian.
Xe chạy qua trước trường trung học Minh Đức, nơi trước kia mỗi ngày tôi đi đến trường với bao niềm vui bên bạn bè trong những năm theo học tại đây. Xe chạy qua rạp chiếu bóng Diệp Kính, nơi đó cuốn phim Việt đầu tiên tôi được xem là phim Tơ Tình. Xe bắt đầu đỗ xuống cái dốc cao nhất của thành phố và sau đó sẽ ra khỏi thành phố.
Sinh ra và lớn lên tại thành phố này nên từng đoạn đường, từng ngỏ ngách cũng như từng căn nhà đã quá quen thuộc với tôi.Tôi quay đầu nhìn qua cô gái ngồi bên cạnh mà từ đầu đến giờ vẫn mãi mê nâng niu cái nhà sàn nhỏ mà cô đang ôm trong lòng. Khuôn mặt của cô gái thật thanh thản và khá đẹp. Tôi đoán cô cũng cùng tuổi với tôi, nghĩa là cũng mười bảy tuổi.
Chiếc xe đò đang leo dốc đèo Phượng Hoàng. Từ đoạn đường này đến Ban Mê Thuột không có nhà hai bên đường mà chỉ toàn rừng.
Cô gái xoay người và đụng vào tôi. Cô gái nói thật nhỏ:
- Xin lỗi anh.
Tôi nhìn cô gái và hỏi chuyện:
- Cô về Sàigòn?
- Không, em về Dalat.
- Vậy… cô không phải người ở đây?
- Dì em có tiệm gạo rất lớn ở đây nên lần này cũng là lần thứ nhất em đến thăm dì và nhân dịp xem cho biết Pleiku ra sao.
Tôi cảm thấy thích thú vì có người cùng đồng hành. Nhìn cô gái khó đoán cô là dân Dalat hay Pleiku. Các cô gái ở hai thành phố này đều má đỏ môi hồng tự nhiên. Nhưng, gái Dalat có phần đẹp hơn và đài các hơn.
Tôi bắt chuyện để làm quen:
- Pleiku có làm cho cô vui không?
- Pleiku... buồn quá anh. Nhưng em thích nhìn người Thượng đi hàng một ra chợ. Họ tự nhiên và hình như họ không bị lạnh, họ hay quá anh.
- Họ sống như vậy lâu đời rồi nên quen cô à.
- Em cũng nghĩ vậy. À… anh đi Sàigòn?
- Không. Tôi… tôi cũng đi Dalat.
Cô gái quay đầu nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Anh… cũng đi Dalat thật sao?
- Quê tôi ở đây nhưng tôi lên Dalat học đã sáu năm rồi. Tôi học nội trú trong trường đạo. Trường tôi ở Trạm Hành. Cô biết Trạm Hành không?
- Trại Mát - Trạm Hành - Cầu Đất - Đơn Dương… là những nơi em cũng thường đi qua nhưng trường của anh thì em không biết.
- Ở Trạm Hành có cái Ấp Chiến Lược Phát Chi. Trường tôi cách cái Ấp chiến lược đó khoảng ba trăm thước. Đó là vùng đất cao nhất Dalat. Đứng từ trong trường nhìn ra đường quốc lộ, phía tay mặt là hướng đi Dalat. Phía tay trái là hướng đi Đơn Dương…
Tôi ngưng nói và quay mặt nhìn những người lính Công Binh đang tu sửa một đoạn đường. Việt cộng đêm đêm thường lẻn ra đào lên nhiều chỗ làm xe chạy bị gập ghềnh và bị xốc. Từ chiếc ra-đi-ô của bác tài xế phát ra tiếng hát thật vui nhộn của quái kiệt Trần Văn Trạch:
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Được nên cửa nhà
Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng
Triệu phú đến nơi
Chỉ mười đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi...
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
Của người Việt Nam
Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số… gần… đến …
Tôi nói nhỏ với cô gái:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá.
- Thứ ba nào em cũng đón nghe bài hát này. Ông… gì đó hát vui quá.
- Ông Trần Văn Trạch đó cô. Ông cũng là tác giả bài hát này và cũng là ca sĩ. Ông có nhiều tài nên được tặng biệt danh quái kiệt.
Một lúc sau tiếng của cô xướng ngôn viên chương trình sổ xố vang lên: “…vé có tận củng bằng số: sáu tám ba…”
Cô gái tay vẫn mân mê cái nhà sàn nhỏ, không nhìn tôi và hỏi:
- Anh có mua vé số bao giờ chưa?
- Học sinh nghèo… nội trú thì nếu có muốn cũng không mua vé số được.
- Em… cũng chưa mua vé số lần nào cả. À, anh có thường ra thành phố Dalat không?
- Sáu năm ở Trạm Hành tôi chỉ ra thành phố một lần trong hai tiếng nên chỉ thấy sơ qua khu Hoà Bình và chợ Dalat thôi.
