Cà Kê Dê Ngỗng
Thân bại danh liệt vì Cốc phu nhân
kiến trúc sư Pháp Patrick Devillers và tỉ phú trẻ Trung Quốc Từ Minh. Tất cả đều là đối tác làm ăn lâu năm của gia đình ông Bạc Hy Lai, đặc biệt của Cốc phu nhân.
Kể từ ngày ủy viên Bộ Chính trị, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sa cơ hồi tháng 3 năm nay, được biết số phận “bộ tam” cũng bi kịch không kém. Heywood bị đầu độc chết hồi năm ngoái, Devillers bị bắt chưa rõ về tội gì ở Campuchia và sẽ về Thượng Hải để làm chứng chống lại bà Cốc Khai Lai, còn Từ Minh bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng bắt cùng ngày với họ Bạc (15-3-2012) về “tội kinh tế”, bây giờ ở nơi nào không rõ.
Chỉ biết rằng tỉ phú Từ Minh - một trong 8 người giàu nhất Trung Quốc, theo bảng xếp hạng 2005 của tạp chí Forbes với tài sản ước tính 2,5 tỉ USD - đã phải từ chức chủ tịch Công ty Đại Liên Thạch Đức, nhường ghế cho ông anh Từ Bân hồi cuối tháng 6 vừa rồi.
Từ Minh và Bạc Hy Lai
Khi ông Bạc Hy Lai làm thị trưởng thành phố cảng Đại Liên năm 1993, Từ Minh mới 32 tuổi, là ông chủ một công ty xuất khẩu tôm và san lấp mặt bằng ở thành phố này.
Để gây ấn tượng với cấp trên, ông Bạc mở chiến dịch xây dựng đại quy mô biến Đại Liên thành một trung tâm công nghệ thông tin, thời trang và hàng hải với nhiều công trình vĩ đại. Từ Minh nhờ một doanh nhân Mỹ gốc Đài Loan giới thiệu với ông Bạc Hy Lai để lãnh thầu san lấp mặt bằng những công trình xây dựng ở Đại Liên.
Từ Minh và Cốc phu nhân trên khinh khí cầu ở Bournemouth. Ảnh: AP
Trong những năm đầu của chiến dịch, Công ty Đại Liên Thạch Đức của Từ Minh trúng thầu hơn 30 dự án xây dựng nhà nước lớn bao gồm: quảng trường Victoria ở trung tâm thành phố, sân gôn bãi biển Golden Pebble và bến tàu quảng trường Hưng Hải.
Năm 1995, Đại Liên Thạch Đức liên doanh với một công ty Đức sản xuất các loại cửa nhựa PVC cao cấp. Việc Từ Minh lấy được chữ ký của ông Bạc chấp thuận liên doanh là một minh chứng của sự thân thiết giữa 2 người đàn ông có tuổi đời chênh nhau đến 21 tuổi.
Một năm sau, ông Bạc đặt Từ Minh cung cấp cửa nhựa PVC cho hàng loạt chung cư cao tầng cất dọc các đại lộ chính của Đại Liên. Công việc kinh doanh của Từ Minh càng thuận lợi khi công ty được chính quyền Đại Liên hỗ trợ tài chính để hoàn thành nhanh các công trình.
Nhờ vậy, chưa đầy 8 năm, từ một công ty cỏn con, Đại Liên Thạch Đức trở thành một công ty liên hợp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản, xe hơi, vật liệu xây dựng và nhựa có tầm cỡ quốc gia.
Sau đó, Từ Minh trở thành đồng chủ sở hữu Horas Consultancy, công ty chuyên tư vấn các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc mà phu nhân ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, là một cổ đông lớn.
Hết lòng vì thiếu gia Qua Qua
Vợ chồng ông Bạc chỉ có một quý tử là Bạc Qua Qua. Cũng giống như các quan chức lớn trong đảng, ông bà muốn đưa Bạc Qua Qua ra nước ngoài ăn học “cho bằng người ta”. Tỉ phú Từ Minh không bỏ qua cơ hội bằng vàng “lãnh ấn tiên phong” bỏ tiền túi đưa Cốc phu nhân và thiếu gia đến Anh tìm trường học năm 1998. Trước khi đi Anh, họ Từ bao Cốc phu nhân và thiếu gia một chuyến đi du lịch trượt tuyết ở Áo và Đức. Một nguồn tin thân cận của họ Từ cho biết chuyến đi tốn ngót nghét 100.000 USD.
