Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Tháng Ba Tây Nguyên
Mũ nâu Trần Tấn Đởm
Cứ mỗi độ tháng 3 đến, tôi lại nhức buốt nhớ về ngày tháng cũ. Tháng 3/75, tháng của đau buồn-đổ vỡ, nát tan; tháng mở đầu cho những gian truân, khổ nhục, đọa đày, đánh dấu mốc thời gian sang trang một đời quân ngũ.
Trên các tỉnh cao nguyên vùng II, vào đầu năm 75 CS Bắc Việt gia tăng hoạt động. Các cuộc chuyển quân, mở rộng và củng cố các hành lang xâm nhập được thực hiện qui mô và đồng loạt theo các hành lang 715 từ đường mòn Hồ chí Minh vùng tam biên hướng về tây Kontum, hành lang 619 từ các mật khu Quảng Ngải-An Lão hướng về đông Kontum. Trong thời gian này, Đại tá Phạm Duy Tất, CHT/BĐQ/QK2, là Tư lệnh chiến trường tổng chỉ huy các LĐ/BĐQ 21, 22, 23, 25, 4, và 6, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trú phòng toàn vùng bắc cao nguyên.
Tháng 2/75, Không lực VNCH mừng xuân bằng cuộc oanh kích ngày đêm vào đoàn xe vận tải lương thực, quân dụng, khí cụ, nguyên liệu và cán binh CS tăng viện cho chiến trường miền nam tại tây bắc Kontum. Toàn bộ chiến đấu cơ các Sư đoàn 2, 3, 5, 6 Không Quân được dành ưu tiên cho cuộc oanh kích, vì thế địch tổn thất nặng nề. Qua không ảnh ghi nhận hàng trăm xe vận tải bốc cháy.
Tuy nhiên, niềm vui chưa hưởng trọn, ngày 10/3 CSBV mở mặt trận dột kích Ban mê Thuột, chiếm Buôn Hô, đồng lúc vây hãm và pháo kích ngày đêm vào thị xã.
Ngày 11/3, khi BMT thất thủ, LĐ 21/BĐQ do Trung Tá Lê quý Dậu, LĐT, được trực thăng vận vào vùng hầu giải tỏa bớt áp lực địch và tiếp ứng cho SĐ 23 BB.
Cũng vào ngày này, tôi nhận sự vụ lệnh trở về đơn vị gốc là LĐ 23/BĐQ, và trình diện LĐ đang đóng quân tại căn cứ hỏa lực Lam Sơn, sau gần 5 tháng biệt phái về Trung Tâm Hành Quân BĐQ/ QK2 tại mặt trận Kontum (thay thế Đ/U Hồ Thi).
Một số thay đổi về nhân sự của Liên Đoàn nhằm đối với tình hình chiến sự đang nhanh chóng xấu đi:
- Trung tá Lê Tất Biên làm Liên Đoàn Trưởng, thay thế Đ/T Hoàng thọ Nhu, nhận nhiệm vụ mới là Tỉnh Trưởng Pleiku.
- Thiếu tá Vũ Văn Thi, XLTV/LĐP (thay thế Tr/T Lê Qúy Dậu về làm LĐT/LĐ21/BĐQ.) - Đại úy Nguyễn Lạn, TĐT/TĐ 11.
- Thiếu tá Lê Văn Đễ, TĐT/TĐ 22.
- Thiếu tá Phạm Duy Ánh, TĐT/TĐ 23.
- Trung úy Phạm Quang Hiền, ĐĐT/Trinh sát LĐ.
Ngày 15/3, LĐ được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đội ĐPQ Tiểu Khu Kontum, và di chuyển về căn cứ Hàm Rồng trên QL 14 hướng về Ban mê Thuột và ngã ba đường vào Thanh An - Đức Cơ.
Người dân Kontum thuộc vùng lửa đạn, tỉnh địa đầu cao nguyên, đã quá quen thuộc với những cuộc chuyển quân. Từng đoàn quân đến rồi đi. Nhảy dù, Biệt Động Quân, các SĐ 22, 23 BB liên tục thay nhau đối đầu chiến trận, cố gắng giữ vững vùng tam biên có sông Dakbla chảy ngược, có những địa danh lạ lẫm nhưng đã nổi danh và đi vào chiến sử: DakTo, BenHet, Polei-Kleng, Charlie… Bây giờ người dân ở đây không còn thờ ơ như trước. Họ đã đánh giá được tình thế chiến sự bất lợi cho ta, nên họ lo âu, bàn tán, nhốn nháo, và chuẩn bị cho một lần đi, khi những người lính mũ nâu cuối cùng rời thành phố. Họ đã biết VC đã chiếm được Ban mê Thuột, nên họ cũng đã phỏng đoán rằng rồi ngày này sẽ đến với chính họ và gia đình.
