Tham Khảo
Thảm kịch Obama Care
Hạ Viện Mỹ đã rút lại dự luật bảo hiểm y tế để thay thế cho luật gây nhiều tranh cãi, Obamacare hiện hành từ tháng 3/2010. Báo chí nói nhiều đến thất bại của cá nhân tổng thống Donald Trump,
Thảm kịch Obama Care
Thanh Hà, Nguyễn Xuân Nghĩa RFI Ngày 170327
Do đâu chính quyền Trump không khai tử được
Obamacare?
* Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Cộng Hòa Paul Ryan công nhận thất bại - Ảnh Reuters *
Hạ Viện Mỹ đã rút lại dự luật bảo
hiểm y tế để thay thế cho luật gây nhiều tranh cãi, Obamacare hiện hành từ
tháng 3/2010. Báo chí nói nhiều đến thất bại của cá nhân tổng thống Donald
Trump, do ngày đầu bước vào Nhà Trắng, ông đã ký sắc lệnh để thay thế luật bảo
hiểm y tế của người tiền nhiệm.
Với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân
Nghĩa, ngoài tổng thống Trump, thất bại vừa qua trước hết là một vố đau với chủ
tịch Hạ Viện Paul Ryan.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa
Kỳ là quốc gia tiên tiến về nhiều mặt nhưng lại có hệ thống y tế khá lạc hậu,
là điều bất ngờ. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế thì nếu so với các quốc
gia đã phát triển, dân Mỹ tốn nhiều tiền nhất cho dịch vụ y tế tính theo lợi
tức trung bình một đầu người mà lại thua kém nhiều xứ khác về phẩm chất, như về
số người không có bảo hiểm y tế, về qũy trợ cấp y tế Medicare cho giới cao niên
hay quỹ cấp cứu y tế Medicaid cho dân nghèo, là hai quỹ mắc nợ cao hơn khả năng
trang trải. Điều ấy có nghĩa là nước Mỹ có hệ thống y tế kém hiệu năng và cần
cải cách, vấn đề được nêu ra từ nhiều thập niên rồi.
Vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và
sự bất tài của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử năm đó khiến đảng Dân Chủ thắng
lớn và kiểm soát hành pháp lẫn hai viện của lập pháp. Nhờ vậy, đảng Dân Chủ đã
thông qua và tổng thống Barack Obama ban hành từ tháng 3/2010 một văn kiện cực
kỳ phức tạp là đạo luật về chế độ bảo dưỡng y tế mà khỏi cần lá phiếu Cộng Hòa
và bị chống đối từ đó.
Nhưng sự thật lại không được như
đảng Dân Chủ hứa hẹn vì sau mấy năm áp dụng đầy vấp váp thì bảo phí y tế đã
tăng cùng ngân sách trợ cấp của chính quyền liên bang và nhiều tiểu bang. Đã
thế nhiều hãng bảo hiểm rút lui không hoạt động nên thu hẹp sự chọn lựa của
người dân. Vì vậy, đạo luật gây tranh luận trong bảy năm liền và cũng là một
trong nhiều lý do khiến ông Donald Trump thắng cử với lời hứa là sẽ thu hồi và
ban hành một đạo luật tốt hơn cho mọi người.
Ngày đầu tiên vừa nhậm chức, tổng
thống Trump ký ngay sắc lệnh hành pháp nhằm đề ra thể thức lâm thời khi sẽ thu
hồi đạo luật. Nhưng rốt cuộc thì việc thu hồi đạo luật lại thất bại thê thảm
vào hôm Thứ Sáu 25 vừa qua.
RFI: Vậy
đâu là những sai lầm của đảng Cộng Hòa và nhất là của chính tổng thống Donald
Trump?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Y như
đảng Dân Chủ đã đại thắng vào năm 2009, đảng Cộng Hòa cũng mắc bệnh chủ quan
sau khi thắng lớn năm ngoái vì kiểm soát cả Hành Pháp lẫn hai viện bên Lập pháp
và 33 ghế thống đốc của 50 tiểu bang. Lần này, tất nhiên các dân biểu nghị sĩ
bên Dân Chủ đều chống lại việc thu hồi và thay thế đạo luật gọi là Obamacare.