Cô gái nghiêng mặt nhìn tôi.
- Ngày nào anh phải có mặt ở trường?
- Thứ hai tới là ngày khai giảng. Ngày chót phải có mặt là chiều thứ sáu.
- Khi về đến Dalat em mời anh ghé nhà em uống ly nước rồi hãy vào trường. Em nghe nói học nội trú thì không được ra ngoài phải không anh?
- Nếu ai có nhà ở gần thì thường vài ba tháng một lần vào ngày thứ bảy cũng được phép về thăm nhà cho đến chiều ngày hôm sau. Nãy giờ mãi nói chuyện mà quên giới thiệu tên. Tôi tên Nam.
- Em tên Thùy.
- Tên cô đẹp và... thùy mị lắm.
Thùy cúi mặt bẽn lẽn:
- Cám ơn lời khen của anh.
- Cô Thùy có anh chị em nhiều không?
- Nhà em chỉ có ba người thôi. Mẹ và em của em. Ba em mất đã hai năm nay rồi.
***
Tôi nhìn xuống vũng nước để xem lại dung nhan. Tôi không thể ngờ con người của mình nay đã như người rừng. Nhiều năm qua chưa một lần được hớt tóc và cạo râu nên tóc và râu quá dài và quá rậm. Tôi nhúng tay vào vũng nước rồi vuốt nhè nhẹ lên mặt và tóc. Gương mặt của tôi cũng bị nổi những cục u lớn hành đau nhức nhối. Tôi thường ao ước được chết nhưng tôi vẫn sống và từ nhiều năm qua tôi chưa một lần bị bệnh, dù nhẹ. Có đôi lần vì quá cô đơn quá tuyệt vọng và sợ hãi nên tôi đã toan tự tử. Tôn giáo của tôi nghiêm cấm sự tự hủy hoại cuộc sống nên tôi rất mong một cơn bệnh nào đó đến đem tôi ra khỏi cuộc đời này. “Chết cũng đâu phải là chuyện dễ dàng muốn mà được, phải không thằng lính thất trận và mất nước kia.” Tôi độc thoại với cái bóng của mình trong vũng nước. Tôi không ngờ số phận của tôi lại nghiệt ngã lại tận cùng một cách đến bi thảm như thế này. Tôi hồi tưởng lại cái ngày tôi và Thùy cùng ngồi bên nhau bên bờ hồ Xuân Hương. Ngày đó tôi cũng nhìn xuống hồ nước và nói:
- Em đẹp nên dù có ở dưới đáy hồ em cũng đẹp.
- Anh nịnh quá. Anh có khen ai bao giờ chưa?
- Chưa, em là người đầu tiên và… anh tin cũng là cuối cùng. Em tin như vậy không?
- Mới biết anh nhưng em tin anh nói thật.
Tôi nói thật và trong lòng tôi cũng cầu mong sẽ như vậy. Không ngờ câu nói định mệnh đó lại trở thành sự thật một cách quá phũ phàng. Số phận thật nghiệt ngã đã đẩy đưa tôi đến cảnh tận cùng bằng số… bù đen đúa của kiếp người để tôi phải xa lánh tất cả.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên má nhưng tôi cũng không buồn lau vì hôm nay tôi muốn khóc cho vơi bớt nỗi buồn cô quạnh nơi rừng sâu. Lần đầu tiên được yêu, được biết như thế nào là nhớ nhung là mơ mộng là đợi chờ là đưa đón là buồn giận… Tất cả chưa được bao lâu để rồi phải chấm dứt tức tưởi trong nỗi buồn hận khi Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Sau lần chia tay với người tôi yêu bên nhà Thủy Tạ, tôi hẹn Thùy cứ mỗi ba tháng tôi sẽ xin phép nhà trường để đến nhà thăm Thùy. Hè năm sau tôi đưa Thùy về thăm gia đình tôi và nhân dịp đó tôi cũng có đến thăm người dì của Thùy. Không như mẹ và em của Thùy, người dì của Thùy không có cảm tình với tôi dù tôi rất khéo léo cố lấy lòng người dì giàu có nhất nhì của thành phố. Nguyên do là vì nhà tôi nghèo quá.
Năm một chín sáu sáu, khi đó tôi mười chín tuổi và, tôi quyết định đi cầm súng để bảo vệ quê hương.
***
Thời gian gần đây cuộc sống của tôi đã có những xáo trộn làm tôi rất lo âu. Hai lần qua tôi đã thấy có nhiều nhóm người Thượng bồng bế dắt dìu nhau len lỏi trong rừng cách chỗ có cái chòi của tôi độ ba trăm thước và đang đi về hướng dãy núi Trường Sơn. Những lần sau đó các nhóm Thượng khác đã nhìn thấy tôi và họ đã vội vã tránh xa tôi. Tôi không biết những nhóm người Thượng này vì đâu lại phải đi tìm đất sống trong tận cùng dãy núi phía xa kia? Hay họ sẽ đi qua biên giới các nước láng giềng? Tôi chưa có câu giải đáp bởi tôi quá mặc cảm vì căn bệnh nan y đã làm khuôn mặt tôi biến dạng nên có lẽ nhìn ghê sợ lắm vì vậy tôi không dám giáp mặt với họ. Hơn nữa tôi cũng không biết một chữ một câu tiếng Thượng nào để giao tiếp.