Các tiểu đoàn BĐQ rời Kontum, qua ChuPao hướng về PleiKu, rồi Biển Hồ. BCH/ HQ/ BĐQ/ QK2 cũng đã dời về Hàm Rồng vài ngày trước đó.
Cuộc họp quan trọng tại Nha Trang giữa Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu,Thiếu Tướng Phạm Văn Phú TL/QĐ II và QK II, các Tư Lệnh các Sư Đoàn 22, 23 BB, và Đ/T Tất, đã được triệu tập để định đọat số phận vùng cao nguyên Hoàng Triều Cương Thổ.
Khoảng 19:00G ngày 15-3-75, phiên họp chấm dứt. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất mang mệnh lệnh trở về giao nhiệm vụ mới cho các LĐ/ BĐQ hiện diện trong QK II.
“Triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku. Di tản cả một quân đoàn khỏi vùng.” Những tiếng nghe thật xa lạ, gây nhiều hoang mang cho binh sĩ và thường dân. Cao nguyên có 2 con đường huyết mạch nối với đồng bằng, QL14 nối liền Kontum-Pleiku-Ban Mê Thuột, QL19 nối liền Pleiku về vùng Qui nhơn, Bình định. Con đường nào có thể dùng để lui quân? Vì địch chiếm BMT, chận đường tiếp viện, QL14 không còn an toàn. Còn QL19, con đường khả dĩ có thể dùng để rút quân thì địch đóng các chốt cấp đại đội, tiểu đoàn trên các đoạn đèo Mang Yang, đèo An Khê. QL19 lại quá dài, quá xa đối với đôi chân trần của người lính bộ binh. Các đơn vị rút quân không còn chọn lựa khác, dù biết rằng chông gai và chịu nhiều hy sinh.
Liên Tỉnh Lộ 7, con đường thông thương duy nhất từ Pleiku-Mỹ Thạch-Phú Bổn-Phú Túc-Củng Sơn -đập Đồng Cam và Tuy Hòa, đã bao năm qua không được xử dụng, đầy mìn bẫy, đầy hầm hố dọc theo dòng sông Ba. Triệt thoái một quân đoàn với các quân binh chủng qua con đường này phải chăng là hành động tự sát?
Gia đình quân nhân,dân chúng Kontumn-Pleiku bắt đầu bế bồng, gồng gánh mang theo gia tài của một kiếp người. Họ di chuyển bằng mọi phương tiện hiện hữu, quân xa, công xa, bằng những gì có được, bằng đôi chân để rời vùng bỏ ngỏ. Binh sĩ hoang mang, những suy tư dằn vặt đè nặng lên đôi vai người lính. Rời quân ngũ, đồng đội ư? Không được. Bỏ mặc gia đình, cứu cánh cuộc sống ư? Cũng không. Người lính phân vân, lưỡng lự. Thôi thì phó mặc, gởi gấm lại cho những người ở hậu cứ lo toan.
Ngày 16/3, LĐ 23 BĐQ nhận lệnh di chuyển đi Phú Bổn. Rời Hàm Rồng qua Chu Sê đến ngã ba Mỹ Thạch, Liên Đoàn rời QL14 bắt đầu xuôi theo Liên Tỉnh Lộ 7. Cuộc hành quân thật khó khăn và không giữ được bí mật, vì đoàn quân đi trước, dân chúng di tản theo sau, hàng hàng lớp lớp, chen chúc nhau trên con đường độc đạo giữa núi rừng Tây Nguyên. LĐ nhận lệnh án ngữ phía tây Phú Bổn, mục đích chận bước tiến của địch trên tỉnh lộ 668 nối liền với QL14. Phòng 2/QK không có một bản đồ về xuôi, vì thế LĐ tự phải tự xoay xở bằng cách liên lạc với TK, vào TTHQ, P2, P3 gom góp được 7 bộ bản đồ 1/100.000, khả dĩ xử dụng được để phân phối cho các đơn vị trưởng.
