Kinh Đời
Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội
Những thay đổi khó thấy
Một nhà báo bỏ nghề. Nhà báo Hoàng Đức Truật, báo Quảng Trị viết trên mạng xã hội sau khi gửi đơn nghỉ việc cho cấp trên:
Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả.
Tôi cũng đã vượt qua sự đớn hèn và từ nay không còn ám ảnh bởi nỗi dằn vặt: mình phải sống bằng những đồng tiền thuế của nhân dân, bằng mồ hôi của những người lao khổ nhưng không nói lên được tiếng nói của nhân dân, mình làm báo mà không nói được sự thật, không bảo vệ được nhân dân- những người dễ tổn thương nhất trong xã hội đầy rẫy sự nhiễu nhương này…
Tại sao nhà báo lại nói rằng bao năm qua ông sống bằng tiền thuế của dân? Vì rằng tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam đều là của nhà nước.
Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
- Trương Nhân Tuấn
Một lý do quan trọng khiến nhiều nhà báo không muốn làm việc trong khuôn khổ của báo chí nhà nước, là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tạo thành một đối trọng với báo chí do nhà nước quản lý.
Blogger Xuân Thọ viết trên trang Dân Luận về hai nhà báo tuyên bố rời bỏ báo chí chính thống:
Sẽ ngây thơ khi cho rằng, truyền thông do nhà nước quản lý đã thua. Ngược lại, truyền thông nhà nước vẫn chiếm thế thượng phong và vẫn tiếp tục chi phối ý thức xã hội. Nhưng họ không còn giữ thế độc quyền nữa.
Chỉ trong vòng một tuần, tôi đón nhận tin hai nhà báo thanh thản bước ra khỏi cơ quan để đi tìm cuộc sống mới: Nhà báo Hoàng Đức Truật phóng viên báo Quảng Trị và anh Phùng Hiệu, Quyền trưởng đại diện tờ Nhà Báo & Công Luận tại miền Nam.
Sự ra đi của hai anh, tuy khác hẳn với các chuyến trốn đi chữa bệnh nước ngoài của các vị quan tham, nhưng đều đang góp phần vào sự thay đổi nhận thức của xã hội.
Chuyện những cán bộ đi chữa bệnh rồi trốn ở lại mà Xuân Thọ đề cập cũng là nét mới trong những thay đổi của xã hội Việt Nam, những thay đổi mà tác giả cho rằng không dễ nhận thấy. Trong những thay đổi đó, điều quan trọng mà nhiều người mong đợi là sự thay đổi của đảng cộng sản Việt Nam, đảng độc quyền cai trị Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn viết rằng điều quan trọng là đảng cai trị phải hiểu rằng mọi sức mạnh không nằm ở đảng mà là ở trong dân chúng:
Mà xét cho cùng thì đó cũng là lối thoát để tránh cho Đảng khỏi sự diệt vong.
để thoát hiểm trước khúc quanh lịch sử đã và đang đến gần, Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là phải triệt để đổi mới, phải lột xác để trở về với Dân tộc. Đổi mới triệt để và lột xác của Đảng là một quá trình được tiến hành bởi những đảng viên tử tế còn sót lại và những hiền tài trong dân chúng.
Cách đi lên tiết kiệm nhất cho Dân, cho Nước lúc này là những phẩn tử cấp tiến trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng liên kết lại, tập hợp trí tuệ của những đảng viên có lòng yêu dân, có tâm với nước, dựa vào giới tinh hoa, trí thức tiêu biểu của Dân tộc đại diện cho trí tuệ toàn dân… Con đường và kế hoạch không quá khó, vấn đề là có MUỐN LÀM và DÁM LÀM hay không mà thôi. Luôn tâm niệm một điều: mọi sức mạnh đều ở nơi DÂN.
