Mỗi Ngày Một Chuyện
Tháng Tư tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
GNsP– Sài Gòn, sáng ngày 09.4.2016 tại Dòng Chúa Cứu Thế số 38 Kỳ Đồng đã diễn ra “Buổi tầm soát sức khỏe lần thứ nhất năm 2016 – chương trình Tri ân TPB – VNCH”.
Đây là chương trình được diễn ra thường xuyên hàng tháng nhắm tới các thành phần là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Theo ban tổ chức cho biết buổi tầm soát sức khỏe diễn ra hôm nay qui tụ khoảng 120 người thương phế binh đến từ các tỉnh thành.
Theo Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, một người giàu tình yêu thương đối với thương phế binh đã cho chúng tôi được biết “sẽ có nhiều buổi tầm soát sức khỏe kế tiếp nữa, tháng tư này dự định 2 lần, thứ bảy ngày 23 sẽ là lần thứ hai”.
Theo đó, trong khi tâm tình với các bác thương phế binh, cha Thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả các thương phế binh VNCH vì những hi sinh lớn lao của mình để cống hiến cho quê hương, đất nước và tất cả những người con của VNCH trước đây.
Cha Thành cũng không quen nhắc nhớ và cám ơn chân thành đến những ân nhân trong và ngoài nước đang đồng hành cùng với thương phế binh.
Song song với việc khám sức khỏe, các thương phế binh đã được nhận các phần quà như xe lăn, xe lắc, nạng chống, máy đo huyết áp… tùy theo bệnh tình mỗi người và một ít tiền lộ phí.
Buổi tầm soát sức khỏe hôm nay đã ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện nhiều gương mặt trẻ làm tình nguyện viên phục vụ thương phế binh một cách chu đáo, ân cần và nhiệt thành.
Tâm, con gái một thương phế binh, đưa mẹ đến khám mắt nói rằng “tôi thấy chương trình này thật tốt đẹp và nhân văn, chúng tôi rất biết ơn các cha và những linh mục ở đây đã hết lòng vì những người như mẹ tôi đây”.
Xin được nhắc lại, ngày 30.4.1975, người cộng sản Bắc Việt tràn vào Sài Gòn gọi là thống nhất, chế độ Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt, người miền Nam Việt Nam thường gọi là ngày quốc hận.
Trong biến cố tháng 04.1975 và hàng thập niên kéo dài sau đó đã có hàng triệu người miền Nam tìm cách ra nước ngoài dù phải bỏ mạng nơi biển cả, biến cố đau thương đó thường được gọi là tị nạn cộng sản.
Trao đổi với GNsP, một số thương phế binh cho biết sau 30.4 họ bị ít nhất là bị đi ‘’giáo huấn, học tập’’ 7 ngày, và nhiều hơn nữa sau đó họ bị đưa lên các vùng kinh tế mới để khai hoang, làm lụng vất vả, còn hàng chục ngàn người bị đưa đi “cải tạo” với thời gian kéo dài hàng chục năm.
Bác Trọng, một người lính đã giải ngũ năm 72 sau khi bị thương nói rằng “chúng tôi ở chỗ thương phế binh Thủ Đức, gọi là đường 12. Trong biến cố 75, họ (người cộng sản) cô lập chúng tôi, đi ra cũng không được mà vào cũng không xong. Họ bắt ép chúng tôi và đưa chúng tôi đi kinh tế mới sau khi học tập cải tạo. Chúng tôi phải lên Đắc Lắk “khổ quá chúng tôi phải trốn về”.
Bác Xăng thì nói “sau biến cố năm 75 nhiều anh em chúng tôi bị đưa đi cải tạo (bị giam tù), nhiều đồng đội của tôi thì bị chết do đói, thiếu thuốc men, sau đó nhiều người đi nước ngoài theo diện HO (các cựu tù nhân trại cải tạo), phần đông bị chết nhiều”.
Theo thông tin chúng tôi được biết, từ khi có chương trình tri ân TPB – VNCH thì Văn phòng CL&HB Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã, đang khám chữa bệnh và tặng quà cho khoảng hơn 3.000 TPB-VNCH.