Ngày 17/3, địch cấp tốc chuyển quân chận đứng đường lui quân của các đơn vị. Địch đánh chiếm đèo Tuna, đọan đường đèo ngoằn ngoèo cánh chỏ bên giòng sông Ba. Đoàn người xe di tản bị chặn đứng dưới chân đèo. LĐ được lệnh rời vị trí án ngữ, pháo binh được lệnh phá hủy bỏ súng và đạn dược, tùng thiết cùng Thiết Giáp cố gắng giải tỏa chốt địch. Các nòng súng trên M41 nã đạn vào sườn núi vào những điểm địch trú đóng. Đáp trả lại sơn pháo từ trên núi trực xạ vào đoàn xe. Địch bắt đầu pháo kích, thiết giáp không xoay trở được, trở thành những mục tiêu cố định. Sự hỗn loạn của dân làm tình hình càng rối loạn và trầm trọng hơn. Hằng chục quả đạn không cần mục tiêu, không cần điều chỉnh rơi tự do vào đoàn người không nơi trú ẩn, không điểm tránh thân. Tiếng nổ của pháo, tiếng gầm rú của chiến xa, tiếng kêu gọi, gào thét, rên siết của người bi thương tạo thành một âm thanh hỗn độn không tìm đâu có được, âm thanh của quỷ gọi hồn. Đêm xuống, pháo địch bớt dần, LĐ di chuyển vào sâu Buôn Hoăng, nhưng dân chúng ùn ùn theo đoàn quân. Tr/t Biên họp khẩn cấp các vị tiểu đoàn trưởng hầu tìm một phương cách, một lối thoát trước tình hình khó khăn hiện tại. Quyết định được thi hành.
02.00G sáng ngày 18/3, LĐ dạ hành về hướng tây nam vào sâu trong vùng núi Phú Ma Nher, nhưng yếu tố bất ngờ và bí mật không giữ được vì dân chúng lũ lượt bám theo. Quân ở đâu dân ở đó.
Khoảng 04.00G, TĐ22 BĐQ, ĐĐTS và BCH/LĐ lọt vào ổ phục kích. Trời tối đen, đạn địch nổ dòn hướng nhắm về phiá của LĐ, không phân biệt quân dân, đủ cỡ đủ loại. Bây giờ thì người không tránh đạn mà đạn tránh người, mỗi người có một số một phận thất tán kể từ đó. Lúng túng vì dân bám sát, LĐ không còn có thể tiếp tục chiến đấu hiệu quả. Liên đoàn 23/BĐQ mất tên kể từ đó…
Tôi may mắn thoát được trận phục kích trong đêm. Tôi gặp T/S Hoàng (ĐĐTS) cùng 5 người lính, tiếp tục vào sâu trong núi với quan niệm địch ra đường ta vào núi. Càng vào sâu chúng tôi không ngờ lại vào ngay vị trí pháo của địch. Các khẩu pháo đang nổ dòn vào đoàn người đang di tản. Địch đang thắng thế nên không cần canh gác, không cần an ninh vị trí. Một lần nữa, chúng tôi trở ra và đến chân dãy núi đèo Tuna. Khoảng giữa trưa thì chúng tôi gặp được TĐ23 BĐQ. Th/T Ánh, Đ/U Khanh cùng khoảng 2 đại đội, và dân chúng theo lẫn lộn trong hàng quân, đang cùng hướng về chân núi. Lại một cuộc phục kích của VC giữa rừng tranh cao ngang người. Địch vây tứ phía, đạn rải liên hồi, súng ta súng địch thi nhau nổ, thây người của ta và địch đua nhau ngã. Tiểu đoàn nhổ được chốt ở đây, mở đường máu thoát vòng vây, nhưng Đ/u Khanh đã hy sinh vì một mảnh đạn pháo kích oan nghiệt. Ông đành ở lại với giòng sông Ba, với núi đồi cao nguyên. Đơn vị còn lại của TĐ 23 BĐQ tiếp tục leo lên đỉnh Tuna, băng rừng hướng về Củng sơn, vùng đất được coi là tạm yên trên con đường mang tên Liên Tỉnh Lộ 7.