Từ trái sang: Cốc Khai Lai, Bạc Hy Lai và Bạc Qua Qua. Ảnh: REUTERS
Tại Anh, họ tham quan 3 trường mà sau này Bạc thiếu gia đều học qua: Dự bị Đại học Papplewick, Harrow - một trong những trường tư nổi tiếng nhất ở Anh và Đại học Oxford. Người đứng ra tổ chức gặp gỡ ban lãnh đạo các trường là doanh nhân Neil Heywood, đối tác làm ăn của bà Cốc Khai Lai ở Trung Quốc.
Năm 2000, Từ Minh lại trở qua Anh thăm 2 mẹ con bà Cốc Khai Lai. Cũng trong dịp này, người ta chụp được ảnh Cốc phu nhân đứng bên cạnh Từ Minh trong một khinh khí cầu dành cho khách du lịch ở khu nghỉ dưỡng vùng biển Bournemouth miền Trung nước Anh, nơi Cốc phu nhân thuê một căn hộ cao cấp sang trọng.
Hằng ngày, Cốc phu nhân ra ban - công ngắm chiếc khinh khí cầu và quyết định mua một cái đem về Đại Liên phục vụ du khách nội địa. Chuyện mua sắm này do kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers thực hiện với tư cách là “đại diện bà Cốc Khai Lai”. Devillers cũng là một đối tác làm ăn của gia đình Cốc phu nhân tại Trung Quốc.
Trong vụ mua khinh khí cầu với giá 937.000 USD, theo người bán - ông Giles Hall, Giám đốc Công ty Vistarama Balloon Systems - có chuyện mờ ám. Khi thanh toán, bà Cốc Khai Lai yêu cầu ghi thêm 312.000 USD mà bà nói dùng để trả tiền học cho con trai. Bà khoe chồng bà là thị trưởng Đại Liên, quyền uy rất lớn. Và khi ông Hall từ chối ghi thêm vào hóa đơn số tiền kê thêm thì bà Cốc Khai Lai gọi điện thoại đe dọa: “Từ nay về sau đừng bao giờ tới Trung Quốc nữa, nếu không, tôi sẽ cho bắt ông ở tù mọt gông”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thân bại danh liệt vì Cốc phu nhân
kiến trúc sư Pháp Patrick Devillers và tỉ phú trẻ Trung Quốc Từ Minh. Tất cả đều là đối tác làm ăn lâu năm của gia đình ông Bạc Hy Lai, đặc biệt của Cốc phu nhân.
Kể từ ngày ủy viên Bộ Chính trị, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sa cơ hồi tháng 3 năm nay, được biết số phận “bộ tam” cũng bi kịch không kém. Heywood bị đầu độc chết hồi năm ngoái, Devillers bị bắt chưa rõ về tội gì ở Campuchia và sẽ về Thượng Hải để làm chứng chống lại bà Cốc Khai Lai, còn Từ Minh bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng bắt cùng ngày với họ Bạc (15-3-2012) về “tội kinh tế”, bây giờ ở nơi nào không rõ.
Chỉ biết rằng tỉ phú Từ Minh - một trong 8 người giàu nhất Trung Quốc, theo bảng xếp hạng 2005 của tạp chí Forbes với tài sản ước tính 2,5 tỉ USD - đã phải từ chức chủ tịch Công ty Đại Liên Thạch Đức, nhường ghế cho ông anh Từ Bân hồi cuối tháng 6 vừa rồi.
Từ Minh và Bạc Hy Lai
Khi ông Bạc Hy Lai làm thị trưởng thành phố cảng Đại Liên năm 1993, Từ Minh mới 32 tuổi, là ông chủ một công ty xuất khẩu tôm và san lấp mặt bằng ở thành phố này.
Để gây ấn tượng với cấp trên, ông Bạc mở chiến dịch xây dựng đại quy mô biến Đại Liên thành một trung tâm công nghệ thông tin, thời trang và hàng hải với nhiều công trình vĩ đại. Từ Minh nhờ một doanh nhân Mỹ gốc Đài Loan giới thiệu với ông Bạc Hy Lai để lãnh thầu san lấp mặt bằng những công trình xây dựng ở Đại Liên.
Từ Minh và Cốc phu nhân trên khinh khí cầu ở Bournemouth. Ảnh: AP
Trong những năm đầu của chiến dịch, Công ty Đại Liên Thạch Đức của Từ Minh trúng thầu hơn 30 dự án xây dựng nhà nước lớn bao gồm: quảng trường Victoria ở trung tâm thành phố, sân gôn bãi biển Golden Pebble và bến tàu quảng trường Hưng Hải.
Năm 1995, Đại Liên Thạch Đức liên doanh với một công ty Đức sản xuất các loại cửa nhựa PVC cao cấp. Việc Từ Minh lấy được chữ ký của ông Bạc chấp thuận liên doanh là một minh chứng của sự thân thiết giữa 2 người đàn ông có tuổi đời chênh nhau đến 21 tuổi.
Một năm sau, ông Bạc đặt Từ Minh cung cấp cửa nhựa PVC cho hàng loạt chung cư cao tầng cất dọc các đại lộ chính của Đại Liên. Công việc kinh doanh của Từ Minh càng thuận lợi khi công ty được chính quyền Đại Liên hỗ trợ tài chính để hoàn thành nhanh các công trình.
Nhờ vậy, chưa đầy 8 năm, từ một công ty cỏn con, Đại Liên Thạch Đức trở thành một công ty liên hợp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, bất động sản, xe hơi, vật liệu xây dựng và nhựa có tầm cỡ quốc gia.
Sau đó, Từ Minh trở thành đồng chủ sở hữu Horas Consultancy, công ty chuyên tư vấn các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc mà phu nhân ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, là một cổ đông lớn.
Hết lòng vì thiếu gia Qua Qua
Vợ chồng ông Bạc chỉ có một quý tử là Bạc Qua Qua. Cũng giống như các quan chức lớn trong đảng, ông bà muốn đưa Bạc Qua Qua ra nước ngoài ăn học “cho bằng người ta”. Tỉ phú Từ Minh không bỏ qua cơ hội bằng vàng “lãnh ấn tiên phong” bỏ tiền túi đưa Cốc phu nhân và thiếu gia đến Anh tìm trường học năm 1998. Trước khi đi Anh, họ Từ bao Cốc phu nhân và thiếu gia một chuyến đi du lịch trượt tuyết ở Áo và Đức. Một nguồn tin thân cận của họ Từ cho biết chuyến đi tốn ngót nghét 100.000 USD.
Từ trái sang: Cốc Khai Lai, Bạc Hy Lai và Bạc Qua Qua. Ảnh: REUTERS
Tại Anh, họ tham quan 3 trường mà sau này Bạc thiếu gia đều học qua: Dự bị Đại học Papplewick, Harrow - một trong những trường tư nổi tiếng nhất ở Anh và Đại học Oxford. Người đứng ra tổ chức gặp gỡ ban lãnh đạo các trường là doanh nhân Neil Heywood, đối tác làm ăn của bà Cốc Khai Lai ở Trung Quốc.
Năm 2000, Từ Minh lại trở qua Anh thăm 2 mẹ con bà Cốc Khai Lai. Cũng trong dịp này, người ta chụp được ảnh Cốc phu nhân đứng bên cạnh Từ Minh trong một khinh khí cầu dành cho khách du lịch ở khu nghỉ dưỡng vùng biển Bournemouth miền Trung nước Anh, nơi Cốc phu nhân thuê một căn hộ cao cấp sang trọng.
Hằng ngày, Cốc phu nhân ra ban - công ngắm chiếc khinh khí cầu và quyết định mua một cái đem về Đại Liên phục vụ du khách nội địa. Chuyện mua sắm này do kiến trúc sư người Pháp Patrick Devillers thực hiện với tư cách là “đại diện bà Cốc Khai Lai”. Devillers cũng là một đối tác làm ăn của gia đình Cốc phu nhân tại Trung Quốc.
Trong vụ mua khinh khí cầu với giá 937.000 USD, theo người bán - ông Giles Hall, Giám đốc Công ty Vistarama Balloon Systems - có chuyện mờ ám. Khi thanh toán, bà Cốc Khai Lai yêu cầu ghi thêm 312.000 USD mà bà nói dùng để trả tiền học cho con trai. Bà khoe chồng bà là thị trưởng Đại Liên, quyền uy rất lớn. Và khi ông Hall từ chối ghi thêm vào hóa đơn số tiền kê thêm thì bà Cốc Khai Lai gọi điện thoại đe dọa: “Từ nay về sau đừng bao giờ tới Trung Quốc nữa, nếu không, tôi sẽ cho bắt ông ở tù mọt gông”.