Khoảng… gần đây tôi không bỏ sót một ngày nào để theo dõi nhóm thợ khai thác cây rừng đang từ từ mỗi ngày tiến về phía cái chòi của tôi. Tôi nghĩ không bao lâu nữa, nhóm thợ này sẽ đến chỗ tôi trú ngụ và rồi sẽ phát giác ra tôi. Nếu không bị căn bệnh nan y hành hạ thì tôi đã đến gặp gỡ họ rồi. Sau nhiều năm đã quên hẵn, lần đầu tiên tôi được thưởng thức lại khói thuốc lá. Tôi đã lén đến chỗ để vật dụng của nhóm thợ và lấy cắp được một gói thuốc lá. Mất một gói thuốc lá, nhóm thợ sẽ không để ý. Tôi không muốn lấy thêm bất cứ một món gì khác. Cũng trong dịp này tôi đã khám phá nhóm thợ rừng có vũ khí. Tôi chợt hiểu nhóm thợ khai thác cây rừng này là ai. Họ nói toàn giọng miền Bắc
***
Tôi đang trốn trong cái hang thật nhỏ và nhìn đám người đội lốt thợ làm rừng. Tôi thấy họ nói chuyện với nhau và chỉ tay về cái chòi của tôi. Gặp lại người đồng chủng nhưng tôi không vui mà trái lại rất sợ. Tôi bỗng nghĩ đến Thùy, không biết giờ này nàng đang trôi giạt nơi đâu, đang làm gì và đã tìm được hạnh phúc bên người đàn ông độ lượng nào chưa. Tôi bỗng nhớ đến một chiều thứ ba định mệnh năm một chín sáu tư đã xui khiến cho tôi ngồi bên cạnh Thùy trên cùng một chuyến xe. Tôi đang khóc như đứa bé con vì cảm thấy quá cô đơn và, vì căn bệnh hành hạ làm tôi đau đớn quá. Mệt quá nên một lúc sau tôi thiếp dần vào một giấc ngủ không thể cưỡng lại.
Tôi giật mình thức giấc khi thấy đất đá tuôn ào ào phủ đầy lên mặt và lên người tôi. Tôi bị ngộp thở dữ dội. Tôi muốn ra khỏi hang nhưng tôi không thể nhúc nhích được một chút nào cả. Tôi cố nhướng đôi con mắt lên thật lớn nhìn về hướng cửa hang nhưng quá khó thực hiện vì đất cát đang phủ đầy trên mặt. Tôi kinh hoàng khi biết cửa hang đã bị lấp. Đất đá đã phủ đầy làm cho tay chân tôi không còn cách gì cử động được nữa. Hai tay của tôi đã bị khối đất đá kềm chặt cứng nên không thể cử động theo ý muốn được nữa. Tôi bị chôn sống mất rồi. Tôi hả miệng thật lớn để thở thì đất cát liền tuôn vào trong miệng. Nếu như bây giờ tôi muốn kêu cứu thì chắc chắn những người ngoài cửa hang cũng không thể nghe tiếng của tôi được. Tôi đã ngộp thở quá rồi. Tôi gần ngất đi vì thiếu dưỡng khí. Bỗng, ngay lúc đó tôi nghe thật rõ giọng nói của người nữ xướng ngôn viên chương trình xổ số văng vẳng bên tai tôi: “… Tận cùng bằng số …”. Và, cũng ngay khi đó tôi thấy Thùy xuất hiện trong bộ đồ đầm toàn trắng và mỉm cười nhìn tôi nhưng với khuôn mặt đầy nước mắt. Khi Thùy cúi xuống hôn lên cái mặt gớm ghiếc của tôi, nàng nói nhỏ bên tai tôi:
- Em đến đón anh về với em đây. Chúng ta sẽ mãi mãi sống bên nhau, sẽ không bao giờ phải bị xa nhau nữa.