Tháng 3/2013.
bietdongquan.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Tháng Ba Tây Nguyên
Mũ nâu Trần Tấn Đởm
Cứ mỗi độ tháng 3 đến, tôi lại nhức buốt nhớ về ngày tháng cũ. Tháng 3/75, tháng của đau buồn-đổ vỡ, nát tan; tháng mở đầu cho những gian truân, khổ nhục, đọa đày, đánh dấu mốc thời gian sang trang một đời quân ngũ.
Trên các tỉnh cao nguyên vùng II, vào đầu năm 75 CS Bắc Việt gia tăng hoạt động. Các cuộc chuyển quân, mở rộng và củng cố các hành lang xâm nhập được thực hiện qui mô và đồng loạt theo các hành lang 715 từ đường mòn Hồ chí Minh vùng tam biên hướng về tây Kontum, hành lang 619 từ các mật khu Quảng Ngải-An Lão hướng về đông Kontum. Trong thời gian này, Đại tá Phạm Duy Tất, CHT/BĐQ/QK2, là Tư lệnh chiến trường tổng chỉ huy các LĐ/BĐQ 21, 22, 23, 25, 4, và 6, chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng trú phòng toàn vùng bắc cao nguyên.
Tháng 2/75, Không lực VNCH mừng xuân bằng cuộc oanh kích ngày đêm vào đoàn xe vận tải lương thực, quân dụng, khí cụ, nguyên liệu và cán binh CS tăng viện cho chiến trường miền nam tại tây bắc Kontum. Toàn bộ chiến đấu cơ các Sư đoàn 2, 3, 5, 6 Không Quân được dành ưu tiên cho cuộc oanh kích, vì thế địch tổn thất nặng nề. Qua không ảnh ghi nhận hàng trăm xe vận tải bốc cháy.
Tuy nhiên, niềm vui chưa hưởng trọn, ngày 10/3 CSBV mở mặt trận dột kích Ban mê Thuột, chiếm Buôn Hô, đồng lúc vây hãm và pháo kích ngày đêm vào thị xã.
Ngày 11/3, khi BMT thất thủ, LĐ 21/BĐQ do Trung Tá Lê quý Dậu, LĐT, được trực thăng vận vào vùng hầu giải tỏa bớt áp lực địch và tiếp ứng cho SĐ 23 BB.
Cũng vào ngày này, tôi nhận sự vụ lệnh trở về đơn vị gốc là LĐ 23/BĐQ, và trình diện LĐ đang đóng quân tại căn cứ hỏa lực Lam Sơn, sau gần 5 tháng biệt phái về Trung Tâm Hành Quân BĐQ/ QK2 tại mặt trận Kontum (thay thế Đ/U Hồ Thi).
Một số thay đổi về nhân sự của Liên Đoàn nhằm đối với tình hình chiến sự đang nhanh chóng xấu đi:
- Trung tá Lê Tất Biên làm Liên Đoàn Trưởng, thay thế Đ/T Hoàng thọ Nhu, nhận nhiệm vụ mới là Tỉnh Trưởng Pleiku.
- Thiếu tá Vũ Văn Thi, XLTV/LĐP (thay thế Tr/T Lê Qúy Dậu về làm LĐT/LĐ21/BĐQ.) - Đại úy Nguyễn Lạn, TĐT/TĐ 11.
- Thiếu tá Lê Văn Đễ, TĐT/TĐ 22.
- Thiếu tá Phạm Duy Ánh, TĐT/TĐ 23.
- Trung úy Phạm Quang Hiền, ĐĐT/Trinh sát LĐ.
Ngày 15/3, LĐ được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Liên đội ĐPQ Tiểu Khu Kontum, và di chuyển về căn cứ Hàm Rồng trên QL 14 hướng về Ban mê Thuột và ngã ba đường vào Thanh An - Đức Cơ.
Người dân Kontum thuộc vùng lửa đạn, tỉnh địa đầu cao nguyên, đã quá quen thuộc với những cuộc chuyển quân. Từng đoàn quân đến rồi đi. Nhảy dù, Biệt Động Quân, các SĐ 22, 23 BB liên tục thay nhau đối đầu chiến trận, cố gắng giữ vững vùng tam biên có sông Dakbla chảy ngược, có những địa danh lạ lẫm nhưng đã nổi danh và đi vào chiến sử: DakTo, BenHet, Polei-Kleng, Charlie… Bây giờ người dân ở đây không còn thờ ơ như trước. Họ đã đánh giá được tình thế chiến sự bất lợi cho ta, nên họ lo âu, bàn tán, nhốn nháo, và chuẩn bị cho một lần đi, khi những người lính mũ nâu cuối cùng rời thành phố. Họ đã biết VC đã chiếm được Ban mê Thuột, nên họ cũng đã phỏng đoán rằng rồi ngày này sẽ đến với chính họ và gia đình.