Một trong những điều khó khăn liên quan đến sự thay đổi của đảng cộng chính là quan niệm của họ về chính trị, vì rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất đảng viên cộng sản là tham gia vào hệ thống chính trị. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn viết:
“Làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
Ở Việt Nam, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 Bộ Luật Hình Sự.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Trách mình trước, trách người sau
Đó là mong muốn của những blogger ôn hòa mong muốn có một sự thay đổi tích cực từ đảng cầm quyền, nhưng họ cũng biết rằng trở lực lớn nhất là từ những khuyết điểm của người Việt Nam nói chung. Blogger Hồ Bất Khuất thấy rõ nhất ba khuyết điểm: không phản biện, giả dối, thiếu tự giác.
Với những “cú đấm” liên tiếp này, tôi trở nên tỉnh táo, tìm cách hiểu đúng về bản thân mình. Không biết những người suốt ngày chỉ thấy ta vô cùng tốt đẹp có tỉnh ra được chút nào không?
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
- Blogger Hồ Bất Khuất
Tác giả Phan Quang phân tích tiếp những nhược điểm đó đã thấm vào tầng lớp trí thức Việt Nam từ hơn 50 năm nay, đến nỗi mà theo tác giả thì tầng lớp trí thức đang sống trong một nhà ngục tư duy:
Nhưng tiếng nói và lương tri không thể chiến thắng được “công cụ” của cách mệnh. Năm 1956, thảm họa đã đến, khi chúng ta đã mất đi những nhà Trí thức thực sự và đến giờ trí thức vẫn không thể “tái sinh”!
Làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà nền giáo dục thực chất chỉ là thuốc mê tiêm dần vào con trẻ rằng: “Em là mầm non của Đảng” và em (cũng như cha mẹ em) đang thừa hưởng vinh quang mà Đảng đem lại.
Đến khi lớn chúng cũng giống như cha mẹ, bắt đầu ngủ li bì trong “mùa cách mạng”. Không ngủ, cũng không sao, chỉ có điều nhà ngục thực tế sẽ đón chờ.
Với Việt Nam làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà chúng ta là một quốc gia luôn tự thỏa mãn bởi triết lý “sự ưu việt”. Trí khôn lớn lao nhất nằm ở nhận thức – hãy chung một giấc ngủ để rồi cùng mê sảng: Đảng đã cho ta một mùa xuân tràn ánh sáng…
Mặc dù trong cơn mê ta nói những lời ngọng nghịu.
Với Việt Nam làm sao chúng ta có một tầng lớp trí thức thực sự khi mà quyền lực chính trị luôn nhận thức một cách rõ ràng rằng suy nghĩ khác với họ, hành động khác với họ là sự hủy hoại thể chế, là suy thoái đạo đức thậm chí là hành động chống lại dân tộc.
Bằng quyền lực do chính họ tự phó thác, họ sẵn sàng tiêu diệt một cách triệt nhất những kẻ được chỉ định là gây đe dọa tới “An ninh tư tưởng”. Họ không bao giờ hối hận vì điều đó!
Tâm thức bị Phan Quang phê phán ấy là không chỉ có riêng nơi những người có bằng cấp, có học vấn. Blogger Nhạc Sĩ Tuấn Khanh, nhận xét rằng trong những trận so tài gần đây trên các sân vận động Việt Nam, ngoài hình ảnh các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, nay còn xuất hiện ông Fidel Castro nữa. Nhân mùa giáng sinh, Tuấn Khanh viết về một hình ảnh ông già Noel, niềm vui của trẻ thơ mà so sánh với một chổ dựa tin thần, một sự sùng bái cá nhân mà người Việt chưa bỏ được:
Những trận tranh tài thể thao đơn thuần luôn bị bóp nặn để đạt đến chủ nghĩa dân tộc và tệ sùng bái cá nhân, không khác gì những đứa trẻ luôn tin rằng hình dáng một ông Noel nào đó sẽ mang đến phép lạ đời thường. Tiếc thay, ông già Noel thì không bao giờ đến, và những người Việt như vậy, mãi mãi không thể trưởng thành – và mang vác những vết thương tâm lý suốt đời mình.
Ông già Noel thì chỉ có thể tặng những món quà, nhưng không thể thay đổi số phận, nhất là số phận của con người sống và chết lặng lẽ ở Việt Nam, bó chiếu vác về nhà từ bệnh viện thành phố hay chìm trong cơn trong xả lũ giữa đêm khuya ở đâu đó rất xa thành thị.