Tôi cũng nói nhỏ bên tai nàng:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá! ./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
BỊ NGOÀI TÚI TRONG
*
Hoa Nam cài Áo tượng Hồ Quang
Tượng đái Võ Nguyên Giáp hôn làng
Tượng đài núi Pháo Đồng Chiêm Chẽ
Tại đường đại tướng trấn hồn lang
*
Ngọc Trinh dạ sói lòng lang Hoàng Kiều ngoại hối phục trang Tập Cận Bình
Nông Xuân Trưng Ngác̣ Chí Minh
Khai Bành Lệ Viện Hậu Đình Hoa Phục Ba
Tiên bồng nguyên soái Cát Bà Tam Sa bát giái Kê Gà Mao Trạch Đông
*
Thoát Hoan thối đảng núp ống đồng
Trịnh Xuân Thanh thoát đảng cổ đông
Thòng lọng cổ heo không chịu chém
Gió mùa đông bắc nỗi sầu đông
*
Lối xưa xe ngựa lồng tồng linh tinh tình phộc lầu hồng mộng thanh lâu
Khô lâu tía các cao lầu Nguyễn Xuân Fuck niễng bà bầu tù mang thai
Hoài Linh Chế tác ai hoài ai bi ai bí bị ngoài túi áo trong
Tù ngoài can phạm ngủ công Minh Hằng Bùi Thị lắc hông Nội Y ngoài
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Tận Cùng Bằng Số. - Topa
( HNPD )Ánh nắng buổi sớm mai thật rạng rỡ.
Nhìn khu rừng rộng lớn mà mỗi khi đêm đến nó âm u đến rợn cả người; tôi không thể ngờ mình trải qua cuộc sống cô đơn và thiếu thốn ở đây đã được nhiều năm.Nhiều năm trước
( HNPĐ ) Ánh nắng buổi sớm mai thật rạng rỡ.
Nhìn khu rừng rộng lớn mà mỗi khi đêm đến nó âm u đến rợn cả người; tôi không thể ngờ mình trải qua cuộc sống cô đơn và thiếu thốn ở đây đã được nhiều năm.
Nhiều năm trước - tôi không còn khái niệm về thời gian nữa – nhưng tôi nhớ rõ mùa xuân năm một chín bảy lăm và vào những ngày gần giữa tháng ba khi thành phố Ban Mê Thuột bị tấn công, tôi đang là Hạ sĩ nhất Tiểu đội trưởng; cùng với Tiểu đội tám người từ trong rừng sâu đang trên đường trở về lại hậu cứ. Nhưng, lòng vòng trong rừng ba ngày thì tiểu đội… tan tác hết chỉ còn lại hai người. Chúng tôi đi loanh quanh mãi trong rừng mà không làm sao tìm được hướng ra quốc lộ vì, máy liên lạc thì đã bị hư mà quân Việt cộng thì nhiều quá. Chúng có mặt gần như khắp mọi nơi.
Cho đến một ngày vào một buổi chiều cuối tháng sáu cùng năm, chúng tôi tìm ra được quốc lộ thì mới biết quân Việt cộng đã chiếm trọn miền Nam rồi. Qua những tin tức mà người dân cho biết, thì, có nhiều đơn vị không chịu đầu hàng và cũng đang lẩn trốn trong rừng. Thế là hai đứa chúng tôi quyết định quay trở lại vào rừng chứ không đầu hàng quân Việt cộng. Đầu hàng Việt cộng thì cũng đồng nghĩa với chấp nhận bản án tử hình. Có được sống thì cũng bị hành hạ cho đến chết.
Hai đứa chúng tôi đi thật sâu vào lại trong rừng. Khi mặt trời lặn và chúng tôi đã qua đêm đầu tiên trên một cành cây thật lớn. Đêm đầu tiên chúng tôi thấy có nhiều con thú đi phía dưới chỗ chúng tôi nằm, và như vậy chúng tôi biết là sẽ không sợ bị đói trong bao lâu vì chúng tôi sẽ làm bẫy để bắt thú. Sau đó chúng tôi dựng một cái chòi khá chắc chắn trên cây cổ thụ làm chỗ tránh mưa tránh nắng và ngủ qua đêm. Lúc đầu cả hai đứa chúng tôi nghĩ chỉ tạm thời thôi. Chúng tôi tin là rồi chúng tôi cũng sẽ gặp được những đơn vị bạn. Nơi vùng rừng núi chúng tôi chọn để dựng chòi, chúng tôi yên tâm sẽ không bị quân Việt cộng phát giác.
Chúng tôi chỉ còn đúng hai mươi tám viên đạn AR16 nên cần tiết kiệm cho một lần sử dụng sau cùng. Vì vậy chúng tôi phải sử dụng dao găm. Hành trang của cả hai chúng tôi chỉ có hai cái ba-lô bên trong chứa một bộ quần áo và ít đồ dùng làm vệ sinh cá nhân mà nay đã gần cạn. Khi chúng tôi chấp nhận cuộc sống ở trong rừng là chúng tôi chấp nhận mọi nghịch cảnh và tin tưởng sẽ gặp được các đơn vị bạn. Chúng tôi nhớ gia đình rất nhiều, nhất là người yêu. Chúng tôi thèm ly cà phê, ly bia, ly rượu đế và thuốc lá. Chúng tôi rất nhớ bạn bè cùng đơn vị và nhớ hậu cứ.