Nhưng điều bất ngờ cho lãnh đạo Cộng Hòa tại Hạ Viện là dự luật của họ lại gặp
sự chống đối của nhiều dân biểu bảo thủ và những người thuộc xu hướng tự do
tuyệt đối trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Số này cho là không thể cải thiện
được luật Obamacare và mọi cải sửa chỉ duy trì tệ nạn cũ mà thôi.
Chính quyền Donald Trump cũng phạm
sai lầm khi nhảy vào thuyết phục đôi bên trong Hạ Viện Cộng Hòa, với hậu quả là
nếu nhượng bộ phe bảo thủ lại làm phe ôn hòa phật ý và dù có đa số là 237 dân
biểu trong Hạ Viện có 435 ghế thì chỉ cần 22 người chống họ cũng không đủ đa số
216 phiếu.
Sau khi lãnh đạo Hạ Viện bên Cộng
Hòa đình hoãn một ngày việc dự luật thay thế cho Obamacare – dời sang ngày
Thứ Sáu 24/03/2017 thay vì Thứ Năm 23/03/2017, ông Paul Ryan tính ra là vẫn
không đủ phiếu vì có mấy chục dân biểu Cộng Hòa lắc đầu nên đành quyết định rút
lại dự luật.
Nhân vật bị chê trách về sự thất bại
là công trình sư của dự luật là Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện Cộng Hòa. Nhưng
Tổng thống Trump cũng cho thấy sự giới hạn về khả năng thuyết phục và mang vạ
lây. Vì vậy, Chính quyền Trump quyết định chuyển trọng tâm vào kế hoạch
cải tổ thuế vụ và ngân sách nhằm kích thích kinh tế và tạo ra việc làm, trong
khi sẽ để đạo luật Obamacare vận hành cho tới khi sụp đổ.
RFI:
Nhưng liệu hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ có thể sụp đổ không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng
ta trở lại hiện trạng là Hoa Kỳ có hệ thống y tế kém hiệu năng vì giới chính
trị ưa lăng nhăng với công quỹ. Lời giải thích dễ hiểu nhất là vì không thể
chấp nhận sự kiện có chừng 30 triệu người không có bảo hiểm y tế mà lập ra chế
độ mới cho toàn dân với bộ máy thư lại của nhà nước quản lý thì thể nào bảo phí
cũng phải tăng. Ai sẽ chia sẻ mức gia tăng đó?
Khi
lại được Nhà nước trợ cấp thì sẽ có lạm dụng và các hãng bảo hiểm bị kẹt đã rút
lui làm người dân mất quyền chọn lựa và thị trường mất thế cạnh tranh.
Trong khi đó ngân sách liên bang và
tiểu bang cũng bị hao hụt vì nhu cầu trợ cấp y tế cho hai quỹ Medicare của giới
cao niên và Medicaid của dân nghèo. Đảng Dân Chủ mị dân và đảng Cộng Hòa ngoan
cố vừa mất cơ hội cải sửa, và trận đánh về chế độ bảo dưỡng y tế sẽ tiếp tục
trước sự phán xét của cử tri trong cuộc bầu cử năm 2018 khi công quỹ tiếp tục
bị hao hụt cho tới lúc phá sản vì nạn chuyển dịch dân số và người già sống lâu
hơn sẽ cần nhiều yêu cầu y tế hơn.
