Kết quả bầu cử Pháp cho thấy có sự bất mãn cao giữa các cử tri. Chiến thắng của ông Emmanuel Macron hôm 8/5 không khó để giải thích. Trong vòng loại hai tuần trước, ông Macron đã đánh bại tất cả các ứng viên không thuộc đảng Mặt trận Quốc gia để trở thành một ứng viên ít giống bà Marine Le Pen nhất. Và vì cựu nhân viên ngân hàng đầu tư 39 tuổi này trong vòng quyết định hôm 8/5 rõ ràng là lựa chọn duy nhất ngoài bà Marine Le Pen, ông đã đánh bại đối thủ với số phiếu áp đảo xấp xỉ tỉ lệ 2-1.
Thật vậy, những gì bà Le Pen đạt được dường như còn kém hơn cả những kỳ vọng thấp của những người nghĩ bà sẽ thua, chỉ đạt 34% phiếu bầu, trong khi một vài nhà quan sát dự đoán bà có thể vượt ngưỡng 40%. Ông Michael Barone chỉ ra rằng bà Le Pen đã thua ở la France profonde, cũng như Paris trước Macron, chỉ chiến thắng hoàn toàn ở hai khu vực nơi bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế hoặc bởi do dân Hồi giáo nhập cư cao. Mặc dù số phiếu bầu đạt được ít là đáng chú ý, tuy nhiên thất bại của bà Le Pen không có gì bất ngờ cả. Hầu hết cử tri Pháp rõ ràng sẽ không ủng hộ bà Le Pen hoặc đảng Mặt trận Quốc gia với bất kỳ giá nào. Các cuộc thăm dò trước đây đã chỉ ra rằng mọi ứng cử viên tổng thống khác sẽ đánh bại bà trong vòng quyết định. Toàn bộ cơ sở của Pháp và tất cả các đảng phái khác đều kêu gọi phải ‘đè bẹp’ bà Le Pen. Và bà đã gánh chịu tổn thất do thành kiến của các phương tiện truyền thông và giới tinh hoa chính trị. Thành kiến đó là tất cả cáo buộc cực đoan nhất có thể bị gán mác “cánh hữu” mà không chứng minh hoặc bị phạt nếu có sai sót.
Điều đó nói rằng, có những bất ngờ không khó nhận ra từ những số liệu thống kê. Không ít hơn 12 triệu cử tri bỏ phiếu không hợp lệ trong vòng bầu cử quyết định vừa qua (một số viết những lời nhận xét thô tục trên tờ phiếu bầu). Nếu chúng ta tính cả những phiếu không hợp lệ như vậy vào tổng kết quả chung, có nghĩa là mặc dù ông Macron giành được 2/3 tổng số phiếu bầu chặng cuối Macron – Le Pen, nhưng ông cũng chỉ đạt ít hơn 50% của tất cả những người đã đi đến nơi bỏ phiếu (cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ). Những người ủng hộ ông Macron khác nói với các nhà thăm dò dư luận rằng họ đã bỏ phiếu cho ông Macron đơn giản vì muốn chống lại bà Le Pen chứ không phải do ủng hộ ông. Và số người tham gia bầu cử lần này thấp hơn một chút so với bình thường ở các lần bầu cử tổng thống trước đây. Tất cả những điều này cho thấy có sự bất mãn rất cao giữa các cử tri Pháp.
Điều đó tương phản một cách kỳ quặc với những biểu hiện phấn khích của các nhà lãnh đạo châu Âu và các quốc gia khác. Họ lập tức hoan nghênh chiến thắng lịch sử cho nước Pháp và cho châu Âu. Tất cả những điều đó có vẻ không thực tế chút nào. Kỳ thực, trước khi cuộc bỏ phiếu được tổ chức, các nhà quan sát như Charlie Cooke và Christopher Caldwell đã chỉ ra một điều có lẽ đúng rằng một quốc gia đang chuyển dịch sang cánh hữu sẽ lựa chọn một tổng thống cánh tả và rằng một quốc gia tức giận với cả các nhà Xã hội Chủ nghĩa cầm quyền và giới tinh hoa sẽ lựa chọn một một người tốt nghiệp đại học của một cơ sở đào tạo, người vẫn thuộc chính phủ Xã hội Chủ nghĩa cho tới hôm 8/5 để điều hành chính quyền tương lai.