Nhưng, khoảng bốn năm tháng sau thì người bạn đồng ngũ và đồng hành với tôi đã bị căn bệnh sốt rét cướp đi mạng sống. Từ đó xem như tôi phải bị sống cô đơn đến nỗi nhiều khi gần như bị hoảng loạn. Cũng may là sau đó tôi đã sinh hoạt lại bình thường vì tin tưởng thật nhiều, cũng như hy vọng rất nhiều… vào một ngày sẽ lại được tiếp tục chiến đấu. Tôi không muốn tìm đường về nữa. Tôi nhất quyết không chấp nhận sống với Việt cộng. Hằng ngày tôi vẫn đều đặn bẫy được thú rừng và được tồn tại với tháng ngày còn lại trên trần thế.
Mỗi sáng tôi thức dậy theo tiếng hót của một con chim mà tôi không biết tên. Cứ đúng vào lúc mặt trời sắp lên là con chim bay đến đậu ở cành cây gần cái chòi và hót lên những tiếng làm cho tôi cảm thấy vui và yêu đời như thuở tôi mới mới bước chân vào quân đội. Có những lúc tôi đã nghĩ, phải chăng người bạn đã bỏ tôi nữa chừng giữa khu rừng già đã nhập vào con chim và mỗi sáng lại đến thăm tôi để tôi bớt cô đơn? Bây giờ tôi đã quen nhìn ánh mặt trời để đoán biết thời gian vì cái đồng hồ đeo tay của tôi đã không còn sử dụng được từ lâu lắm rồi.
Sáng hôm nay tôi đi đến vũng nước rất lớn và cách xa cái chòi cũng gần năm trăm thước. Vũng nước thì trong veo nhìn thấu tận đáy. Vũng nước lớn nhưng không có cá. Nghĩ đến người tôi yêu lòng tôi thật xót xa và đau đớn quá. Trước hết, đáng lẽ tôi không nên nối lại tình yêu với người con gái đó khi mà cơn hồng thủy đã bắt đầu từ ngày 10 tháng 3. Tôi đã hứa hẹn với nàng, sau lần về tới tôi sẽ cưới nàng. Giờ này thì... chỉ có điều là một nỗi buồn mênh mông làm tim tôi đau thắt lại và tôi nhắm nghiền hai mắt tưởng chừng làm như thế tôi sẽ không còn trông thấy cảnh người yêu tôi khóc lúc không nhận được tin tức về tôi sau ngày tang thương của quê hương miền Nam. Đối với nàng, tôi đã bị mất tích và đã chết. Nhưng riêng tôi, tôi sẽ không bao giờ có thể quên nàng và sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội để được gặp lại nàng.
Ánh nắng buổi ban mai thật rạng rỡ nên tôi thấy bầu trời đẹp quá. Tôi nhìn tôi trong vũng nước mà kinh hoàng vì con người của tôi đã thay đổi quá nhiều. Thân thể tôi bắt đầu bị lở lói làm đau nhức quá. Tôi không thể đoán biết mình đang bị bệnh gì mà toàn thân bị nổi những cục to tướng và có nước lẫn máu từ trong đó rỉ ra. Tôi nằm xuống bên vũng nước cho đở nhức và nhìn trời rồi hoài niệm về những ngày đầu gặp gỡ người tôi yêu và yêu tôi…
***
Chiếc xe đò của hãng xe Sanh Hòa chạy đường dài Pleiku - Sàigòn đang từ từ lăn bánh rời khỏi bến xe để đưa tôi về vùng thủ đô náo nhiệt và yên bình. Đó là khoảng cuối năm năm một chín sáu tư. Hành lý của tôi quá gọn nhẹ, chỉ với một cái va ly nhỏ đựng đầy sách vở và một túi quần áo. Trên xe, khách đa số là phụ nữ. Đa số họ mang theo mật ong và hai món hàng thủ công tiêu biểu của thành phố núi là cái gùi đeo lưng của người Thượng và căn nhà sàn nhỏ bé xinh xắn…Tất cả được gói trong các bao giấy kiếng màu thật đẹp. Ngồi bên cạnh tôi là cô gái còn rất trẻ. “Đúng là… em Pleiku má đỏ môi hồng” - Tôi liếc nhìn cô gái và nghĩ như vậy.
Pleiku là một trong vài tỉnh thành vùng cao nguyên có nhiều nhóm người gần như trần truồng thường đi hàng một. Đàn ông thì chỉ cần một miếng vải nhỏ và dài để làm cái khố. Đàn bà cũng chỉ cần một miếng vải để làm váy và phía trên thân thì hoàn toàn trống trơn không có gì che đậy cả. Họ đi hàng một giữa buổi trưa hè cũng như những ngày lạnh buốt giá của mùa đông và, cả những ngày có mưa giông gió bão nữa. Họ đi như vậy mỗi ngày ra chợ để trao đổi buôn bán với người Kinh. Tôi chợt nghĩ tới Dalat, nơi đã sáu năm qua tôi đến trọ học. Cả hai địa danh này đều có khi hậu trong lành và mát lạnh cùng những nét đẹp hùng vĩ của núi rừng và thác nước; đã là một sự quyến rũ và mời gọi mọi người đến chiêm ngưỡng. Nhưng, Dalat có nhiều rừng thông bạt ngàn với tiếng reo vi vút và cảnh vật thơ mộng nên là nơi thu hút được nhiều du khách hơn và đã tạo cảm hứng cho các văn nhân và thi sĩ để lại cho đời những ca khúc và những bài thơ tuyệt tác không bao giờ phai mờ theo thời gian.