Chi tiết kinh tế đáng chú ý mà bị
báo chí lãng quên là dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ tại Hoa Kỳ đã giảm mạnh, nhưng
các dịch vụ y tế thông thường lại tăng nhanh hơn lạm phát vì các dịch vụ loại
này do hãng bảo hiểm hay Nhà nước thanh toán phần lớn!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thảm kịch Obama Care
Hạ Viện Mỹ đã rút lại dự luật bảo hiểm y tế để thay thế cho luật gây nhiều tranh cãi, Obamacare hiện hành từ tháng 3/2010. Báo chí nói nhiều đến thất bại của cá nhân tổng thống Donald Trump,
Thảm kịch Obama Care
Thanh Hà, Nguyễn Xuân Nghĩa RFI Ngày 170327
Do đâu chính quyền Trump không khai tử được
Obamacare?
* Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Cộng Hòa Paul Ryan công nhận thất bại - Ảnh Reuters *
Hạ Viện Mỹ đã rút lại dự luật bảo
hiểm y tế để thay thế cho luật gây nhiều tranh cãi, Obamacare hiện hành từ
tháng 3/2010. Báo chí nói nhiều đến thất bại của cá nhân tổng thống Donald
Trump, do ngày đầu bước vào Nhà Trắng, ông đã ký sắc lệnh để thay thế luật bảo
hiểm y tế của người tiền nhiệm.
Với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân
Nghĩa, ngoài tổng thống Trump, thất bại vừa qua trước hết là một vố đau với chủ
tịch Hạ Viện Paul Ryan.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hoa
Kỳ là quốc gia tiên tiến về nhiều mặt nhưng lại có hệ thống y tế khá lạc hậu,
là điều bất ngờ. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế thì nếu so với các quốc
gia đã phát triển, dân Mỹ tốn nhiều tiền nhất cho dịch vụ y tế tính theo lợi
tức trung bình một đầu người mà lại thua kém nhiều xứ khác về phẩm chất, như về
số người không có bảo hiểm y tế, về qũy trợ cấp y tế Medicare cho giới cao niên
hay quỹ cấp cứu y tế Medicaid cho dân nghèo, là hai quỹ mắc nợ cao hơn khả năng
trang trải. Điều ấy có nghĩa là nước Mỹ có hệ thống y tế kém hiệu năng và cần
cải cách, vấn đề được nêu ra từ nhiều thập niên rồi.
Vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và
sự bất tài của đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử năm đó khiến đảng Dân Chủ thắng
lớn và kiểm soát hành pháp lẫn hai viện của lập pháp. Nhờ vậy, đảng Dân Chủ đã
thông qua và tổng thống Barack Obama ban hành từ tháng 3/2010 một văn kiện cực
kỳ phức tạp là đạo luật về chế độ bảo dưỡng y tế mà khỏi cần lá phiếu Cộng Hòa
và bị chống đối từ đó.
Nhưng sự thật lại không được như
đảng Dân Chủ hứa hẹn vì sau mấy năm áp dụng đầy vấp váp thì bảo phí y tế đã
tăng cùng ngân sách trợ cấp của chính quyền liên bang và nhiều tiểu bang. Đã
thế nhiều hãng bảo hiểm rút lui không hoạt động nên thu hẹp sự chọn lựa của
người dân. Vì vậy, đạo luật gây tranh luận trong bảy năm liền và cũng là một
trong nhiều lý do khiến ông Donald Trump thắng cử với lời hứa là sẽ thu hồi và
ban hành một đạo luật tốt hơn cho mọi người.
Ngày đầu tiên vừa nhậm chức, tổng
thống Trump ký ngay sắc lệnh hành pháp nhằm đề ra thể thức lâm thời khi sẽ thu
hồi đạo luật. Nhưng rốt cuộc thì việc thu hồi đạo luật lại thất bại thê thảm
vào hôm Thứ Sáu 25 vừa qua.
RFI: Vậy
đâu là những sai lầm của đảng Cộng Hòa và nhất là của chính tổng thống Donald
Trump?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Y như
đảng Dân Chủ đã đại thắng vào năm 2009, đảng Cộng Hòa cũng mắc bệnh chủ quan
sau khi thắng lớn năm ngoái vì kiểm soát cả Hành Pháp lẫn hai viện bên Lập pháp
và 33 ghế thống đốc của 50 tiểu bang. Lần này, tất nhiên các dân biểu nghị sĩ
bên Dân Chủ đều chống lại việc thu hồi và thay thế đạo luật gọi là Obamacare.