Và bất chợt, tôi cũng nghe văng vẳng những tuyên ngôn và hứa hẹn rất nhiều trên đất nước này, bất kể đó có là mùa Giáng sinh hay không, nhưng rồi thật dễ nhận ra, đó là những huyền thoại chưa bao giờ có hơi thở con người.
Một tâm thức tiêu cực khác lại được blogger Viết từ Sài gòn nêu lên là những thói quen, nếp suy nghĩ của những người sống trong một xã hội nông nghiệp, chưa thích nghi được với những thay đổi của thế giới diễn ra như vũ bão trên một thế kỷ nay:
Nói cho cùng, tâm tính của số đông người Việt vẫn chưa thoát khỏi tâm thức nông nghiệp. Cái bóng của tâm thức nông nghiệp đã bao trùm, chi phối hầu hết hành vi cùa nhiều người. Phán xét vội vã, giận dữ vô căn cớ, ngụy biện, chụp mũ, ném đá giấu tay… Tất cả đều là biểu hiện của phần tâm thức nông nghiệp trong tư duy toàn tri còn sót lại trong mỗi người. Thực tâm mà nói, nếu chúng ta vẫn còn để cho loại tâm thức nông nghiệp này hoành hành thân xác và tinh thần chúng ta thì sẽ còn rất lâu chúng ta mới chạm đến được tự do, tiến bộ và dân chủ!
Điều đáng nói là những người vẫn còn tâm thức nông nghiệp đó, những người nông dân Việt Nam đang tụt lại đằng sau những người láng giềng Cam Pu Chia ngay trong chính lãnh vực nông nghiệp. Một đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng đã sang nước bạn để tìm hiểu tại sao sản phẩm nông nghiệp của họ lại nhanh chóng thành công trên thương trường quốc tế. Nhân chuyện này, tác giả Nguyễn Duy Nghĩa viết một cách trào phúng, so sánh ví von với những khẩu hiệu mà đảng cộng sản thường hay dùng để tuyên truyền:
Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
- Nguyễn Duy Nghĩa
Chợt thấy bạn vừa nhỉnh hơn, mình sang học hỏi ngay là thức thời, biết mình, biết ta. Khiêm tốn là đỉnh cao của khoa học, là thuộc tính tự nhiên của nhà cách mạng! Với tinh thần ấy chắc Đoàn của Sóc Trăng sẽ học được chán vạn điều hay mang về để hành. Nhưng chiêm nghiệm lâu nay nườm nuợp Đoàn xuất ngoại học được cả vạn cái hay, song về hành thì chán chết và lại đổ riệt do cơ chế. Song với tinh thần khởi nghiệp – “khởi đầu sự nghiệp mới cho cây lúa Việt” thì vẫn không muộn. Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
Biết mình đang thua mà học hỏi cũng là điều mà mọi người thấy là một sự thay đổi tích cực trong tâm thức Việt Nam, một trong những điều thay đổi khó thấy mà blogger Xuân Thọ đã viết. Và Xuân Thọ hy vọng rằng những thay đổi nhỏ nhoi đó, những nhóm người nhỏ nhoi dấn thân cho sự thay đổi, sẽ tạo nên sự thay đổi:
Vậy nếu bạn cho là phải thay đổi xã hội này thì chớ có bi quan hoặc yếm thế mà nghĩ rằng: Chẳng ăn thua gì đâu? Hay chờ đến lúc nào đó sự thay đổi sẽ đến.
Nhúm người ít ỏi kia đã góp phần tạo nên những thay đổi nhỏ bé mà không phải ai cũng nhìn thấy. Nếu có các bạn, chắc chắn sự thay đổi sẽ ngoạn mục hơn, ít đau khổ hơn !
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội
Những thay đổi khó thấy
Một nhà báo bỏ nghề. Nhà báo Hoàng Đức Truật, báo Quảng Trị viết trên mạng xã hội sau khi gửi đơn nghỉ việc cho cấp trên:
Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả.