Xe chạy qua trước trường trung học Minh Đức, nơi trước kia mỗi ngày tôi đi đến trường với bao niềm vui bên bạn bè trong những năm theo học tại đây. Xe chạy qua rạp chiếu bóng Diệp Kính, nơi đó cuốn phim Việt đầu tiên tôi được xem là phim Tơ Tình. Xe bắt đầu đỗ xuống cái dốc cao nhất của thành phố và sau đó sẽ ra khỏi thành phố.
Sinh ra và lớn lên tại thành phố này nên từng đoạn đường, từng ngỏ ngách cũng như từng căn nhà đã quá quen thuộc với tôi.Tôi quay đầu nhìn qua cô gái ngồi bên cạnh mà từ đầu đến giờ vẫn mãi mê nâng niu cái nhà sàn nhỏ mà cô đang ôm trong lòng. Khuôn mặt của cô gái thật thanh thản và khá đẹp. Tôi đoán cô cũng cùng tuổi với tôi, nghĩa là cũng mười bảy tuổi.
Chiếc xe đò đang leo dốc đèo Phượng Hoàng. Từ đoạn đường này đến Ban Mê Thuột không có nhà hai bên đường mà chỉ toàn rừng.
Cô gái xoay người và đụng vào tôi. Cô gái nói thật nhỏ:
- Xin lỗi anh.
Tôi nhìn cô gái và hỏi chuyện:
- Cô về Sàigòn?
- Không, em về Dalat.
- Vậy… cô không phải người ở đây?
- Dì em có tiệm gạo rất lớn ở đây nên lần này cũng là lần thứ nhất em đến thăm dì và nhân dịp xem cho biết Pleiku ra sao.
Tôi cảm thấy thích thú vì có người cùng đồng hành. Nhìn cô gái khó đoán cô là dân Dalat hay Pleiku. Các cô gái ở hai thành phố này đều má đỏ môi hồng tự nhiên. Nhưng, gái Dalat có phần đẹp hơn và đài các hơn.
Tôi bắt chuyện để làm quen:
- Pleiku có làm cho cô vui không?
- Pleiku... buồn quá anh. Nhưng em thích nhìn người Thượng đi hàng một ra chợ. Họ tự nhiên và hình như họ không bị lạnh, họ hay quá anh.
- Họ sống như vậy lâu đời rồi nên quen cô à.
- Em cũng nghĩ vậy. À… anh đi Sàigòn?
- Không. Tôi… tôi cũng đi Dalat.
Cô gái quay đầu nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Anh… cũng đi Dalat thật sao?
- Quê tôi ở đây nhưng tôi lên Dalat học đã sáu năm rồi. Tôi học nội trú trong trường đạo. Trường tôi ở Trạm Hành. Cô biết Trạm Hành không?
- Trại Mát - Trạm Hành - Cầu Đất - Đơn Dương… là những nơi em cũng thường đi qua nhưng trường của anh thì em không biết.
- Ở Trạm Hành có cái Ấp Chiến Lược Phát Chi. Trường tôi cách cái Ấp chiến lược đó khoảng ba trăm thước. Đó là vùng đất cao nhất Dalat. Đứng từ trong trường nhìn ra đường quốc lộ, phía tay mặt là hướng đi Dalat. Phía tay trái là hướng đi Đơn Dương…
Tôi ngưng nói và quay mặt nhìn những người lính Công Binh đang tu sửa một đoạn đường. Việt cộng đêm đêm thường lẻn ra đào lên nhiều chỗ làm xe chạy bị gập ghềnh và bị xốc. Từ chiếc ra-đi-ô của bác tài xế phát ra tiếng hát thật vui nhộn của quái kiệt Trần Văn Trạch:
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Được nên cửa nhà
Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng
Triệu phú đến nơi
Chỉ mười đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi...
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
Của người Việt Nam
Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số… gần… đến …
Tôi nói nhỏ với cô gái:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá.
- Thứ ba nào em cũng đón nghe bài hát này. Ông… gì đó hát vui quá.
- Ông Trần Văn Trạch đó cô. Ông cũng là tác giả bài hát này và cũng là ca sĩ. Ông có nhiều tài nên được tặng biệt danh quái kiệt.
Một lúc sau tiếng của cô xướng ngôn viên chương trình sổ xố vang lên: “…vé có tận củng bằng số: sáu tám ba…”
Cô gái tay vẫn mân mê cái nhà sàn nhỏ, không nhìn tôi và hỏi:
- Anh có mua vé số bao giờ chưa?