Bây giờ điều đó đã xảy ra. Do đó nó chắc chắn ít kỳ lạ hơn. Nhưng một cảm giác chung cho thấy rằng một số xung đột nghiêm trọng sắp bùng nổ giữa ý tưởng của ông Macron và thực tế chính trị; và giữa một số ý tưởng khác nhau đấu tranh ngay bên trong để làm chủ tâm trí vị tổng thống tân cử. Ví dụ, ông Macron là người cực kỳ ngưỡng mộ Liên minh châu Âu (EU), muốn phục hưng khối này. Sự cam kết của ông đối với đồng euro đi đến mức muốn có một chính phủ tài chính với một bộ trưởng tài chính duy nhất cho cả khu vực đồng euro, sau đó sẽ trở thành một liên minh chuyển tiếp với “hợp nhất” các khoản nợ. Đức sẽ thích hầu như tất cả những điều này bởi vì nó hứa hẹn áp đặt kỷ luật tài chính đối với các quốc gia eurozone không muốn chơi theo luật. Tuy nhiên, người Đức quyết tâm tránh mối đe dọa của một liên minh chuyển đổi với việc hợp nhất nợ. Họ nhìn thấy ở đó viễn cảnh sẽ trao cho Hy Lạp và Italy ‘chìa khóa vào Kho bạc Đức’ vào thời điểm mà Anh sẽ không tham gia trợ cấp cho Châu Âu dưới bất kỳ hình thức nào.
Ông Macron cũng tuyên bố ý định cải cách nền kinh tế Pháp vốn đang chịu quá nhiều quy định và cam kết tiến nhanh đến sự thịnh vượng. Chúng ta đã nghe những kế hoạch này trước đây – đặc biệt từ thời ông Jacques Chirac (trong nhiệm kỳ đầu) và ông Nicolas Sarkozy. Nhưng họ đều bỏ cuộc sớm. Kế hoạch đó sẽ không tránh khỏi những trở ngại như từ các nghiệp đoàn lao động, niềm tin ương ngạnh vào “hình mẫu xã hội Pháp”, và ít nhiều từ định giá đồng tiền quá cao, đồng euro ngày nay, làm cho ngành công nghiệp của Pháp không có tính cạnh tranh (trong khi ngành công nghiệp Đức có tính cạnh tranh cao).
Việc tái cơ cấu đồng euro (có thể thành khu vực euro Bắc Âu và Nam Âu) dường như là giải pháp thiết thực cho các vấn đề của Pháp và châu Âu ở đây. Nhưng ông Macron lại bất đồng ý kiến đối với cuộc cải cách đặc biệt này, và nước Đức cũng vậy. Tồi tệ hơn, nếu khu vực đồng euro bị chia cắt như thế, Pháp, với cân nhắc về vị thế của mình có thể sẽ cảm thấy họ cần phải ở khu vực đồng euro Bắc Âu danh giá, trong khi khả năng và lợi ích kinh tế hiện tại cho thấy nước Pháp sẽ có không gian phát triển và khả năng cạnh tranh cao hơn ở khu vực đồng euro Nam Âu. Nhìn chung, triển vọng cải cách “ủng hộ thị trường” của ông Macron, điều giải thích cho lý do tại sao một số đảng viên bảo thủ và các nhà tự do cổ điển ủng hộ ông, nhìn thật ảm đạm. Nhưng cơ bản là ở chỗ các quan chức Pháp trước đây đã thiết kế khu vực đồng euro là một ngôi nhà không có lối ra.