Tôi cũng đã vượt qua sự đớn hèn và từ nay không còn ám ảnh bởi nỗi dằn vặt: mình phải sống bằng những đồng tiền thuế của nhân dân, bằng mồ hôi của những người lao khổ nhưng không nói lên được tiếng nói của nhân dân, mình làm báo mà không nói được sự thật, không bảo vệ được nhân dân- những người dễ tổn thương nhất trong xã hội đầy rẫy sự nhiễu nhương này…
Tại sao nhà báo lại nói rằng bao năm qua ông sống bằng tiền thuế của dân? Vì rằng tất cả các cơ quan báo chí Việt Nam đều là của nhà nước.
Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
- Trương Nhân Tuấn
Một lý do quan trọng khiến nhiều nhà báo không muốn làm việc trong khuôn khổ của báo chí nhà nước, là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, tạo thành một đối trọng với báo chí do nhà nước quản lý.
Blogger Xuân Thọ viết trên trang Dân Luận về hai nhà báo tuyên bố rời bỏ báo chí chính thống:
Sẽ ngây thơ khi cho rằng, truyền thông do nhà nước quản lý đã thua. Ngược lại, truyền thông nhà nước vẫn chiếm thế thượng phong và vẫn tiếp tục chi phối ý thức xã hội. Nhưng họ không còn giữ thế độc quyền nữa.
Chỉ trong vòng một tuần, tôi đón nhận tin hai nhà báo thanh thản bước ra khỏi cơ quan để đi tìm cuộc sống mới: Nhà báo Hoàng Đức Truật phóng viên báo Quảng Trị và anh Phùng Hiệu, Quyền trưởng đại diện tờ Nhà Báo & Công Luận tại miền Nam.
Sự ra đi của hai anh, tuy khác hẳn với các chuyến trốn đi chữa bệnh nước ngoài của các vị quan tham, nhưng đều đang góp phần vào sự thay đổi nhận thức của xã hội.
Chuyện những cán bộ đi chữa bệnh rồi trốn ở lại mà Xuân Thọ đề cập cũng là nét mới trong những thay đổi của xã hội Việt Nam, những thay đổi mà tác giả cho rằng không dễ nhận thấy. Trong những thay đổi đó, điều quan trọng mà nhiều người mong đợi là sự thay đổi của đảng cộng sản Việt Nam, đảng độc quyền cai trị Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn viết rằng điều quan trọng là đảng cai trị phải hiểu rằng mọi sức mạnh không nằm ở đảng mà là ở trong dân chúng:
Mà xét cho cùng thì đó cũng là lối thoát để tránh cho Đảng khỏi sự diệt vong.
để thoát hiểm trước khúc quanh lịch sử đã và đang đến gần, Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ có một cách duy nhất là phải triệt để đổi mới, phải lột xác để trở về với Dân tộc. Đổi mới triệt để và lột xác của Đảng là một quá trình được tiến hành bởi những đảng viên tử tế còn sót lại và những hiền tài trong dân chúng.
Cách đi lên tiết kiệm nhất cho Dân, cho Nước lúc này là những phẩn tử cấp tiến trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng liên kết lại, tập hợp trí tuệ của những đảng viên có lòng yêu dân, có tâm với nước, dựa vào giới tinh hoa, trí thức tiêu biểu của Dân tộc đại diện cho trí tuệ toàn dân… Con đường và kế hoạch không quá khó, vấn đề là có MUỐN LÀM và DÁM LÀM hay không mà thôi. Luôn tâm niệm một điều: mọi sức mạnh đều ở nơi DÂN.
Một trong những điều khó khăn liên quan đến sự thay đổi của đảng cộng chính là quan niệm của họ về chính trị, vì rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất đảng viên cộng sản là tham gia vào hệ thống chính trị. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn viết:
“Làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như Việt Nam, thì không có “chính trị”.
Ở Việt Nam, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 Bộ Luật Hình Sự.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Trách mình trước, trách người sau
Đó là mong muốn của những blogger ôn hòa mong muốn có một sự thay đổi tích cực từ đảng cầm quyền, nhưng họ cũng biết rằng trở lực lớn nhất là từ những khuyết điểm của người Việt Nam nói chung. Blogger Hồ Bất Khuất thấy rõ nhất ba khuyết điểm: không phản biện, giả dối, thiếu tự giác.