- Học sinh nghèo… nội trú thì nếu có muốn cũng không mua vé số được.
- Em… cũng chưa mua vé số lần nào cả. À, anh có thường ra thành phố Dalat không?
- Sáu năm ở Trạm Hành tôi chỉ ra thành phố một lần trong hai tiếng nên chỉ thấy sơ qua khu Hoà Bình và chợ Dalat thôi.
Cô gái nghiêng mặt nhìn tôi.
- Ngày nào anh phải có mặt ở trường?
- Thứ hai tới là ngày khai giảng. Ngày chót phải có mặt là chiều thứ sáu.
- Khi về đến Dalat em mời anh ghé nhà em uống ly nước rồi hãy vào trường. Em nghe nói học nội trú thì không được ra ngoài phải không anh?
- Nếu ai có nhà ở gần thì thường vài ba tháng một lần vào ngày thứ bảy cũng được phép về thăm nhà cho đến chiều ngày hôm sau. Nãy giờ mãi nói chuyện mà quên giới thiệu tên. Tôi tên Nam.
- Em tên Thùy.
- Tên cô đẹp và... thùy mị lắm.
Thùy cúi mặt bẽn lẽn:
- Cám ơn lời khen của anh.
- Cô Thùy có anh chị em nhiều không?
- Nhà em chỉ có ba người thôi. Mẹ và em của em. Ba em mất đã hai năm nay rồi.
***
Tôi nhìn xuống vũng nước để xem lại dung nhan. Tôi không thể ngờ con người của mình nay đã như người rừng. Nhiều năm qua chưa một lần được hớt tóc và cạo râu nên tóc và râu quá dài và quá rậm. Tôi nhúng tay vào vũng nước rồi vuốt nhè nhẹ lên mặt và tóc. Gương mặt của tôi cũng bị nổi những cục u lớn hành đau nhức nhối. Tôi thường ao ước được chết nhưng tôi vẫn sống và từ nhiều năm qua tôi chưa một lần bị bệnh, dù nhẹ. Có đôi lần vì quá cô đơn quá tuyệt vọng và sợ hãi nên tôi đã toan tự tử. Tôn giáo của tôi nghiêm cấm sự tự hủy hoại cuộc sống nên tôi rất mong một cơn bệnh nào đó đến đem tôi ra khỏi cuộc đời này. “Chết cũng đâu phải là chuyện dễ dàng muốn mà được, phải không thằng lính thất trận và mất nước kia.” Tôi độc thoại với cái bóng của mình trong vũng nước. Tôi không ngờ số phận của tôi lại nghiệt ngã lại tận cùng một cách đến bi thảm như thế này. Tôi hồi tưởng lại cái ngày tôi và Thùy cùng ngồi bên nhau bên bờ hồ Xuân Hương. Ngày đó tôi cũng nhìn xuống hồ nước và nói:
- Em đẹp nên dù có ở dưới đáy hồ em cũng đẹp.
- Anh nịnh quá. Anh có khen ai bao giờ chưa?
- Chưa, em là người đầu tiên và… anh tin cũng là cuối cùng. Em tin như vậy không?
- Mới biết anh nhưng em tin anh nói thật.
Tôi nói thật và trong lòng tôi cũng cầu mong sẽ như vậy. Không ngờ câu nói định mệnh đó lại trở thành sự thật một cách quá phũ phàng. Số phận thật nghiệt ngã đã đẩy đưa tôi đến cảnh tận cùng bằng số… bù đen đúa của kiếp người để tôi phải xa lánh tất cả.
Hai hàng nước mắt lăn dài trên má nhưng tôi cũng không buồn lau vì hôm nay tôi muốn khóc cho vơi bớt nỗi buồn cô quạnh nơi rừng sâu. Lần đầu tiên được yêu, được biết như thế nào là nhớ nhung là mơ mộng là đợi chờ là đưa đón là buồn giận… Tất cả chưa được bao lâu để rồi phải chấm dứt tức tưởi trong nỗi buồn hận khi Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử. Sau lần chia tay với người tôi yêu bên nhà Thủy Tạ, tôi hẹn Thùy cứ mỗi ba tháng tôi sẽ xin phép nhà trường để đến nhà thăm Thùy. Hè năm sau tôi đưa Thùy về thăm gia đình tôi và nhân dịp đó tôi cũng có đến thăm người dì của Thùy. Không như mẹ và em của Thùy, người dì của Thùy không có cảm tình với tôi dù tôi rất khéo léo cố lấy lòng người dì giàu có nhất nhì của thành phố. Nguyên do là vì nhà tôi nghèo quá.
Năm một chín sáu sáu, khi đó tôi mười chín tuổi và, tôi quyết định đi cầm súng để bảo vệ quê hương.