Paulus Lê Sơn, GNsP
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tháng Tư tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
GNsP– Sài Gòn, sáng ngày 09.4.2016 tại Dòng Chúa Cứu Thế số 38 Kỳ Đồng đã diễn ra “Buổi tầm soát sức khỏe lần thứ nhất năm 2016 – chương trình Tri ân TPB – VNCH”.
Đây là chương trình được diễn ra thường xuyên hàng tháng nhắm tới các thành phần là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.
Theo ban tổ chức cho biết buổi tầm soát sức khỏe diễn ra hôm nay qui tụ khoảng 120 người thương phế binh đến từ các tỉnh thành.
Theo Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, một người giàu tình yêu thương đối với thương phế binh đã cho chúng tôi được biết “sẽ có nhiều buổi tầm soát sức khỏe kế tiếp nữa, tháng tư này dự định 2 lần, thứ bảy ngày 23 sẽ là lần thứ hai”.
Theo đó, trong khi tâm tình với các bác thương phế binh, cha Thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến tất cả các thương phế binh VNCH vì những hi sinh lớn lao của mình để cống hiến cho quê hương, đất nước và tất cả những người con của VNCH trước đây.
Cha Thành cũng không quen nhắc nhớ và cám ơn chân thành đến những ân nhân trong và ngoài nước đang đồng hành cùng với thương phế binh.
Song song với việc khám sức khỏe, các thương phế binh đã được nhận các phần quà như xe lăn, xe lắc, nạng chống, máy đo huyết áp… tùy theo bệnh tình mỗi người và một ít tiền lộ phí.
Buổi tầm soát sức khỏe hôm nay đã ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện nhiều gương mặt trẻ làm tình nguyện viên phục vụ thương phế binh một cách chu đáo, ân cần và nhiệt thành.
Tâm, con gái một thương phế binh, đưa mẹ đến khám mắt nói rằng “tôi thấy chương trình này thật tốt đẹp và nhân văn, chúng tôi rất biết ơn các cha và những linh mục ở đây đã hết lòng vì những người như mẹ tôi đây”.
Xin được nhắc lại, ngày 30.4.1975, người cộng sản Bắc Việt tràn vào Sài Gòn gọi là thống nhất, chế độ Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt, người miền Nam Việt Nam thường gọi là ngày quốc hận.
Trong biến cố tháng 04.1975 và hàng thập niên kéo dài sau đó đã có hàng triệu người miền Nam tìm cách ra nước ngoài dù phải bỏ mạng nơi biển cả, biến cố đau thương đó thường được gọi là tị nạn cộng sản.
Trao đổi với GNsP, một số thương phế binh cho biết sau 30.4 họ bị ít nhất là bị đi ‘’giáo huấn, học tập’’ 7 ngày, và nhiều hơn nữa sau đó họ bị đưa lên các vùng kinh tế mới để khai hoang, làm lụng vất vả, còn hàng chục ngàn người bị đưa đi “cải tạo” với thời gian kéo dài hàng chục năm.
Bác Trọng, một người lính đã giải ngũ năm 72 sau khi bị thương nói rằng “chúng tôi ở chỗ thương phế binh Thủ Đức, gọi là đường 12. Trong biến cố 75, họ (người cộng sản) cô lập chúng tôi, đi ra cũng không được mà vào cũng không xong. Họ bắt ép chúng tôi và đưa chúng tôi đi kinh tế mới sau khi học tập cải tạo. Chúng tôi phải lên Đắc Lắk “khổ quá chúng tôi phải trốn về”.
Bác Xăng thì nói “sau biến cố năm 75 nhiều anh em chúng tôi bị đưa đi cải tạo (bị giam tù), nhiều đồng đội của tôi thì bị chết do đói, thiếu thuốc men, sau đó nhiều người đi nước ngoài theo diện HO (các cựu tù nhân trại cải tạo), phần đông bị chết nhiều”.
Theo thông tin chúng tôi được biết, từ khi có chương trình tri ân TPB – VNCH thì Văn phòng CL&HB Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã, đang khám chữa bệnh và tặng quà cho khoảng hơn 3.000 TPB-VNCH.
Paulus Lê Sơn, GNsP