Với những “cú đấm” liên tiếp này, tôi trở nên tỉnh táo, tìm cách hiểu đúng về bản thân mình. Không biết những người suốt ngày chỉ thấy ta vô cùng tốt đẹp có tỉnh ra được chút nào không?
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
Nếu không có tư duy phản biện, chúng ta mãi mãi trong vai những đứa trẻ ngoan ngoãn. Nếu một đất nước chỉ bao gồm “những đứa trẻ ngoan ngoãn” thì làm sao phát triển được?!
- Blogger Hồ Bất Khuất
Tác giả Phan Quang phân tích tiếp những nhược điểm đó đã thấm vào tầng lớp trí thức Việt Nam từ hơn 50 năm nay, đến nỗi mà theo tác giả thì tầng lớp trí thức đang sống trong một nhà ngục tư duy:
Nhưng tiếng nói và lương tri không thể chiến thắng được “công cụ” của cách mệnh. Năm 1956, thảm họa đã đến, khi chúng ta đã mất đi những nhà Trí thức thực sự và đến giờ trí thức vẫn không thể “tái sinh”!
Làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà nền giáo dục thực chất chỉ là thuốc mê tiêm dần vào con trẻ rằng: “Em là mầm non của Đảng” và em (cũng như cha mẹ em) đang thừa hưởng vinh quang mà Đảng đem lại.
Đến khi lớn chúng cũng giống như cha mẹ, bắt đầu ngủ li bì trong “mùa cách mạng”. Không ngủ, cũng không sao, chỉ có điều nhà ngục thực tế sẽ đón chờ.
Với Việt Nam làm sao mà chúng ta có thể có được một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi mà chúng ta là một quốc gia luôn tự thỏa mãn bởi triết lý “sự ưu việt”. Trí khôn lớn lao nhất nằm ở nhận thức – hãy chung một giấc ngủ để rồi cùng mê sảng: Đảng đã cho ta một mùa xuân tràn ánh sáng…
Mặc dù trong cơn mê ta nói những lời ngọng nghịu.
Với Việt Nam làm sao chúng ta có một tầng lớp trí thức thực sự khi mà quyền lực chính trị luôn nhận thức một cách rõ ràng rằng suy nghĩ khác với họ, hành động khác với họ là sự hủy hoại thể chế, là suy thoái đạo đức thậm chí là hành động chống lại dân tộc.
Bằng quyền lực do chính họ tự phó thác, họ sẵn sàng tiêu diệt một cách triệt nhất những kẻ được chỉ định là gây đe dọa tới “An ninh tư tưởng”. Họ không bao giờ hối hận vì điều đó!
Tâm thức bị Phan Quang phê phán ấy là không chỉ có riêng nơi những người có bằng cấp, có học vấn. Blogger Nhạc Sĩ Tuấn Khanh, nhận xét rằng trong những trận so tài gần đây trên các sân vận động Việt Nam, ngoài hình ảnh các ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, nay còn xuất hiện ông Fidel Castro nữa. Nhân mùa giáng sinh, Tuấn Khanh viết về một hình ảnh ông già Noel, niềm vui của trẻ thơ mà so sánh với một chổ dựa tin thần, một sự sùng bái cá nhân mà người Việt chưa bỏ được:
Những trận tranh tài thể thao đơn thuần luôn bị bóp nặn để đạt đến chủ nghĩa dân tộc và tệ sùng bái cá nhân, không khác gì những đứa trẻ luôn tin rằng hình dáng một ông Noel nào đó sẽ mang đến phép lạ đời thường. Tiếc thay, ông già Noel thì không bao giờ đến, và những người Việt như vậy, mãi mãi không thể trưởng thành – và mang vác những vết thương tâm lý suốt đời mình.
Ông già Noel thì chỉ có thể tặng những món quà, nhưng không thể thay đổi số phận, nhất là số phận của con người sống và chết lặng lẽ ở Việt Nam, bó chiếu vác về nhà từ bệnh viện thành phố hay chìm trong cơn trong xả lũ giữa đêm khuya ở đâu đó rất xa thành thị.