Nhưng điều bất ngờ cho lãnh đạo Cộng Hòa tại Hạ Viện là dự luật của họ lại gặp
sự chống đối của nhiều dân biểu bảo thủ và những người thuộc xu hướng tự do
tuyệt đối trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Số này cho là không thể cải thiện
được luật Obamacare và mọi cải sửa chỉ duy trì tệ nạn cũ mà thôi.
Chính quyền Donald Trump cũng phạm
sai lầm khi nhảy vào thuyết phục đôi bên trong Hạ Viện Cộng Hòa, với hậu quả là
nếu nhượng bộ phe bảo thủ lại làm phe ôn hòa phật ý và dù có đa số là 237 dân
biểu trong Hạ Viện có 435 ghế thì chỉ cần 22 người chống họ cũng không đủ đa số
216 phiếu.
Sau khi lãnh đạo Hạ Viện bên Cộng
Hòa đình hoãn một ngày việc dự luật thay thế cho Obamacare – dời sang ngày
Thứ Sáu 24/03/2017 thay vì Thứ Năm 23/03/2017, ông Paul Ryan tính ra là vẫn
không đủ phiếu vì có mấy chục dân biểu Cộng Hòa lắc đầu nên đành quyết định rút
lại dự luật.
Nhân vật bị chê trách về sự thất bại
là công trình sư của dự luật là Paul Ryan, chủ tịch Hạ Viện Cộng Hòa. Nhưng
Tổng thống Trump cũng cho thấy sự giới hạn về khả năng thuyết phục và mang vạ
lây. Vì vậy, Chính quyền Trump quyết định chuyển trọng tâm vào kế hoạch
cải tổ thuế vụ và ngân sách nhằm kích thích kinh tế và tạo ra việc làm, trong
khi sẽ để đạo luật Obamacare vận hành cho tới khi sụp đổ.
RFI:
Nhưng liệu hệ thống bảo hiểm y tế ở Mỹ có thể sụp đổ không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng
ta trở lại hiện trạng là Hoa Kỳ có hệ thống y tế kém hiệu năng vì giới chính
trị ưa lăng nhăng với công quỹ. Lời giải thích dễ hiểu nhất là vì không thể
chấp nhận sự kiện có chừng 30 triệu người không có bảo hiểm y tế mà lập ra chế
độ mới cho toàn dân với bộ máy thư lại của nhà nước quản lý thì thể nào bảo phí
cũng phải tăng. Ai sẽ chia sẻ mức gia tăng đó?
Khi
lại được Nhà nước trợ cấp thì sẽ có lạm dụng và các hãng bảo hiểm bị kẹt đã rút
lui làm người dân mất quyền chọn lựa và thị trường mất thế cạnh tranh.
Trong khi đó ngân sách liên bang và
tiểu bang cũng bị hao hụt vì nhu cầu trợ cấp y tế cho hai quỹ Medicare của giới
cao niên và Medicaid của dân nghèo. Đảng Dân Chủ mị dân và đảng Cộng Hòa ngoan
cố vừa mất cơ hội cải sửa, và trận đánh về chế độ bảo dưỡng y tế sẽ tiếp tục
trước sự phán xét của cử tri trong cuộc bầu cử năm 2018 khi công quỹ tiếp tục
bị hao hụt cho tới lúc phá sản vì nạn chuyển dịch dân số và người già sống lâu
hơn sẽ cần nhiều yêu cầu y tế hơn.
Chi tiết kinh tế đáng chú ý mà bị
báo chí lãng quên là dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ tại Hoa Kỳ đã giảm mạnh, nhưng
các dịch vụ y tế thông thường lại tăng nhanh hơn lạm phát vì các dịch vụ loại
này do hãng bảo hiểm hay Nhà nước thanh toán phần lớn!