Các tiểu đoàn BĐQ rời Kontum, qua ChuPao hướng về PleiKu, rồi Biển Hồ. BCH/ HQ/ BĐQ/ QK2 cũng đã dời về Hàm Rồng vài ngày trước đó.
Cuộc họp quan trọng tại Nha Trang giữa Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu,Thiếu Tướng Phạm Văn Phú TL/QĐ II và QK II, các Tư Lệnh các Sư Đoàn 22, 23 BB, và Đ/T Tất, đã được triệu tập để định đọat số phận vùng cao nguyên Hoàng Triều Cương Thổ.
Khoảng 19:00G ngày 15-3-75, phiên họp chấm dứt. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất mang mệnh lệnh trở về giao nhiệm vụ mới cho các LĐ/ BĐQ hiện diện trong QK II.
“Triệt thoái khỏi Kontum và Pleiku. Di tản cả một quân đoàn khỏi vùng.” Những tiếng nghe thật xa lạ, gây nhiều hoang mang cho binh sĩ và thường dân. Cao nguyên có 2 con đường huyết mạch nối với đồng bằng, QL14 nối liền Kontum-Pleiku-Ban Mê Thuột, QL19 nối liền Pleiku về vùng Qui nhơn, Bình định. Con đường nào có thể dùng để lui quân? Vì địch chiếm BMT, chận đường tiếp viện, QL14 không còn an toàn. Còn QL19, con đường khả dĩ có thể dùng để rút quân thì địch đóng các chốt cấp đại đội, tiểu đoàn trên các đoạn đèo Mang Yang, đèo An Khê. QL19 lại quá dài, quá xa đối với đôi chân trần của người lính bộ binh. Các đơn vị rút quân không còn chọn lựa khác, dù biết rằng chông gai và chịu nhiều hy sinh.
Liên Tỉnh Lộ 7, con đường thông thương duy nhất từ Pleiku-Mỹ Thạch-Phú Bổn-Phú Túc-Củng Sơn -đập Đồng Cam và Tuy Hòa, đã bao năm qua không được xử dụng, đầy mìn bẫy, đầy hầm hố dọc theo dòng sông Ba. Triệt thoái một quân đoàn với các quân binh chủng qua con đường này phải chăng là hành động tự sát?
Gia đình quân nhân,dân chúng Kontumn-Pleiku bắt đầu bế bồng, gồng gánh mang theo gia tài của một kiếp người. Họ di chuyển bằng mọi phương tiện hiện hữu, quân xa, công xa, bằng những gì có được, bằng đôi chân để rời vùng bỏ ngỏ. Binh sĩ hoang mang, những suy tư dằn vặt đè nặng lên đôi vai người lính. Rời quân ngũ, đồng đội ư? Không được. Bỏ mặc gia đình, cứu cánh cuộc sống ư? Cũng không. Người lính phân vân, lưỡng lự. Thôi thì phó mặc, gởi gấm lại cho những người ở hậu cứ lo toan.
Ngày 16/3, LĐ 23 BĐQ nhận lệnh di chuyển đi Phú Bổn. Rời Hàm Rồng qua Chu Sê đến ngã ba Mỹ Thạch, Liên Đoàn rời QL14 bắt đầu xuôi theo Liên Tỉnh Lộ 7. Cuộc hành quân thật khó khăn và không giữ được bí mật, vì đoàn quân đi trước, dân chúng di tản theo sau, hàng hàng lớp lớp, chen chúc nhau trên con đường độc đạo giữa núi rừng Tây Nguyên. LĐ nhận lệnh án ngữ phía tây Phú Bổn, mục đích chận bước tiến của địch trên tỉnh lộ 668 nối liền với QL14. Phòng 2/QK không có một bản đồ về xuôi, vì thế LĐ tự phải tự xoay xở bằng cách liên lạc với TK, vào TTHQ, P2, P3 gom góp được 7 bộ bản đồ 1/100.000, khả dĩ xử dụng được để phân phối cho các đơn vị trưởng.