Hoàn cảnh bên trên đưa chúng ta tới một điều có lẽ là tai họa nhất trong các tính toán bản năng về chính sách của Macron: Chủ nghĩa đa văn hóa cuồng nhiệt, chủ nghĩa hậu quốc gia, sự thù hằn của ông với những người chống “chủ nghĩa hồi giáo”, và niềm tin của ông về chính sách di dân tự do mà theo thuật ngữ của các nhà chính trị là “một xã hội mở”. Ông dường như tin vào khả năng vô hạn của nước Pháp trong việc hấp thụ nhiều người di cư và nhiều nền văn hoá trong một nền văn hoá đa dạng phổ biến thậm chí đến cực đoan khi ông nói rằng “Không có văn hoá Pháp”. Tuy nhiên, nước Pháp hiện đang chứng kiến sự chia rẽ cay đắng giữa người bản xứ và người nhập cư, đối mặt với một đợt di cư bất hợp pháp từ vùng Địa Trung Hải, và bị xáo trộn bởi các hành vi giết người và khủng bố gần như thường xuyên. Mặc dù chưa có tình trạng nội chiến, nhưng hàng đêm xe ô tô bị đốt cháy ở các thành phố lớn, sự lan rộng của “các khu vực không được đi vào” tiếp tục tăng dần, và việc áp đặt các quy định Hồi giáo đối với cả người Hồi giáo và những người khác sống trong các khu vực này ngày càng trở nên áp bức hơn. Thật khó để có thể hình dung tất cả những điều này rồi sẽ đi đến đâu, đặc biệt nếu các cải cách kinh tế của ông Macron không tạo ra được sự thịnh vượng mà bất kỳ cơ sở xã hội nào cũng sẽ đòi hỏi.
Ông Macron có thể thậm chí không có sự hỗ trợ của nghị viện vì không có đủ đa số nghị sĩ ủng hộ. Cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra trong 6 tuần tới và đảng mới của ông có thể giành đa số, nhưng nếu cử tri khi đó đang chịu tổn thất do kinh tế vẫn khủng hoảng, thì có thể đảng của ông Macron sẽ không có đa số ghế quốc hội. Các số liệu thống kê đều cho thấy rằng ông Macron được ủng hộ rộng nhưng khá nông, tức là cử tri dễ bị dao động chỉ với chuyển biến nhỏ. Cho đến khi chúng ta biết được kết quả, ông Macron phải được xem là một “Người đàn ông của Định mệnh” đang học nghề – một người phải đối mặt với những khó khăn khắc nghiệt và phức tạp giống như Gaulle và Napoleon gặp phải trước đây.
Một tương lai đáng lo ngại cũng có thể nhìn thấy qua các số liệu thống kê sau bầu cử. Cử tri bầu cho ông Macron đa số là người cao tuổi. Những cử tri hơn 65 tuổi, có lẽ vẫn còn ký ức về Thế chiến II, các cuộc chiến tranh thuộc địa, và một nước Pháp thịnh vượng thời hậu chiến, đa số họ bầu cho ông Macron với tỉ lệ 80 – 20. Bà Marine Le Pen đã thu hút được 44% phiếu bầu của những cử tri ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi – tỷ lệ lớn nhất mà bà giành được so với bất kỳ nhóm tuổi nào. Họ có lẽ ít bị chi phối bởi cảm giác tội lỗi thời hậu thuộc địa và ít sẵn sàng biểu lộ lợi ích của họ hoặc thỏa hiệp lòng trung thành của họ vì điều đó. Vì vậy trong năm năm tiếp theo cũng có thể thấy một loạt các cuộc khủng hoảng xã hội trong đó có hai phiên bản của nước Pháp trẻ – một đất nước đa văn hóa bị phình lên do nhập cư và một phiên bản đất nước theo chủ nghĩa dân tộc bản địa được nuôi dưỡng bởi sự xuất hiện của một thế hệ đã vượt qua mặc cảm tội lỗi – sẽ thấy bản thân họ ở phía đối diện của một sự phân chia chính trị tồi tệ hơn. Liệu bà Le Pen sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn như kết quả bầu cử hồi năm 2002? Hay đảng Mặt trận Quốc gia sẽ chia rẽ và hợp nhất với những người từng ủng hộ Chủ nghĩa Gaulle và những người khác theo đường lối trung hữu để thành lập một đảng mới? Hay một doanh nhân chính trị trong đảng Cộng hòa sẽ làm thành công những gì ông François Fillon đã nỗ lực bất thành lần này – cụ thể là làm thức tỉnh đảng Cộng hòa theo cánh hữu đang ngủ quên của ông và giành chiến thắng khi có sự ủng hộ của các cử tri đảng bảo thủ và xã hội giống như những gì bà Theresa May đã làm được ở nước Anh năm 2016?
Tác giả: John O’Sullivan, biên tập viên của National Review
Xuân Thành dịch