Và bất chợt, tôi cũng nghe văng vẳng những tuyên ngôn và hứa hẹn rất nhiều trên đất nước này, bất kể đó có là mùa Giáng sinh hay không, nhưng rồi thật dễ nhận ra, đó là những huyền thoại chưa bao giờ có hơi thở con người.
Một tâm thức tiêu cực khác lại được blogger Viết từ Sài gòn nêu lên là những thói quen, nếp suy nghĩ của những người sống trong một xã hội nông nghiệp, chưa thích nghi được với những thay đổi của thế giới diễn ra như vũ bão trên một thế kỷ nay:
Nói cho cùng, tâm tính của số đông người Việt vẫn chưa thoát khỏi tâm thức nông nghiệp. Cái bóng của tâm thức nông nghiệp đã bao trùm, chi phối hầu hết hành vi cùa nhiều người. Phán xét vội vã, giận dữ vô căn cớ, ngụy biện, chụp mũ, ném đá giấu tay… Tất cả đều là biểu hiện của phần tâm thức nông nghiệp trong tư duy toàn tri còn sót lại trong mỗi người. Thực tâm mà nói, nếu chúng ta vẫn còn để cho loại tâm thức nông nghiệp này hoành hành thân xác và tinh thần chúng ta thì sẽ còn rất lâu chúng ta mới chạm đến được tự do, tiến bộ và dân chủ!
Điều đáng nói là những người vẫn còn tâm thức nông nghiệp đó, những người nông dân Việt Nam đang tụt lại đằng sau những người láng giềng Cam Pu Chia ngay trong chính lãnh vực nông nghiệp. Một đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng đã sang nước bạn để tìm hiểu tại sao sản phẩm nông nghiệp của họ lại nhanh chóng thành công trên thương trường quốc tế. Nhân chuyện này, tác giả Nguyễn Duy Nghĩa viết một cách trào phúng, so sánh ví von với những khẩu hiệu mà đảng cộng sản thường hay dùng để tuyên truyền:
Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
- Nguyễn Duy Nghĩa
Chợt thấy bạn vừa nhỉnh hơn, mình sang học hỏi ngay là thức thời, biết mình, biết ta. Khiêm tốn là đỉnh cao của khoa học, là thuộc tính tự nhiên của nhà cách mạng! Với tinh thần ấy chắc Đoàn của Sóc Trăng sẽ học được chán vạn điều hay mang về để hành. Nhưng chiêm nghiệm lâu nay nườm nuợp Đoàn xuất ngoại học được cả vạn cái hay, song về hành thì chán chết và lại đổ riệt do cơ chế. Song với tinh thần khởi nghiệp – “khởi đầu sự nghiệp mới cho cây lúa Việt” thì vẫn không muộn. Muộn cũng còn hơn, bằng không cứ nước chảy bèo trôi thế này, có lẽ sẽ đến ngày hạ quyết tâm “Đuổi kịp và vượt Campuchia”, thì hay biết mấy!
Biết mình đang thua mà học hỏi cũng là điều mà mọi người thấy là một sự thay đổi tích cực trong tâm thức Việt Nam, một trong những điều thay đổi khó thấy mà blogger Xuân Thọ đã viết. Và Xuân Thọ hy vọng rằng những thay đổi nhỏ nhoi đó, những nhóm người nhỏ nhoi dấn thân cho sự thay đổi, sẽ tạo nên sự thay đổi:
Vậy nếu bạn cho là phải thay đổi xã hội này thì chớ có bi quan hoặc yếm thế mà nghĩ rằng: Chẳng ăn thua gì đâu? Hay chờ đến lúc nào đó sự thay đổi sẽ đến.
Nhúm người ít ỏi kia đã góp phần tạo nên những thay đổi nhỏ bé mà không phải ai cũng nhìn thấy. Nếu có các bạn, chắc chắn sự thay đổi sẽ ngoạn mục hơn, ít đau khổ hơn !