Ngày 17/3, địch cấp tốc chuyển quân chận đứng đường lui quân của các đơn vị. Địch đánh chiếm đèo Tuna, đọan đường đèo ngoằn ngoèo cánh chỏ bên giòng sông Ba. Đoàn người xe di tản bị chặn đứng dưới chân đèo. LĐ được lệnh rời vị trí án ngữ, pháo binh được lệnh phá hủy bỏ súng và đạn dược, tùng thiết cùng Thiết Giáp cố gắng giải tỏa chốt địch. Các nòng súng trên M41 nã đạn vào sườn núi vào những điểm địch trú đóng. Đáp trả lại sơn pháo từ trên núi trực xạ vào đoàn xe. Địch bắt đầu pháo kích, thiết giáp không xoay trở được, trở thành những mục tiêu cố định. Sự hỗn loạn của dân làm tình hình càng rối loạn và trầm trọng hơn. Hằng chục quả đạn không cần mục tiêu, không cần điều chỉnh rơi tự do vào đoàn người không nơi trú ẩn, không điểm tránh thân. Tiếng nổ của pháo, tiếng gầm rú của chiến xa, tiếng kêu gọi, gào thét, rên siết của người bi thương tạo thành một âm thanh hỗn độn không tìm đâu có được, âm thanh của quỷ gọi hồn. Đêm xuống, pháo địch bớt dần, LĐ di chuyển vào sâu Buôn Hoăng, nhưng dân chúng ùn ùn theo đoàn quân. Tr/t Biên họp khẩn cấp các vị tiểu đoàn trưởng hầu tìm một phương cách, một lối thoát trước tình hình khó khăn hiện tại. Quyết định được thi hành.
02.00G sáng ngày 18/3, LĐ dạ hành về hướng tây nam vào sâu trong vùng núi Phú Ma Nher, nhưng yếu tố bất ngờ và bí mật không giữ được vì dân chúng lũ lượt bám theo. Quân ở đâu dân ở đó.
Khoảng 04.00G, TĐ22 BĐQ, ĐĐTS và BCH/LĐ lọt vào ổ phục kích. Trời tối đen, đạn địch nổ dòn hướng nhắm về phiá của LĐ, không phân biệt quân dân, đủ cỡ đủ loại. Bây giờ thì người không tránh đạn mà đạn tránh người, mỗi người có một số một phận thất tán kể từ đó. Lúng túng vì dân bám sát, LĐ không còn có thể tiếp tục chiến đấu hiệu quả. Liên đoàn 23/BĐQ mất tên kể từ đó…
Tôi may mắn thoát được trận phục kích trong đêm. Tôi gặp T/S Hoàng (ĐĐTS) cùng 5 người lính, tiếp tục vào sâu trong núi với quan niệm địch ra đường ta vào núi. Càng vào sâu chúng tôi không ngờ lại vào ngay vị trí pháo của địch. Các khẩu pháo đang nổ dòn vào đoàn người đang di tản. Địch đang thắng thế nên không cần canh gác, không cần an ninh vị trí. Một lần nữa, chúng tôi trở ra và đến chân dãy núi đèo Tuna. Khoảng giữa trưa thì chúng tôi gặp được TĐ23 BĐQ. Th/T Ánh, Đ/U Khanh cùng khoảng 2 đại đội, và dân chúng theo lẫn lộn trong hàng quân, đang cùng hướng về chân núi. Lại một cuộc phục kích của VC giữa rừng tranh cao ngang người. Địch vây tứ phía, đạn rải liên hồi, súng ta súng địch thi nhau nổ, thây người của ta và địch đua nhau ngã. Tiểu đoàn nhổ được chốt ở đây, mở đường máu thoát vòng vây, nhưng Đ/u Khanh đã hy sinh vì một mảnh đạn pháo kích oan nghiệt. Ông đành ở lại với giòng sông Ba, với núi đồi cao nguyên. Đơn vị còn lại của TĐ 23 BĐQ tiếp tục leo lên đỉnh Tuna, băng rừng hướng về Củng sơn, vùng đất được coi là tạm yên trên con đường mang tên Liên Tỉnh Lộ 7.
Tháng 3/2013.
bietdongquan.com
Sinh Tồn chuyển