Tin nóng trong ngày
Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào gần lô dầu khí của Việt Nam thuộc dự án Biển Đông 1 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), ngoài khơi Vũng Tàu, vào các ngày 21/2 và 22/2 vừa qua, theo dữ liệu mà RFA thu thập được qua trang theo dõi tàu biển.
Cụ thể, vào ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 đã đi từ Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, và vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý, vào ngày hôm sau.
Tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng 1 hải lý. Đây là khu vực có lô dầu khí là Hải Thạch- Mộc Tinh. Động thái này có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.
Theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), vùng 200 hải lý tính đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn ở Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Đường đứt khúc này vào sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng, bao gồm Việt Nam. Toà Trọng tài quốc tế (PCA) trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này, nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.
Theo dữ liệu từ trang theo dõi tàu biển, vào ngày thứ hai, 22/2, một tàu mang cờ Việt Nam đã đối đầu hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi giữa tỉnh Quảng Ngãi và quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng nhưng Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền.
Tàu Việt Nam có tên Benhai 08629, theo trang theo dõi tàu biển, đã rời cảng Đà Nẵng hôm 15/2, và đi cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 110 hải lý. Dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy các tàu hải cảnh của Trung Quốc là CCG 4203 và CCG 4201 đã tiếp cận tàu Benhai 08629 vào ngày 22/2, và chỉ cách tàu này vài hải lý.
RFA hiện không xác định được tàu Benhai 08629 thuộc cơ quan nào quản lý.
Trung Quốc từ năm 2019 đến nay liên tục điều các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các iiên doanh dầu khí giữa Việt Nam và công ty nước ngoài. Đỉnh điểm là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí của liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft (Nga) vào năm 2019 ở khu vực Bãi Tư Chính.
Hồi giữa năm ngoái, Rosneft Việt Nam cũng phải huỷ hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudre do sức ép từ phía Trung Quốc. Theo dự kiến trước đó, giàn khoan này sẽ đến khoan thăm dò tại lô 06-01 ở Bãi Tư Chính, nơi tàu hải cảnh của Trung Quốc đã liên tục quấy nhiễu vào năm 2019.
Bàn ra tán vào (0)
Tàu hải cảnh Trung Quốc vào gần lô dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Vũng Tàu
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã vào gần lô dầu khí của Việt Nam thuộc dự án Biển Đông 1 của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), ngoài khơi Vũng Tàu, vào các ngày 21/2 và 22/2 vừa qua, theo dữ liệu mà RFA thu thập được qua trang theo dõi tàu biển.
Cụ thể, vào ngày 20/2, tàu hải cảnh mang ký hiệu CCG 5304 đã đi từ Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa, và vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 170 hải lý, vào ngày hôm sau.
Tàu CCG 5340 chỉ cách lô dầu khí thuộc dự án Biển Đông 1 của PTSC khoảng 1 hải lý. Đây là khu vực có lô dầu khí là Hải Thạch- Mộc Tinh. Động thái này có thể cho thấy Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở vùng nước mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền.
Theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), vùng 200 hải lý tính đường cơ sở của mỗi quốc gia ven biển được xác định là vùng đặc quyền kinh tế của nước đó.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã tự vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn ở Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông. Đường đứt khúc này vào sâu trong các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng, bao gồm Việt Nam. Toà Trọng tài quốc tế (PCA) trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này, nhưng Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của toà.
Theo dữ liệu từ trang theo dõi tàu biển, vào ngày thứ hai, 22/2, một tàu mang cờ Việt Nam đã đối đầu hai tàu hải cảnh khác của Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi giữa tỉnh Quảng Ngãi và quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng nhưng Việt Nam và Đài Loan đều đòi chủ quyền.
Tàu Việt Nam có tên Benhai 08629, theo trang theo dõi tàu biển, đã rời cảng Đà Nẵng hôm 15/2, và đi cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 110 hải lý. Dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy các tàu hải cảnh của Trung Quốc là CCG 4203 và CCG 4201 đã tiếp cận tàu Benhai 08629 vào ngày 22/2, và chỉ cách tàu này vài hải lý.
RFA hiện không xác định được tàu Benhai 08629 thuộc cơ quan nào quản lý.
Trung Quốc từ năm 2019 đến nay liên tục điều các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí của các iiên doanh dầu khí giữa Việt Nam và công ty nước ngoài. Đỉnh điểm là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí của liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft (Nga) vào năm 2019 ở khu vực Bãi Tư Chính.
Hồi giữa năm ngoái, Rosneft Việt Nam cũng phải huỷ hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudre do sức ép từ phía Trung Quốc. Theo dự kiến trước đó, giàn khoan này sẽ đến khoan thăm dò tại lô 06-01 ở Bãi Tư Chính, nơi tàu hải cảnh của Trung Quốc đã liên tục quấy nhiễu vào năm 2019.