***
Thời gian gần đây cuộc sống của tôi đã có những xáo trộn làm tôi rất lo âu. Hai lần qua tôi đã thấy có nhiều nhóm người Thượng bồng bế dắt dìu nhau len lỏi trong rừng cách chỗ có cái chòi của tôi độ ba trăm thước và đang đi về hướng dãy núi Trường Sơn. Những lần sau đó các nhóm Thượng khác đã nhìn thấy tôi và họ đã vội vã tránh xa tôi. Tôi không biết những nhóm người Thượng này vì đâu lại phải đi tìm đất sống trong tận cùng dãy núi phía xa kia? Hay họ sẽ đi qua biên giới các nước láng giềng? Tôi chưa có câu giải đáp bởi tôi quá mặc cảm vì căn bệnh nan y đã làm khuôn mặt tôi biến dạng nên có lẽ nhìn ghê sợ lắm vì vậy tôi không dám giáp mặt với họ. Hơn nữa tôi cũng không biết một chữ một câu tiếng Thượng nào để giao tiếp.
Khoảng… gần đây tôi không bỏ sót một ngày nào để theo dõi nhóm thợ khai thác cây rừng đang từ từ mỗi ngày tiến về phía cái chòi của tôi. Tôi nghĩ không bao lâu nữa, nhóm thợ này sẽ đến chỗ tôi trú ngụ và rồi sẽ phát giác ra tôi. Nếu không bị căn bệnh nan y hành hạ thì tôi đã đến gặp gỡ họ rồi. Sau nhiều năm đã quên hẵn, lần đầu tiên tôi được thưởng thức lại khói thuốc lá. Tôi đã lén đến chỗ để vật dụng của nhóm thợ và lấy cắp được một gói thuốc lá. Mất một gói thuốc lá, nhóm thợ sẽ không để ý. Tôi không muốn lấy thêm bất cứ một món gì khác. Cũng trong dịp này tôi đã khám phá nhóm thợ rừng có vũ khí. Tôi chợt hiểu nhóm thợ khai thác cây rừng này là ai. Họ nói toàn giọng miền Bắc
***
Tôi đang trốn trong cái hang thật nhỏ và nhìn đám người đội lốt thợ làm rừng. Tôi thấy họ nói chuyện với nhau và chỉ tay về cái chòi của tôi. Gặp lại người đồng chủng nhưng tôi không vui mà trái lại rất sợ. Tôi bỗng nghĩ đến Thùy, không biết giờ này nàng đang trôi giạt nơi đâu, đang làm gì và đã tìm được hạnh phúc bên người đàn ông độ lượng nào chưa. Tôi bỗng nhớ đến một chiều thứ ba định mệnh năm một chín sáu tư đã xui khiến cho tôi ngồi bên cạnh Thùy trên cùng một chuyến xe. Tôi đang khóc như đứa bé con vì cảm thấy quá cô đơn và, vì căn bệnh hành hạ làm tôi đau đớn quá. Mệt quá nên một lúc sau tôi thiếp dần vào một giấc ngủ không thể cưỡng lại.
Tôi giật mình thức giấc khi thấy đất đá tuôn ào ào phủ đầy lên mặt và lên người tôi. Tôi bị ngộp thở dữ dội. Tôi muốn ra khỏi hang nhưng tôi không thể nhúc nhích được một chút nào cả. Tôi cố nhướng đôi con mắt lên thật lớn nhìn về hướng cửa hang nhưng quá khó thực hiện vì đất cát đang phủ đầy trên mặt. Tôi kinh hoàng khi biết cửa hang đã bị lấp. Đất đá đã phủ đầy làm cho tay chân tôi không còn cách gì cử động được nữa. Hai tay của tôi đã bị khối đất đá kềm chặt cứng nên không thể cử động theo ý muốn được nữa. Tôi bị chôn sống mất rồi. Tôi hả miệng thật lớn để thở thì đất cát liền tuôn vào trong miệng. Nếu như bây giờ tôi muốn kêu cứu thì chắc chắn những người ngoài cửa hang cũng không thể nghe tiếng của tôi được. Tôi đã ngộp thở quá rồi. Tôi gần ngất đi vì thiếu dưỡng khí. Bỗng, ngay lúc đó tôi nghe thật rõ giọng nói của người nữ xướng ngôn viên chương trình xổ số văng vẳng bên tai tôi: “… Tận cùng bằng số …”. Và, cũng ngay khi đó tôi thấy Thùy xuất hiện trong bộ đồ đầm toàn trắng và mỉm cười nhìn tôi nhưng với khuôn mặt đầy nước mắt. Khi Thùy cúi xuống hôn lên cái mặt gớm ghiếc của tôi, nàng nói nhỏ bên tai tôi:
- Em đến đón anh về với em đây. Chúng ta sẽ mãi mãi sống bên nhau, sẽ không bao giờ phải bị xa nhau nữa.
Tôi cũng nói nhỏ bên tai nàng:
- Thứ ba nữa rồi… lẹ quá! ./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )