Truyện Ngắn & Phóng Sự

Tháng 11 Trong Tôi

Từ hôm theo thằng con út, hai vợ chồng già đi San Diego, tôi đã không viết được gì. Bởi cái Laptop củ xì đem theo quá yếu lại nhảy chữ tùm lum.

Hôm nay ngày thứ năm 30 tháng 11 vẫn còn chưa muộn để tôi viết bài này trong tháng Tạ Ơn.

Từ hôm theo thằng con út, hai vợ chồng già đi San Diego, tôi đã không viết được gì. Bởi cái Laptop củ xì đem theo quá yếu lại nhảy chữ tùm lum. Tôi đã dự kiến và ước ao làm một video về thầy cô nhân dịp lễ Tạ Ơn. Tôi đi tìm và xin từ các anh chị em cưu học sinh NQ về những câu nói để đời của thầy cô. Hy vọng sẽ góp mặt trong "Một góc thầy trò " lòng biết ơn các thầy cô trường Ngô Quyền. Nhưng sự hồi đáp chờ hoài không thấy. Chỉ có Diệu Hương và Hát Bình Phương gửi được một vài câu thật hay nhưng quá ít ỏi để làm một video. Cận ngày rồi, muốn đổi đề tài thì thằng Út chạy về sớm mời ba mẹ lên nhà ăn lễ Thanksgiving. Đó là ngày họp mặt thiêng liêng  đầu tiên trong căn nhà nhỏ ấm cúng nó mới mua.

Đành thôi, trước khi tắt máy, giả từ con chuột thân quen, tôi Email cho Ngọc Dung và Diệu Hương thành thật xin lỗi và tạm biệt. Hy vọng sang năm được sự giúp đở của các bạn, tôi hoàn thành được tâm nguyện của mình.

Thú thật ở San Diego hơn hai tuần, trong lòng tôi rất muốn đến thăm cô Minh Nguyệt. Lam & Mai và một số bạn ở đó. Nhưng ông chồng lạ nhà và đi đường xa nên người không được khỏe. Tôi không thể bỏ ông lại nhà cho con dâu để đi chơi. Tôi bận bịu chăm sóc chồng. Rất lâu mới về thăm cháu, nên bà nội mê cháu quá  quấn quít cả ngày. Thật rất lấy làm tiếc.

Tàu thằng Út  được về bến đại trùng tu nên cháu được làm việc gần nhà vài tháng. Để mẹ được nhìn rõ con tàu  mình chết sống với nó, cháu chở tôi lên thăm con tàu USS Boxer đang thả neo tại căn cứ ở San Diego. Ông chồng già của tôi phải ngồi chờ ngoài xe với con dâu.

Qua nhiều lần trình thẻ ID, chụp hình và nhận cái tag Visitor . Tôi leo lên 4 tầng cầu thang để bước lên con tàu vĩ đại cao như một nhà lầu 12 tầng. Lần đầu tiên đặt chân lên chiến hạm, tôi mới cảm nhận được sự gian khổ của con. Sự to lớn, vĩ đại của con tàu là phục vụ cho chiến tranh, bảo vệ lãnh hải. Còn người lính phải nép mình trong những lối đi chật hẹp, những cầu thang bằng sắt lạnh lùng thẳng đứng, chênh vênh như đi xiếc. Những cánh cửa sắt thật dày đáng sợ. Mỗi tầng tàu như những địa đạo lạc vào không biết lối ra.

Nhìn con thoăn thoắt leo cầu thang, (Rất nhiều cầu thang mà tôi phải hai tay vịn hai bên để ì ạch leo lên) trái tim người mẹ như tôi thắt lại. Các bạn đã từng đóng thuế, tiền thuế đó một phần lớn trả cho quốc phòng. Và con tôi đã hưởng từ đồng lương các bạn. Các bạn yên tâm. Người lính không hề lãng phí sức lao động  quý báu đó. Cháu đã ngủ trong những chiếc giường như một áo quan, nằm không thể thẳng chân, ngồi có thể đụng đầu. Mấy ngàn người lính vừa thủy quân lục chiến, vừa hải quân sống chen chúc trong không gian nhỏ bé, kỹ luật nghiêm minh, làm việc tối đa và sẳn sàng tác chiến. Cái lớn nhất, rộng nhất là bãi đáp lên xuống dành cho máy bay chiến đấu, xe tăng, thiết giáp và súng đạn. ..

Con tàu mỗi lần ra khơi là từ 6 tháng đến cả năm. Mọi tin tức trên tàu hoàn toàn bí mật. Gia đình không thể biết tàu và người thân đang ở nơi nào và hành trình ra sao. Thỉnh thoảng nhận tin nhắn bình an để an lòng. Đó là người lính của thời bình  còn thời chiến tôi không biết sẽ khắc nghiệt thế nào?Tất cả điều đó gợi trong đầu tôi bốn chữ "Chiến đấu và hy sinh". Người lính thiệt thòi, nhỏ nhoi và tội nghiệp biết chừng nào.

Trong tôi lại hiện lên căn hầm ngày xưa của chồng tôi trên đỉnh đồi hành quân. Rừng núi bạt ngàn, núi liền núi, đồi liền đồi, nhà dân thấp thoáng. Những căn hầm nhỏ ẩm thấp đầy súng đạn và dụng cụ truyền tin. Lô cốt trên cao, những ụ súng  lẻ loi những người lính gát âm thầm. Đêm tiền đồn đèo heo gió núi lạnh thấu xương. Một chút lơ đểnh, sơ hở là mất mạng. Chiến tranh tàn nhẫn như vậy đó.

Tôi đi một vòng ngắn trên tàu mà quá mệt. Đứng trên boong nhìn xuống tôi như chạm mặt với hiểm nguy đang chờ đón con mình . Tôi thật sự sợ chiến tranh. Tôi đã không còn bình an trong quan niệm "Không sao! nước Mỹ vốn yên bình, con mình sẽ không như cha chúng đối diện với cái chết cận kề"

Nhưng thôi! Tôi phải thực tế  chấp nhận "Con người đều có số. Giày dép, quấn áo còn có số thì con tôi với số quân, loại máu ghi trên thẻ bài là định mệnh của nó. "
Chúng tôi đã nợ của nước Mỹ một món nợ ân tình, bây giờ các con tôi  đáp trả. Chúng đã chọn con đường binh nghiệp để dấn thân , chúng đã nối tiếp con đường đi dang dỡ của cha chúng. Làm mẹ tôi sẽ đồng hành và khuyến khích con. Hãy vững mạnh tinh thần để làm đúng tác phong và nhiệm vụ người lính.- "Người bạn của dân"-
Cám ơn nước Mỹ và người dân Mỹ đã cho tôi có một cuộc sống an bình. Cho tôi có cơ hội cầm lá phiếu  để đi bầu. Cám ơn công sức bao người đã cho tôi được sống trong một đất nước giàu mạnh và tự do. Cám ơn những khối óc tuyệt vời đã phát minh ra biết bao công trình vĩ đại mà tôi đang thụ hưởng.

Tôi nhiều lúc lẩm cẩm nghĩ  rằng" Sao mà con người đáng yêu và đáng kính phục quá" Từ một cái khui đồ hộp, một bóng đèn, một chiếc xe đạp, xe máy, xe hơi, xe lửa, máy bay. Từ một tờ giấy, một máy đánh chữ lọc cọc, computer, Ipad, Iphone. Từ những cái thô sơ mà với trí tuệ tuyệt vời. Con người đã lên mặt trăng, lên sao hỏa. Không cần có phép thần thông như Tôn Ngộ Không vẫn có thể bay lên trời, xuống lòng biển chu du khắp chốn.

Sự phát triển đó đi lên đều bắt đầu bằng việc học. Học, học và học . Học để hiểu biết. Sự hiểu biết kích thích trí tưởng tượng, óc tìm tòi và sáng tạo. Mở đầu cho biết bao công trình, sáng kiến vĩ đại. Những khởi đầu đều bất ngờ, gian nan và dường như không tưởng. Nhưng kết quả thật giá trị khôn lường, đem lại lợi ích cho cuộc sống bao người..

Tôi cám ơn quê hương, đất nước tôi với một nền giáo dục đẹp đẽ để tôi nhìn lại quá khứ mà vui. Bởi vì sự giáo dục ưu việt mới tạo ra xã hội tốt đẹp có trật tự và nhân bản. Những ông thầy, cô giáo của tôi là những tấm gương sáng trong không tì vết trong lòng tôi. Là những gì tôi nhìn vào đó tự hào.

Một ông Hiệu Trưởng nghiêm khắc không gặp mặt đã 48 năm. Bây giờ nằm xuống  ở quê nhà mà hàng vạn học trò vẫn  yêu kính và rơi lệ nhớ  thương. Thầy không phải là một người nổi tiếng đình đám, thầy cũng không chức vụ tiếng tăm. Thầy chỉ là một ông Hiệu Trưởng hết lòng vì trường vì học sinh. Thầy không trực tiếp dạy. Nhưng dưới sự điều hành của một người Hiệu Trưởng, Thầy đã đem tiếng vang lớn cho trường NQ. Đào tạo bao thế hệ học trò tung cánh đi khắp bốn phương. Phụ huynh học sinh hết lòng kính trọng thầy . Những giáo chức, nhân viên khâm phục  cách làm việc của thầy. Cái đẹp trong tư cách và con người của thầy làm học trò nhớ mãi. Dù ở nửa vòng trái đất, học trò vẫn tổ chức lễ thất tuần trang trọng, Cùng  cầu nguyện và lạy hương linh thầy trong nước mắt. Người đó là thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo của trường Trung Học Ngô Quyền của chúng tôi.

Tôi thật sung sướng và tư hào về những người thầy, người cô của mình. Dù bây giờ tôi đã gần thất tuần, nhưng đứng trước thầy cô tôi vẫn vô cùng kính mến và biết ơn. Bởi vì nghề giáo là một nghề thanh bạch, lương tiền nhận về thì ít mà lương tâm bỏ ra rất nhiều. Nghề dạy học còn gọi nôm na là nghề "Bán cháo phổi" vì nói nhiều, hít nhiều bụi phấn, thức đêm để chấm bài, soạn bài, lập giáo án.

Người thầy của chúng tôi ngoài dạy chữ nghĩa, còn dạy chúng tôi về đạo đức, cách sống và biết nghĩ đến tha nhân. Biết kính trên nhường dưới, biết dắt một cụ già hay một em bé qua đường. Cúi đầu khi đám tang ngang qua, Nhường chỗ cho người lớn tuổi, phụ nữ có mang, người tàn tật, trẻ em . Phải biết yêu tổ quốc đồng bào, hiếu thuận cha mẹ, nhường nhịn anh em. Phải đoàn kết nội bộ, biết chia sẻ, lắng nghe và biết lập luận để bảo vệ ý kiến chính đáng của mình.

Thầy không dạy chúng tôi tin mù quáng, ngu dân mà phải biết suy nghĩ cân nhắc. Điều hay nên học, điều  sai hủ lậu nên tránh và bài trừ. Con người là phải có lý trí để suy đoán đúng sai. Phải vì lẽ phải,  đấu tranh với sự bất công, đàn áp.

Nền giáo dục mà chúng tôi tiếp nhận là yêu thương và nhân bản. Chúng tôi không học hận thù và vũ lực dù hàng hàng tin tức từ chiến trường đưa về đầy chết chóc. Dù phải chui hầm hàng đêm do pháo kích hay phải đi học trễ giờ vì bị phá cầu cưa cây cản trở lưu thông. Dù thế hệ tôi vẫn còn chế độ đa thê nhưng danh tiết người phụ nữ vẫn được tôn trọng. Nhất là những cô giáo là mẫu mực đoan trinh, đức hạnh, cái đẹp mà các nữ sinh luôn ao ước khi đã trưởng thành.

Tôi đã đọc trên báo mấy ngày nay và thật sự bất mãn về hành động khinh thường nhân phẩm phụ nữ, mà phụ nữ đó chính là những cô giáo ở Hà Tỉnh VN.
"Trọng thầy mới được làm thầy" Người khai tâm cho thế hệ tương lai đất nước là những người dạy học. Thầy cô giáo không chỉ là người có trình độ, có văn bằng tương xứng còn phải là người có tư cách đạo đức. Đứng trước bao nhiêu học sinh, người thầy phải là tấm gương cho các em noi theo. Một xã hội có một nền giáo dục tốt thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh.

Sự khinh thường, coi rẻ phẩm giá nhà giáo là một việc trái với đạo lý làm người. Mặc dù dạy học cũng là một nghề, nhưng hủy hoại sự tốt đẹp của nghề giáo là hũy hoại cả một thế hệ tuổi trẻ, hủy hoại đạo đức dân tộc. Nước Mỹ là nước văn minh đôi khi tự do phóng túng, nhưng thầy cô giáo vẫn được tôn trọng đặc biệt.
Thế mà ngay ở nước ta, một nước lấy đạo đức đi đầu lại bắt các cô giáo đi hầu rượu, tiếp khách chẳng khác nào các cô gái phục vụ thì đạo đức xã hội suy đồi là phải. Học trò đánh nhau như  kẻ thù. Nữ sinh hùa nhau đánh hội đồng bạn học là những hành động mà ngày xưa thế hệ tôi không bao giờ có. Cho nên làm băng hoại  thế hệ tuổi trẻ, trách nhiệm thuộc về thầy cô và những người điều hành ngành giáo dục.

Trong khi cả nước VN rộn ràng tổ chức ngày nhà giáo 20/11, thì ở Hà Tỉnh  giới chức có thẩm quyền lại điều những cô giáo đi hầu rượu cho khách quả thật mâu thuẩn và mỉa mai vô cùng. Điều vô lý là những cơ quan có trách nhiệm không coi điều đó là sai trái, vẫn có lập luận tán đồng thì không biết xã hội VN sẽ đi về đâu.
Có những người khi sống được mọi người yêu thương. Khi chết được mọi người kính trọng, luyến tiếc. Họ đã làm gì cho cá nhân và những người xung quanh họ. Chắc chắn họ làm điều tốt, họ trãi lòng ra với mọi người.Họ sống đúng đạo làm người hay ít nhất họ cũng để lại cho thế gian những kỷ niệm đẹp.

Cuộc sống con người chỉ vỏn vẹn bấy nhiêu, ăn cũng chỉ một cái miệng, mặc cũng chỉ hai lớp quần áo là đã nặng lắm rồi. Tại sao lại vì ham muốn nhục dục, vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm làm những điều nghịch với đạo lý. Thử hỏi những người đó họ có muốn đem vợ và con gái của họ để mua vui cho khách, như họ đã từng làm với các cô giáo dạy học dưới quyền họ hay không?

Tháng 11 chúng ta có một vị Tổng Thống mới đắc cử. Một vị Tổng Thống đặc biệt nhất không những trong lịch sử Hoa Kỳ mà còn trên thế giới. Một vị Tổng Thống gây nhiều tranh cãi và nhiều cuộc xuống đường phản đối. Tuy nhiên xét một cách công bình ông ta là một người tài. Vừa giàu có, quyền lực, kinh doanh giỏi, con cái thông minh, tài ba. Những điều ông ta nói, những việc ông ta làm và sự tin tưởng của người dân đã nói lên một nét đặc thù, dân chủ thật sự  của nước Mỹ. Sau kết quả bầu cử, cả thế giới rúng động theo, phỏng đoán, đặt vấn đề và chờ đợi. Hy vọng Tổng Thống  Donald Trump sẽ lèo lái nước Mỹ đi đúng quỷ đạo và làm nước Mỹ phồn vinh và vững mạnh hơn.

Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương. Nụ cười luôn trên môi . Em là màu sắc của hạnh phúc bên chồng, đứa con trai trong quân đội mỗi lần về phép, đàn cháu xinh xắn tíu tít bên bà.Tháng 8 vừa rồi em đoạt giải Á Hậu áo dài của trường Trung Học Long Thành. Em rạng rỡ bên chồng và bạn bè thật lâu mới về họp mặt . Vậy mà em bỏ tất cả để ra đi. Vĩnh biệt Lộc, cô em gái xứ Quận Long Thành dễ mến.

Tháng 11 chúng ta cũng có một người nổi tiếng trên thế giới lìa đời. Ông Fidel Castro một người lãnh đạo CS kỳ cựu còn sót lại. Cái chết của ông ta làm người dân tị nạn Cuba reo vang đốt pháo ăn mừng . Họ hy vọng sau cái chết của ông, nước Cuba hồi sinh và có được nền dân chủ thực sự. Họ cho rằng ông ta là một tên khát máu, độc tài đáng khinh bỉ.
Trái lại nhà nước ta lại vô cùng tiếc thương và coi đó là quốc tang. Không thể bình luận, không thể có ý kiến gì hơn . Chỉ biết lắc đầu "bó tay.com"

Kể từ đây VN phải thức trắng để canh gác cho hòa bình thế giới cả ngày lẫn đêm. Vì lão Fidel Castro của Cu Ba đã ngủ thẳng cẳng không bao giờ thức dậy.

Nguyễn thị Thêm
( Việt Báo )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tháng 11 Trong Tôi

Từ hôm theo thằng con út, hai vợ chồng già đi San Diego, tôi đã không viết được gì. Bởi cái Laptop củ xì đem theo quá yếu lại nhảy chữ tùm lum.

Hôm nay ngày thứ năm 30 tháng 11 vẫn còn chưa muộn để tôi viết bài này trong tháng Tạ Ơn.

Từ hôm theo thằng con út, hai vợ chồng già đi San Diego, tôi đã không viết được gì. Bởi cái Laptop củ xì đem theo quá yếu lại nhảy chữ tùm lum. Tôi đã dự kiến và ước ao làm một video về thầy cô nhân dịp lễ Tạ Ơn. Tôi đi tìm và xin từ các anh chị em cưu học sinh NQ về những câu nói để đời của thầy cô. Hy vọng sẽ góp mặt trong "Một góc thầy trò " lòng biết ơn các thầy cô trường Ngô Quyền. Nhưng sự hồi đáp chờ hoài không thấy. Chỉ có Diệu Hương và Hát Bình Phương gửi được một vài câu thật hay nhưng quá ít ỏi để làm một video. Cận ngày rồi, muốn đổi đề tài thì thằng Út chạy về sớm mời ba mẹ lên nhà ăn lễ Thanksgiving. Đó là ngày họp mặt thiêng liêng  đầu tiên trong căn nhà nhỏ ấm cúng nó mới mua.

Đành thôi, trước khi tắt máy, giả từ con chuột thân quen, tôi Email cho Ngọc Dung và Diệu Hương thành thật xin lỗi và tạm biệt. Hy vọng sang năm được sự giúp đở của các bạn, tôi hoàn thành được tâm nguyện của mình.

Thú thật ở San Diego hơn hai tuần, trong lòng tôi rất muốn đến thăm cô Minh Nguyệt. Lam & Mai và một số bạn ở đó. Nhưng ông chồng lạ nhà và đi đường xa nên người không được khỏe. Tôi không thể bỏ ông lại nhà cho con dâu để đi chơi. Tôi bận bịu chăm sóc chồng. Rất lâu mới về thăm cháu, nên bà nội mê cháu quá  quấn quít cả ngày. Thật rất lấy làm tiếc.

Tàu thằng Út  được về bến đại trùng tu nên cháu được làm việc gần nhà vài tháng. Để mẹ được nhìn rõ con tàu  mình chết sống với nó, cháu chở tôi lên thăm con tàu USS Boxer đang thả neo tại căn cứ ở San Diego. Ông chồng già của tôi phải ngồi chờ ngoài xe với con dâu.

Qua nhiều lần trình thẻ ID, chụp hình và nhận cái tag Visitor . Tôi leo lên 4 tầng cầu thang để bước lên con tàu vĩ đại cao như một nhà lầu 12 tầng. Lần đầu tiên đặt chân lên chiến hạm, tôi mới cảm nhận được sự gian khổ của con. Sự to lớn, vĩ đại của con tàu là phục vụ cho chiến tranh, bảo vệ lãnh hải. Còn người lính phải nép mình trong những lối đi chật hẹp, những cầu thang bằng sắt lạnh lùng thẳng đứng, chênh vênh như đi xiếc. Những cánh cửa sắt thật dày đáng sợ. Mỗi tầng tàu như những địa đạo lạc vào không biết lối ra.

Nhìn con thoăn thoắt leo cầu thang, (Rất nhiều cầu thang mà tôi phải hai tay vịn hai bên để ì ạch leo lên) trái tim người mẹ như tôi thắt lại. Các bạn đã từng đóng thuế, tiền thuế đó một phần lớn trả cho quốc phòng. Và con tôi đã hưởng từ đồng lương các bạn. Các bạn yên tâm. Người lính không hề lãng phí sức lao động  quý báu đó. Cháu đã ngủ trong những chiếc giường như một áo quan, nằm không thể thẳng chân, ngồi có thể đụng đầu. Mấy ngàn người lính vừa thủy quân lục chiến, vừa hải quân sống chen chúc trong không gian nhỏ bé, kỹ luật nghiêm minh, làm việc tối đa và sẳn sàng tác chiến. Cái lớn nhất, rộng nhất là bãi đáp lên xuống dành cho máy bay chiến đấu, xe tăng, thiết giáp và súng đạn. ..

Con tàu mỗi lần ra khơi là từ 6 tháng đến cả năm. Mọi tin tức trên tàu hoàn toàn bí mật. Gia đình không thể biết tàu và người thân đang ở nơi nào và hành trình ra sao. Thỉnh thoảng nhận tin nhắn bình an để an lòng. Đó là người lính của thời bình  còn thời chiến tôi không biết sẽ khắc nghiệt thế nào?Tất cả điều đó gợi trong đầu tôi bốn chữ "Chiến đấu và hy sinh". Người lính thiệt thòi, nhỏ nhoi và tội nghiệp biết chừng nào.

Trong tôi lại hiện lên căn hầm ngày xưa của chồng tôi trên đỉnh đồi hành quân. Rừng núi bạt ngàn, núi liền núi, đồi liền đồi, nhà dân thấp thoáng. Những căn hầm nhỏ ẩm thấp đầy súng đạn và dụng cụ truyền tin. Lô cốt trên cao, những ụ súng  lẻ loi những người lính gát âm thầm. Đêm tiền đồn đèo heo gió núi lạnh thấu xương. Một chút lơ đểnh, sơ hở là mất mạng. Chiến tranh tàn nhẫn như vậy đó.

Tôi đi một vòng ngắn trên tàu mà quá mệt. Đứng trên boong nhìn xuống tôi như chạm mặt với hiểm nguy đang chờ đón con mình . Tôi thật sự sợ chiến tranh. Tôi đã không còn bình an trong quan niệm "Không sao! nước Mỹ vốn yên bình, con mình sẽ không như cha chúng đối diện với cái chết cận kề"

Nhưng thôi! Tôi phải thực tế  chấp nhận "Con người đều có số. Giày dép, quấn áo còn có số thì con tôi với số quân, loại máu ghi trên thẻ bài là định mệnh của nó. "
Chúng tôi đã nợ của nước Mỹ một món nợ ân tình, bây giờ các con tôi  đáp trả. Chúng đã chọn con đường binh nghiệp để dấn thân , chúng đã nối tiếp con đường đi dang dỡ của cha chúng. Làm mẹ tôi sẽ đồng hành và khuyến khích con. Hãy vững mạnh tinh thần để làm đúng tác phong và nhiệm vụ người lính.- "Người bạn của dân"-
Cám ơn nước Mỹ và người dân Mỹ đã cho tôi có một cuộc sống an bình. Cho tôi có cơ hội cầm lá phiếu  để đi bầu. Cám ơn công sức bao người đã cho tôi được sống trong một đất nước giàu mạnh và tự do. Cám ơn những khối óc tuyệt vời đã phát minh ra biết bao công trình vĩ đại mà tôi đang thụ hưởng.

Tôi nhiều lúc lẩm cẩm nghĩ  rằng" Sao mà con người đáng yêu và đáng kính phục quá" Từ một cái khui đồ hộp, một bóng đèn, một chiếc xe đạp, xe máy, xe hơi, xe lửa, máy bay. Từ một tờ giấy, một máy đánh chữ lọc cọc, computer, Ipad, Iphone. Từ những cái thô sơ mà với trí tuệ tuyệt vời. Con người đã lên mặt trăng, lên sao hỏa. Không cần có phép thần thông như Tôn Ngộ Không vẫn có thể bay lên trời, xuống lòng biển chu du khắp chốn.

Sự phát triển đó đi lên đều bắt đầu bằng việc học. Học, học và học . Học để hiểu biết. Sự hiểu biết kích thích trí tưởng tượng, óc tìm tòi và sáng tạo. Mở đầu cho biết bao công trình, sáng kiến vĩ đại. Những khởi đầu đều bất ngờ, gian nan và dường như không tưởng. Nhưng kết quả thật giá trị khôn lường, đem lại lợi ích cho cuộc sống bao người..

Tôi cám ơn quê hương, đất nước tôi với một nền giáo dục đẹp đẽ để tôi nhìn lại quá khứ mà vui. Bởi vì sự giáo dục ưu việt mới tạo ra xã hội tốt đẹp có trật tự và nhân bản. Những ông thầy, cô giáo của tôi là những tấm gương sáng trong không tì vết trong lòng tôi. Là những gì tôi nhìn vào đó tự hào.

Một ông Hiệu Trưởng nghiêm khắc không gặp mặt đã 48 năm. Bây giờ nằm xuống  ở quê nhà mà hàng vạn học trò vẫn  yêu kính và rơi lệ nhớ  thương. Thầy không phải là một người nổi tiếng đình đám, thầy cũng không chức vụ tiếng tăm. Thầy chỉ là một ông Hiệu Trưởng hết lòng vì trường vì học sinh. Thầy không trực tiếp dạy. Nhưng dưới sự điều hành của một người Hiệu Trưởng, Thầy đã đem tiếng vang lớn cho trường NQ. Đào tạo bao thế hệ học trò tung cánh đi khắp bốn phương. Phụ huynh học sinh hết lòng kính trọng thầy . Những giáo chức, nhân viên khâm phục  cách làm việc của thầy. Cái đẹp trong tư cách và con người của thầy làm học trò nhớ mãi. Dù ở nửa vòng trái đất, học trò vẫn tổ chức lễ thất tuần trang trọng, Cùng  cầu nguyện và lạy hương linh thầy trong nước mắt. Người đó là thầy Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo của trường Trung Học Ngô Quyền của chúng tôi.

Tôi thật sung sướng và tư hào về những người thầy, người cô của mình. Dù bây giờ tôi đã gần thất tuần, nhưng đứng trước thầy cô tôi vẫn vô cùng kính mến và biết ơn. Bởi vì nghề giáo là một nghề thanh bạch, lương tiền nhận về thì ít mà lương tâm bỏ ra rất nhiều. Nghề dạy học còn gọi nôm na là nghề "Bán cháo phổi" vì nói nhiều, hít nhiều bụi phấn, thức đêm để chấm bài, soạn bài, lập giáo án.

Người thầy của chúng tôi ngoài dạy chữ nghĩa, còn dạy chúng tôi về đạo đức, cách sống và biết nghĩ đến tha nhân. Biết kính trên nhường dưới, biết dắt một cụ già hay một em bé qua đường. Cúi đầu khi đám tang ngang qua, Nhường chỗ cho người lớn tuổi, phụ nữ có mang, người tàn tật, trẻ em . Phải biết yêu tổ quốc đồng bào, hiếu thuận cha mẹ, nhường nhịn anh em. Phải đoàn kết nội bộ, biết chia sẻ, lắng nghe và biết lập luận để bảo vệ ý kiến chính đáng của mình.

Thầy không dạy chúng tôi tin mù quáng, ngu dân mà phải biết suy nghĩ cân nhắc. Điều hay nên học, điều  sai hủ lậu nên tránh và bài trừ. Con người là phải có lý trí để suy đoán đúng sai. Phải vì lẽ phải,  đấu tranh với sự bất công, đàn áp.

Nền giáo dục mà chúng tôi tiếp nhận là yêu thương và nhân bản. Chúng tôi không học hận thù và vũ lực dù hàng hàng tin tức từ chiến trường đưa về đầy chết chóc. Dù phải chui hầm hàng đêm do pháo kích hay phải đi học trễ giờ vì bị phá cầu cưa cây cản trở lưu thông. Dù thế hệ tôi vẫn còn chế độ đa thê nhưng danh tiết người phụ nữ vẫn được tôn trọng. Nhất là những cô giáo là mẫu mực đoan trinh, đức hạnh, cái đẹp mà các nữ sinh luôn ao ước khi đã trưởng thành.

Tôi đã đọc trên báo mấy ngày nay và thật sự bất mãn về hành động khinh thường nhân phẩm phụ nữ, mà phụ nữ đó chính là những cô giáo ở Hà Tỉnh VN.
"Trọng thầy mới được làm thầy" Người khai tâm cho thế hệ tương lai đất nước là những người dạy học. Thầy cô giáo không chỉ là người có trình độ, có văn bằng tương xứng còn phải là người có tư cách đạo đức. Đứng trước bao nhiêu học sinh, người thầy phải là tấm gương cho các em noi theo. Một xã hội có một nền giáo dục tốt thì xã hội sẽ tiến bộ, văn minh.

Sự khinh thường, coi rẻ phẩm giá nhà giáo là một việc trái với đạo lý làm người. Mặc dù dạy học cũng là một nghề, nhưng hủy hoại sự tốt đẹp của nghề giáo là hũy hoại cả một thế hệ tuổi trẻ, hủy hoại đạo đức dân tộc. Nước Mỹ là nước văn minh đôi khi tự do phóng túng, nhưng thầy cô giáo vẫn được tôn trọng đặc biệt.
Thế mà ngay ở nước ta, một nước lấy đạo đức đi đầu lại bắt các cô giáo đi hầu rượu, tiếp khách chẳng khác nào các cô gái phục vụ thì đạo đức xã hội suy đồi là phải. Học trò đánh nhau như  kẻ thù. Nữ sinh hùa nhau đánh hội đồng bạn học là những hành động mà ngày xưa thế hệ tôi không bao giờ có. Cho nên làm băng hoại  thế hệ tuổi trẻ, trách nhiệm thuộc về thầy cô và những người điều hành ngành giáo dục.

Trong khi cả nước VN rộn ràng tổ chức ngày nhà giáo 20/11, thì ở Hà Tỉnh  giới chức có thẩm quyền lại điều những cô giáo đi hầu rượu cho khách quả thật mâu thuẩn và mỉa mai vô cùng. Điều vô lý là những cơ quan có trách nhiệm không coi điều đó là sai trái, vẫn có lập luận tán đồng thì không biết xã hội VN sẽ đi về đâu.
Có những người khi sống được mọi người yêu thương. Khi chết được mọi người kính trọng, luyến tiếc. Họ đã làm gì cho cá nhân và những người xung quanh họ. Chắc chắn họ làm điều tốt, họ trãi lòng ra với mọi người.Họ sống đúng đạo làm người hay ít nhất họ cũng để lại cho thế gian những kỷ niệm đẹp.

Cuộc sống con người chỉ vỏn vẹn bấy nhiêu, ăn cũng chỉ một cái miệng, mặc cũng chỉ hai lớp quần áo là đã nặng lắm rồi. Tại sao lại vì ham muốn nhục dục, vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm làm những điều nghịch với đạo lý. Thử hỏi những người đó họ có muốn đem vợ và con gái của họ để mua vui cho khách, như họ đã từng làm với các cô giáo dạy học dưới quyền họ hay không?

Tháng 11 chúng ta có một vị Tổng Thống mới đắc cử. Một vị Tổng Thống đặc biệt nhất không những trong lịch sử Hoa Kỳ mà còn trên thế giới. Một vị Tổng Thống gây nhiều tranh cãi và nhiều cuộc xuống đường phản đối. Tuy nhiên xét một cách công bình ông ta là một người tài. Vừa giàu có, quyền lực, kinh doanh giỏi, con cái thông minh, tài ba. Những điều ông ta nói, những việc ông ta làm và sự tin tưởng của người dân đã nói lên một nét đặc thù, dân chủ thật sự  của nước Mỹ. Sau kết quả bầu cử, cả thế giới rúng động theo, phỏng đoán, đặt vấn đề và chờ đợi. Hy vọng Tổng Thống  Donald Trump sẽ lèo lái nước Mỹ đi đúng quỷ đạo và làm nước Mỹ phồn vinh và vững mạnh hơn.

Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương. Nụ cười luôn trên môi . Em là màu sắc của hạnh phúc bên chồng, đứa con trai trong quân đội mỗi lần về phép, đàn cháu xinh xắn tíu tít bên bà.Tháng 8 vừa rồi em đoạt giải Á Hậu áo dài của trường Trung Học Long Thành. Em rạng rỡ bên chồng và bạn bè thật lâu mới về họp mặt . Vậy mà em bỏ tất cả để ra đi. Vĩnh biệt Lộc, cô em gái xứ Quận Long Thành dễ mến.

Tháng 11 chúng ta cũng có một người nổi tiếng trên thế giới lìa đời. Ông Fidel Castro một người lãnh đạo CS kỳ cựu còn sót lại. Cái chết của ông ta làm người dân tị nạn Cuba reo vang đốt pháo ăn mừng . Họ hy vọng sau cái chết của ông, nước Cuba hồi sinh và có được nền dân chủ thực sự. Họ cho rằng ông ta là một tên khát máu, độc tài đáng khinh bỉ.
Trái lại nhà nước ta lại vô cùng tiếc thương và coi đó là quốc tang. Không thể bình luận, không thể có ý kiến gì hơn . Chỉ biết lắc đầu "bó tay.com"

Kể từ đây VN phải thức trắng để canh gác cho hòa bình thế giới cả ngày lẫn đêm. Vì lão Fidel Castro của Cu Ba đã ngủ thẳng cẳng không bao giờ thức dậy.

Nguyễn thị Thêm
( Việt Báo )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm